watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử-CHƯƠNG II - tác giả Nguyễn Hiến Lê Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG II

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê

1. Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên nhi minh cát hung.
Dịch: thánh nhân đặt ra quẻ, xem tượng ở trong quẻ , rồi ghép (1) lời đoán vào sau mỗi quẻ mỗi hào để tỏ rõ lẽ tốt, xấu.
Chú thích:
(1) Hệ có nghĩa là buộc. Thời xưa khắc chữ lên thẻ tre, và buộc các thẻ vào với nhau.
2. Cương nhu tương thôi nhi biến hoá.
Dịch: Cương (quẻ hào dương), nhu (quẻ và hào âm) dời đẩy nhau mà sinh ra biến hoá (dương thành âm, âm thành dương).
3. Thị cố (1) cát hung giả, đắc thất chi tượng dã: hối lận giả, ưu ngu chi tượng dã.
Dịch: Tốt xấu là cái tượng của sự đắc thất; hối tiếc là cái tượng của sự lo ngại.
Chú thích: (1) chữ thị cố này thời xưa dùng để chuyển, không thực có nghĩa nhân quả, cho nên chúng tôi không dịch.
4. Biến hoá giả, tiến thoái chi tượng dã; cương nhu giả, trú dạ chi tượng dã; lục hào chi động, tam cực chi đạo dã.
Dịch: Biến hoá là hình tượng của sự tiến thoái; cương (dương) nhu (âm) là hình tượng của ngày đêm; sáu hào động là cái lý cùng cực của tam tài (trời, người, đất) (1)
Chú thích: (1) Hào 6 và 5 là trời, hào 4 và 3 là người, hào 2 và 1 là đất; vì vậy bảo sáu hào là tam tài.
5. Thị cố quân tử sở cư nhi an giả. Dịch chi tự dã; sở lạc nhi ngoạn giả, hào chi từ dã.
Dịch: Người quân tử khi tự xử nhờ xem cái thứ tự của đạo Dịch (1) mà yên tâm; nhờ lời đoán các hào mà vui thích, ngẫm nghĩ không chán.
Chú thích: (1) thứ tự của đạo Dịch tức lẽ đương nhiên sự việc nó phải biến đổi theo trình tự nào đó, chẳng hạn thịnh rồi thì suy, cùng rồi thì biến thông.
6. Thị cố quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ; động tắc quan kỳ biến nhi ngoạn kỳ chiêm; thị dĩ tự nhiên hữu chi, cát vô bất lợi.
Dịch: người quân tử khi ở yên thì xem tượng mà ngẫm nghĩ lời kinh (10; khi hữu sự (muốn hành động) thì xem sự biến hoá mà ngẫm nghĩ lời đoán quẻ (2) nhờ vậy mà được trời giúp cho gặp điều tốt, không có gì chẳng lợi .
Chú thích:
(1) Chữ từ ở đây là lời giảng về mỗi quẻ, mỗi hào (quái từ, hào từ) tức là lời Kinh của Văn Vương, Chu Công.
(2) chiêm là lời quẻ bảo về sự tốt xấu sẽ gặp, khi mình xin quẻ.
Kinh dịch - Đạo của người quân tử
Lời nói đầu của VNthuquan
Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
chương 7
PHẦN II - KINH VÀ TRUYỆN
I. Quẻ Thuần Càn
2. Quẻ Thuần Khôn
3. QUẺ THỦY LÔI TRUÂN
4. Quẻ SƠN THỦY MÔNG
5. QUẺ THỦY THIÊN NHU
6. QUẺ THIÊN THỦY TỤNG
7.QUẺ ĐỊA THỦY SƯ
8. QUẺ THỦY ĐỊA TỈ
9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC
10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ
11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI
12. QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ
13. QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN
14. QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU
15. QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM
16 QUẺ LÔI ĐỊA DỰ
17. QUẺ TRẠCH LÔI TÙY
18. QUẺ SƠN PHONG CỔ
19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM
20. QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN
21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP
22. QUẺ SƠN HỎA BÍ
23. QUẺ SƠN ĐỊA BÁC
24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC
25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG
26. QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC
27. QUẺ SƠN LÔI DI
28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ
29. QUẺ THUẦN KHẢM
30. QUẺ THUẦN LY
31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM
32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG
33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN
34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG
35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN
36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI
37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN
38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ
39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN
40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI
41. QUẺ SƠN TRẠCH TỔN
42. QUẺ PHONG LÔI ÍCH
43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI
44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU
45. QUẺ TRẠCH ĐỊA TỤY
46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG
47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN
48. THỦY PHONG TỈNH
49. QUẺ TRẠCH HỎA CÁCH
50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH
51. QUẺ THUẦN CHẤN
52. QUẺ THUẦN CẤN
53. QUẺ PHONG SƠN TIỆM
54. QUẺ LÔI TRẠCH QUI MUỘI
55. QUẺ LÔI HỎA PHONG
56. QUẺ HỎA SƠN LỮ
57.QUẺ THUẦN TỐN
58. QUẺ THUẦN ĐOÀI
59. QUẺ PHONG THỦY HOÁN
60. QUẺ THỦY TRẠCH TIẾT
61. QUẺ PHONG TRẠCH TRUNG PHU
62. QUẺ LÔI SƠN TIỂU QUÁ
63. QUẺ THỦY HỎA KÍ TẾ
64. QUẺ HỎA THỦY VỊ TẾ
HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI+VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X
CHƯƠNG XI
CHƯƠNG XII
HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ - CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III+IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X+XI
CHƯƠNG XII
Lời của học giả Nguyễn Hiến Lê