Chương 9
Tác giả: R. L. Stevenson
Cả đêm bận rộn thu dọn, tôi mệt lả. Nhưng khi gần sáng, lúc sắp nhổ neo, tôi vẫn cố đứng trên boong. Điều gì với tôi cũng mới lạ: từ tiếng còi rúc, tiếng lệnh truyền, đến những chấm đèn ló chạy đi chạy lại. Một thủy thủ bảo:
-Bác bếp hát cho nghe một bài nào! Một tên khác nhắc:
-Bài hát cổ ấy!
-Được, được! Không phải nhắc! Gã Xin-ve nói xong, cất giọng hát cái bài hát man rợ mà tôi nghe đã chán ngấy: Mười lăm thằng trên hòm người chết, ỳ a, ỳ a... Đến tiếng "ỳ a" cuối cùng, cả bọn đều xô nhau đẩy trục. Trước cảnh ấy, tôi bồi hồi nhớ đến quán cơm nhà. Tôi tưởng như viên chúa tàu khi xưa đang hét vang. Khi chiếc neo ướt đẫm đã treo lủng lẳng đằng trước mũi, tàu bắt đầu giương buồm. Hai bên bến lùi dần, tàu bắt đầu ra khơi đi tìm hòn đảo giấu vàng. Chuyến đi bình yên vô sự. Tàu tốt, thủy thủ thạo nghề, viên thuyền trưởng tỏ ra một tay cừ. Nhưng trước khi đến đảo, đã xảy ra vài chuyện đáng kể. Trước tiên là viên phó thuyền tỏ ra rất bậy bạ. ông ta không có một chút uy tín trong đám thủy thủ. Tàu chạy được vài ngày, ông trèo lên boong, rượu say bí tỉ. Chúng tôi 45 46 không hiểu ông mò đâu ra rượu. Đó là điều bí mật. Và đã xảy ra việc này... Một đêm sóng to gió lớn, ông ta đã biến mất xuống biển. Chẳng ai lạ mà cũng chẳng ai thương tiếc. Trên tàu thành ra thiếu một viên phó thuyền. Phải thăng chức phó thuyền cho một thủy thủ giỏi hơn cả tên là An-đe-sơn. Thêm có ông Chi đã từng đi biển nên cũng phụ vào. Lại còn một lão thủy thủ già tên là Han, một người mưu trí mà lịch lãm, có thể trông cậy được. Han là bạn thân của gã Xin-ve. Còn gã Xin-ve thì vẫn chống đầu nạng vào nách, theo nhịp tàu lắc lư, đứng nấu ăn như đứng trên đất bằng. Hắn chỉ dùng cái băng choàng qua cổ, đưa nạng qua lại đi thoăn thoắt như người thường. Tất cả thủy thủ đều kính trọng hắn. Hắn đối xử với mỗi người một cách và tỏ ra rất tốt bụng. Hắn giữ bếp rất sạch, đĩa treo bóng nhoáng. Con vẹt trong lồng để vào một xó. Đối với tôi, hắn hết sức tử tế. Thấy mặt tôi, hắn đã đon đả:
-Cậu Dim, lại đây! Chuyện gẫu với nhau một chút nào. Ngồi xuống đây. Tôi gọi con vẹt của tôi là Phơ-linh, tên cái lão hải tặc lừng tiếng ấy. Cậu xem Phơ-linh sắp nói chuyện với ta đấy! Gã vừa dứt lời, con vẹt liền nói liến thoắng:
-Đồng ăn tám! Đồng ăn tám!
-Thôi im đi!
-Gã vừa nói vừa lấy đường trong túi cho chim ăn.
-Cậu ạ, con chim này nó thấy vô khối chuyện lạ. Nó học được câu ấy trong lúc người ta chia tiền. Con vẹt vừa ăn đường vừa mổ vào lồng, vừa thề vừa rủa rất đanh ác. Gã lại bảo:
-Con chim già vô tội này cứ nguyền rủa như người vô đạo. Lạy Chúa! Nói xong, gã đưa tay ra như làm dấu, khiến tôi tưởng gã là một người đạo đức không ai bằng. Trong khi đi đường, viên thuyền trưởng và ông Chi vẫn không ưa nhau ra mặt. ông Chi rất chiều chuộng thủy thủ. Hễ có cuộc vui gì là cả bọn đều được uống nước chanh pha rượu mạnh. Có khi ông cho họ uống cả "rum". Biết được ngày sinh nhật một người nào đó, ông liền mở ngay một thùng trái lê ở hầm tàu, ai ăn bao nhiêu tùy thích. Thấy thế, viên thuyền trưởng bảo bác sĩ:
-Làm như vậy chẳng hay ho gì, chỉ tổ làm cho họ hư!
Nhưng cái thùng lê này rất được việc cho chúng tôi. Các bạn sẽ thấy có lẽ nhờ nó mà chúng tôi thoát chết. Số là ngày ấy tàu đã gần tới đích. Chậm lắm là sáng hôm sau đã trông thấy được đảo. Chiều hôm ấy, làm xong việc, tôi bỗng thấy thèm ăn lê. Tôi chạy lên boong. Mọi người đều đứng đằng mũi ngóng về phía đảo. Chung quanh không một tiếng động ngoài tiếng sóng vỗ mạn tàu và tiếng anh chàng bẻ lái đương huýt sáo. Tôi chui tọt vào thùng lê, nhưng sờ mãi không còn một quả. Ngồi trong thùng tối om, tàu đưa lúc lắc, tôi thấy thu thú. Chợt có người ngồi phịch xuống cạnh thùng. Chiếc thùng lay chuyển, hình như có người tựa vào. Tôi định bò ra thì liền nghe tiếng hắn nói với một người nào đó. Tôi nhận ngay ra tiếng của gã Xin-ve. Mới nghe vài ba câu đầu, tôi đã nhận thấy ngay không phải câu chuyện thường... Tôi nằm thu mình trong thùng lắng nghe, phần sợ chúng biết, phần tò mò kích thích. Vì chỉ qua vài ba câu đầu ấy tôi đã hiểu rằng giờ đây tất cả số phận của những người lương thiện trên tàu, tất cả hoài bão của chúng tôi đều trông vào tôi cả.
Cả đêm bận rộn thu dọn, tôi mệt lả. Nhưng khi gần sáng, lúc sắp nhổ neo, tôi vẫn cố đứng trên boong. Điều gì với tôi cũng mới lạ: từ tiếng còi rúc, tiếng lệnh truyền, đến những chấm đèn ló chạy đi chạy lại. Một thủy thủ bảo:
-Bác bếp hát cho nghe một bài nào! Một tên khác nhắc:
-Bài hát cổ ấy!
-Được, được! Không phải nhắc! Gã Xin-ve nói xong, cất giọng hát cái bài hát man rợ mà tôi nghe đã chán ngấy: Mười lăm thằng trên hòm người chết, ỳ a, ỳ a... Đến tiếng "ỳ a" cuối cùng, cả bọn đều xô nhau đẩy trục. Trước cảnh ấy, tôi bồi hồi nhớ đến quán cơm nhà. Tôi tưởng như viên chúa tàu khi xưa đang hét vang. Khi chiếc neo ướt đẫm đã treo lủng lẳng đằng trước mũi, tàu bắt đầu giương buồm. Hai bên bến lùi dần, tàu bắt đầu ra khơi đi tìm hòn đảo giấu vàng. Chuyến đi bình yên vô sự. Tàu tốt, thủy thủ thạo nghề, viên thuyền trưởng tỏ ra một tay cừ. Nhưng trước khi đến đảo, đã xảy ra vài chuyện đáng kể. Trước tiên là viên phó thuyền tỏ ra rất bậy bạ. ông ta không có một chút uy tín trong đám thủy thủ. Tàu chạy được vài ngày, ông trèo lên boong, rượu say bí tỉ. Chúng tôi 45 46 không hiểu ông mò đâu ra rượu. Đó là điều bí mật. Và đã xảy ra việc