watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Vợ Lẽ-Người đàn ông trên ban công - tác giả Nguyễn Quang Thân Nguyễn Quang Thân

Nguyễn Quang Thân

Người đàn ông trên ban công

Tác giả: Nguyễn Quang Thân

Anh hút đến điếu thuốc thứ mười ba, cổ họng đắng ngoét, hai ngón tay vàng khè kẹp chặt mẩu thuốc cuối cùng. Vợ anh nằm trên giường, nhỏ thó trong tấm chăn mỏng. Chị trân trối nhìn anh ngồi ở chân giường, hút thuốc và hút thuốc. Những gì phải nói với anh chị đã nói rồi. Giờ đây chị (và có lẽ cả anh nữa) đều im lặng, im lặng để thấu hiểu mà không cần cất tiếng. Cái sự thực đau buồn là cả lần này nữa, chị vẫn không có con, không thể có con. Hai tháng nay chị buồn nôn, ăn ít, ngủ ít, đôi lông mày dựng lên, hai đầu vú thâm đen lại và nở to ra. Tất cả những triệu chứng để hai người có thể thấp thỏm và chuẩn bị ăn mừng. Nhưng chiều nay, chị bác sĩ ở bệnh viện phụ sản, tay cầm một tập kết quả xét nghiệm đủ thứ, nói với chị: "Chẳng có chuyện gì. Chị không có thai."
Anh đã xây xong cái nhà thứ tư. Cơn sốt vẫn chưa hạ trong thành phố và anh hy vọng giá nhà, giá đất còn lên nữa. Cả bốn cái nhà đều được mua đất, xây cất trong nhiệt độ bình thường, anh mó tay vào là thân nhiệt tăng lên, như có phép thần vậy. Cơn sốt. Chỉ có nhà thơ gàn dở như ông Ðỗ Phủ mới mong "xây một cái nhà thật to đủ chứa tất cả người nghèo". Còn anh, anh xây nhà cho con anh. Và để bán. Những ngôi nhà là niềm vui hiện tại, bảo hiểm tương lai của anh và các con anh, cháu chắt anh về sau. Có lẽ đến lúc nào đó anh cũng phải bán một hai cái. Nhưng bây giờ thì không. Anh vẫn còn rất nhiều tiền. Anh không biết dùng tiền để làm gì ngoài việc xây nhà, mua đất. Anh sẽ có hai đứa con như luật định, mỗi đứa sẽ có một ngôi nhà. Anh chị về già một ngôi nữa. Còn thừa một cái. Sẽ cho thuê. Với cái đà này, lúc về hưu anh chị sẽ có cả một dãy phố để cho thuê. Vua nước Triệu thích cưỡi ngựa nên yêu ngựa, Vua nước Vệ thích đánh nhau nên yêu trẻ con. Anh yêu nhà nên thích đất đai. Ngồi trong ô tô, mắt anh thường dán vào những miếng đất hoang trôi qua ngoài cửa kính. Anh luôn nằm mơ thấy những thành phố trống rỗng, có rất nhiều đất trống. Cũng như vua nước Vệ thích chiến tranh luôn nằm mơ thấy trẻ con, những đứa bé trai của mọi nhà. Không biết từ bao giờ anh phát hiện ra điều kỳ lạ với mọi thời đại với mọi người nhưng lại rất bình thường với chính anh: kiếm tiền lại là điều quá dễ. Anh nhớ tuổi trẻ như vừa mới qua đây thôi. Ngôi trường nơi sơ tán. Gió mùa lạnh thấu xương. Anh không có nổi một chiếc áo đủ ấm. Anh không được ăn sáng trước khi đến trường. Anh thèm một cái xe đạp. Tất cả đều vì không có tiền. Vậy mà hiện nay cái việc khó khăn làm gãy lưng bao anh hùng hảo hán trên đời lại quá tầm thường với anh. Tiền vào nhà anh, vào túi anh từ mọi ngả. Bắt đầu là một buổi sáng định mệnh khi người ta kết thúc cuộc kiểm phiếu và anh, chính anh, chỉ nhận được nhiều hơn đối thủ của mình có một phiếu. Một lá phiếu thôi, nhưng đó là lá phiếu của Chúa. Giá như anh biết được ai đã bỏ cho anh lá phiếu ấy. Anh sẵn sàng đúc cho y mỗi năm một cái tượng bằng vàng để tạ ơn. Lá phiếu định mệnh ấy như chiếc thảm bay, nâng anh lên mãi, lên cao mãi. Trong khi đối thủ của anh thì tụt từ dốc này đến dốc khác, cuối cùng trở lại làm một ông giáo trường huyện, điểm xuất phát từ thuở ban đầu. Số phận trong một lá phiếu! Một miếng giấy con con, một cái dấu nhân lơ đễnh cạnh tên anh và ba năm sau là bốn ngôi nhà và những giấc mơ về những đứa con, những dãy phố cho thuê dài như tham vọng của chính anh vậy. Lạy Chúa, có phải chính Người đã bỏ cho anh lá phiếu ấy không?
