watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kho vàng Sầm Sơn-Chương 12 - tác giả Tchya Tchya

Tchya

Chương 12

Tác giả: Tchya

Trong một ngôi chùa cổ ở gần động Tam Thanh xứ Lạn, từ dăm sáu tháng nay, người ta thấy đến tu hành một vị ni cô còn trẻ và có nhan sắc, đêm ngày chăm chỉ tụng kinh gõ mõ và đèn nhang ở chốn Phật đài.
Vị ni cô đó ăn mặc rất nhã đạm, tựa hồ cố ý làm cho mình già xấu đi, để thiên hạ đừng để ý đến mình, ngõ hầu được yên ổn trong cõi đời thanh tịnh. Quả nhiên, muốn sao được vậy: quầng mắt, vì quá thức đêm, khóc lóc hay tư tự, chả bao lâu đã tím bầm; nước da, trước kia trắng đỏ hồng hào, bây giờ cũng xanh bủng, tái mét. Nét mặt ni cô dần dần hốc hác, hình dung nàng dần dần tiều tụy; mà có lẽ bầu tâm sụu nàng đeo nặng trong lòng, càng vì sự kham khổ của xác thịt, càng tăng phần chua xót thảm thương.
Ni cô đau đớn bao nhiêu, bấy nhiêu, nàng định vùi lấp những tục lụy trần duyên trong sự nâu sồng khổ hạnh. Ðêm nào, sau khi thành kính tụng niệm trên tam bảo, nàng cũng chong đèn ngồi khóc lóc thở than. Như thế không biết bao ngày, chút lửa lòng của nàng vẫn không lấy giọt lệ tưới cho tắt được. Nàng hẳn bị một mối thất vọng gì sâu xa cắn rứt, hoặc bị nỗi thất tình gì nhục nhã giày vò.
Ôm khối hận trường, nàng quyết sống một cuộc đời đ5m bạc, hoạ may mùi muối dưa sẽ, như nước cam lồ, có mãnh lực hàn dần những vết tử thương. Bởi thế, từ một thiếu phụ yếu ớt nhu mì, nàng hoá thành một đạo nhân can đảm.
Ni cô sống một mình, với một hoàn cảnh tôn nghiêm cùng một gầm dĩ vãng. Những việc vặt trong chùa, cho đến sự đèn hương tụng niệm, nhất nhất nàng làm lấy cả, chỉ dùng một tiểu con để nằm ngủ cho có bạn mà thôi. Ðứa con gái nhỏ ấy, nàng nân niu yêu quí chả khác gì con nàng vậy.
Chùa xây ở một chỗ hẻo lánh, gần núi mà xa thành thị, hoá nên nhũng khách đến vãn chùa chả có một ai. Họa chăng có một vài kẻ nhàn du đi xem phong cảnh, thì họ toàn vào động Tam Thanh xem tượng nàng Tô Thị, hoặc tìm những nơi sơn thủy hữu tình. Không người nào đoái hoài đến ngôi chùa cũ cỏn con, dựng khuất ở bên sườn núi trọc, giữa một chốn tiêu điều, tẻ lạnh, mà gót chân người ít để vết lại từ xưa.
Chùa ấy là một cổ am bỏ hoang vắng đã lâu ngày; vị đạo nhân trụ trì trong am, kể có năm sáu năm nay, đã tự thiêu đi theo Phật tổ về cõi hư linh, huyền ảo. Khi ni cô đi qua Tam Thanh, định tâm tầm sư học đạo, nàng bỗng thấy nơi hoang vu tĩnh mạc, bèn dừng chân vào ngụ trong chùa. Chùa không có chủ, ni cô một mình sửa sang quét tước lại, mất đến nửa tháng trời mới giũ sạch được những vết bụi bậm, rêu cỏ, mà thời gian phủ trên một cảnh điêu tàn. Nhà cửa, Phật điện, một sớm được sạch sẽ quang đãng, ni cô tự nghĩ mình có công dọn dẹp, bèn dùng ngôi chùa làm chỗ tu hành.
Rồi từ đó, nàng ở đấy, mua kinh về tụng niệm, không tìm thày, cũng không đi đâu nữa.
Nàng đến ở chùa được non hai tháng thì một hôm vào khoảng trung tuần quí xuân, một thiếu niên tráng sĩ, không biết từ đâu đi đến, ghé vào chùa vãn cảnh, như chàng đã tò mò xem xét khắp mặt các sa môn ở vùng xứ Lạng. Khi nhận rõ mặt ni cô, tráng sĩ bỗng tỏ ý mừng rỡ cuống quýt rồi quì rạp xuống lạy nàng, kể lể, những chuyện gì không rõ. Ni cô mời tráng sĩ đứng dậy, nhủ chàng vào phương trượng, phân ngôi chủ khách ngồi đàm đạo hồi lâu, trong khi tiểu tỳ dâng trà hồng mai đựng trong một bộ chén sành.
Một vài giờ sau, trước khi mặt trời lặn, thiếu niên từ tạ ra đi. Từ buổi ấy, không ai thấy chàng trở lại ngôi chùa cổ nữa. Mãi đến hạ tuần tháng một năm Quí Sửu, nghĩa là cách đấy non năm năm người ta mới gặp tráng sĩ trở về. Lần này, chàng ở lại chùa non nửa ngày, mà trong non nửa ngày ấy, chàng cùng ni cô vật vã khóc lóc một cách rất thảm thương bi thiết.
Xong buổi khóc lóc ấy, tráng sĩ lại ra đi, rồi từ đó, chàng đi mất tích.
Tráng sĩ không phải người đâu xa lạ, chính là công tử Anh Tề. Còn ni cô, nàng là một người trong quí tộc của hoàng gia: nàng tức là Hoàng phi vợ vua Lê Chiêu Thống đó.