này... Một đêm sóng to gió lớn, ông ta đã biến mất xuống biển. Chẳng ai lạ mà cũng chẳng ai thương tiếc. Trên tàu thành ra thiếu một viên phó thuyền. Phải thăng chức phó thuyền cho một thủy thủ giỏi hơn cả tên là An-đe-sơn. Thêm có ông Chi đã từng đi biển nên cũng phụ vào. Lại còn một lão thủy thủ già tên là Han, một người mưu trí mà lịch lãm, có thể trông cậy được. Han là bạn thân của gã Xin-ve. Còn gã Xin-ve thì vẫn chống đầu nạng vào nách, theo nhịp tàu lắc lư, đứng nấu ăn như đứng trên đất bằng. Hắn chỉ dùng cái băng choàng qua cổ, đưa nạng qua lại đi thoăn thoắt như người thường. Tất cả thủy thủ đều kính trọng hắn. Hắn đối xử với mỗi người một cách và tỏ ra rất tốt bụng. Hắn giữ bếp rất sạch, đĩa treo bóng nhoáng. Con vẹt trong lồng để vào một xó. Đối với tôi, hắn hết sức tử tế. Thấy mặt tôi, hắn đã đon đả:
-Cậu Dim, lại đây! Chuyện gẫu với nhau một chút nào. Ngồi xuống đây. Tôi gọi con vẹt của tôi là Phơ-linh, tên cái lão hải tặc lừng tiếng ấy. Cậu xem Phơ-linh sắp nói chuyện với ta đấy! Gã vừa dứt lời, con vẹt liền nói liến thoắng:
-Đồng ăn tám! Đồng ăn tám!
-Thôi im đi!
-Gã vừa nói vừa lấy đường trong túi cho chim ăn.
-Cậu ạ, con chim này nó thấy vô khối chuyện lạ. Nó học được câu ấy trong lúc người ta chia tiền. Con vẹt vừa ăn đường vừa mổ vào lồng, vừa thề vừa rủa rất đanh ác. Gã lại bảo:
-Con chim già vô tội này cứ nguyền rủa như người vô đạo. Lạy Chúa! Nói xong, gã đưa tay ra như làm dấu, khiến tôi tưởng gã là một người đạo đức không ai bằng. Trong khi đi đường, viên thuyền trưởng và ông Chi vẫn không ưa nhau ra mặt. ông Chi rất chiều chuộng thủy thủ. Hễ có cuộc vui gì là cả bọn đều được uống nước chanh pha rượu mạnh. Có khi ông cho họ uống cả "rum". Biết được ngày sinh nhật một người nào đó, ông liền mở ngay một thùng trái lê ở hầm tàu, ai ăn bao nhiêu tùy thích. Thấy thế, viên thuyền trưởng bảo bác sĩ:
-Làm như vậy chẳng hay ho gì, chỉ tổ làm cho họ hư!
Nhưng cái thùng lê này rất được việc cho chúng tôi. Các bạn sẽ thấy có lẽ nhờ nó mà chúng tôi thoát chết. Số là ngày ấy tàu đã gần tới đích. Chậm lắm là sáng hôm sau đã trông thấy được đảo. Chiều hôm ấy, làm xong việc, tôi bỗng thấy thèm ăn lê. Tôi chạy lên boong. Mọi người đều đứng đằng mũi ngóng về phía đảo. Chung quanh không một tiếng động ngoài tiếng sóng vỗ mạn tàu và tiếng anh chàng bẻ lái đương huýt sáo. Tôi chui tọt vào thùng lê, nhưng sờ mãi không còn một quả. Ngồi trong thùng tối om, tàu đưa lúc lắc, tôi thấy thu thú. Chợt có người ngồi phịch xuống cạnh thùng. Chiếc thùng lay chuyển, hình như có người tựa vào. Tôi định bò ra thì liền nghe tiếng hắn nói với một người nào đó. Tôi nhận ngay ra tiếng của gã Xin-ve. Mới nghe vài ba câu đầu, tôi đã nhận thấy ngay không phải câu chuyện thường... Tôi nằm thu mình trong thùng lắng nghe, phần sợ chúng biết, phần tò mò kích thích. Vì chỉ qua vài ba câu đầu ấy tôi đã hiểu rằng giờ đây tất cả số phận của những người lương thiện trên tàu, tất cả hoài bão của chúng tôi đều trông vào tôi cả.