Chương 2
Tác giả: R. L. Stevenson
Mùa đông năm ấy rất lạnh, tuyết to, bão lớn. Bệnh tình cha tôi không còn hy vọng qua khỏi mùa đông. Tất cả công việc nhà đều đổ vào vai hai mẹ con tôi, nên chúng tôi cũng không còn đâu thì giờ rỗi để gặp ông khách khả ố ấy nữa. Tháng giêng, một buổi sáng rét buốt, tuyết phủ trắng bến tàu, sóng vỗ nhẹ trên đá, mặt trời vừa nhô lên đầu núi, chiếu sáng mặt biển xa. Viên chúa tàu dậy sớm hơn thường lệ. Hắn đi ra biển, con dao dài lủng lẳng, ống nhòm dưới nách, mũ hất ngược ra sau. Tôi nhớ khi hắn đi khuất sau tảng đá, tôi còn nghe tiếng hắn thở phì phò gầm gừ như đương cơn tức. Lúc bấy giờ tôi đương lúi húi dọn cơm sáng sẵn để hắn về ăn. Chợt cửa mở, một người lạ mặt bước vào. Mặt hắn xanh sạm, bàn tay trái cụt hai ngón. Hắn không giống người đi biển nhưng có vẻ làm cho người ta phải nhớ đến biển. Hắn bảo hắn muốn dùng "rum". Tôi sắp đi lấy thì hắn ra hiệu bảo tôi đến gần. Tôi dừng lại. Hắn gọi:
-Lại đây chú bé! Lại gần đây! Rồi hắn hỏi:
-Bàn ăn này có phải của ông bạn Bin không? Tôi bảo không biết ai tên là Bin, mà đây là bàn của người khách trọ thường gọi là ông chúa tàu.
-Phải, phải! Chúa tàu cũng đúng! ông ta có cái sẹo ở má trái, tính ông ta vui đáo để, nhất là khi ông ấy say, phải không nào? Đúng đứt đi chứ lị! Thế ông Bin có nhà không?
-Đi vắng rồi.
-Đi đâu? Đi về lối nào? Nhìn lối tôi chỉ xong, người khách lạ ngồi lại, mắt hau háu nhìn ra bến như mèo rình chuột. Vừa lúc tôi chạy ra đường, hắn gọi giật ngay; tôi chưa kịp vào, hắn rủa một tiếng làm tôi mất hồn. Khi tôi vào rồi, hắn trở lại nhã nhặn, vỗ vai tôi, khen tôi là đứa trẻ ngoan và bảo hắn thích tôi lắm:
-Tao cũng có đứa con trai giống mày như đúc. Nhưng đã là con trai thì phải biết nghe lời, nghe không con? à đây rồi, ông Bin đã về kia. Tao với mày hãy vào buồng nấp sau cửa này để cho ông ta một mẻ hết vía chơi. Nói thế rồi hắn lôi tôi vào buồng nấp sau cánh cửa bỏ ngỏ; hắn để tôi đứng sau lưng, tay hắn sờ vào chuôi dao sau áo. Một chốc, tên chúa tàu bước vào, đóng sầm cửa rồi bước thẳng lại bàn ăn.
-Bin!
-Người lạ lên tiếng gọi, cố lấy giọng cho to, cho dõng dạc. Viên chúa tàu quay lại. Mặt hắn biến sắc tái mét. Mắt hắn thất thần, người hắn bỗng chốc trở nên già sọm. Người lạ lại nói:
-Anh Bin, anh còn nhận ra người bạn cũ này chứ? Viên chúa tàu hổn hển thở phào một tiếng:
-Hắc Cẩu!
-Không Hắc Cẩu thì còn ai vào đây nữa. Chao! Anh Bin ơi! Từ khi tôi mất hai ngón tay này, hai chúng ta đã gặp bao chuyện trên đời! Hắn vừa nói vừa giơ bàn tay trái cụt ngón ra. Viên chúa tàu nói:
-Thôi! Anh đã tìm được tôi... Muốn gì nói đi!