Từ ngày thua trận Mục Sơn, sau khi cha con Nguyễn Hữu Chỉnh bị giết, vua Lê chạy trốn sang Bảo Lộc, rồi nay Hải Dương, mai Sơn Nam, đêm ngày cùng máy kẻ bề tôi trung nghĩa lo bề khôi phục. Khốn nỗi thế lực một ngày một kém, các triều thần đều lả tả mỗi người trốn tránh một nơi, không còn ai đủ cơ trí và hùng tài giúp nhà vua gây lại cơ đồ cũ nữa. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt rồi, Chiêu Thống không biết nương tựa vào ai. May thay lúc đó có kẻ thổ hào là Dương Ðình Tuân đem thổ binh ra hộ giá, bắt dân phu phải canh giữ đồnt rại ở bờ sông Nguyệt Ðức, Võ Văn Nhậm ra bắt vua không được, bèn dùng kế phản gián, làm cho Chiêu Thống ngờ vực Ðình Tuân, bỏ Tuân chạy ra huyện Chí Linh. Liễu trung hầu Ðinh Tích Nhượng lúc ấy đã theo hàng Tây Sơn, bèn đem quân ra Chí Linh đuổi bắt vua, may sao có hai tráng sĩ trung thần là Trần Ðĩnh và Hoàng Xuân Tú hộ vệ dùng lương binh chống cự với Ðinh Tích Nhượng, đánh Nhượng thua chạy. Nhượng thua rồi, vua đi sang huyện Thủy Ðường, tới nơi mới được tin rằng quan cựu thần là Hoàng Nhật Tuyển đánh được quân Tây Sơn ở cửa Lục. Ðồng thời lại có ông Ðinh Nhã Hành đem quân đến hội, vua cũng được yên lòng.
Bỗng có tin Nguyễn Huệ ra Bắc Hà, sắp đem quân đến đuổi, vua Chiêu Thống định trốn về Thanh Hoá đem thủy quân đóng ở Quần Anh cùng lũ Hoàng Nhật Tuyển và Ðinh Nhã Hành. Không may nửa đêm bị gió bão nổi lên, thổi bạt thuyền rồng vua ngựa vào Thanh Hoá, và trôi thuyền Hoàng Nhật Tuyển ra cửa Cần Hải.
Tuyển thấy quân tình rắc rối, lại lâm thế cô quẫn, đành phải ra hàng Nguyễn Huệ, bị Huệ bắt đem giết đi.
Vua Lê từ bạt vào Thanh, lại cùng vài người bề tôi trung nghĩa trốn ra Bắc, ẩn nấp ở mấy trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, lo sự gây dựng lại cơ đồ. Khốn thay, một mình không đương nổi đại sự, vả cũng không có người hào kiệt nào ra sức giúp đỡ, nên mấy phen mưu mô định khởi nghĩa đều bị thất bại cả. Túng thế, sau cùng, vua phải đem Hoàng gia lên nương náu ở Lạng Giang.
Trong khi ấy ở Thăng Long, Bắc bình vương Nguyễn Huệ, giết xong Võ Văn Nhậm, cho gọi tất cả các quan văn võ nhà Lê vào yết kiến, đặt quan trấn thủ và quan lục bộ, giữ Sùng nhượng công Duy Cẩn làm Giám quốc để coi việc tế lễ cho tiên triều. Trước khi về Nam, Huệ lại sai bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc.
Vua Chiêu Thống ở lâu ở Lạng Giang, nóng lòng sốt ruột, bèn cho Hoàng thái hậu đem Hoàng Phi và Hoàng tử sang Lông Chhâu kêu van với quan Tàu, xin binh cứu viện. Vợ con vua Lê vào cầu khẩn quan Tổng đốc Lưỡng Quảng: là Tôn Sĩ Nghị. Nghị thương tình bèn dâng biểu tâu vua Càn Long đại lược nói rằng:
“Nhà Lê xưa nay vốn là công thần nước Tàu, đời đời cống hiến Triều đình; nay Tự quân bị giặc xâm chiếm mất đất, phái mẹ và vợ sang cầu cứu, xét cũng nên giúp, trước cứu được vua Lê, chiếm lại được miền Nam, lợi cả đôi đường, nhất cử lưỡng tiện. Khi vua Lê chiếm lại được ngôi, ta sẽ đóng quân để giữ đất nước, thế là nước An Nam sẽ về tay người Tàu vậy.”
Chuẩn lời tâu Tôn Sĩ Nghị, vua Càn Long giáng chiếu sai khởi quân Lưỡng Quảng và quân hai tỉnh Vân Nam, Quí Châu giao cho Nghị cai quản để sang đánh An Nam. Nghị chia binh là ba đạo, một đạo sang Tuyên Quang, một đạo sang Cao Bằng, một đạo sang Lạng Giang, cả ba cùng thẳng tiến đến Thăng Long. Ðạo Tuyên Quang do tổng binh Vân Nam điều khiển; Ðạo Cao Bằng do Sầm Nghi Ðống tri phủ Ðiền Châu đốc xuất, đạo Lạng Sơn tự Sĩ Nghị cùng đề đốc là Hứa Thế Hanh chỉ huy.
Quân nhà Thanh rầm rộ kéo đến Thăng Long; bọn tướng Tây Sơn thấy uy thế ba đạo mạnh quá sợ sức không địch nổi, bèn rút cả hai mặt thủy bộ về đóng giữ ở đèo Tam Ðiệp, rồi sai người về Phú Xuân cáo cấp với vua Quang Trung.
Tôn Sĩ Nghĩ không gặp ai cản trở, cứ thẳng đường đến Kinh Bắc. Vua Chiêu Thống ra chào mừng rồi cùng quân Tàu cùng về Thăng Long. Nghị lập hành doanh ở giữa bãi, về mé Nam sông Nhị Hà, sai bắc cầu phao ngang sông để tiện đường đi lại và chia quân ra đóng giữ hết các mặt.
