watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Koudan-Dẫn nhập - tác giả Miyamoto Musashi Miyamoto Musashi

Miyamoto Musashi

Dẫn nhập

Tác giả: Miyamoto Musashi

Miyamoto Musashi là một nhân vật thực tại trong lịch sử Nhật Bản có nhiều đóng góp lớn về mặt văn hoá cho đất nước này và sẽ được giới thiệu bên dưới.
Khi đọc Koudan: Miyamoto Musashi thì trước hết chúng ta cần biến Koudan là gì.
Koudan (講談)là như thế này, từ Kou (講) mang nghĩa là lịch sử. Koudan tức là lối kể chuyện lịch sử dễ hiểu và lôi cuốn người nghe. Đây là một trong những cái " nghệ " truyền thống trong văn hóa Nhật Bản giống như Rakugo. Nhưng âm điệu của thể loại hài kịch Rakugo mang tính "kể" thì âm điệu bảy - năm của Koudan lại mang tính "đọc" và "miêu tả" nhiều hơn. Đề tài của Rakugo thường là chuyện những nhân vật không tên bình thường trong cuộc sống nhưng đề tài của Koudan thì rộng lớn, bao gồm cả quân ký (Gunki) kể chuyện quân sự, Vũ Dũng Truyện (Buyuden) kể những võ công vũ tích của các nhân vật anh hùng hào kiệt hay những chuyện rất bình thường trong cuộc sống gọi là Sewa Mono. Đối tượng nhân vật của Koudan rất đa dạng, có thể đó là các vị lãnh chúa như Tokugawa, Toyotomi hay những võ tướng như Sanada Yukimura, các bậc anh hùng như Yagyu Jubei hay những nhân vật không tên trong cuộc sống như anh Ất, chị Giáp.
Tuy đề tài chủ yếu của Koudan là những chuyện dựa vào lịch sử nhưng thực tế Koudan không phải lúc nào cũng tuân theo sự thực lịch sử. Nội dung chuyện kể Koudan chỉ mượn bối cảnh lịch sử, nhân vật lịch sử để xây dựng thế giới của riêng mình. Vì vậy trong phần Koudan : Miyamoto Musashi này chúng ta thấy nhiều chi tiết không hề có trong sử sách, những chuyện hoang đường như tiêu diệt hồ ly, hay những nhân vật mà chưa sử sách nào nhắc tới như Takemitsu Ryufuken. Tuy Musashi, Bokuden, Ganryu, Ito Ittosai,... là những nhân vật thực tại trong lịch sử nhưng có nhiều chi tiết xoanh quanh nhân vật do diễn giả cố tình dựng nên.

Koudan chỉ là tên gọi sau thời Minh Trị. Trước đó thể loại chuyện kể này được gọi là Koushaku ( 講釈 ) và diễn giả kể chuyện được gọi là Koushaku shi (講釈師), sau thời Minh Trị là Koudan shi ( 講談師 ). Diễn giả kể chuyện được phép ngồi trên bục cao ba thước so với thị chúng và sử dụng một cái quạt giấy để gõ nhịp cho lời kể chuyện của mình.

Thế Koudan hấp dẫn ở chỗ nào ?
Koudan hấp dẫn người nghe ở chỗ nó thuận theo âm luật của tiếng Nhật. Câu chuyện hay dở thế nào phụ thuộc phần lớn vào lối kể chuyện của Koudan shi. Thông thường Koudan shi là những người rất âm hiểu và nghiên cứu sâu vào vận điệu, nhịp điệu của ngôn ngữ và lôi cuốn người nghe bằng chính giọng điệu của mình. Do vậy mà một tác phẩm Koudan khi được dịch sang một thứ tiếng khác thì mất đi phần lớn giá trị. Chỉ có đọc nguyên văn tiếng Nhật thì mới có thể cảm hết cái hay của Koudan. Cái quạt trong tay của Koudan shi cũng là một vật nhiều tác dụng :

- Tạo nhịp điệu cho câu chuyện.
- Koudanshi đập quạt vào mặt bàn gây ra tiếng kêu khi đến những đoạn quan trọng, làm giấu nhấn cho câu chuyện. Việc đập quạt đúng lúc rất khó. Người ta nói phải luyện tập ba năm mới có thể gõ quạt đúng nhịp cho ăn khớp với mạch truyện.
- Tiếng đập quạt có tác dụng tập trung sự chú ý của người nghe.
- Tiếng đập quạt có thể khiến người nghe cảm nhận được sự di chuyển của không gian và thời gian trong câu chuyện.

Về phát âm, Koudan shi là những người sinh sống bằng cái lưỡi nên họ luyện phần này rất kỹ. Mỗi hơi phát ra cùng với hơi thở phải có tác dụng gây sự chú ý, tạo sự hứng khởi đối với người nghe.
Về cách kể chuyện : Koudan shi sẽ kể câu chuyện từ sự kiện này sang sự kiện khác mà trong đó từ ngữ được dùng không hề đối chọi nhau mà bổ trợ tương hỗ cho nhau. Nếu ai đã từng nghe "hô lô tô" của Việt Nam thì sẽ hiểu điều này. Ví dụ để miêu tả bề ngoài một cô gái đẹp thì Koudan shi có thể sử dụng lối so sánh ước lệ với những từ ngữ liên quan tới nhau : chim sa, cá lặn, hoa hờn, nguyệt thẹn, Bồ Tát Phổ Hiền tái thế, Dương Quý Phi tái thế, dáng đứng như Thược Dược, vẻ ngồi như Mẫu Đơn, tướng đi như hoa Bách Hợp. Nói chung là Koudan là một nghệ thuật truyền tải nội dung bằng lời nói có sự vận dụng, tinh chỉnh về mặt từ ngữ đến tinh mật. Cường điệu quá mức cũng là một đặc trưng của Koudan.

