watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mẹ tôi...và trần gian-Đi xe Giao Thủy - tác giả Phan Cung Việt Phan Cung Việt

Phan Cung Việt

Đi xe Giao Thủy

Tác giả: Phan Cung Việt

Ai đó bảo rằng xứ ta đặt tên đất tên người theo kiểu ăn theo nói leo, sinh ra những cái tên mòn sáo vô duyên. Người nói thế cũng do đi chưa nhiều, hiểu chưa sâu. Ngày nào tiếp quản Sài Gòn, tôi gặp một Giáo sư - Linh mục nói giọng Bắc: “Tổ tiên tôi ở ngoài đó, vùng Giao Thủy. Mỗi lần nghe đến cái tên đẹp đó là tôi nhớ lắm, mất ngủ đếnhai ba ngày đêm”. Tôi bảo: “Vâng, tôi cũng mê những cái tên đẹp vùng quê Ngài như Giao Thủy, Quất Lâm, Hải Hậu... Những cái tên thật mỹ lệ và bình dị, không đâu có!”. Vị này nói luôn: “Ông nói đúng, những cái tên đó xem ra hay hơn cả Tầu. Bởi vì nó là Hán tự nhưng đã được nhuận bởi cái hồn người Việt. Lại có cả mầu sắc Tây học và Thiên chúa...”. Tôi được thể nói luôn: “Ngài nói đúng. Tỷ như anh Tầu có Quế Lâm, nhưng ta là Quất Lâm. Tiếng Quất nghe mới đã!”...

Vị Linh mục nghe cách nói bặm trợn của cái anh vẻ như ít học, thì vội lùi ra, mắt buồn thăm thẳm nỗi nhớ quê hương Giao Thủy.

Vậy mà có ngày tôi về Giao Thủy!

Chiếc xe đò có bảng chữ “Giao Thủy - Quất Lâm” khắc màu xanh nước biển rất gợi, đậu chễm chệ trong lối cổng sắt bến xe Nam, trông rất lịch sự. Phía sau xe đủ chủng loại xếp theo hình nan quạt. Anh lái đội cái mũ cói, nói tỉnh bơ: “Xe chất lượng cao. Xin mời!”. Người nhà xe từ đâu túa ra. Đầu nói, mắt nói, mũi nói, miệng nói... Người nào cũng nhanh nhẩu, đội các loại mũ như người ở xứ biển Mêhicô xa xôi nào. Nước da nâu đen lạ lùng, chứng tỏ nắng gió và sức lực. Đầu buổi sáng còn nhọ mặt người, khách lờ phờ. Chưa kịp bước chân qua cửa sắt đã có bàn tay kéo, với những thanh âm tha thiết: “Giao Thủy! Giao Thủy đây!”.

Tôi nể tình anh lơ, cứ bước lên lên xe. Xe sang thật. Ghế hai người ngồi, bọc tấm nhựa trắng xóa. Phía trên có ảnh Đức Mẹ với những chùm điện như kim tuyến nhấp nháy liên hồi. Bên cạnh là chiếc đồng hồ tròn mạ vàng cỡ lớn. Hỏi: “Mấy giờ chạy?”. Lơ nói trịnh trọng: “Đúng sáu giờ mười phút!”. “Thế ở dưới Giao Thủy lên?”. “Dạ đúng mười hai giờ mười lăm phút!”. Mặt anh lơ nghiêm trang, tỉnh bơ. Khách cảm thấy vui vì được hẹn chính xác bằng phút. Thật hiếm có trong thời buổi này. Một chốc anh tài bước lên, đảo mắt nhìn khắp, rồi cúi xuống ảnh Đức Mẹ, đưa tay làm dấu Thánh rồi mới ngồi vào buồng lái. Máy nổ giòn giã rồi tắt lịm.