Qua ngày hôm sau, Tôn Sĩ Nghị mời vua Chiêu Thống ngự sang trại quân rồi lại đại lễ tuyên đọc tờ sắc chỉ của vua Càn Long phong cho vua Lê làm An Nam Quốc vương. Tuy được thụ phong, Chiêu Thống vẫn phải để niên hiệu Càn Long trên các văn thư, lại phải mỗi buổi chầu xong sang đồn Sĩ Nghị để hầu quan tổng đốc xen “Ngài” có bàn gì về các việc cơ mật quân quốc chăng. Mỗi lần sang chầu vua đi ngựa từ đền Vạn Thọ ra tới bãi Cơ Xá, chỉ có mười tên Ngự Lâm quân theo hầu. Vua chịu nhẫn nhục bao nhiêu, thì bấy nhiêu nghị càng ngạo nghễ tự đắc, xử với vua rất tàn tệ khinh bạc, lắm khi không cho vua vào yết kiến, chỉ sai người ra đứng dưới gác chuông truyền lệnh.
- Hôm nay không có việc gì, thỉnh Quốc vương hãy về cung yên nghỉ, hôm khác sẽ lại hầu!
Bàn dân thiên hạ ai trông thấy cũng ngậm ngùi tức tối, nhao nhao bàn tán về sự yếu hèn của Chiêu Thống, về vẻ láo xược của quan Tàu.
Bởi thế, lòng dân xứ Bắc Hà đã chán nản càng thêm chán nản hơn nữa.
May sao, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, khi được bọn Ngô Văn Sở báo về, lập tức hội cả các tướng sĩ dưới trướng để bàn định đem quân ra đánh tướng nhà Thanh. Treo lời khẩn cầu của bách quan, Ngài trước tiên lên ngôi chính tôn, để yên bụng quần chúng đã, rồi nhiên hậu mới tế cờ khởi binh ra lấy Bắc Hà.
Ngày 25 tháng một, năm Mậu thân (1788) trên đàn lập ở sườn núi Bàn Sơn, ngài làm đại lễ tế trời đất rồi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Xong, ngài tự thống lĩnh thủy bộ đại binh để đi đánh giặc. Ngài kén được mười vạn hùng binh và một trăm voi, truyền tụ cả võ trường trong thành Nghệ An, đê nghe lệnh vua nhủ bảo phải gắng công gắng sức đánh giặc Thanh giúp nước. Ðoạn đại binh giong ruỗi lên đường, đến ngày 29 tháng chạp thì ra tới đèo Tam Ðiệp.
Bọn Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm ra lạy mừng và tạ tội, kể chuyện quân tÀu sức mạnh, đương không nổi nên phải lui binh. Vua Quang Trung cười nói:
- Chúng nó sang phen này, chỉ là mua cái chết đó thôi! Ta đây đã sẵn mẹo mực trong tay chỉ trong khoảng mười ngày là dẹp tan lũ ong kiến đó. Nhưng chỉ sợ nước nó lớn gấp mười ta, thua phen này tất nó xấu hổ, thế nào nó cũng mưu sự báo phục, dân ta sẽ bị chinh chiến đoạ đày mà khổ ải vô chừng. Vậy, đánh xong trận này, ta phải nhờ Thời Nhiệm cùng bút thiệt giúp cho bãi việc binh đao. Ðợi mười năm nữa, khi ta đã dưỡng sức hùng cường rồi, thì không cần phải sợ quân Ngô kia nữa!
Vua Quang Trung truyền cho tướng sĩ được nghĩ ngơi ăn tết Nguyên Ðán trước, để tới ngày trừ tịch thì cất quân đi, định đến khai hạ sẽ vào Thăng Long làm lễ ăn mừng. Xong, ngài sai nổi trống tụ cả ba quân đến dưới tướng đài nghe lệnh.
Sở và Lân thì đem tiền đội đi tiên phong, có Hán hổ hầu đi đốc chiến, Ðại Ðô đốc Lộc và Ðô đốc Tuyết thì chỉ huy đội hữu quân cùng thủy quân vượt qua bể vào sông Lục Ðầu: Tuyết đến cửa sông sẽ kinh lược mặt Hải Dương, tiếp ứng mé Ðông; Lộc sẽ sang vùng Lạng giang Yên Thế chẹn lối quân Tàu thua chạy về. Ðại Ðô đốc Bảo cùng đề đốc Mưu cai quản tả quânv à tượng mã đi đường núi ra chắn phía Tây: Mưu phải thẳng ra huyện Chương Ðức, tiện đường kéo đến huyện Thanh Trì, đánh quận Ðiền Châu; Bảo thì thống xuất voi ngựa theo đường Sơn Lãng, rồi cũng đến Thanh Trì tiếp ứng cho mặt tả.
Thế là năm mặt quân đều dàn xếp xong cả; lần này sẽ vây bọc quân tàu như vây bọc trong lưới sắt, khó lòng có tên Ngô nào trốn thoát trở về. Ðến đứng ngày 30 tết năm Mậu thân ba quân hùng hổ khua chiêng gióng trống, mở cờ dựng giáo, kéo ùa ra các đường trọng yếu xứ Bắc Hà.
Ðầu tiên, tới sông Giản Thủy, gặp nghĩa quân nhà Lê, nghĩa quân chưa đánh đã tan vỡ, chạy cả. Vua Quang Trung thân đốc tướng sĩ đuổi theo đến huyện Phú Xuyên, bắt sống được cả toán quân Tàu đóng đồn ở đấy, không một tên nào chạy thoát. Bởi thế, quân Tây Sơn hoành hành dữ dội ở gần Thăng Long mà bọn Tôn Sĩ Nghĩ đều mải mê chè rượu, tết nhất, không biết gì hết cả, bởi lẽ không có tên quân Tàu nào trốn khỏi lưới để chạy về báo tin nguy cấp cho chủ soái hay. Thậm chí đến những tóp quân nhà Thanh đóng ở làng Hà Hồi và làng Ngọc Hồi, gần Phú Xuyên, chúng cũng không biết tí gì hết cả.
