Chương 15
Tác giả: Nguyễn Nguyên Bảy
Đại có thói quen không thể bỏ được, cứ chừng 4 rưỡi, 5 giờ sáng là anh thức dậy cho dù đêm trước anh có thức quá khuya. Anh lại cũng có thói quen, đã thức là không chịu nỗi ăn vạ trong chăn, mà trở dậy tức thời, sau cái vươn vai, xỏ vội bộ quần áo thể thao chạy ra ngoài trời. Nhiều người không chịu cái thói quen đó của Đại. Họ không dè bỉu, thị phi, nhưng họ cho rằng đó là thói quen suy cho cùng cũng chỉ là vì ham sống sợ chết, lấy thể dục buổi sáng để dinh dưỡng sự sống lâu. Đại không chú ý tới điều đó. Anh duy trì thói quen này ở mọi nơi, mọi lúc, nên dần dà mọi người cũng bị lây thói quen của anh mà bắt chước theo.
Anh vốn là một sinh viên khoa Nga văn Đại học sư phạm, lẽ ra anh đã trở thành giáo viên tiếng Nga, nhưng chẳng hiểu số phận run rủi thế nào mà anh lại đi làm phiên dịch, rồi sao đó chuyển hẳn sang ngành du lịch, làm nghề hướng dẫn. Thoạt đầu, anh hoàn toàn cảm thấy bất công vì sự chéo cẳng ngỗng của tổ chức, nhưng không hiểu lại do cái gì run rủi, anh đã trở nên một người ham mê công tác du lịch đến lạ lùng.
Nghề hướng dẫn du lịch, Đại vẫn nói với mọi người như vậy, là cái nghề lấy khách sạn làm nhà, lấy những người đi tham quan du lịch làm bạn. Vì thế anh có ba cái lo. Thứ nhất là lo miếng ăn cho khách. Đi du lịch, mà bữa ăn không ngon như ở nhà thì công tác du lịch không thể gọi là thành công. Nhưng cái ăn xem ra chưa phải thật quan trọng. Cái ngủ mới là cái lo nặng hơn. Tình trạng hiện nay, do chưa thật coi trọng công tác du lịch, nên các khách sạn ở nhiều nơi Đại tới thiếu thốn rất nhiều các tiện nghi sinh hoạt, đặc biệt là nước ngọt cho khách tắm rửa, còn chuyện ngủ thì thật là nỗi buồn muôn thủa. Cái nạn muỗi và rệp mới đáng sợ. Các khách du lịch ngán cái ngủ mà chưa dám đi du lịch. Chuẩn bị cho mỗi đợt công tác hướng dẫn khách du lịch, bao giờ Đại cũng quan tâm tới cái ngủ trước tiên. Giấc ngủ sâu, lý thú bao giờ cũng để lại nhiều ấn tượng trong những ngày đi du lịch. Cái lo thứ ba của Đại đó là nỗi lo về sự nghèo nàn kiến thức của mình. Anh sẽ thuyết trình những gì với khách du lịch về sự tích những danh lam thắng cảnh, về truyền thống lịch sử một địa phương, về phong tục tập quán và cái nét vẻ riêng của mỗi vùng đất mỗi vùng người. Vì thế bao giờ Đại cũng cố trang bị cho mình tương đối đầy đủ những kiến thức để thỏa mãn những đòi hỏi của khách du lịch. Sự thích thú của đoàn khách du lịch đi với anh, bao giờ cũng là một phần thưởng không nhỏ. Và cũng có thể nói, Đại ham mê nghề hướng dẫn du lịch cũng bởi những phần thưởng đó.
Đại thường đi tuyến Sài Gòn, Vũng Tàu với khách trong nước. Vũng Tàu là mảnh đất anh thuộc như chính quê hương mình. Do đó mỗi khi về Vũng Tàu anh lại dành cho mình cái quyền mỗi sáng, trở dậy từ 5 giờ, chạy một mình dọc theo bãi biển. Gió sớm của biển cả sẽ làm cho ta khoẻ cả ngày. Đại vẫn nói vớ người gác dan khách sạn như thế, mỗi khi anh từ khách sạn chạy ra bãi biển.
Sáng nay, anh mới chạy hai vòng dọc bãi biển, thì bất ngờ anh tò mò dừng lại bên cạnh người đàn ông, tay cầm một cái xô nhựa, còn tay kia mấy sợi giây. Ổng đang làm cái gì đó đối với Đại xem ra rất lạ. trong xô nhựa là những con vật thoạt trông giống con tôm, nhưng lại không phải là con tôm như anh vẫn thường thấy. Tôm tích đó. Người đàn ông trả lời anh gọn lỏn. anh định nhón tay vào xô cầm một con lên coi. Nó kẹp đau lắm đó. Người đàn ông nói thản nhiên không hề có ý đe dọa anh. Lần đầu tiên tôi mới biết đây là tôm tích. Đại nói với người đàn ông như vậy. Người đàn ông cười, không trả lời. Ổng dùng một nửa cái vỏ con chai, vẹt một lỗ cát, khi phát hiện cái lỗ đó khá to, bèn thòng một sợi dây lên. Chú tôm tích với những chân hung hăng bám vào vỏ ốc, bị kéo mạnh, rơi vào cái xô đã nhúc nhúc như những chú tôm yên phận nằm trong đó.
-Tôm này ăn được không anh?
-Được chớ. Lăn bột, chiên lên, ngon lắm. Nhưng có đâu mà ăn. Mỗi ngày câu giỏi cũng chỉ câu được dăm chục con.
-Anh câu để làm gì?
-Làm mồi câu cá
-Thú vị thật, câu cá là một bộ môn thể thao tuyệt vời.
Người đi câu tôm tích ngườc cặp mắt nhìn Đại. Không nói một lời nói, sau đó đôi mắt lừ lừ hơi khó hiểu, lại cúi xuống tiếp tục công việc của mình. Đại định nói một câu chà rồi tiếp tục vòng chạy của mình, nhưng tự nhiên người đi câu nói vào câu chuyện:
-Đi câu, đúng là một môn thể thao thú vị, nhưng đấy là đối với người nhàn rỗi, hoặc người lắm bạc, nhiều tiền coi sự bắt cá chỉ là thú giải trí, chớ không phải để ăn hay để bán kiếm tiềncòn những người như chúng tôi, câu cá là một nghề kiếm sống.
-anh làm nghề câu lâu mau?
-Mới thôi, chừng vài tháng
-thế trước đây?
-Trung úy hải quân ngụy
-Sao?
-tôi mới đi học tập cải tạo về. Chẳng có nghề ngỗng gì, ngoài nghề bơi dưới biển. Hơn nữa cũng không có bà con thân thích, nên phải tự mình kiếm sống bằng nghề câu cá. Chúa vẫn dạy: đừng ỷ vào hạt lúa của người khác mà sống. Hãy sống bằng hạt lúa của mình làm ra, đó là con đường vào nước trời.
-anh năm nay bao nhiêu tuổi?
-anh đóan thử coi
-Bốn chục.
Người đi câu cười:
-cũng gần tới con số đó. Tôi già lắm phải không? Nắng biển, gió biển nó hủy họai sức trẻ của con người như thế đó.
-Nhìn kỹ, thi anh còn rất trẻ.
Đại không nói lấy lòng. Anh nhìn ngắm người đi câu tôm tích một lần từ gót đến đầu. Thân hình ảnh vạm vỡ, đen nhánh, từng thớ thịt nổi lên cuồn cuộn nơi đôi bả vai, nơi ngực và hai bắp chân. Chổ nào cũng săn chắc. Nom anh càng khỏe hơn, khi trên mình chỉ vận một chiếc quần tắm.
-Tôi là con người của biển. Không có biển tôi không sống được.
-Nghe giọng nói, thì anh không phải người gốc ở đây?
-Tôi ở phan rang, nhưng sống ở vũng tàu lâu rồi nên vũng tàu là quê hương chính của tôi?
-anh được mấy cháu rồi?
-Tôi chưa lấy vợ, yêu từ năm mười tám tuổi tới giờ. Nàng cũng yêu tôi, nàng nhỏ hơn tôi chưa đầy một tuổi. Yêu tôi, nhưng nàng không đủ can đảm lấy tôi làm chồng. đời mà anh, nhưng tôi vẫn cứ yêu nàng mãi mãi.
Người đi câu đột ngột ngồi bệt xuống cát, bỏ mặc sợi giây câu mà một chú tôm tích hẳn là bự lắm, đang kéo múi sợi giây vào tổ. gương mặt anh trở nân u hoài, đôi mắt đánh rơi vào cõi xa lắc. đại hiểu rằng mình đang đứng trước hai hoàn cảnh phải lựa chọn. Một là chào người bạn mới quen rồi bỏ đi, hai là ngồi xuống, mở lòng chia xẻ nỗi u ẩn đầy tới mức, nếu không được xả ra, nó sẽ làm trái tim đau đớn. Đai chọn cách thứ hai, anh ngồi bệt xuống cát, im lặng nhìn ra biển và chờ nghe câu chuyện của người đi câu. Anh chỉ phải chờ chưa đầy ba nươi giây.
Suốt cuộc đời nàng phải sống trong đau khổ, chính vì thế mà tôi thương nàng. Vòng khổ thứ nhất quấn vào chân nàng là vòng luẩn quẩn của đồng tiền. Nàng rất thích làm giàu mà nàng không hiểu rằng đó là nỗi khổ lớn nhất của con người ta.
Người đi câu tôm tích bỗng đọc làu làu một đoạn trong kinh thánh:
Kìa, có người đến hỏi ngài rằng:"Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi để được sống đời đời?" GiêSu đáp rằng: "Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nhưng nếu ngươi muốn vào sự sống, thì hãy giữ cá điều răn." Người hỏi:"Điều răn nào?" GiêSu đáp rằng:"Chớ giết người, chớ gian dâm, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối, hãy hiếu kính cha mẹ và hãy yêu kẽ lân cận như mình".Gã trai trẽ đó thưa rằng:" Mọi đều đó tôi đã vâng giữ rồi! còn thiêu chi chăng?" GiêSu phán rằng:" Nếu người muốn được trọn vẹn, hãy đi, hãy bán hết của cải của ngươi mà cho người nghèo, thì ngươi sẽ có của báu trên Trời rồi hãy đến theo ta." Nhưng khi gã trai trẻ nghe lời ấy thì buồn rầu bỏ đi, vì người có tài sản giàu lắm.GiêSu phán cùng các môn đồ rằng:"Quả thật, ta nói cùng các ngươi, lấy làm khó cho người giàu vào nước trời. Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chiu qua lỗ kim còn dể hơn người giàu vào nước của Đức Chúa Trời." 1
Người đi câu tôm tích đọc xong đoạn kinh, thở dài. Đại vẫn ngồi im lặng.
cũng bởi làm giàu nên nàng mới yêu tôi mà không lấy tôi làm chồng. Nàng tự lừa dối hạnh phúc của mình. Và rồi cũng chính vì ham làm giàu, nàng cứ luẩn quẩn mãi trong cái vòng đó, để rồi cuối cùng chồng con đều bỏ nàng mà đi cả. Nàng bơ vơ một mình và bây giờ tự để tang cuộc đời mình.
Đại buột miệng:
-chẳng lẽ lại là bà Thanh thúy?
-Nàng đó, nàng nổi tiếng khắp thành phố biển này.
Người câu tôm tích lại đưa mắt nhìn ra biển, giọng nói như lạc hẳn đi.
Lúc ở trại cải tạo về, tôi cứ nghĩ là nàng đã đi rồi. Nhưng nàng đã không đi, đó là một sự lạ. Nàng ở lại thành phố biển này không phải vì tôi, mà vì cái gì đó tôi không biết, nhưng với tôi, tôi cần phải ở thành phố này, thủy chung với tình yêu của nàng.
-anh vẫn thường gặp bà Thanh Thúy?
-Nàng, -Đại bỗng chuyển đại từ khi nói về thanh Thúy, vì hình như tiếng nàng làm cho Thanh thúy trẻ hơn, -Nàng có biết hiện giờ anh đang có mặt ở thành Phố?
-chưa đâu. Cửa nhà nàng lúc nào cũng im khóa.
-Nếu anh bằng lòng, tôi sẽ là người đưa tin tới đó.
-tôi không dám lợi dụng lòng tốt của người anh em.
Đại mỉm cười, anh nói một câu teho giọng trong kinh thánh chẳng có câu nào như thế này:
-chúa dạy mọi người, dù bốn biển năm châu đều là tri kỷ, đều là anh em.
Người đi câu tôm tích gật đều:
-nếu vậy người anh em nói giùm với nàng, tôi là MẠNH, đã đi học tập về được hơn ba tháng nay, đang chờ nghe sự sai bảo của náng.
-anh còn cần tôi giúp gì nữa không?
Mạnh cười chân thành:
-chúa dạy, kẻ nào lợi dụng lòng tốt của người khác tới hai lần, thì đó là kẻ xấu.
Đại đáp lại:
-Chúa cũng dạy, kẻ nào có thể làm được điều tốt cho người đồng lọai mà từ chối hay tránh né thì đó là kẻ xấu.
Mạnh nắm chặc bàn tay của Đại, đại nghe từng thớ thịt trên cánh tay Mạnh rung lên. Đại tấn công ngay vào chỗ yếu đang rung động đó.
-tôi với anh là đồng trang lứa, nếu anh cho phép thì xin cho tôi được khuyên anh lời khuyên bạn bè.
-Anh cứ nói.
-tôi muốn anh thực sự nhập cuộc cào cuộc sống của chúng ta hôm nay, -Đạoi nhấn mạnh hai chữ chúng ta, -Nghề đi câu, tôi nghĩ, chưa đúng với sức lực và khả năng của anh.
-Nhưng tôi biết phải làm gì? Làm tài công, làm thủy thủ, thì nhất định là không thể được rồi. Tôi chỉ còn biết nghề bơi lặn. Mà bơi lặn ở miền biển này ai chẳng biết.
-Bơi lặn giỏi chứ?
-Tôi là thủy thủ từ năm nười bảy tuổi. Năm mười tám tuổi, sau khi nghe tin nàng lấy chồng, tôi xuống hẳn biển và rất ít khi lên bờ, tôi muốn làm một người cá, vì chỉ có biển hiểu được tôi.
-Tôi chưa hứa chắc sẽ giúp được anh làm việc gì nhưng nhất định tôi sẽ giúp anh.
Mạnh vẽ tay xuống cát, hỏi Đại mà không ngẫng đầu nhìn:
-anh là đảng viên cộng sản?
-Tôi chưa phải đảng viên cộng sản. Tôi chưa xứng đáng với danh iệu đó, nhưng nhất định tôi sẽ là một đảng viên cộng sản.
-Tôi hiểu.
-Nhưng anh hỏi tôi chuyện đó làm gì?
-tôi muốn biết, -Mạnh ngẩng đầu lân, nhưng không nhìn Đại mà đưa mắt nhìn ra biển, -Những điều răng của chúa và những việc làm tốt của người cộng sản tôi thấy giống nhau. tôi rất mong anh giúp tôi, nhưng đừng quá sức. Tất nhiên là tôi sẽ chẳng bao giờ làm anh phải xấu hổ đâu.- Mạnh đứng dậy, -thôi, bây giờto6i phải đi, ngần này tôm cũng đủ câu cả buổi rồi.
Mạnh đưa bàn tay rắn chắc bắt tay Đại.
Đại nhìn theo, phải một thoáng sau, anh mới hiểu là mình quên chưa hỏi Mạnh điều mấu chốt quan trọng, anh vừa gọi vừa chạy lại phía Mạnh.
-mình có thể gặp Mạnh ở đâu?
-Sáng nào, vào giờ này tôi cũng câu tôm tích ở đây.
Mạnh trả lời rồi lại rảo chân bướn nhanh. Dáng anh đổ chãi dài trong nắng sớm. Một thân hình khỏe mạnh, vững chãi trước biển bao la. Đại tự nhiên cảm thấy người đàn ông này còn khoẻ mạnh và trai trẻ quá. sức anh ta còn đủ để đóng góp vào bao nhiêu công việc ngổn ngang của thành Phố biển. Đại cứ đứng trông ngang của thành Phố biển. Đại cứ đứng trông theo mãi người bạn mới quen. anh hiểu rằng như thế là trong cuộc đời làm nghề du lịch của mình anh có thêm một người bạn.
(1) Kinh Thánh Tân Ước. Mathia. Trang 39