Anh nằm xuống bên chị. Mùi thuốc lá đông đặc. Không có con muỗi nào sống được trong phòng ngủ của anh vì một chiếc máy siêu âm xua muỗi được một ông bạn đi Mỹ mua tặng đang chạy cộng với mùi thuốc lá nồng nặc. Chị cũng chưa thể quen. Chị mãi không chịu được mùi thuốc. Và hình như chị nghe được sóng siêu âm. Từ ngày được người ta cho, anh đặt cái máy ngay trong phòng, cuốn màn lại và nói với chị: "Từ nay mình sống như người châu Âu, không cần màn!" Nhưng chị vẫn nhớ cái màn. Không có màn chị thấy khó ngủ. Mỗi người một thói quen. Thói quen của chị là ngủ phải có màn. Nhưng trong nhà này anh là vị quốc vương. Chị vẫn nằm không có màn và mắc chứng khó ngủ.
- Vậy là không có gì - cuối cùng thì anh nói cũng phải nói một câu gì. Rồi anh thở dài.
- Bà bác sĩ cam đoan thế. - chị đáp và tiện thể quay lưng lại phía anh.
Ðèn ngủ vừa đủ sáng để hắt lên tấm thân mảnh dẻ của chị cái bóng to xù của "dãy núi Hymalaya" tức là cái bụng vĩ đại của anh. Hầu như không thể duỗi thẳng chân ra được, anh thường co lại và hai cái đầu gối khẳng khiu nhọn hoắt lại đổ bóng xuống cái bụng, sau đó cái bụng đổ bóng xuống người chị. Anh không để ý đến những cái bóng. Nhưng chị lại chú ý đến nó từ lâu, từ rất lâu. Nhiều lúc chị buồn cười tưởng tượng cái bụng anh là hình ảnh của ngôi nhà thứ 5, thứ 6 gì đó anh đang dự định xây cất trong đầu. Và những ngày vui vẻ, nhẹ nhàng, những đêm mùa thu trong vắt khi anh còn là một chàng trai nhanh nhẹn và sôi nổi, thuộc lớp trẻ có năng lực, được mọi người khen ngợi, trầm trồ, hy vọng, những đêm hẹn hò say đắm, còn say đắm ngay cả sau ngày cưới, những đêm thần tiên khi chưa có cái bụng và cái bụng chưa đổ bóng xuống người chị như một ngôi nhà, chị thèm muốn anh làm sao, thèm muốn anh suốt ngày. Nhưng giờ đây thì không. Chị chán chường, uể oải khi nằm bên anh và như những người đàn bà chán chường khác, chị chỉ mong đêm chóng qua và không còn phải nằm bên anh nữa. Ðêm qua đi có nghĩa là chị được trở về với ngôi trường, với bọn học trò tinh nghịch, với ông hiệu trưởng chăm chỉ và luôn nghe mọi lời bàn bạc của chị, không phải vì chị là vợ anh, con người có thể quyết định tương lai của nhà trường và của cả ông ta trong nháy mắt. Mà chỉ vì chị là chị thôi. Chị nhìn thấy trong mắt ông ta một cái gì như là tình yêu lẫn tình bạn. Lúc đầu, chị