Nửa đêm ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn đến vây kín đồn giặc ở Hà Hội, bắc loa lên gọi, hàng muôn người hưởng ứng dạ vang trời, làm náo loạn hẳn vẻ tĩnh mịch của ban đêm. Quân canh đồn bấy giờ mới giật mình biết có biến, nhưng tưởng có đông người lắm nên sợ hãi vội vã xin hàng vua Quang Trung thu được quân lương và khí giới không sót một chút gì còn lại.
Sáng mờ mờ hôm mồng 6, quân ngài lại tiến đến đồn Ngọc Hồi, giặc Tàu trông thấy tinh kỳ bắn súng như mưa. Ngài bèn nghĩ ngay một kế, sai lấy những mảnh ván, ghép ba làm một, dùng rơm cỏ giấy nước quấn ở ngoài, rồi truyền cho những binh kiêu dũng, lưng giắt sẵn dao găm nhọn sắc, cứ hai mươi người khiêng một tấm khiên lạ lùng ấy, mở lối cho hai mươi người nữa cầm khí giới đi ẩn ở mé sau khiên, Vua thì cưỡi voi đi hậu tập đốc chiến. Quân ngài vào đến gần đồn, bỏ khiên rút dao, xông vào chém xả, bọn có binh khí cũng kéo ùa cả vào đánh túi bụi. Thế lực mạnh như nước chảy, gió cuống, quân tưóng nhà Thanh không địch nổi, xôn xao chạy tán loạn, mất cả đội ngũ cứ xéo lẫn lên nhau chết như rơm rạ. Quân Tây Sơn lợi thắng kéo tràn lên, tiến đánh mãi, lấy được cả mấy đồn, tàn sát quân Tàu thây chết ngổn ngang khắp đồng, máu chảy từng vũng như ao lớn.
Trong khi ấy, quân các đạo Hải Dương, Yên Thế, Chương Ðức, Thanh Trì cũng đều oàn thắng, đánh trống khải hoàn kéo cả đến Thăng Long. giữa cuộc huyết chiến túi bụi, đề đốc nhà Thanh là Hứa Thế Hanh, tiên phong là Trương Sĩ Long, tả dực là Thượng Duy Thăng đều tử trận; còn tri phủ Ðiền châu là Sầm Nghi Ðống đóng ở Ðống đa, bị quân An Nam vây nguy cấp quá, cũng thắt cổ tự tận.
Sau trận khốc liệt này, quân Tàu chết gần hết, bao nhiêu thi hài đều xếp lại một chỗ, chôn cả vào một hố trên mặt đấp thành gò cao, đỉnh gò có dựng một ngôi đền thờ những tử sĩ và Sầm Nghi Ðống. Ðền ấy đến nay vẫn còn, ai có dịp đi qua Thái Hà ấp, gần Hà nội, người ấy chắc đã từng để ý đến đền Trung Liệt, ngất ngưởng đứng trên một cồn đất để kỷ niệm lại ngàn thu cái tài thao lược vô song của vua Quang Trung.
Khi các đồn trại đã bị phá cả rồi, Tôn Sĩ Nghị mới được tin báo, hoảng hốt, sợ hãi, đang đêm không kịp mặc áo giáp, thắng yên ngựa, chỉ tất tưởi đem được mấy tên lính kỵ chạy qua sông Bắc. Quân trong doanh không có chủ đều xôn xao toán loạn, tìm đường chạy trốn, xô nhau ùa cả lên cầu phao, cầu đổ, đều sa cả xuống sông chết đuối, thây chất đầy sông Nhị Hà.
Trong lúc hỗn độn, vua Chiêu Thống cùng mẹ, vợ con và mấy người cận thần dắt díu nhau chạy sang Tàu theo Tôn Sĩ Nghị. Không may giữa đường tránh nạn, lại bị lạc mất Hoàng Phi, chỉ có vua, Thái Hậu và Hoàng Tử trốn thoát.
Vua Quang Trung vào được thành Thăng Long rồi còn cho quân đi đuổi quân nhà Thanh; hai đạo Quí Châu và Vân Nam thấy thế đuối, cũng bỏ Sơn Tây chạy về, quân An Nam đuổi rát mãi đến Nam Quan mới chịu thôi. Nghe miền Lạng Sơn đều khủng khiếp, bồng bế nhau trốn chạy; thành ra từ cửa ải sang mặt Bắc đến hơn mấy trăm dặm, tịnh không nghe tiếng một người nào!
Bà Hoàng phi đương thất thểu theo chồng lẫn trong đám bách tính khóc như di, chẳng may bị quân Tây Sơn đuổi kíp quá, sức yếu chạy không kịp, lạc mất quân vương, đành khóc lóc trốn sang Kinh Bắc. Bà náu ở Kinh Bắc ít lâu, nghe tin vua trốn sang Tàu, bèn lên Lạng Sơn tạm nương thân trong một ngôi chùa, tu hành cho vẹn tiết nghĩa với vua, chờ ngày Chiêu Thống trở về, khôi phục lại được giang san đã mất.
Nhưng bà chờ mãi, chờ mãi... Những giờ lạnh lẽo im lặng trôi chỉ đem lại cho bà một nỗi buồn thấm thía, nỗi buồn của một ngọc điệp kim chi thất thế, nỗi buồn của một từ mẫu lìa con, nỗi buồn của một cô phụ xa chồng!... Xa chồng mà thụuc cũng như mất chồng; mùi muối đưa chay tịnh của thiền môn, đạo bác ái cao siêu của Phật tổ có chăng chỉ tẩy sạch được trong tâm hồn ly phụ cái mối u hoài trường hận nó giày vò nàng đêm ngày, dằng dặc mãi... không thôi?
Ni cô cố quên... Nhưng nào hay, công tử Nguyễn Anh Tề lại làm nhóm lại trong dạ khô héo của nàng một nguồn hy vọng đầm ấm mà, một sớm mai, sự tàn ác của những trường hợp éo le đã làm cho tắt hẳn, tắt vùi như tro nguội!...



