watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mẹ tôi...và trần gian-Đại hồng phúc - tác giả Phan Cung Việt Phan Cung Việt

Phan Cung Việt

Đại hồng phúc

Tác giả: Phan Cung Việt

Anh Hấn có thói quen hôm nào ngủ dậy cảm thấy trong người mình và trời đất có vấn đề là thắp ba cây hương. Một cây ở bàn thờ trong cái hộp nhà tập thể dài như cái lưỡi mèo, một ở bàn thờ ngoài trời ngách cửa phía bắc do anh tự thiết kế theo các lính dã chiến, và cây hương thứ ba thì tiến hành lúc chạy tập thể dục, qua khu sân trường, cuối bờ cây là khu vực phẫu thuật, thí nghikệm... Anh thở dưỡng sinh, mở hai lần cửa phía dưới cái cột khói từ xưa dành cho việc thiêu xác, bước vào trong cảnh tranh tối tranh sáng như có ma của cái phòng mổ nơi vợ Hấn làm việc, thắp vội lên cây hương rồi cứ thế mà lùi ra. Vừa đi vừa vái lia lịa.
Hấn vái mỗi nơi một khác. Trước bàn thờ trong nhà thì vái chậm, biểu lộ lòng thành kính biết ơn tổ tiên nội ngoại. Nơi bàn thờ ngoài trời phía ngách cửa bắc thì nhịp vái nhanh hơn, tỏ lòng với trời đất - Phía ấy nhìn vọng lên, xuyên vào khu phố chính sầm uất, nơi có hộp nhà mà bố Hấn gần chín mươi tuổi đang ở, mẹ Hấn từng khuất bóng ở đó hơn mười năm nay rồi... Còn dưới phòng mổ chó thì Hấn vái lia lịa, lầu bầu bài khấn nguyện âm dương theo kiểu “tân cổ giao duyên” do Hấn đặt ra mà không ai biết được...
Tư tưởng chủ đề cùa bài khấn thầm ấy trước hết là lòng biết ơn tất cả. Nếu không có trời cao đất dày, các Đấng bề trên và tổ tiên, anh linh của những người đã khuất như Mẹ và em gái... thì làm sao Hấn sống được. Rồi anh điểm danh như điểm danh đồng đội: Anh Đệ, anh Kỳ, anh Lý, anh Hữu, anh Vinh, anh Thạc, anh Tiến, anh Mai, anh Minh... Như họ chết đi, góp mỗi người một chút vào quĩ tiết kiệm để cho Hấn sống.
Bài khấn có phần bình cây báo công, tự đánh giá ưu khuyết điểm, cái được và cái chưa được, cả biện pháp sửa chữa. Toát lên lòng biết ơn, niềm tự hào và lạc quan.
Cuối bài khấn bao giờ cũng là lời cầu mong người cha già chín mươi tuổi đang sống ở hộp nhà quãng phố trên được trường thọ.
Hấn giật mình, nhớ cái đâm giao thừa mười năm trước, chẳng hiểu là năm cầm tinh con gì, cũng ở hộp nhà như cái lưỡi mèo này, đêm mất điện, đành thắp lên ngọn nến vàng ệch trước ban thờ, viết một thiên truyện. Dạo ấy Mẹ mới mất. Cha gần tuổi tám mươi. Hấn viết xong thiên truyện “Hỏi vợ cho bố” thì vừa sáng, gà gáy eo óc ở làng Khương, ngọn nến tự nhiên tắt lịm. Hấn ta vo tròn bản thảo lại như một bài khấn, phóng xe máy vào nghĩa trang Văn Điển phía nam thành phố. Đến nơi, nghĩa trang còn cảnh tranh tối tranh sáng, ma vừa thức dậy, cảnh ngộ hết sức lạ lùng. Hấn đến bên mộ mẹ, thắp hương rồi cứ thế mà đọc trong bản thảo, như để báo cáo và xin ý kiến mẹ về việc lấy vợ cho bố. Hương cháy bùng lên một đám như lưỡi kiếm...
