watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tình Cũ Không Rủ Cũng Về - tác giả Nguyên Đỗ Nguyên Đỗ

Tình Cũ Không Rủ Cũng Về

Tác giả: Nguyên Đỗ

Ông Khang và bà An đã chung sống vui vẻ với nhau đã hơn một phần tư thế kỷ. Nếu nói họ không yêu nhau thì cũng chẳng đúng, vì họ đã có một bầy con trưởng thành đang học đại học hay đã ra trường đi làm việc rồi. Hai người con trai đầu là Thịnh đang làm bác sĩ ở thành phố Springfield và Vượng làm giáo sư dạy đại học ở Rolla, hai anh em cùng ở chung một tiểu bang Missouri, cách nhau chừng một tiếng, đã có gia đình riêng, dù chưa có mụn con nào, chỉ vì họ chưa muốn thôi, nếu không thì ông bà Khang đã có thể là ông bà nội chứ chẳng chơi. Chỉ còn hai cô con gái út là Hạnh và Phước là con đang học đại học, sáng đi chiều về ở chung với ông bà ngay thành phố Omaha, bang Nebraska nhưng đã có nhiều người ngắm nghé rồi, vì họ chẳng những giỏi mà còn đẹp và hiền lành nữa. Nhìn bên ngoài, ai nấy đều cho gia đình ông bà là một gia đình hạnh phúc, chỉ cần nhìn bức vẽ chân dung toàn bộ gia đình nhân ngày lễ kỷ niệm 25 năm hôn lễ của ông bà với tên của mỗi người trong gia đình ai cũng trầm trồ khen ngợi thật xứng hợp và thật hay: Khang An Thịnh Vượng Hạnh Phước! Ấy vậy mà thiên đường sập đổ một cách không ngờ, chiếc cầu yêu thương bỗng nhiên gãy nhịp, không mấy ai có thể tiên liệu trước!


Ông Khang không phải là một người đàn ông bê tha rượu chè trai gái hay như một số Việt kiều trở về quê hương, thấy gái đẹp mọc mời rồi trửng mỡ trăng hoa trở về xin ly dị với người vợ cũ, đã cận kề ông xây dựng một tổ ấm uyên ương với bầy con thành đạt để tìm hạnh phúc mới! Không, ông Khang không tệ hại như thế! Bà An suy nghĩ nát óc mà cũng không ra một giải thích nào hợp lẽ! Bà đã khóc lóc năn nỉ ông suy nghĩ lại vì hạnh phúc lứa đôi, vì thanh danh gia đình, ôi thôi bao nhiêu lý lẽ mà ông cũng đành đoạn ra đi. Bà hối tiếc là bà đã không đi cùng ông dịp tháng 8 rồi như mọi năm suốt mấy chục năm qua.


Đúng vậy mỗi năm khoảng giữa tháng 8, gia đình ông bà đều để dành thời gian nghỉ phép để kéo nhau về Carthage, Missouri để kính viếng Đức Mẹ. Bà An không phải là đạo giòng, bà chỉ theo đạo lúc lấy ông Khang, nhưng bà từ lòng sùng kính Đức Mẹ như Phật Bà Quan Thế Âm, dần dà bà nhận thức và sùng kính Đức Mẹ còn hơn cả ông Khang vì bà nhận thấy Đức Mẹ gần gũi rất nhiều với bà, gần như mẹ ruột của bà vậy. Tối nào trước khi lên giường ngủ bà cũng lâm râm cầm tràng hạt ra lần chuỗi đọc kinh xin cho gia đình bình an, con cái thành đạt, mọi nơi mọi nước được ấm êm... Vậy mà chỉ không đi có một lần là chuyện xảy đến, làm như bà bị phạt vậy! Bà không nghĩ vậy, Đức Mẹ nào có chấp nhất chuyện đi Carthage hay không đi, lòng thành kính của bà có bao giờ thuyên giảm về Đức Mẹ đâu!