Lịch sử phát triển : Không ai biết chính xác Koudan xuất phát từ khi nào nhưng theo dân gian truyền thì vào thời Edo đã thấy có Akamatsu Houin (có lẽ là một nhà sư) kể chuyện Gempei Seisuiki về sự hưng thịnh và diệt vong của hai dòng họ Minamoto và Taira cho Tướng Quân Tokugawa Ieyasu nghe. Có lẽ nó đã có lịch sử khoảng năm trăm năm.
Nhưng nếu nghĩ kỹ thì có lẽ là mấy ngàn năm, không, mấy vạn năm. Kể từ khi con người biết sử dụng ngôn ngữ thì đã có nhu cầu truyền đạt lại những thể nghiệm của mình dưới dạng "câu chuyện" nên có thể xem Koudan đã có lịch sử từ khi loài người biết nói. .... Mà cường điệu và phóng đại vốn là đặc tính của Koudan mà !! Một diễn giả đã bông đùa như thế khi nói về lịch sử của Koudan.

Đến thời Edo thì Koudan bắt đầu mở rộng và đề tài của nó không chỉ có những chuyện quân sự hay chính trị nữa. Những nhân vật không tên thuộc tầng lớp bình dân đã đi vào Koudan với những chuyện hết sức bình thường như một ngày nặng nhọc của người thợ mộc,... Tuy nội dung giản dị nhưng vẫn thu hút người nghe qua tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Koudan shi. Lúc bấy giờ diễn giả thường kể chuyện ở góc đường nơi chợ búa nên còn được gọi là Tsuji Koushaku hay Machi Koushaku. Nhưng nhiều câu chuyện quá dài khiến người nghe mỏi mệt. Vì thế đã hình thành nên những cơ sở hạ tầng như dãy ghế dài cho người ngồi nghe, dựng lều chắng gió, che mưa nắng. Thời kỳ hưng thịnh nhất của Koudan là khoảng thời gian cuối Edo đến thời Minh Trị. Lúc này có khoảng năm, sáu trăm người làm nghề Koudan shi và có những dinh thự to lớn để Koudan shi kể chuyện. Tới những năm Taisho, Showa, Heisei thì Koudan đã đi vào thời kỳ suy vi. Hiện tại chỉ có khoảng bảy mươi người hành nghề này và không có một địa điểm, hội trường cố định như trước. Nữ giới chiếm một phần ba trong số Koudan shi hiện nay. Hiện nay những Koudan shi này đã liên kết với nhau lập ra một hiệp hội về Koudan.

Ngày nay Koudan không còn được thịnh hành như trước là vì nhiều lý do. Nguyên nhân chính là : quá khó để trở thành Koudan shi và tốn rất nhiều thời gian để tu luyện trước khi vững vàng bước vào nghề. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những cái "nghệ" truyền thống khác của Nhật Bản ngày càng có ít người theo. Một yếu tố khác nữa có lẽ là sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông giải trí hiện đại.
Tuy thế ngày nay lại thấy một hướng mới của Koudan. Số là một số ký giả báo chí đi xem Koudan cảm thấy hứng thú đã ghi lại những lời kể chuyện này và đóng thành sách. Những quyển sách như vậy lại được nhiều người ưa chuộng đến nỗi ngày nay đã hình thành một thể loại " Koudan viết" nghiêng nhiều về văn chương hơn.

Koudan : Miyamoto Musashi vốn được diễn giả Ito Ryocho diễn trước chiến tranh Thế Giới thứ hai, sau được Koudansha đóng thành sách xuất bản mà mọi người đọc ngày nay .
Koudan
Dẫn nhập
Vài lời về Miyamoto Musashi
Phần một
Phần hai
Phần ba
Phần bốn
Phần năm
Phần sáu
Phần bảy
Phần tám
Phần chín
Phần thứ mười
Phần thứ mười một
Phần thứ mười hai
Phần thứ mười ba
Phần thứ mười bốn
Phần thứ mười lăm
Phần thứ mười sáu
Phần thứ mười bảy
Phần thứ mười tám
Phần thứ mười chín
Phần thứ hai mươi
Phần thứ hai mươi mốt
Phần thứ hai mươi hai
Phần thứ hai mươi ba
Phần thứ hai mươi tư
Phần thứ hai mươi lăm
Phần thứ hai mươi sáu
Phần thứ hai mươi bảy
Phần thứ hai mươi tám
Phần thứ hai mươi chín
Phần thứ ba mươi
Phần thứ ba mươi mốt
Phần thứ ba mươi hai
Phần thứ ba mươi ba
Phần thứ ba mươi tư
Phần thứ ba mươi lăm
Phần thứ ba mươi sáu
Phần thứ ba mươi bảy
Phần thứ ba mươi tám
Phần thứ ba mươi chín
Phần thứ bốn mươi