Truyện Hấn viết như chính anh, tếu táo cười cợt thái quá, nhưng dù sao nó cũng thể hiện cái tâm và khát vọng sống của bố con anh. Nhất là nó le lói tính dân chủ. Với một bậc đại lão suốt đời nghiêm chỉnh như bố, nhất là vào lúc ấy, ai dám nghĩ đến chuyện hỏi vợ cho bố. Lại cõi âm thiêng nữa, mẹ vừa khuất, bàn đến chuyện tày đình ấy, cụ tức, vặt cổ đi thì sao. Chẳng là những ngày cuối cùng, trước khi nhắm mắt, mẹ nói trong tiếng thều thào: “Mẹ mất, là bố con lấy vợ ngay thôi”. Câu ấy rõ chất đàn bà, dù trước lúc ra ma. Vừa truy đuổi, vừa dự báo. Chỉ Hấn hiểu trong câu trối trăng ấy của mẹ vừa như vô cảm vừa như tiếc nuối. Biểu hiện dù cuộc đời thế nào thì mẹ cũng yêu bố lắm, yêu cho đến hơi thở cuối cùng. Rõ là ông cụ có giá lắm chứ! Hấn gật đầu liên hồi, lộ vẻ tự hào.
Thiên truyện in ra, Hấn giấu vợ còn kỹ hơn giấu tiền. Lộ ra việc lấy vợ cho bố, phần lớn đàn bà và loại người như vợ hấn sẽ la ó cho là đổ đốn, rồ dại. Hấn thắp hương lên bàn thờ, chẳng hiểu sao cây hương phụt lên như lưỡi kiếm loại nhỏ. Anh trưởng ở xa thì lắc đầu rồi cười lên ha hả. Bà chị ở gần biết chuyện thì cười lên ha hả rồi lắc đầu. Chỉ có chú Đắt là út, giáo sư theo nghiệp bố, hẳn nặng lòng vì đạo lý cuộc đời nên buông ngay câu, lộ vẻ buồn bã:
Không được!
Chẳng là chú Đắt và bố là một duộc về nghề nghiệp và đạo đức. Nghề dạy học “ăn” bằng bụi phấn và đạo đức. Công bằng mà nói thì bố Hấn là người đàn ông loại nhất, dù ở với cụ thì vợ con suốt đời cứ rau cháo cầm hơi nhưng bền bỉ, chắc chắn. Hơn đứt các loại người xăng xái đi làm “cách mạng thế giới” thành người siêu tưởng, lấy vợ rồi đẻ và đẻ, chẳng biết vợ con là ai. Loại này sau một trăm năm thì gục xuống như tượng thần đất sét không chân. Bố Hấn khác, cụ căn cơ, ý thức được từ mỗi cái lông chân, mỗi giọt máu mà cụ có. Dù người cụ có hai mảng thực và mộng không khớp nhau lắm, nhưng cũng không đến nỗi rời nhau hoặc làm hại nhau. Như Hấn, thực và mộng có làm hại nhau đấy. Bố Hấn thế mà giỏi, điều khiển được hai mảng thực và mộng cứ trôi vật vờ, cho đến ngày một trăm tuổi.
Hiếm có người đàn ông nào sống giữa hai mảng thực và mộng mà chu toàn thành công đến như vậy. Đa phần giống đực được thực mất mộng, ngược lại, hoặc mất cả hai. Từ bé bố lớn lên, đẹp trai và thông minh, gặp được mẹ là cô gái có học, đẹp nhất vùng quê. Chiến tranh bom đạn, người ngợm thể chế đấu tố qui kết nhau đến vậy, mà bố nuôi được cả đàn con, trai ra trai, gái ra gái, không đứa nào dở người hoặc đồng cô. Người ta nịnh Hấn:
- Anh Hấn xem vậy mà giống cụ ông đáo để!
Nhưng đến một ngày, Hấn để ý thật kỹ, hai mảng thực và mộng vốn đẹp là vậy ở cha mình bỗng như rời ra. Hình như loạng quạng từ ngoài tám nhăm. Tức là sau tám nhăm tuổi, cái phần thực ở ông cụ ổn quá rồi, viên mãn quá rồi, bắt đầu chuyển ồ ạt sang phần mộng tưởng. Tấm ảnh cụ bà một thời xinh đẹp, từ khi ở lại một mình trên trần gian, cụ như bận điều gì đó, vất tấm ảnh vào góc nào cho khuất mắt. Từ đầu năm cụ lại lôi ra để ngắm, rồi đặt lên bàn, đặt cả lên giường mình. Đôi mắt cụ sau một đêm dài thức dậy thường đỏ lạ lùng. Thần sắc cũng rất khác. Con dâu đưa thức ăn ngon đến cụ chỉ lắc. Chẳng hiểu ra làm sao cả.
Một buổi chú Đắt gọi điện đến:
- Nguy rồi bác ạ!
- Sao, bố ốm à?
- Không!
- Bố ngã à?
- Không!
- Bố hoảng loạn à?
- Không! Bố khỏe...
- Vậy là cái gì mới được chứ!
- Bố muốn lấy vợ!
Khác hẳn chú Đắt bấy giờ run rẩy ở đầu dây kia, Hấn lại muốn cười phá lên. Tưởng gì. Hấn lắng xuống, thương bố, hiểu cả phần thực và phần mộng lúc này ở bố. Đây là khát vọng sống đẹp đẽ của phần mộng, khi phần thực tắt lịm dần.
Chú Đắt lại điện:
- A lô, bác Hấn đấy ạ! Oái oăm quá!
Hấn cầm máy, hiểu cái choáng của chú Đắt, giáo sư Đắt, nhà đạo đức học sót lại tên là Đắt. Bèn an ủi:
- Chẳng có gì là oái oăm cả chú ạ. Đó là niềm tự hào bộ Den của anh em mình. Có khi còn hơn đứt cả truyền thống... ấy chứ!
Bà chị gái cũng điện:
- Chuyện của ông mà lan ra là không hay đâu. Cậu giỏi mồm mép,
Hấn nói:
- Chẳng có gì phải bịt chị ạ. Đó là niềm tự hào đấy! Nhất là cánh đực chúng em...
Buổi tối Hấn giấu vợ tìm đến một người bạn là giáo sư tiến sĩ y đầu ngành về nội khoa:
- Cụ anh gần chín mươi à? Hiện tượng như vậy là cực hiếm đấy. Mừng cho bộ Den của các anh. Nói đến cùng thì chỉ cái điều còn lại đó là đáng tự hào thôi, anh Hấn ạ!
Hấn hiểu, nhưng như có một luồng gió lạnh thổi qua người... Dù sao thì con người bố anh cũng chuyển qua thể ảo mộng rồi. Tức phần thực thì đã tàn, phần mộng thì cứ “đòi lấy vợ”. Dù sao cũng cứ vui. Hơn là bố bệnh, bố ngã, hoặc bố tâm thần như bao ông bố già lọm khọm khác trên cõi đời này.
Trời đầy sao, có chùm Thần Nông, chùm Tiểu Hùng tinh, Đại Hùng tinh... Riêng với Hấn và anh em Hấn như anh Túng trưởng ở xa và chú Đắt, đây là điềm báo Đại Hồng phúc. Rõ là như vậy.
Về nhà, cô vợ tinh tướng vỗ vỗ vai Hấn, như đọc thấu tất cả:
- Anh này dặt dẹo ngớ ngẩn thế mà sống đến một trăm tuổi nhé. Lại còn muốn lấy thêm vợ nhé!
Chùm sao Đại Hùng Tinh bất chợt nghiêng qua cửa sổ. Hấn cười: “Bộ Den di truyền này, rõ là vô địch”.

Làng Hương Mổ, đại lụt, 7.8.2001
Mẹ tôi...và trần gian
Mục lục và giới thiệu đôi nét về tác giả
P1 ... Và trần gian
Hạng mục cuối cùng
Đại hồng phúc
Gò ma
Binh pháp Tôn Tử
Cõi Ất Dậu
Đi xe Giao Thủy
Tước hiệu đàn ông
Võng mắc vào biển
Hổ phụ
Cát nóng
Nhớ thương tu hú
Tết quê PI - PII
Tết quê P- III
P -2 Mẹ Tôi
Mẹ Tôi P 5 - P 6 - P 7
Mẹ Tôi P 8- P 9
P 10 - P 11- P12 - P 13
P 14 - P 15
P 16
Phần Kết