Sáu giờ mười lăm vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Bà đi buôn nằm dài từ khi chưa ai lên xe nói lấy lòng: “Chính xác tuyệt đối”. Giờ lại ngáp dài đổi giọng: “Dào, cũng tùy. Chẳng biết đâu được”. Người Bắc có lối nói đa hệ đa kênh, hiểu cách nào cũng được. Khoảng giữa có hai bà đi lễ, túi đầy vàng hương. Một chàng trai chừng hai mươi tuổi, ngón tay ngón chân dài yểu như chàng Sở Tử nước Tế trong phim Lã Bất Vi. Chàng tóc đen, kính đen, áo quần đen, cái áo lót hở ra cũng đen, giày đen. Đen tuốt, chắc là đang theo học một trường Dòng xứ Đạo địa phương. Cô gái ghế sau đầy chữ ngoại quốc trên ngực áo dệt trắng, mắt sắc như dao cau... Khách dạo này có vẻ ít.
Chẳng hiểu vì lẽ gì mà xe Giao Thủy lịch sự, sang thế, mà khách nào đi qua cũng đưa mắt liếc một cái dè chừng như người đi qua đám ma. Trước tình hình đó anh lái Giao Thủy lại rồ máy. Các xe phía sau đang xếp ngăn nắp theo hình nan quạt cũng nổ máy rồi lượn lên một chút. Kiểu lượn rất lạ, chẳng nhằm mục đích tranh cướp gì rõ rệt, chỉ điệu một chút như chàng trai quê đỏm dáng. Tức thì anh lái Giao Thủy cũng không vừa, bật to cái công tắc nhạc, những bài hát quen thuộc về vùng quê hương cất lên với giai điệu mạnh mẽ. Chàng trai áo đen thầy dòng nhíu lông mày khó chịu, nhìn đăm chiêu lên tượng Đức Mẹ. Xe vùng Giao Thủy, Quất Lâm, Hải Hậu... ra “đòn” như ra quân. Khiếp quá!

Bỗng phía đầu xe ầm lên như có đám cướp. Tôi vội bước xuống thì thấy một ông già ăn bận rất chỉn chu, mặt dài và gầy khô như một diễn viên điện ảnh già nhất của nước ta vẫn thường thấy trên tivi, một tay ôm chặt cái túi, một tay vung lên:

- Để tôi yên!

Hóa ra cụ lên cơn trước những cuộc níu kéo. Đầu tiên là anh lơ xe Giao Thủy, theo thói quen, ra đón cụ ở cổng sắt. Cụ như người hốt hoảng, lao qua cửa sắt: “Để tôi yên!”. Một chốc đám bán bánh mỳ, xôi lạc,... hè nhau níu kéo, cụ lại co chân chạy: “Để tôi yên!”...

Thấy tôi, biết không phải loại người lừa đảo, trộm cướp ở bến xe bến tầu, đang đứng với mấy anh xe Giao Thủy, cụ sà đến gần, mắt lơ láo hỏi:

- Đi Cầu Giẽ, giá tiền bao nhiêu, thưa các ông?

Tất cả im lặng. Cụ lại hỏi, lại im lặng. Năm, bảy lần, vẫn im lặng. Cụ gào lên:

- Ơ cái anh xe Giao Thủy lạ nhỉ. “Bí mật quốc gia” cả chiếc vé xe!...

Cụ không biết, đó là cái mẹo của anh xe Giao Thủy. Vấn đề là cứ lên xe, chạy cho ngon cho đúng giờ, còn chuyện tiền nong thì đừng có hỏi, vô tư đi. Chính xác tuyệt đối. Đi xe Giao Thủy là sướng được khoản ấy. Biết tôi cũng nóng lòng muốn biết giá vé, không thích lối “đi bài ù” đầy nghệ thuật của anh xe Giao Thủy, anh lơ đến bên cụ già, ân cần:

- Vậy cụ đi đâu nào?

- Cầu Giẽ!

- Quy định tám, chúng cháu lấy sáu. Cụ thấy xe Giao Thủy chưa nào?

Cụ già cũng không vừa, níu áo tôi:

- Đồng chí làm chứng cho tôi nhé. Tình đồng chí cốt nhờ nhau lúc này đấy!...

Nhìn qua ánh mắt, y phục và lời nói, biết cụ già bảy mươi tuổi này từng là người cán bộ căn cơ, nếu không nói là rất hách.

Xe chạy dọc quốc lộ 1, qua những cây cầu đang làm như hồi chiến tranh, qua những hồ sen thơm ngát. Xa xa giữa bạt ngàn ruộng lúa, là những tháp nhà thờ nhấp nhô. Chàng thầy dòng áo đen thấy cảnh đó thì mắt dại đi, rồi nhìn lên ảnh Đức Mẹ, miệng nói thầm những câu gì đó. Chứ bình thường tuyệt nhiên không hé miệng. Nhà xe đi thu tiền một lượt từ trên xuống dưới. Bỗng có tiếng la ó:

- Ông ơi! Đồng chí gì ơi!

Tất cả nhìn lên. Vẫn cụ già ấy.