Trong một ngôi chùa cổ ở gần động Tam Thanh xứ Lạn, từ dăm sáu tháng nay, người ta thấy đến tu hành một vị ni cô còn trẻ và có nhan sắc, đêm ngày chăm chỉ tụng kinh gõ mõ và đèn nhang ở chốn Phật đài.

Vị ni cô đó ăn mặc rất nhã đạm, tựa hồ cố ý làm cho mình già xấu đi, để thiên hạ đừng để ý đến mình, ngõ hầu được yên ổn trong cõi đời thanh tịnh. Quả nhiên, muốn sao được vậy: quầng mắt, vì quá thức đêm, khóc lóc hay tư tự, chả bao lâu đã tím bầm; nước da, trước kia trắng đỏ hồng hào, bây giờ cũng xanh bủng, tái mét. Nét mặt ni cô dần dần hốc hác, hình dung nàng dần dần tiều tụy; mà có lẽ bầu tâm sụu nàng đeo nặng trong lòng, càng vì sự kham khổ của xác thịt, càng tăng phần chua xót thảm thương.

Ni cô đau đớn bao nhiêu, bấy nhiêu, nàng định vùi lấp những tục lụy trần duyên trong sự nâu sồng khổ hạnh. Ðêm nào, sau khi thành kính tụng niệm trên tam bảo, nàng cũng chong đèn ngồi khóc lóc thở than. Như thế không biết bao ngày, chút lửa lòng của nàng vẫn không lấy giọt lệ tưới cho tắt được. Nàng hẳn bị một mối thất vọng gì sâu xa cắn rứt, hoặc bị nỗi thất tình gì nhục nhã giày vò.

Ôm khối hận trường, nàng quyết sống một cuộc đời đ5m bạc, hoạ may mùi muối dưa sẽ, như nước cam lồ, có mãnh lực hàn dần những vết tử thương. Bởi thế, từ một thiếu phụ yếu ớt nhu mì, nàng hoá thành một đạo nhân can đảm.

Ni cô sống một mình, với một hoàn cảnh tôn nghiêm cùng một gầm dĩ vãng. Những việc vặt trong chùa, cho đến sự đèn hương tụng niệm, nhất nhất nàng làm lấy cả, chỉ dùng một tiểu con để nằm ngủ cho có bạn mà thôi. Ðứa con gái nhỏ ấy, nàng nân niu yêu quí chả khác gì con nàng vậy.

Chùa xây ở một chỗ hẻo lánh, gần núi mà xa thành thị, hoá nên nhũng khách đến vãn chùa chả có một ai. Họa chăng có một vài kẻ nhàn du đi xem phong cảnh, thì họ toàn vào động Tam Thanh xem tượng nàng Tô Thị, hoặc tìm những nơi sơn thủy hữu tình. Không người nào đoái hoài đến ngôi chùa cũ cỏn con, dựng khuất ở bên sườn núi trọc, giữa một chốn tiêu điều, tẻ lạnh, mà gót chân người ít để vết lại từ xưa.

Chùa ấy là một cổ am bỏ hoang vắng đã lâu ngày; vị đạo nhân trụ trì trong am, kể có năm sáu năm nay, đã tự thiêu đi theo Phật tổ về cõi hư linh, huyền ảo. Khi ni cô đi qua Tam Thanh, định tâm tầm sư học đạo, nàng bỗng thấy nơi hoang vu tĩnh mạc, bèn dừng chân vào ngụ trong chùa. Chùa không có chủ, ni cô một mình sửa sang quét tước lại, mất đến nửa tháng trời mới giũ sạch được những vết bụi bậm, rêu cỏ, mà thời gian phủ trên một cảnh điêu tàn. Nhà cửa, Phật điện, một sớm được sạch sẽ quang đãng, ni cô tự nghĩ mình có công dọn dẹp, bèn dùng ngôi chùa làm chỗ tu hành.

Rồi từ đó, nàng ở đấy, mua kinh về tụng niệm, không tìm thày, cũng không đi đâu nữa.

Nàng đến ở chùa được non hai tháng thì một hôm vào khoảng trung tuần quí xuân, một thiếu niên tráng sĩ, không biết từ đâu đi đến, ghé vào chùa vãn cảnh, như chàng đã tò mò xem xét khắp mặt các sa môn ở vùng xứ Lạng. Khi nhận rõ mặt ni cô, tráng sĩ bỗng tỏ ý mừng rỡ cuống quýt rồi quì rạp xuống lạy nàng, kể lể, những chuyện gì không rõ. Ni cô mời tráng sĩ đứng dậy, nhủ chàng vào phương trượng, phân ngôi chủ khách ngồi đàm đạo hồi lâu, trong khi tiểu tỳ dâng trà hồng mai đựng trong một bộ chén sành.

Một vài giờ sau, trước khi mặt trời lặn, thiếu niên từ tạ ra đi. Từ buổi ấy, không ai thấy chàng trở lại ngôi chùa cổ nữa. Mãi đến hạ tuần tháng một năm Quí Sửu, nghĩa là cách đấy non năm năm người ta mới gặp tráng sĩ trở về. Lần này, chàng ở lại chùa non nửa ngày, mà trong non nửa ngày ấy, chàng cùng ni cô vật vã khóc lóc một cách rất thảm thương bi thiết.

Xong buổi khóc lóc ấy, tráng sĩ lại ra đi, rồi từ đó, chàng đi mất tích.

Tráng sĩ không phải người đâu xa lạ, chính là công tử Anh Tề. Còn ni cô, nàng là một người trong quí tộc của hoàng gia: nàng tức là Hoàng phi vợ vua Lê Chiêu Thống đó.