Bà bỡ ngỡ khi ông Khang sau chuyến hành hương Carthage về nói rằng ông đã tình cờ gặp lại người yêu thưở trước năm 1975, ông lấy bà vì lúc đó không có ai thôi, bây giờ ông muốn dành gần nửa đời còn lại cho người yêu năm xửa năm xưa. Đột ngột và tự ái bà đã nói sẵng, "Ông muốn làm gì thì làm!" Ai ngờ viện vào câu nói lúc tức giận đó, ông hôm sau ra luật sư làm giấy tờ ly dị thật! Ông để lại cơ ngơi cho bà, không lấy gì, để bà lo cho các con! Mà ông cần gì chứ, lương lậu ông cao, con cái thì trên 18 tuổi rồi, bà cũng có không những một việc mà hai việc, việc thường làm ban ngày, rồi tối đi làm phụ trội thêm, sắp sửa cho các con, ông đâu phải lo lắng chia chác tiền lương nữa. Còn cái khoản tiền hưu trí tương lai, ông đã bỏ vào đó tối đa theo phép của luật trung ương nên tha hồ sống thoải mái sau này. Ông chỉ đưa quần áo và những thứ của riêng ông ra đi ra ở riêng chờ ngày ký giấy tờ ly dị rồi ra đi xây tổ uyên ương mới.
Bao nhiêu lần bà năn nỉ ông suy nghĩ và trở về nhưng ông cũng không nghe.


Tới ngày ra tòa, bà như cái máy ký cho xong chuyện, không biết là mình đã ký trả tự do hết mọi thứ cho ông, không đòi lấy một tí gì về số tiền khổng lồ trong quỹ hồi hưu của ông, quỹ hồi hưu của bà không bao nhiêu, chỉ mới gần đây thôi khi các con đã lớn hết rồi bà mới đi làm thêm, chứ trước đây chỉ có một việc mà hãng lại không cho dịch vụ đó. Khi chuyện đã ngã ngũ rồi, thì bà con hàng xóm mới nói, thì cũng đã trễ rồi. Thực ra bà có tiếc gì tiền của, mà tiếc quãng thời gian thanh xuân của mình lo cho chồng ăn học thành tài, cho con từng chút mà bây giờ bị chồng ruồng rẫy như thế này mới đau nhói. Phải chi bà là một người không ra gì, thì còn hiểu được, chứ bà ở 47 này trông vẫn còn có nhan sắc, tuy rằng không được như thời 18 lúc bà lấy ông Khang, nhưng vợ chồng cùng già với nhau sống đã 26 năm trời, bước qua một thiên niên mới mà chẳng giữ nghĩa với nhau cũng lạ. Nhiều đêm khi đi làm việc phụ về, bà nhìn quanh nhà cô quạnh lắm, không dám than phiền gì với Hạnh và Phước vì chúng nó cũng đang ở tuổi cập kê. Bà không muốn nỗi buồn mình lan tỏa truyền nhiễm sang con cái của mình. Bà cắn răng chịu đựng, thở dài âm thầm trong phòng ngủ rộng tênh hênh của mình vì không còn ông Khang ở đây.


Bà đã làm gì sai nhỉ? Bà cứ phân vân suy nghĩ hoài! Ông muốn ăn gì, bà cũng nấu, con cần gì, bà cũng lo cho đủ! Công, dung, ngôn, hạnh nếu không được một trăm phần trăm thì cũng 90 phần trăm! Bạn bè ông Khang lúc nào qua chơi, cũng có bia, rượu, đồ nhậu sẵn cho chồng và bạn chồng thì còn đòi chi nữa! Còn chuyện ấy ư, thì cũng năm thì mười họa không còn như chục năm đầu, nhưng lúc nào ông muốn, bà cũng chiều, dù đi làm về có mệt, bà cũng không quên tắm rửa sửa soạn mà! Nhưng từ khi ông sang tuổi năm mươi, chuyện gối chăn cũng nhạt dần vì ông có lẽ yếu, bà cũng không than vãn gì và còn an ủi ông khi ông xin lỗi bà lúc nửa chừng, "Mình đừng lo, mình già hết rồi, con cái cũng đã lớn... Nếu mình muốn thì nói với bác sĩ xin thuốc Viagra gì đó!" Không biết có phải vì tự ái đàn ông Việt Nam không, ông Khang không đi bác sĩ xin thuốc trợ dương nhưng cũng thưa dần chuyện gần gũi vợ, nhưng bà cũng chẳng phàn nàn, vợ chồng cốt ở cái nghĩa, cái tình với nhau thôi, chứ nhiều lúc có thân mật thì càng nồng nàn thấm thiết hơn, nhưng không phải là điều phải có. Bà thừa hiểu ông Khang hơn bà những 10 tuổi thì sức khoẻ cũng không bằng ở tuổi bà, nhưng bà có dám làm gì để chồng tủi buồn đâu. Ông chỉ đi làm một việc, chứ mấy năm gần đây bà đi làm cả hai việc, hay là tại ông nghĩ bà bỏ bê ông, hay là ông đã gặp lại bà Nga ở đâu trên Internet trong lúc con cái và bà bận bịu rồi hẹn nhau gặp dịp Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage cũng không chừng, người yêu cũ thì người yêu cũ thật, chứ giữa rừng người mà tình cờ gặp nhau rồi nối lại tình xưa trong vài ngày thì cũng hơi lạ.