-Bin, anh nói đúng! Để tôi bảo cậu bé đáng yêu này lấy cốc "rum", rồi chúng ta sẽ nói chuyện với nhau như những người bạn cũ. Khi tôi mang rượu vào, Hắc Cẩu bảo tôi ra và không được đứng nghe ở cửa. Tôi ra ngoài quầy, cố lắng tai nhưng chỉ nghe tiếng rì rầm, một vài tiếng chửi rủa của viên chúa tàu. Thốt nhiên có tiếng bàn ghế đổ, tiếp theo là tiếng dao loảng xoảng rồi tiếng kêu thất thanh. Một chốc, tôi thấy Hắc Cẩu chạy ra, tên chúa tàu đuổi sát sau, vai Hắc Cẩu máu đổ ròng ròng. Đến cửa ngoài, viên chúa tàu giơ dao chém bổ xuống nhưng lưỡi dao vướng vào tấm biển hàng. Hắc Cẩu thoát ra ngoài, chạy biến mất sau gò. Còn viên chúa tàu giụi mắt đứng ngơ ngác rồi vào nhà. Hắn gọi tôi:
-Dim! Đem "rum" đây!
Hắn vừa nói vừa lảo đảo, tay dựa vào tường. Tôi bàng hoàng chạy đi lấy rượu. Bỗng nghe tiếng đánh thịch trong phòng. Tôi vào thì đã thấy tên chúa tàu nằm dài sóng sượt, bất tỉnh nhân sự. Lúc ấy mẹ tôi nghe tiếng chạy xuống. Chúng tôi nâng cao đầu hắn lên. Mẹ tôi kêu:
-ối giời! Khổ ơi là khổ! Lại còn bố mày ốm nằm liệt trên kia! Giữa lúc chúng tôi đang bối rối thì cánh cửa mở, bác sĩ Ly bước vào. Trông thấy bác sĩ, chúng tôi mừng khôn xiết. Tôi vội nói:
-Thưa bác sĩ, không hiểu lão bị thương ở đâu mà chết cứng thế này. Bác sĩ điềm nhiên bảo:
-Bị thương gì! Hắn lên chứng động kinh đấy.
-Giọng ông trở nên ân cần ấm cúng.
-Còn bà, thôi hãy lên với ông nhà; đừng để ông nhà biết chuyện này. Tôi sẽ cố chạy chữa cho hắn. Nào cậu Dim! Đi lấy cái thau đây. Khi tôi đem thau lại thì bác sĩ đã xắn cánh tay áo hắn lên. Trên cánh tay lực lưỡng có trổ nhiều dòng chữ:
“Thuận buồm xuôi gió", "Tai qua nạn khỏi", "Bin-bôn cóc cần". Bác sĩ bảo:
-Cậu cầm lấy chậu thau. Nào thử xem máu anh này ra sao. Nói thế rồi bác sĩ cầm dao chích vào mạch máu hắn. Khi máu chảy ra nhiều, hắn mới tỉnh dần và kêu lên:
-Hắc Cẩu đâu rồi?
-Chẳng có Hắc Cẩu đâu. Hắc Cẩu chỉ ở trong lương tâm của anh thôi!
-Bác sĩ đáp.
-Anh uống quá nhiều "rum" nên mắc phải chứng kinh phong đấy. Và bây giờ, ông Bin-bôn...
-Tên ấy không phải tên tôi
-Hắn vội nói. Bác sĩ bảo:
-Muốn tên gì cũng được. Tên ấy là tên một thằng cướp biển mà tôi từng biết! Tôi chỉ khuyên anh một điều: một cốc rượu "rum" chưa can gì, nhưng nếu cứ chén trong kéo chén ngoài thì có ngày anh đi đứt. Hiểu chưa? Thôi bây giờ anh cố gượng, tôi đưa anh lên buồng ngủ. Khó nhọc lắm, chúng tôi mới vực được hắn lên giường. Hắn nằm thiêm thiếp. Bác sĩ kéo tôi ra:
-Không hề gì đâu, tôi đã lấy khá nhiều máu ở cánh tay hắn để hắn phải nằm yên ít lâu. Như thế cũng yên cho hắn mà cũng yên cho gia đình cậu. Chỉ lên cơn một lần nữa là hắn đi đời.
Mùa đông năm ấy rất lạnh, tuyết to, bão lớn. Bệnh tình cha tôi không còn hy vọng qua khỏi mùa đông. Tất cả công việc nhà đều đổ vào vai hai mẹ con tôi, nên chúng tôi cũng không còn đâu thì giờ rỗi để gặp ông khách khả ố ấy nữa. Tháng giêng, một buổi sáng rét buốt, tuyết phủ trắng bến tàu, sóng vỗ nhẹ trên đá, mặt trời vừa nhô lên đầu núi, chiếu sáng mặt biển xa. Viên chúa tàu dậy sớm hơn thường lệ. Hắn đi ra biển, con dao dài lủng lẳng, ống nhòm dưới nách, mũ hất ngược ra sau. Tôi nhớ khi hắn đi khuất sau tảng đá, tôi còn nghe tiếng hắn thở phì phò gầm gừ như đương cơn tức. Lúc bấy giờ tôi đương lúi húi dọn cơm sáng sẵn để hắn về ăn. Chợt cửa mở, một người lạ mặt bước vào. Mặt hắn xanh sạm, bàn tay trái cụt hai ngón. Hắn không giống người đi biển nhưng có vẻ làm cho người ta phải nhớ đến biển. Hắn bảo hắn muốn dùng "rum". Tôi sắp đi lấy thì hắn ra hiệu bảo tôi đến gần. Tôi dừng lại. Hắn gọi:
-Lại đây chú bé! Lại gần đây! Rồi hắn hỏi:
-Bàn ăn này có phải của ông bạn Bin không? Tôi bảo không biết ai tên là Bin, mà đây là bàn của người khách trọ thường gọi là ông chúa tàu.
-Phải, phải! Chúa tàu cũng đúng! ông ta có cái sẹo ở má trái, tính ông ta vui đáo để, nhất là khi ông ấy say, phải không nào? Đúng đứt đi chứ lị! Thế ông Bin có nhà không?
-Đi vắng rồi.
-Đi đâu? Đi về lối nào? Nhìn lối tôi chỉ xong, người khách lạ ngồi lại, mắt hau háu nhìn ra bến như mèo rình chuột. Vừa lúc tôi chạy ra đường, hắn gọi giật ngay; tôi chưa kịp vào, hắn rủa một tiếng làm tôi mất hồn. Khi tôi vào rồi, hắn trở lại nhã nhặn, vỗ vai tôi, khen tôi là đứa trẻ ngoan và bảo hắn thích tôi lắm:
-Tao cũng có đứa con trai giống mày như đúc. Nhưng đã là con trai thì phải biết nghe lời, nghe không con? à đây rồi, ông Bin đã về kia. Tao với mày hãy vào buồng nấp sau cửa này để cho ông ta một mẻ hết vía chơi. Nói thế rồi hắn lôi tôi vào buồng nấp sau cánh cửa bỏ ngỏ; hắn để tôi đứng sau lưng, tay hắn sờ vào chuôi dao sau áo. Một chốc, tên chúa tàu bước vào, đóng sầm cửa rồi bước thẳng lại bàn ăn.
-Bin!
-Người lạ lên tiếng gọi, cố lấy giọng cho to, cho dõng dạc. Viên chúa tàu quay lại. Mặt hắn biến sắc tái mét. Mắt hắn thất thần, người hắn bỗng chốc trở nên già sọm. Người lạ lại nói:
-Anh Bin, anh còn nhận ra người bạn cũ này chứ? Viên chúa tàu hổn hển thở phào một tiếng:
-Hắc Cẩu!
-Không Hắc Cẩu thì còn ai vào đây nữa. Chao! Anh Bin ơi! Từ khi tôi mất hai ngón tay này, hai chúng ta đã gặp bao chuyện trên đời! Hắn vừa nói vừa giơ bàn tay trái cụt ngón ra. Viên chúa tàu nói:
-Thôi! Anh đã tìm được tôi... Muốn gì nói đi!
-Bin, anh nói đúng! Để tôi bảo cậu bé đáng yêu này lấy cốc "rum", rồi chúng ta sẽ nói chuyện với nhau như những người bạn cũ. Khi tôi mang rượu vào, Hắc Cẩu bảo tôi ra và không được đứng nghe ở cửa. Tôi ra ngoài quầy, cố lắng tai nhưng chỉ nghe tiếng rì rầm, một vài tiếng chửi rủa của viên chúa tàu. Thốt nhiên có tiếng bàn ghế đổ, tiếp theo là tiếng dao loảng xoảng rồi tiếng kêu thất thanh. Một chốc, tôi thấy Hắc Cẩu chạy ra, tên chúa tàu đuổi sát sau, vai Hắc Cẩu máu đổ ròng ròng. Đến cửa ngoài, viên chúa tàu giơ dao chém bổ xuống nhưng lưỡi dao vướng vào tấm biển hàng. Hắc Cẩu thoát ra ngoài, chạy biến mất sau gò. Còn viên chúa tàu giụi mắt đứng ngơ ngác rồi vào nhà. Hắn gọi tôi:
-Dim! Đem "rum" đây!
Hắn vừa nói vừa lảo đảo, tay dựa vào tường. Tôi bàng hoàng chạy đi lấy rượu. Bỗng nghe tiếng đánh thịch trong phòng. Tôi vào thì đã thấy tên chúa tàu nằm dài sóng sượt, bất tỉnh nhân sự. Lúc ấy mẹ tôi nghe tiếng chạy xuống. Chúng tôi nâng cao đầu hắn lên. Mẹ tôi kêu:
-ối giời! Khổ ơi là khổ! Lại còn bố mày ốm nằm liệt trên kia! Giữa lúc chúng tôi đang bối rối thì cánh cửa mở, bác sĩ Ly bước vào. Trông thấy bác sĩ, chúng tôi mừng khôn xiết. Tôi vội nói:
-Thưa bác sĩ, không hiểu lão bị thương ở đâu mà chết cứng thế này. Bác sĩ điềm nhiên bảo:
-Bị thương gì! Hắn lên chứng động kinh đấy.
-Giọng ông trở nên ân cần ấm cúng.
-Còn bà, thôi hãy lên với ông nhà; đừng để ông nhà biết chuyện này. Tôi sẽ cố chạy chữa cho hắn. Nào cậu Dim! Đi lấy cái thau đây. Khi tôi đem thau lại thì bác sĩ đã xắn cánh tay áo hắn lên. Trên cánh tay lực lưỡng có trổ nhiều dòng chữ:
“Thuận buồm xuôi gió", "Tai qua nạn khỏi", "Bin-bôn cóc cần". Bác sĩ bảo:
-Cậu cầm lấy chậu thau. Nào thử xem máu anh này ra sao. Nói thế rồi bác sĩ cầm dao chích vào mạch máu hắn. Khi máu chảy ra nhiều, hắn mới tỉnh dần và kêu lên:
-Hắc Cẩu đâu rồi?
-Chẳng có Hắc Cẩu đâu. Hắc Cẩu chỉ ở trong lương tâm của anh thôi!
-Bác sĩ đáp.
-Anh uống quá nhiều "rum" nên mắc phải chứng kinh phong đấy. Và bây giờ, ông Bin-bôn...
-Tên ấy không phải tên tôi
-Hắn vội nói. Bác sĩ bảo:
-Muốn tên gì cũng được. Tên ấy là tên một thằng cướp biển mà tôi từng biết! Tôi chỉ khuyên anh một điều: một cốc rượu "rum" chưa can gì, nhưng nếu cứ chén trong kéo chén ngoài thì có ngày anh đi đứt. Hiểu chưa? Thôi bây giờ anh cố gượng, tôi đưa anh lên buồng ngủ. Khó nhọc lắm, chúng tôi mới vực được hắn lên giường. Hắn nằm thiêm thiếp. Bác sĩ kéo tôi ra:
-Không hề gì đâu, tôi đã lấy khá nhiều máu ở cánh tay hắn để hắn phải nằm yên ít lâu. Như thế cũng yên cho hắn mà cũng yên cho gia đình cậu. Chỉ lên cơn một lần nữa là hắn đi đời.