watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử-19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM - tác giả Nguyễn Hiến Lê Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê

19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê

Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.
Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).
Thoán từ:
臨: 元亨, 利貞.至于八月有凶.
Lâm: Nguyên hanh, lợi trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung.
Dịch: (dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.
Giảng: Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.
Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).
Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.
Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện) .
Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.
Có nhiều thuyết giảng hai chữ “bát nguyệt” ở đây chúng tôi không biết tin thuyết nào chỉ xin hiểu đại ý là “sau này sẽ hung”; mà không chép những thuyết đó.
Đại tượng truyện bàn thêm: đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương) .
Hào từ
1.
初九: 咸臨, 貞吉.
Sơ cửu: Hàm lâm, trinh cát.
Dịch: Hào 1, dương : Cùng tới, giữ chính đạo thì tốt.
Giảng: Trong quẻ này chỉ có hai hào dương tới lấn bốn hào âm, cho nên hai hào dương phải hợp lực nhau cùng tới, mới chiến thắng được. Hào 1 đắc chính (vì là dương mà ở vị dương lẻ) cho nên khuyên nên giữ chính đạo của mình.
Chu Hi, theo Trình Di cho chữ “hàm” ở đây có nghĩa là cảm, hào 1 dương ứng hợp với hào 4 âm, như vậy là vì cảm ứng với hào 4 mà tới.
2.
九二: 咸臨, 吉, 无不利.
Cửu nhị: Hàm lâm, cát, vô bất lợi.
Dịch: Hào 2, dương : cùng tới, tốt, không gì là không lợi.
Giảng: Nghĩa cũng như hào 1. Hào 2, dương cương đắc trung, gặp lúc dương đương lên, cho nên hiện tại tốt lành mà tương lai cũng thuận lợi.
Tiểu tượng truyện thêm 4 chữ: vị thuận mệnh dã (chưa thuận mệnh vậy). Trình Di giảng là hào 2, dương trung, cảm ứng với hào 5 âm trung , hai hào đó cảm ứng với nhau không phải vì theo mệnh của người trên, cho nên tốt, không gì là không lợi. Chu Hi không chấp nhận lời giảng đó, bảo: “chưa rõ ý nghĩa ra sao”
Phan Bội Châu giảng: hào 1 và 2 phải cùng tới thì mới tốt, phải lấy sức người giúp mệnh trời, chứ không ngồi yên mà chờ mệnh trời.
3.
六三: 甘臨, 无攸利; 既憂之, 无咎.
Lục tam: Cam lâm, vô du lợi; Kí ưu chi, cô cửu.
Dịch: Hào 3 âm: Ngọt ngào (a dua) mà tới (để dụ dỗ hào 2) thì không có lợi đâu; nhưng đã biết lo sửa tính thì không có lỗi nữa.
Giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính nên ví với bọn tiểu nhân, dùng lời ngọt ngào mà dụ dỗ hào 2.
4.
六四: 至臨, 无咎.
Lục tứ: Chi lâm, vô cữu.
Dịch: Hào 4, âm: Hết lòng thành thực tới với hào 1, không có lỗi.
Giảng: Hào này cũng là âm nhu, nhưng đắc chính (âm ở vị âm), có lòng thành thực, lại ứng với hào 1 là người có tài, chính đáng (hào 1 cũng đắc chính), nên không có lỗi gì cả.
5.
六五: 知臨, 大君之宜, 吉.
Lục ngũ: Trí lâm, đại quân chi nghi, cát.
Dịch: Hào 5, âm: Dùng đức sáng suốt mà tới, đúng là tư cách một vị nguyên thủ, tốt.
Giảng: hào âm này ở vị chí tôn, có đức trung, ứng hợp với hào 2, dương , có thể ví với một vị nguyên thủ tuy ít tài (âm) nhưng sáng suốt, biết người nào có tài (hào 2), tín nhiệm, ủy thác việc nước cho người đó, như vậy kết quả chắc tốt.
6.
上六: 敦臨, 吉, 无咎.
Thượng lục: Đôn lâm, cát, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Lấy lòng đôn hậu mà tới (với đời), tốt, không có lỗi.
Giảng: Hào này là âm, ở cuối cùng ngoại quái Khôn, là có đức rất nhu thuận, ở thời Lâm, tức thời của dương, của quân tử đương tiến, nó hướng về hai hào dương ở dưới cùng (mặc dầu không hào nào trong 2 hào đó ứng với nó) mà dắt mấy hào âm kia theo hai hào dương đó, cho nên khen nó là đôn hậu, tốt, không có lỗi.
Kinh dịch - Đạo của người quân tử
Lời nói đầu của VNthuquan
Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
chương 7
PHẦN II - KINH VÀ TRUYỆN
I. Quẻ Thuần Càn
2. Quẻ Thuần Khôn
3. QUẺ THỦY LÔI TRUÂN
4. Quẻ SƠN THỦY MÔNG
5. QUẺ THỦY THIÊN NHU
6. QUẺ THIÊN THỦY TỤNG
7.QUẺ ĐỊA THỦY SƯ
8. QUẺ THỦY ĐỊA TỈ
9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC
10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ
11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI
12. QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ
13. QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN
14. QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU
15. QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM
16 QUẺ LÔI ĐỊA DỰ
17. QUẺ TRẠCH LÔI TÙY
18. QUẺ SƠN PHONG CỔ
19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM
20. QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN
21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP
22. QUẺ SƠN HỎA BÍ
23. QUẺ SƠN ĐỊA BÁC
24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC
25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG
26. QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC
27. QUẺ SƠN LÔI DI
28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ
29. QUẺ THUẦN KHẢM
30. QUẺ THUẦN LY
31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM
32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG
33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN
34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG
35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN
36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI
37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN
38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ
39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN
40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI
41. QUẺ SƠN TRẠCH TỔN
42. QUẺ PHONG LÔI ÍCH
43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI
44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU
45. QUẺ TRẠCH ĐỊA TỤY
46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG
47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN
48. THỦY PHONG TỈNH
49. QUẺ TRẠCH HỎA CÁCH
50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH
51. QUẺ THUẦN CHẤN
52. QUẺ THUẦN CẤN
53. QUẺ PHONG SƠN TIỆM
54. QUẺ LÔI TRẠCH QUI MUỘI
55. QUẺ LÔI HỎA PHONG
56. QUẺ HỎA SƠN LỮ
57.QUẺ THUẦN TỐN
58. QUẺ THUẦN ĐOÀI
59. QUẺ PHONG THỦY HOÁN
60. QUẺ THỦY TRẠCH TIẾT
61. QUẺ PHONG TRẠCH TRUNG PHU
62. QUẺ LÔI SƠN TIỂU QUÁ
63. QUẺ THỦY HỎA KÍ TẾ
64. QUẺ HỎA THỦY VỊ TẾ
HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI+VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X
CHƯƠNG XI
CHƯƠNG XII
HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ - CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III+IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X+XI
CHƯƠNG XII
Lời của học giả Nguyễn Hiến Lê