- Đồng chí gì ơi, làm chứng cho tôi! Ngồi đâu nhỉ. Hồi nãy mới giao kèo là sáu đồng, giờ đòi mười đồng!

Nhà xe vẫn cương, dứt khoát đòi tiền. Cụ già đứng dậy gào lên:

- Đời tôi toàn bị lừa!...

ầm ỹ cả khoang lên. Anh lái xe thấy vậy nhìn vào ảnh Đức Mẹ, đưa tay chạm vào ngực. Xe láng đi một cái. Nhìn sang, chàng thanh niên áo quần đen cũng nhìn ảnh Đức Mẹ, cũng ấn tay vào ngực, chỉ khác miệng lầm rầm: “Bằng an cho chúng con. Amen!”. Thần sắc anh lái và chàng rất giống nhau lúc này.

Cụ già lại gào lên: “Nhất định tôi không chịu. Sáu đồng là sáu đồng. Tôi sẽ kiện lên tận cấp trên”. Cô gái bây giờ mới cười to lên. Người bàn vé chẳng hiểu ma mãnh hay có cáimẹo của người Giao Thủy, hỏi lại: “Vậy cụ xuống đâu?”. “Đã bảo: Cầu Giẽ!”. Người bán vé vội nói: “Vậy thì nhà xe Giao Thủy xin lỗi cụ. Tưởng cụ xuống tận cầu Bằng Khê. Chúng tôi cứ là công bằng văn minh!...

Chờ cho đến Cầu Giẽ cụ già xuống, mọi người mới thở phào nhẹ nhóm, như tránh được món nợ. Tôi thấy thương cụ già bảy mươi tuổi. Chàng áo quần đen bây giờ mới nói, mắt mơ màng nhìn lên ô vuông trời xanh trên trần xe:

- Người vô thần, cuối đời thường hoảng loạn!

Tôi ngứa miệng:

- Thanh niên, sao cậu nói như người già vậy?

Bèn đáp lễ phép:

- Thưa, đúng vậy ạ!

Nhìn vào mắt tôi thấy vẻ hờn giận thương xót khác thường, chàng ta động lòng:

- Cháu về chào quê ngoại bên Giao Thủy. Mai cháu đi tầu vào Sài Gòn thăm người ông họ đi từ lâu, giờ là Linh mục ở Xứ đạo Kỳ Đồng!

Tôi giật bắn mình:

- Cụ quê Giao Thủy?

- Vâng!

- Cụ là Giáo sư Linh mục?

- Sao thế ạ? Sao chú đoán như thánh hiền vậy ạ?

Tôi im lặng hoàn toàn.

Bèn hỏi cậu học sinh trường Dòng:

- Vậy quê cậu ở đâu?

- Dạ thưa, quê nội bên Thái Bình. Cụ Tổ năm đời của cháu xưa từng đi xứ sang tận Mỹ đấy ạ!

Tôi lại giật mình, nghĩ đến chuyện cụ Bùi Viện xa xưa. Chẳng hiểu thực hư thế nào cả!

Xe chạy dọc những con đường vừa qua trận lũ, phù sa đỏ ngầu. Xa xa là những tháp nhà thờ xứ Giao Thủy. Biết sắp chia tay, chàng nói:

- Bộ y phục này là của nhà Xứ may cho cháu, để cháu đi tìm gặp ông!

Sau một hồi còi, như lời chào từ biệt, anh lái nghiêng người về phía ảnh Đức Mẹ, chàng bận quần áo đen cũng làm như vậy. Họ đều đưa tay làm dấu Thánh, thở phào như một sự an lành...

Như cả xứ biển Giao Thủy cất lên một tiếng: Amen!


Giao Thủy, phòng 303, sau lụt lớn, 11.8.2001
Mẹ tôi...và trần gian
Mục lục và giới thiệu đôi nét về tác giả
P1 ... Và trần gian
Hạng mục cuối cùng
Đại hồng phúc
Gò ma
Binh pháp Tôn Tử
Cõi Ất Dậu
Đi xe Giao Thủy
Tước hiệu đàn ông
Võng mắc vào biển
Hổ phụ
Cát nóng
Nhớ thương tu hú
Tết quê PI - PII
Tết quê P- III
P -2 Mẹ Tôi
Mẹ Tôi P 5 - P 6 - P 7
Mẹ Tôi P 8- P 9
P 10 - P 11- P12 - P 13
P 14 - P 15
P 16
Phần Kết