Mọi việc dù sao cũng trễ rồi! Bà chỉ muốn tìm ra nguyên do tại sao bà bị bỏ rơi cái rụp thôi! Chứ chim đã bay lẽ nào bay trở lại! Trừ khi chiếc lồng son, bầu trời xanh kia gây thêm nhiều sóng gió, mà nếu ông trở lại thì bà có thể tha thứ không nữa, có thể bà sẽ tha, có thể bà sẽ chối từ, nhưng bà muốn biết lý do thực sự vì sao tổ ấm bà bị tàn phá đột ngột như vây. Bà không có ý định trả thù hay tìm hiểu bà Nga, dù bà cũng muốn biết bà Nga là ai, làm gì, mà đã cướp được trái tim chồng bà một cách mau lẹ! Chắc bà Nga ít ra cũng tuổi bà hay hơn bà vì bà Nga đã là người yêu cũ của ông kia mà, nếu trẻ hơn bà thì ông Khang nói dối, mà già hơn bà thì chưa hẳn đã đẹp hơn bà. Bà An thấy mình nghĩ lẩn quẩn quá, dù gì thì ông Khang cũng đã là của người ta, xưa hay mới thì cũng thế thôi! Hay là tại lúc gặp bà Nga, ông Khang cảm thấy mình hưng phấn như tuổi hai mươi, của bao nhiêu năm về trước, của những đam mê ngày nào, quên đi ám ảnh bất lực hay những viên thuốc màu xanh xanh đỏ đỏ quảng cáo ầm ầm trên truyền hình và báo chí Mỹ.


Thành phố Omaha đêm nay buồn ghê! Bà nhìn ra cửa sổ nghĩ thầm! Tuyết rơi, đèn mờ, lạnh lẽo như băng, mà hồn bà còn giá băng hơn! Bà bật đèn đi ra xuống phòng dưới rót ly sữa uống, thói quen, để thêm chất vôi bổ xương! Phòng các con bà vẫn còn ánh đèn qua khe cửa, nhưng bà không nói gì, chúng nó còn yêu đời và bận bịu với việc học! Nghe nỗi lòng của bà chắc chúng lại buồn hơn! Chắc là số hồng nhan bạc phận, phải chi hồi đó đừng vội vã lấy chồng ở tuổi mười tám lúc còn lớ ngớ trong trại tỵ nạn thì không phải gặp cảnh này! Nhưng khi nhìn lên ảnh: Khang An Thịnh Vượng Hạnh Phước, bà mỉm cười thấy lại bình an, bà không ân hận gì, giá được thêm một tí nữa thì hạnh phúc hoàn toàn! Bà thầm gọi, "Khang ơi, anh ở vùng nắng ấm California, anh có hiểu không?"


Nguyên Đỗ

Các tác phẩm khác của Nguyên Đỗ

Hai Nhà Triệu Phú Kỳ Lạ

Em Có Là Đại Dương Mênh Mông?

Trúng Thời

Ngày Lễ Valentine 1 & 2

Mùa Đom Đóm

Lực Phản Kháng

Chuyện Ra Mắt Sách, Khó Tin Nhưng Có Thật

Bàng Bá Lân: Múc ánh trăng vàng

Vĩnh Viễn Tuổi Mười Tám

Tái Ngộ

Tai Nạn Nghề Nghiệp

Sương Mờ Trên Áo Thơ

Ông Lão Dê Xồm

Ngày Về Thăm Em

Nắng Hạ Chiều Rơi

Năm Đồng Cho Chị

Mùa Xuân Đang Về

Mùa Thu Đáng Nhớ

Món Quà

Mẹ Ơi Con Muốn Lấy Chồng

Leo Cây Cắt Cụm Phong Lan

Làm Thơ Văn Và Sưu Tầm Phổ Biến Thơ Văn

Làm Ghế Xe

Kẻ Thích Tiền, Người Ham Trẻ

Hy Vọng

Hình Như Lỡ Chuyến

Đường xa vạn dặm một mình em đi!

Đừng Gọi Anh Bằng Chú

Đời Cha Ăn Mặn

Đoản Khúc Cho Một Người Mang Tên Nguyệt

Cuộc Đời Khó Biết

Con Vua Con Sãi

Cành Mai Ngày Tết

Căn Nhà Trong Hồn

Bên Cánh Vườn Xanh

Anh Khó Tính Ghê Vậy Á!

Tình Ca Giáo Viên Miền Núi