Từ ngày thua trận Mục Sơn, sau khi cha con Nguyễn Hữu Chỉnh bị giết, vua Lê chạy trốn sang Bảo Lộc, rồi nay Hải Dương, mai Sơn Nam, đêm ngày cùng máy kẻ bề tôi trung nghĩa lo bề khôi phục. Khốn nỗi thế lực một ngày một kém, các triều thần đều lả tả mỗi người trốn tránh một nơi, không còn ai đủ cơ trí và hùng tài giúp nhà vua gây lại cơ đồ cũ nữa. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt rồi, Chiêu Thống không biết nương tựa vào ai. May thay lúc đó có kẻ thổ hào là Dương Ðình Tuân đem thổ binh ra hộ giá, bắt dân phu phải canh giữ đồnt rại ở bờ sông Nguyệt Ðức, Võ Văn Nhậm ra bắt vua không được, bèn dùng kế phản gián, làm cho Chiêu Thống ngờ vực Ðình Tuân, bỏ Tuân chạy ra huyện Chí Linh. Liễu trung hầu Ðinh Tích Nhượng lúc ấy đã theo hàng Tây Sơn, bèn đem quân ra Chí Linh đuổi bắt vua, may sao có hai tráng sĩ trung thần là Trần Ðĩnh và Hoàng Xuân Tú hộ vệ dùng lương binh chống cự với Ðinh Tích Nhượng, đánh Nhượng thua chạy. Nhượng thua rồi, vua đi sang huyện Thủy Ðường, tới nơi mới được tin rằng quan cựu thần là Hoàng Nhật Tuyển đánh được quân Tây Sơn ở cửa Lục. Ðồng thời lại có ông Ðinh Nhã Hành đem quân đến hội, vua cũng được yên lòng.

Bỗng có tin Nguyễn Huệ ra Bắc Hà, sắp đem quân đến đuổi, vua Chiêu Thống định trốn về Thanh Hoá đem thủy quân đóng ở Quần Anh cùng lũ Hoàng Nhật Tuyển và Ðinh Nhã Hành. Không may nửa đêm bị gió bão nổi lên, thổi bạt thuyền rồng vua ngựa vào Thanh Hoá, và trôi thuyền Hoàng Nhật Tuyển ra cửa Cần Hải.

Tuyển thấy quân tình rắc rối, lại lâm thế cô quẫn, đành phải ra hàng Nguyễn Huệ, bị Huệ bắt đem giết đi.

Vua Lê từ bạt vào Thanh, lại cùng vài người bề tôi trung nghĩa trốn ra Bắc, ẩn nấp ở mấy trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, lo sự gây dựng lại cơ đồ. Khốn thay, một mình không đương nổi đại sự, vả cũng không có người hào kiệt nào ra sức giúp đỡ, nên mấy phen mưu mô định khởi nghĩa đều bị thất bại cả. Túng thế, sau cùng, vua phải đem Hoàng gia lên nương náu ở Lạng Giang.

Trong khi ấy ở Thăng Long, Bắc bình vương Nguyễn Huệ, giết xong Võ Văn Nhậm, cho gọi tất cả các quan văn võ nhà Lê vào yết kiến, đặt quan trấn thủ và quan lục bộ, giữ Sùng nhượng công Duy Cẩn làm Giám quốc để coi việc tế lễ cho tiên triều. Trước khi về Nam, Huệ lại sai bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc.

Vua Chiêu Thống ở lâu ở Lạng Giang, nóng lòng sốt ruột, bèn cho Hoàng thái hậu đem Hoàng Phi và Hoàng tử sang Lông Chhâu kêu van với quan Tàu, xin binh cứu viện. Vợ con vua Lê vào cầu khẩn quan Tổng đốc Lưỡng Quảng: là Tôn Sĩ Nghị. Nghị thương tình bèn dâng biểu tâu vua Càn Long đại lược nói rằng:

“Nhà Lê xưa nay vốn là công thần nước Tàu, đời đời cống hiến Triều đình; nay Tự quân bị giặc xâm chiếm mất đất, phái mẹ và vợ sang cầu cứu, xét cũng nên giúp, trước cứu được vua Lê, chiếm lại được miền Nam, lợi cả đôi đường, nhất cử lưỡng tiện. Khi vua Lê chiếm lại được ngôi, ta sẽ đóng quân để giữ đất nước, thế là nước An Nam sẽ về tay người Tàu vậy.”

Chuẩn lời tâu Tôn Sĩ Nghị, vua Càn Long giáng chiếu sai khởi quân Lưỡng Quảng và quân hai tỉnh Vân Nam, Quí Châu giao cho Nghị cai quản để sang đánh An Nam. Nghị chia binh là ba đạo, một đạo sang Tuyên Quang, một đạo sang Cao Bằng, một đạo sang Lạng Giang, cả ba cùng thẳng tiến đến Thăng Long. Ðạo Tuyên Quang do tổng binh Vân Nam điều khiển; Ðạo Cao Bằng do Sầm Nghi Ðống tri phủ Ðiền Châu đốc xuất, đạo Lạng Sơn tự Sĩ Nghị cùng đề đốc là Hứa Thế Hanh chỉ huy.

Quân nhà Thanh rầm rộ kéo đến Thăng Long; bọn tướng Tây Sơn thấy uy thế ba đạo mạnh quá sợ sức không địch nổi, bèn rút cả hai mặt thủy bộ về đóng giữ ở đèo Tam Ðiệp, rồi sai người về Phú Xuân cáo cấp với vua Quang Trung.

Tôn Sĩ Nghĩ không gặp ai cản trở, cứ thẳng đường đến Kinh Bắc. Vua Chiêu Thống ra chào mừng rồi cùng quân Tàu cùng về Thăng Long. Nghị lập hành doanh ở giữa bãi, về mé Nam sông Nhị Hà, sai bắc cầu phao ngang sông để tiện đường đi lại và chia quân ra đóng giữ hết các mặt.

