Chương 21
Tác giả: R. L. Stevenson
Tôi vừa bám được vào cái đòn buồm đằng mũi thì cánh buồm vụt quay theo luồng gió khác, đập đùng đùng như tiếng đạn nổ. Con tàu bị rung chuyển đến tận đáy. Một lát sau, cánh buồm quật lên một lần cuối cùng rồi buông rủ xuống. Cánh buồm quay ngang làm tôi xuýt rơi xuống biển. Tôi vội vàng bò men theo cái đòn ngang, rồi buông mình để rơi xuống boong tàu. Tôi ở trên sàn tàu đằng mũi, đứng đầu hướng gió. Cánh buồm to trước mặt vẫn căng thẳng che lấp, không cho tôi trông thấy một phần boong sau. Đằng mũi chẳng thấy bóng một người nào. Sàn tàu không ai cọ rửa từ khi bọn chúng nổi loạn. Trên sàn gỗ thấy đầy vết chân; một cái chai không đã gãy cổ, lăn lông lốc từ góc này đến góc nọ. Thốt nhiên tàu đi thẳng vào luồng gió mạnh. Sau lưng tôi, những cánh buồm đằng mũi chuyển động ầm ầm, tay lái kêu răng rắc, con tàu chồm lên dữ dội. Cùng lúc ấy, cánh buồm lớn trên cột cái quay về sau, ròng rọc kêu rít lên, để lộ rõ cả khoảng boong sau lái. Hai tên canh tàu đều ở đấy cả. Tên giặc đội mũ đỏ nằm ngửa, cứng đờ như khúc gỗ, hai tay dang thẳng thành hình thập ác, mồm há hốc, trông thấy cả răng. Còn lão Han thì ngồi tựa vào bao lơn, đầu rũ xuống ngực, tay chống xuống sàn tàu, mặt mũi bơ phờ tái nhợt. Mỗi lượt tàu nghiêng ngả, tên giặc mũ đỏ bị xô từ góc này đến góc kia; nhưng có một điều khủng khiếp, là dù cho tàu có xô mạnh đến đâu, hắn vẫn nằm sải tay như cũ, hai hàm răng vẫn nhe ra. Tôi thấy trên sàn tàu chung quanh bọn chúng những vệt máu thẫm. Tôi biết ngay chúng đã thịt lẫn nhau giữa cơn say điên loạn. Tôi đương mở to mắt ngạc nhiên nhìn cảnh tượng ấy thì trời bỗng im gió, con tàu lại đứng yên một chỗ. Lão Han vừa rên vừa cố quay người lại nhưng không gượng nổi, lão lại gục xuống. Những tiếng rền rĩ của hắn, cái mồm há hốc, quai hàm trễ xuống, tỏ ra hắn đau đớn đến cùng độ và đã kiệt sức. Trong một phút, tôi bỗng động lòng thương. Nhưng nhớ ngay lại những lời lão thốt ra mà tôi đã nghe được khi nấp trong thùng lê, tôi chẳng còn thương xót một tí nào nữa. Tôi bước xuống đằng lái, đến ngay trước mặt lão, gọi giọng chế giễu:
-ông Han! Dậy đi! Hắn lờ đờ nhìn tôi, nhưng vì mệt quá nên cũng không thổ lộ được vẻ ngạc nhiên. Hắn chỉ rền rĩ được một tiếng:
“Rượu!". Tôi nhìn hắn và biết hắn không còn sức lực để cử động nữa. Tôi không muốn để mất thì giờ trong lúc này, nên rảo bước ra sau cái cột cái, tránh cánh buồm đương phơ phất trên mặt boong tàu. Tôi lần xuống cầu thang và bước vào buồng tàu. Cả một cảnh tượng hết sức hỗn độn bày ra trước mắt. Những tủ khóa đều bị chúng nạy tung để tìm tấm bản đồ giấu của. Sàn tàu giây đầy vết bùn. Chắc hẳn bọn giặc đã đi sục trong các vũng lầy chung quanh khu trại trên bờ của chúng, rồi xuống tụ tập ở đây để uống rượu và bàn bạc. Tôi đi vào trong buồng chứa rượu, thấy đã mất nhiều thùng. Chúng đã phá ra gần hết. Chai không bỏ ngổn ngang chất đống. Chắc hẳn từ lúc nổi loạn đến giờ, không một đứa nào trong bọn chúng thoát được con bệnh ma men. Lục mãi, tôi mới tìm được cho lão Han một chai rượu đã uống dở; còn về phần tôi, tôi tìm được bánh quy, ít mứt, một chùm nho lớn và một mẩu phó mát. Tôi lại trèo lên boong, mang theo các thức ấy lên và đặt vào đằng sau lái, cách xa chỗ lão Han ngồi. Xong tôi đến thùng nước ngọt, vục đầu vào uống từng ngụm ngon lành. Khi uống đủ rồi, tôi mới đi lại đưa rượu cho lão Han. Lão nốc một hơi dài, đặt chai xuống rồi nói:
-ối chà! Phải có rượu mới được! Tôi ngồi vào một chỗ, bắt đầu ăn. Tôi hỏi lão:
-Bị thương có nặng lắm không? Lão làu bàu trong cổ họng:
-Nếu có cái anh bác sĩ ấy... ở đây thì tôi đã khỏi hẳn rồi. Nhưng... thật không may! Còn tên kia...
-lão vừa nói vừa chỉ tên mũ đỏ
-nó đã chết hẳn... à, còn cậu... cậu ở đâu mà đến được đây? Tôi đáp:
-Tôi đến đây để chiếm lấy chiếc tàu này. ông Han, ông phải coi tôi như thuyền trưởng cho đến khi có lệnh mới. Hắn nhìn tôi có vẻ cay độc nhưng vẫn im như hến. Mặt hắn đã có sắc hồng tuy hắn còn yếu sức lắm. Mỗi lúc tàu nghiêng, hắn lại ngã giúi giụi. Tôi lại bảo:
-Này ông Han, tôi không muốn thấy lá cờ kia ở trên tàu. Tôi xin phép hạ nó xuống. Thà không có gì hết vẫn còn hơn! Tôi tránh cái cột ngang lủng lẳng ở cột buồm cái, rồi chạy ra chỗ treo cờ, hạ phăng cờ xuống, quẳng luôn xuống biển. Tôi kêu to lên, tay phất mũ:
-Thôi thế là hết đời thằng thuyền trưởng Xin-ve! Lão Han vẫn quắc mắt, chăm chú nhìn tôi, nét mặt lầm lì. Lúc sau, lão lên tiếng:
-ông thuyền trưởng Dim! Tôi chắc bây giờ ông cũng muốn vào bờ. Vậy ta thử nói chuyện với nhau xem!
-Được lắm! Nào ông cứ thử nói đi! Nói xong, tôi lại tiếp tục ăn rất ngon miệng. Lão chỉ cái xác tên giặc rồi nói:
-Tên kia... hắn kéo buồm với tôi... định cho tàu quay về chỗ cũ. Thế mà bây giờ... hắn đã chết thẳng cẳng! Vậy bây giờ... ai lái tàu về bến được? Còn... ông, tôi đã rõ. Nếu tôi không chỉ vẽ, thì ông không thể làm được! Vậy ông hãy nghe lời tôi... ông cho tôi ăn uống và cho tôi một mảnh vải cũ, hay chiếc khăn mùi soa, để tôi băng bó vết thương. Tôi sẽ bảo cho ông cách lái... Tôi nghĩ, nói với nhau như vậy... là thực tình. Tôi nói:
-Tôi muốn nói rõ với ông điều này... Tôi không muốn quay về chỗ tàu đỗ trước đây. Tôi muốn cho tàu vào đỗ ở bến tàu phía bắc, ông nghe rõ chưa? Lão kêu to:
-Cái ấy đã hẳn... Tôi không đến nỗi ngốc đâu! Tôi đánh lừa một tí tẹo... nhưng ông đã khôn hơn tôi! Bây giờ... có phải ông muốn tàu vào bến bắc không? Được, tôi xin nghe theo ông... Tôi sẽ giúp ông đưa tàu đến đấy... để rồi tôi bị treo cổ... Nhưng ông cứ tin ở lời tôi hứa.
Tôi lại điều đình với lão lần nữa. Ba phút sau, con tàu theo gió đã lướt men theo đảo. Chúng tôi có hy vọng vượt qua doi đất ở phía bắc trước lúc đứng trưa và sẽ tới bến phía bắc khi nước còn ròng. Như vậy, có thể yên tâm cập bến, không sợ nguy hiểm. Tôi buộc tay lái lại rồi xuống phòng tàu mở lấy chiếc khăn lụa của mẹ tôi cho. Tôi giúp lão Han buộc lại vết dao trên đùi đương há hốc miệng. Khi đã ăn ít bánh và tợp vài hớp rượu lão đã khác hẳn, lão trở lại tỉnh táo, ngồi thẳng lên và ăn nói đã dõng dạc hơn. Gió thổi hiu hiu. Chúng tôi thuận buồm xuôi gió. Con tàu lướt phăng phăng trên sóng. Chẳng mấy chốc, tàu đã đi qua chỗ bờ biển cao, đến chỗ doi đất có thông mọc um tùm. Rồi thoáng một cái, tàu lại lướt qua góc đồi lởm chởm đá ở khu đảo phía bắc. Tôi được chỉ huy chiếc tàu, lại được ngắm cảnh trời quang mây tạnh. Bao nhiêu điều ấy làm tôi đến sướng mê. Bây giờ tôi lại có đủ thức ăn thức uống, không phải lo đói khát. Lúc bỏ lô-cốt ra đi tôi vẫn rất ân hận, bây giờ đã đoạt lại được chiếc tàu, tôi tự thấy thật yên tâm. Có lẽ tôi sẽ được mãn nguyện say sưa đến tột cùng, nếu không có cặp mắt của lão Han cứ nhìn vào tôi chòng chọc. Lão nhìn tôi một cách chế giễu, thỉnh thoảng lão trề môi ra cười. Cái cười của lão cũng quái gở. Nó lộ vẻ vừa nhọc mệt, đau đớn, nhưng cũng vừa giảo quyệt, gian hùng. Cặp mắt lão cứ hau háu rình tôi trong từng cử động.
Tôi vừa bám được vào cái đòn buồm đằng mũi thì cánh buồm vụt quay theo luồng gió khác, đập đùng đùng như tiếng đạn nổ. Con tàu bị rung chuyển đến tận đáy. Một lát sau, cánh buồm quật lên một lần cuối cùng rồi buông rủ xuống. Cánh buồm quay ngang làm tôi xuýt rơi xuống biển. Tôi vội vàng bò men theo cái đòn ngang, rồi buông mình để rơi xuống boong tàu. Tôi ở trên sàn tàu đằng mũi, đứng đầu hướng gió. Cánh buồm to trước mặt vẫn căng thẳng che lấp, không cho tôi trông thấy một phần boong sau. Đằng mũi chẳng thấy bóng một người nào. Sàn tàu không ai cọ rửa từ khi bọn chúng nổi loạn. Trên sàn gỗ thấy đầy vết chân; một cái chai không đã gãy cổ, lăn lông lốc từ góc này đến góc nọ. Thốt nhiên tàu đi thẳng vào luồng gió mạnh. Sau lưng tôi, những cánh buồm đằng mũi chuyển động ầm ầm, tay lái kêu răng rắc, con tàu chồm lên dữ dội. Cùng lúc ấy, cánh buồm lớn trên cột cái quay về sau, ròng rọc kêu rít lên, để lộ rõ cả khoảng boong sau lái. Hai tên canh tàu đều ở đấy cả. Tên giặc đội mũ đỏ nằm ngửa, cứng đờ như khúc gỗ, hai tay dang thẳng thành hình thập ác, mồm há hốc, trông thấy cả răng. Còn lão Han thì ngồi tựa vào bao lơn, đầu rũ xuống ngực, tay chống xuống sàn tàu, mặt mũi bơ phờ tái nhợt. Mỗi lượt tàu nghiêng ngả, tên giặc mũ đỏ bị xô từ góc này đến góc kia; nhưng có một điều khủng khiếp, là dù cho tàu có xô mạnh đến đâu, hắn vẫn nằm sải tay như cũ, hai hàm răng vẫn nhe ra. Tôi thấy trên sàn tàu chung quanh bọn chúng những vệt máu thẫm. Tôi biết ngay chúng đã thịt lẫn nhau giữa cơn say điên loạn. Tôi đương mở to mắt ngạc nhiên nhìn cảnh tượng ấy thì trời bỗng im gió, con tàu lại đứng yên một chỗ. Lão Han vừa rên vừa cố quay người lại nhưng không gượng nổi, lão lại gục xuống. Những tiếng rền rĩ của hắn, cái mồm há hốc, quai hàm trễ xuống, tỏ ra hắn đau đớn đến cùng độ và đã kiệt sức. Trong một phút, tôi bỗng động lòng thương. Nhưng nhớ ngay lại những lời lão thốt ra mà tôi đã nghe được khi nấp trong thùng lê, tôi chẳng còn thương xót một tí nào nữa. Tôi bước xuống đằng lái, đến ngay trước mặt lão, gọi giọng chế giễu:
-ông Han! Dậy đi! Hắn lờ đờ nhìn tôi, nhưng vì mệt quá nên cũng không thổ lộ được vẻ ngạc nhiên. Hắn chỉ rền rĩ được một tiếng:
“Rượu!". Tôi nhìn hắn và biết hắn không còn sức lực để cử động nữa. Tôi không muốn để mất thì giờ trong lúc này, nên rảo bước ra sau cái cột cái, tránh cánh buồm đương phơ phất trên mặt boong tàu. Tôi lần xuống cầu thang và bước vào buồng tàu. Cả một cảnh tượng hết sức hỗn độn bày ra trước mắt. Những tủ khóa đều bị chúng nạy tung để tìm tấm bản đồ giấu của. Sàn tàu giây đầy vết bùn. Chắc hẳn bọn giặc đã đi sục trong các vũng lầy chung quanh khu trại trên bờ của chúng, rồi xuống tụ tập ở đây để uống rượu và bàn bạc. Tôi đi vào trong buồng chứa rượu, thấy đã mất nhiều thùng. Chúng đã phá ra gần hết. Chai không bỏ ngổn ngang chất đống. Chắc hẳn từ lúc nổi loạn đến giờ, không một đứa nào trong bọn chúng thoát được con bệnh ma men. Lục mãi, tôi mới tìm được cho lão Han một chai rượu đã uống dở; còn về phần tôi, tôi tìm được bánh quy, ít mứt, một chùm nho lớn và một mẩu phó mát. Tôi lại trèo lên boong, mang theo các thức ấy lên và đặt vào đằng sau lái, cách xa chỗ lão Han ngồi. Xong tôi đến thùng nước ngọt, vục đầu vào uống từng ngụm ngon lành. Khi uống đủ rồi, tôi mới đi lại đưa rượu cho lão Han. Lão nốc một hơi dài, đặt chai xuống rồi nói:
-ối chà! Phải có rượu mới được! Tôi ngồi vào một chỗ, bắt đầu ăn. Tôi hỏi lão:
-Bị thương có nặng lắm không? Lão làu bàu trong cổ họng:
-Nếu có cái anh bác sĩ ấy... ở đây thì tôi đã khỏi hẳn rồi. Nhưng... thật không may! Còn tên kia...
-lão vừa nói vừa chỉ tên mũ đỏ
-nó đã chết hẳn... à, còn cậu... cậu ở đâu mà đến được đây? Tôi đáp:
-Tôi đến đây để chiếm lấy chiếc tàu này. ông Han, ông phải coi tôi như thuyền trưởng cho đến khi có lệnh mới. Hắn nhìn tôi có vẻ cay độc nhưng vẫn im như hến. Mặt hắn đã có sắc hồng tuy hắn còn yếu sức lắm. Mỗi lúc tàu nghiêng, hắn lại ngã giúi giụi. Tôi lại bảo:
-Này ông Han, tôi không muốn thấy lá cờ kia ở trên tàu. Tôi xin phép hạ nó xuống. Thà không có gì hết vẫn còn hơn! Tôi tránh cái cột ngang lủng lẳng ở cột buồm cái, rồi chạy ra chỗ treo cờ, hạ phăng cờ xuống, quẳng luôn xuống biển. Tôi kêu to lên, tay phất mũ:
-Thôi thế là hết đời thằng thuyền trưởng Xin-ve! Lão Han vẫn quắc mắt, chăm chú nhìn tôi, nét mặt lầm lì. Lúc sau, lão lên tiếng:
-ông thuyền trưởng Dim! Tôi chắc bây giờ ông cũng muốn vào bờ. Vậy ta thử nói chuyện với nhau xem!
-Được lắm! Nào ông cứ thử nói đi! Nói xong, tôi lại tiếp tục ăn rất ngon miệng. Lão chỉ cái xác tên giặc rồi nói:
-Tên kia... hắn kéo buồm với tôi... định cho tàu quay về chỗ cũ. Thế mà bây giờ... hắn đã chết thẳng cẳng! Vậy bây giờ... ai lái tàu về bến được? Còn... ông, tôi đã rõ. Nếu tôi không chỉ vẽ, thì ông không thể làm được! Vậy ông hãy nghe lời tôi... ông cho tôi ăn uống và cho tôi một mảnh vải cũ, hay chiếc khăn mùi soa, để tôi băng bó vết thương. Tôi sẽ bảo cho ông cách lái... Tôi nghĩ, nói với nhau như vậy... là thực tình. Tôi nói:
-Tôi muốn nói rõ với ông điều này... Tôi không muốn quay về chỗ tàu đỗ trước đây. Tôi muốn cho tàu vào đỗ ở bến tàu phía bắc, ông nghe rõ chưa? Lão kêu to:
-Cái ấy đã hẳn... Tôi không đến nỗi ngốc đâu! Tôi đánh lừa một tí tẹo... nhưng ông đã khôn hơn tôi! Bây giờ... có phải ông muốn tàu vào bến bắc không? Được, tôi xin nghe theo ông... Tôi sẽ giúp ông đưa tàu đến đấy... để rồi tôi bị treo cổ... Nhưng ông cứ tin ở lời tôi hứa.
Tôi lại điều đình với lão lần nữa. Ba phút sau, con tàu theo gió đã lướt men theo đảo. Chúng tôi có hy vọng vượt qua doi đất ở phía bắc trước lúc đứng trưa và sẽ tới bến phía bắc khi nước còn ròng. Như vậy, có thể yên tâm cập bến, không sợ nguy hiểm. Tôi buộc tay lái lại rồi xuống phòng tàu mở lấy chiếc khăn lụa của mẹ tôi cho. Tôi giúp lão Han buộc lại vết dao trên đùi đương há hốc miệng. Khi đã ăn ít bánh và tợp vài hớp rượu lão đã khác hẳn, lão trở lại tỉnh táo, ngồi thẳng lên và ăn nói đã dõng dạc hơn. Gió thổi hiu hiu. Chúng tôi thuận buồm xuôi gió. Con tàu lướt phăng phăng trên sóng. Chẳng mấy chốc, tàu đã đi qua chỗ bờ biển cao, đến chỗ doi đất có thông mọc um tùm. Rồi thoáng một cái, tàu lại lướt qua góc đồi lởm chởm đá ở khu đảo phía bắc. Tôi được chỉ huy chiếc tàu, lại được ngắm cảnh trời quang mây tạnh. Bao nhiêu điều ấy làm tôi đến sướng mê. Bây giờ tôi lại có đủ thức ăn thức uống, không phải lo đói khát. Lúc bỏ lô-cốt ra đi tôi vẫn rất ân hận, bây giờ đã đoạt lại được chiếc tàu, tôi tự thấy thật yên tâm. Có lẽ tôi sẽ được mãn nguyện say sưa đến tột cùng, nếu không có cặp mắt của lão Han cứ nhìn vào tôi chòng chọc. Lão nhìn tôi một cách chế giễu, thỉnh thoảng lão trề môi ra cười. Cái cười của lão cũng quái gở. Nó lộ vẻ vừa nhọc mệt, đau đớn, nhưng cũng vừa giảo quyệt, gian hùng. Cặp mắt lão cứ hau háu rình tôi trong từng cử động.