thường kinh hãi khi phải về nhà vào buổi tối. Anh về muộn hơn (sau này chị biết anh cố tình về muộn để nhường việc tiếp khách cho chị) vừa bước vào nhà là chị đã thấy khách ngồi đó, người này tiếp theo người kia. Họ khúm núm, vòng vo Tam Quốc, họ cười, họ nhăn nhở, họ khen ngợi, họ trình bày và nói đi nói lại những điều chị không quan tâm, không hiểu. Cuối cùng là họ nhờ chị cầm hộ cái này, cái kia, cái mỏng, cái dày, cái to, cái nhỏ. Chị dồn cả vào một cái túi riêng rồi đưa lại anh khi anh trở về nhà. Anh mở ra đếm tiền, USD để riêng, Việt Nam đồng để riêng, anh yêu cầu chị ghi chép hộ anh cho mãi đến khuya. Và thay vào những đêm thần tiên trước và sau ngày cưới, chị chìm đắm trong nỗi sợ hãi mơ hồ và sau đó là những cơn ác mộng. Tiền, thứ khó kiếm nhất trên đời đã vào nhà chị theo ngả đó, dễ dàng, trong sự thờ ơ và cả nỗi sợ của chị. Tiền làm những ngôi nhà thay nhau mọc lên. Cho những dứa con. Cho một tương lai được bảo hiểm, cho những dãy phố cho thuê trong giấc mộng. Chị không hiểu sao anh lại điềm nhiên đến thế, niềm hy vọng của cả hàng triệu người gửi vào anh đã lần lượt biến thành những ngôi nhà lúc nào không hay.
Chị vẫn không thể có con. Chị không tin mình vô sinh. Cả dòng họ chị, cả bên họ hàng anh nữa, không có ai vô sinh. Anh vẫn nói với chị rằng cánh đàn ông trong họ anh cứ đi qua giường là vợ có thể tắt kinh lúc nào không biết. Nhưng chị vẫn không có con và những đêm bời rời, ác mộng cứ trôi qua trong tiếng máy đuổi muỗi và mùi thuốc lá.
Cho đến một hôm, khi ngôi nhà thứ 4 vừa xây xong phần thô, thợ phải nghỉ để chờ những hộp gạch lát nền và những cái bệ xí đang trên đường từ ý sang bằng tàu thuỷ, anh từ một cuộc họp quan trọng trở về, buông phịch xuống đi văng. Chị ngạc nhiên khi thấy anh về sớm hơn mọi lần. Anh tự túm tóc mình, chửi rủa, văng tục. Anh chửi thằng này phản anh, thằng kia lừa anh, thằng nọ, con nọ chơi anh. Chị thất thần, tưởng anh điên. Những thằng, những con anh nói tới đều là những người đáng kính, mới đây họ còn được anh xưng tụng, kính nể và ve vuốt nữa. Thì ra, anh thiếu một lá phiếu. Ðúng một lá phiếu. Lúc đã trở lại bình tĩnh, anh nói với chị rằng chính Chúa đã rút lại lá phiếu ấy. Chị biết anh đang cay cú, sẵn sàng cúng nửa gia tài để biết được đứa nào đã không bỏ cho anh lá phiếu định mệnh ấy.
Sau đó là cuộc tụt dốc từ từ, không đột ngột, không ầm ĩ, nhưng lạnh lùng và khắc nghiệt. Như người leo cây đang xuống từng bực thang một. Ngày anh lên cũng thế, từng bực, từng bực, vững chắc không gì cưỡng nổi. Giờ đây anh đang đi xuống trong nhịp điệu không gì cưỡng nổi. Rồi tai hoạ dồn dập đến. Ðứa cháu gọi anh bằng chú đang ăn nên làm ra bỗng dưng bị tai nạn ôtô, không kịp viết một cái giấy uỷ nhiệm cho ngôi nhà thứ 2 anh nhờ nó dứng tên. Con vợ là đứa nanh nọc, nó làm ở đoàn luật sư, đứa cháu dâu mới đây còn là chỗ dựa bỗng gọi bán cái nhà của anh với đầy đủ giấy tờ đứng tên chồng nó. Cái nhà thứ 3 đứng tên em gái chị được một nhóm cán bộ hưu trí ( anh gọi họ là bọn hư trí) chụp ảnh, kèm theo những hóa đơn mua vật liệu đắt tiền không hiểu sao lại ghi tên anh, nhóm người thích sự công bằng này đã bỏ công mua lại bản gốc của thằng cha chủ cửa hàng vật liệu lớn nhất thành phố. Báo chí đang xúm lại với những cái tít gây cười đại loại như "cô em hay ông anh rể?" v.v. Cô em gái của chị cũng là giáo viên chắc không chịu thấu. Nó đã tìm chị và tuyên bố thẳng thừng sẽ quẳng lại cái nhà cho ông chủ thật sự của nó bằng một bài báo sẽ làm nó nổi tiếng và thanh thản lương tâm. Gạch và bệ xí Italy chờ mãi không thấy về, ngôi nhà thứ 4 mới là một khối đỏ au, nay mọc rêu nham nhở, chị vẫn thường rẽ sang một đường khác, để né không muốn đi qua, muốn quên nó đi mà không được. Mọi chuyện rối tung rối mù cả lên.
Cho đến khi anh tụt xuống nấc thang cuối cùng, còn hơn cả nấc thang xuất phát. Anh bắt đầu hoảng hốt. Nhiều lần chị thấy anh đứng dựa lan can tầng ba nhà mình nhìn xuống khoảng sâu mênh mông bên dưới, chị rùng mình nghĩ là anh sẽ nhảy xuống, nhưng anh vẫn đứng đó, anh không còn cái háo hức tìm hiểu xem thằng nào không bỏ phiếu cho anh nữa, cuối cùng chị hiểu ra, anh đứng cả buổi trên đó để quan sát con đường bên dưới, anh nơm nớp chờ một chiếc xe hòm vuông sơn xanh.
Cũng may là chiếc xe vẫn không đến. Anh đứng lại nấc thang cuối cùng. Nhàn rỗi hơn. Hầu như không phải tiếp khách vào buổi tối. Và chị trở lại được một vài đêm thần tiên ngày xưa. Chị muốn an ủi anh, muốn dùng tình yêu của chị để níu anh lại trên ban công đừng nhảy xuống. Thầy hiệu trưởng đã mạnh dạn hơn với chị khi ông chồng chị không còn "nguy hiểm" với ông nữa. Nhưng chị đã khéo léo chuồi khỏi cái nhìn mơn trớn của ông ta như một con lươn khôn ngoan để giữ tiết hạnh với người chồng đang xuống dốc.
Ba tháng sau những tai nạn dồn dập, chị đến bệnh viện. Chị bác sĩ không còn xun xoe với chị như trước đây, chị ta lạnh lùng hơn, uể oải hơn. Nhưng lại nắm tay chị thật chặt, lắc lắc. "Xin chúc mừng! chị đã..."
Dân thành phố vẫn thấy anh lên ban công đứng hàng giờ. Anh thấp thỏm chờ chiếc xe, một số người dưới đất thì phỉ phui đoán rằng có lúc nào đó anh sẽ nhảy xuống. Chỉ có chị là yên tâm, chị biết anh sẽ không bao giờ nhảy xuống đất nữa.



Kim Giang 2000
Người Vợ Lẽ
Đêm Cổ Nguyệt Ðường
Chàng thi nhân đầu bạc
Người vợ lẽ ở phường Khánh Xuân
Phường săn
Ði đêm
Cây đắng cay
Thuế giường
Lỡ hẹn ở Mai Châu
Người bẫy chim trên núi Cu kỳ
Cây bạch đàn vô danh
Gặp lại
Ðêm thứ mười hai không phải của Sêchxpia
Michioa
Hai người từ thị xã
Người trêu chim
Mưa sao băng
Người đàn ông trên ban công
Nhật ký về những người thanh lịch
Vạt áo đời người
Người đàn bà đợi ở bến xe
Ðĩa xa lát Nga
Mưa Sài Gòn
Người đẹp làng chiếu
Sông nước đời thường
Gió heo may