Qua ngày hôm sau, Tôn Sĩ Nghị mời vua Chiêu Thống ngự sang trại quân rồi lại đại lễ tuyên đọc tờ sắc chỉ của vua Càn Long phong cho vua Lê làm An Nam Quốc vương. Tuy được thụ phong, Chiêu Thống vẫn phải để niên hiệu Càn Long trên các văn thư, lại phải mỗi buổi chầu xong sang đồn Sĩ Nghị để hầu quan tổng đốc xen “Ngài” có bàn gì về các việc cơ mật quân quốc chăng. Mỗi lần sang chầu vua đi ngựa từ đền Vạn Thọ ra tới bãi Cơ Xá, chỉ có mười tên Ngự Lâm quân theo hầu. Vua chịu nhẫn nhục bao nhiêu, thì bấy nhiêu nghị càng ngạo nghễ tự đắc, xử với vua rất tàn tệ khinh bạc, lắm khi không cho vua vào yết kiến, chỉ sai người ra đứng dưới gác chuông truyền lệnh.

- Hôm nay không có việc gì, thỉnh Quốc vương hãy về cung yên nghỉ, hôm khác sẽ lại hầu!

Bàn dân thiên hạ ai trông thấy cũng ngậm ngùi tức tối, nhao nhao bàn tán về sự yếu hèn của Chiêu Thống, về vẻ láo xược của quan Tàu.

Bởi thế, lòng dân xứ Bắc Hà đã chán nản càng thêm chán nản hơn nữa.

May sao, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, khi được bọn Ngô Văn Sở báo về, lập tức hội cả các tướng sĩ dưới trướng để bàn định đem quân ra đánh tướng nhà Thanh. Treo lời khẩn cầu của bách quan, Ngài trước tiên lên ngôi chính tôn, để yên bụng quần chúng đã, rồi nhiên hậu mới tế cờ khởi binh ra lấy Bắc Hà.

Ngày 25 tháng một, năm Mậu thân (1788) trên đàn lập ở sườn núi Bàn Sơn, ngài làm đại lễ tế trời đất rồi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Xong, ngài tự thống lĩnh thủy bộ đại binh để đi đánh giặc. Ngài kén được mười vạn hùng binh và một trăm voi, truyền tụ cả võ trường trong thành Nghệ An, đê nghe lệnh vua nhủ bảo phải gắng công gắng sức đánh giặc Thanh giúp nước. Ðoạn đại binh giong ruỗi lên đường, đến ngày 29 tháng chạp thì ra tới đèo Tam Ðiệp.

Bọn Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm ra lạy mừng và tạ tội, kể chuyện quân tÀu sức mạnh, đương không nổi nên phải lui binh. Vua Quang Trung cười nói:

- Chúng nó sang phen này, chỉ là mua cái chết đó thôi! Ta đây đã sẵn mẹo mực trong tay chỉ trong khoảng mười ngày là dẹp tan lũ ong kiến đó. Nhưng chỉ sợ nước nó lớn gấp mười ta, thua phen này tất nó xấu hổ, thế nào nó cũng mưu sự báo phục, dân ta sẽ bị chinh chiến đoạ đày mà khổ ải vô chừng. Vậy, đánh xong trận này, ta phải nhờ Thời Nhiệm cùng bút thiệt giúp cho bãi việc binh đao. Ðợi mười năm nữa, khi ta đã dưỡng sức hùng cường rồi, thì không cần phải sợ quân Ngô kia nữa!

Vua Quang Trung truyền cho tướng sĩ được nghĩ ngơi ăn tết Nguyên Ðán trước, để tới ngày trừ tịch thì cất quân đi, định đến khai hạ sẽ vào Thăng Long làm lễ ăn mừng. Xong, ngài sai nổi trống tụ cả ba quân đến dưới tướng đài nghe lệnh.

Sở và Lân thì đem tiền đội đi tiên phong, có Hán hổ hầu đi đốc chiến, Ðại Ðô đốc Lộc và Ðô đốc Tuyết thì chỉ huy đội hữu quân cùng thủy quân vượt qua bể vào sông Lục Ðầu: Tuyết đến cửa sông sẽ kinh lược mặt Hải Dương, tiếp ứng mé Ðông; Lộc sẽ sang vùng Lạng giang Yên Thế chẹn lối quân Tàu thua chạy về. Ðại Ðô đốc Bảo cùng đề đốc Mưu cai quản tả quânv à tượng mã đi đường núi ra chắn phía Tây: Mưu phải thẳng ra huyện Chương Ðức, tiện đường kéo đến huyện Thanh Trì, đánh quận Ðiền Châu; Bảo thì thống xuất voi ngựa theo đường Sơn Lãng, rồi cũng đến Thanh Trì tiếp ứng cho mặt tả.

Thế là năm mặt quân đều dàn xếp xong cả; lần này sẽ vây bọc quân tàu như vây bọc trong lưới sắt, khó lòng có tên Ngô nào trốn thoát trở về. Ðến đứng ngày 30 tết năm Mậu thân ba quân hùng hổ khua chiêng gióng trống, mở cờ dựng giáo, kéo ùa ra các đường trọng yếu xứ Bắc Hà.

Ðầu tiên, tới sông Giản Thủy, gặp nghĩa quân nhà Lê, nghĩa quân chưa đánh đã tan vỡ, chạy cả. Vua Quang Trung thân đốc tướng sĩ đuổi theo đến huyện Phú Xuyên, bắt sống được cả toán quân Tàu đóng đồn ở đấy, không một tên nào chạy thoát. Bởi thế, quân Tây Sơn hoành hành dữ dội ở gần Thăng Long mà bọn Tôn Sĩ Nghĩ đều mải mê chè rượu, tết nhất, không biết gì hết cả, bởi lẽ không có tên quân Tàu nào trốn khỏi lưới để chạy về báo tin nguy cấp cho chủ soái hay. Thậm chí đến những tóp quân nhà Thanh đóng ở làng Hà Hồi và làng Ngọc Hồi, gần Phú Xuyên, chúng cũng không biết tí gì hết cả.

Nửa đêm ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn đến vây kín đồn giặc ở Hà Hội, bắc loa lên gọi, hàng muôn người hưởng ứng dạ vang trời, làm náo loạn hẳn vẻ tĩnh mịch của ban đêm. Quân canh đồn bấy giờ mới giật mình biết có biến, nhưng tưởng có đông người lắm nên sợ hãi vội vã xin hàng vua Quang Trung thu được quân lương và khí giới không sót một chút gì còn lại.

Sáng mờ mờ hôm mồng 6, quân ngài lại tiến đến đồn Ngọc Hồi, giặc Tàu trông thấy tinh kỳ bắn súng như mưa. Ngài bèn nghĩ ngay một kế, sai lấy những mảnh ván, ghép ba làm một, dùng rơm cỏ giấy nước quấn ở ngoài, rồi truyền cho những binh kiêu dũng, lưng giắt sẵn dao găm nhọn sắc, cứ hai mươi người khiêng một tấm khiên lạ lùng ấy, mở lối cho hai mươi người nữa cầm khí giới đi ẩn ở mé sau khiên, Vua thì cưỡi voi đi hậu tập đốc chiến. Quân ngài vào đến gần đồn, bỏ khiên rút dao, xông vào chém xả, bọn có binh khí cũng kéo ùa cả vào đánh túi bụi. Thế lực mạnh như nước chảy, gió cuống, quân tưóng nhà Thanh không địch nổi, xôn xao chạy tán loạn, mất cả đội ngũ cứ xéo lẫn lên nhau chết như rơm rạ. Quân Tây Sơn lợi thắng kéo tràn lên, tiến đánh mãi, lấy được cả mấy đồn, tàn sát quân Tàu thây chết ngổn ngang khắp đồng, máu chảy từng vũng như ao lớn.

Trong khi ấy, quân các đạo Hải Dương, Yên Thế, Chương Ðức, Thanh Trì cũng đều oàn thắng, đánh trống khải hoàn kéo cả đến Thăng Long. giữa cuộc huyết chiến túi bụi, đề đốc nhà Thanh là Hứa Thế Hanh, tiên phong là Trương Sĩ Long, tả dực là Thượng Duy Thăng đều tử trận; còn tri phủ Ðiền châu là Sầm Nghi Ðống đóng ở Ðống đa, bị quân An Nam vây nguy cấp quá, cũng thắt cổ tự tận.

Sau trận khốc liệt này, quân Tàu chết gần hết, bao nhiêu thi hài đều xếp lại một chỗ, chôn cả vào một hố trên mặt đấp thành gò cao, đỉnh gò có dựng một ngôi đền thờ những tử sĩ và Sầm Nghi Ðống. Ðền ấy đến nay vẫn còn, ai có dịp đi qua Thái Hà ấp, gần Hà nội, người ấy chắc đã từng để ý đến đền Trung Liệt, ngất ngưởng đứng trên một cồn đất để kỷ niệm lại ngàn thu cái tài thao lược vô song của vua Quang Trung.

Khi các đồn trại đã bị phá cả rồi, Tôn Sĩ Nghị mới được tin báo, hoảng hốt, sợ hãi, đang đêm không kịp mặc áo giáp, thắng yên ngựa, chỉ tất tưởi đem được mấy tên lính kỵ chạy qua sông Bắc. Quân trong doanh không có chủ đều xôn xao toán loạn, tìm đường chạy trốn, xô nhau ùa cả lên cầu phao, cầu đổ, đều sa cả xuống sông chết đuối, thây chất đầy sông Nhị Hà.

Trong lúc hỗn độn, vua Chiêu Thống cùng mẹ, vợ con và mấy người cận thần dắt díu nhau chạy sang Tàu theo Tôn Sĩ Nghị. Không may giữa đường tránh nạn, lại bị lạc mất Hoàng Phi, chỉ có vua, Thái Hậu và Hoàng Tử trốn thoát.

Vua Quang Trung vào được thành Thăng Long rồi còn cho quân đi đuổi quân nhà Thanh; hai đạo Quí Châu và Vân Nam thấy thế đuối, cũng bỏ Sơn Tây chạy về, quân An Nam đuổi rát mãi đến Nam Quan mới chịu thôi. Nghe miền Lạng Sơn đều khủng khiếp, bồng bế nhau trốn chạy; thành ra từ cửa ải sang mặt Bắc đến hơn mấy trăm dặm, tịnh không nghe tiếng một người nào!

Bà Hoàng phi đương thất thểu theo chồng lẫn trong đám bách tính khóc như di, chẳng may bị quân Tây Sơn đuổi kíp quá, sức yếu chạy không kịp, lạc mất quân vương, đành khóc lóc trốn sang Kinh Bắc. Bà náu ở Kinh Bắc ít lâu, nghe tin vua trốn sang Tàu, bèn lên Lạng Sơn tạm nương thân trong một ngôi chùa, tu hành cho vẹn tiết nghĩa với vua, chờ ngày Chiêu Thống trở về, khôi phục lại được giang san đã mất.

Nhưng bà chờ mãi, chờ mãi... Những giờ lạnh lẽo im lặng trôi chỉ đem lại cho bà một nỗi buồn thấm thía, nỗi buồn của một ngọc điệp kim chi thất thế, nỗi buồn của một từ mẫu lìa con, nỗi buồn của một cô phụ xa chồng!... Xa chồng mà thụuc cũng như mất chồng; mùi muối đưa chay tịnh của thiền môn, đạo bác ái cao siêu của Phật tổ có chăng chỉ tẩy sạch được trong tâm hồn ly phụ cái mối u hoài trường hận nó giày vò nàng đêm ngày, dằng dặc mãi... không thôi?

Ni cô cố quên... Nhưng nào hay, công tử Nguyễn Anh Tề lại làm nhóm lại trong dạ khô héo của nàng một nguồn hy vọng đầm ấm mà, một sớm mai, sự tàn ác của những trường hợp éo le đã làm cho tắt hẳn, tắt vùi như tro nguội!...
Kho vàng Sầm Sơn
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết