watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kho vàng Sầm Sơn-Chương 4 - tác giả Tchya Tchya

Tchya

Chương 4

Tác giả: Tchya

Từ khi quân Tây Sơn ra giữ hộ trật tự cho xứ Bắc Hà, nhân dân thành Thăng Long được trải qua một buổi thái bình êm ái, một quãng đời sung sướng mà non hai thế kỷ rồi, họ không được biết mùi. Họ đã bị sống luôn luôn dưới quyền áp chế, nào của lũ tham quan dựa vào quyền Chúa Trịnh, nào của lũ ưu binh cậy thế cướp bóc nhà giầu và hãm hiếp đàn bà.
Ðến lúc Tiết chế Nguyễn Huệ diệt tan nhà Trịnh nhất đán phế được các chế độ khốc liệt của Trịnh phủ gây nên, thì thiên hạ chiếm lại được một ít tự do, nhân dân khỏi bị đèn nén, lo ngại, khổ sở. Bởi thế nên trong thành Thăng Long, cho suốt cả đến một vùng mấy mươi dậm mé ngoài thành, ai ai cũng đều chúng tatụng công đức của Nguyễn Thượng công, nhất là khi được biết quan Nguyên soái đã ra lệnh cho ba quân không ai được phép quấy nhiễu các tư gia cả.
Sau một cơn biến loạn điêu tàn thê thảm, lại được thấy ngày sáng suốt, được an cư lạc nghiệp không phải lo canh cánh bên lòng cái nạn cướp bóc; nhân dân vui mừng hể hả, mở tiệc ăn mừng mỗi khi hơi có hội hè. Rằm tháng bẩy ở Thăng Long, năm ấy, rất náo nhiệt. Gia dĩ trong buổi quân Tây Sơn đóng ở trong thành tạm nghỉ, người ta còn được mục kích nhiều cuộc vui lỗng lẫy chưa từng thấy tự ngày xưa. Những cuộc vui đó bắt đầu từ ngày mồng bẩy tháng bảy từ cái phút đường hoàng long trọng mà Tiết chế Bình bắc tướng quân vào yết kiến vua Cảnh Hưng.
Khi quân sĩ Tây Sơn theo dịp trống khải hoàn, tiến vào thành Thăng Long, các quan văn võ trong triều sợ bị tội bèn rủ nhau trốn cả. Trậm chí xung quanh mình Cảnh Hưng hoàng đế chỉ có vài ba tên nội thị, không còn lấy ai ra mà khai trào để tiếp rước Nguyên Soái Tây Sơn.
Hữu quân Ðô đốc Chỉnh thấy tình thế như vậy, lén ngay vào tâu vua Hiển Tôn giáng chỉ xuống phủ dụ và gọi các quan về. Ðược chiếu của vua họ mới lục tục kéo nhau về chịu mệnh, đến ba bốn ngày mói đủ mặt tại triều.
Bởi vậy, ra từ hôm mồng hai, mãi đến hôm mồng bảy. Thượng tướng Nguyễn Huệ mới vào yết kiến Cảnh Hưng Hoàng đế.
Ngày hôm mồng bảy, trên điện Kính Thiên, lần đầu tiên trong ngót một trăm năm nay, người ta mới thấy khai đại trào. Từ năm giờ sáng, lúc còn chưa đến bình minh, các quan đã áo đai mũ mãng tề chỉnh đứng hai bên điện chờ đợi. Một vẻ im lặng tôn nghiêm phủ lên sự vật, mà không một lời nói, không một tiếng cười làm náo loạn, dẫu rằng trong một khắc một giây. CÀng làm tăng vẻ uy nghi của sự tôn kính đế vương là những chiến tượng, chiến mã, trang sức cực kỳ rực rỡ, những tàn vàng, lọng tía, cùng binh khí sáng loáng sầy tua tủa trên các giá sơn son.
Ðương lúc im phăng phắc, chìm đắm sự đợi chờ trong một gầm không khí buồn tẻ, bỗng đâu, một hồi trống long phượng ầm ầm làm náo loạn cấm điện, rồi tiếp theo ngay hồi trống, một hồi kiểng rung sang sảng gợn ra những tiếng ngân nga. Trúc tơ nhã nhạc cũng nổi dậy vang lừng tứ phía, đờn, sếnh, nhị, sáo, cùng nhịp nhàng tấu khúc “Triều Thiên”.
Cá quan đều răm rắp, phủ phục xuống tung hô “Vạn tuế”, trong khi một hồi khánh ngọc leng keng báo hiệu đoàn nội giám đã vục vua ra ngự ở long sàng. Một viên ngự lâm quan kéo bức rèm châu phủ trước bệ rồng, Cảnh Hưng Hoàng đế hiện ra, ngồi nghiêng trên sập Chúa, dựa lưng vào gối cẩm la. Vua mặc long bào vàng, đội mũ miện mười hai tua ngọc. Ngài se mình nên không ngồi dậy được, hoá nên không ngự ngai vàng mà nằm trên sập rồng, chỗ xưa nay vẫn để dành cho Chúa Trịnh. Hoàng thưọong phần cảm tạ Thượng tướng Nguyễn Huệ đã cướp lại quyền hành và tự do cho đế thất, phần rất mến tài vị anh hùng nhà Tây Sơn nên dù đương mệt, cũng gắng gượng khai đại trào cho khỏi sai lời hẹn.
Ngài vừa ngự ra chưa được nửa giờ, các thân thần, tôn thất cùng các vị công khanh mới làm lễ triều kiến vừa xong, trong khi các quan đương lặng yên túc trực cúi đầu, trên kỳ đài trước Ngọ môn bẩy phát pháo lệnh nổ liên thanh bẩy lượt, rồi loa đồng dõng dạc báo có quan Tiết chế, Bình bắc Thượng tướng quân Nguyễn, vào yết kiến Thánh hoàng.
Văn võ bá quan đều đứng thẳng như tượng gỗ, soi vào hốt. Nhà vua cũng giơ tay sửa lại áo long bào. Hai con voi chầu hai bên điện cũng quỳ xuống.
Một khắc mong đợi... Thời gian như đứng lại, không trôi.
Hốt nhiên, những binh lính thị lập ngoài cửa điện cúi rạp cả một lượt. Rồi các quan, theo sau, đều răm rắp, nghiêng mình. Cảnh Hưng Hoàng đế, cố gượng ngồi ngay lên chút đỉnh.
Từ trên đầu voi bước xuống, hiên ngang, lẫm liệt, một cái bóng vậm vỡ, thẳng giữa hai lớp rào người trùng trùng, điệp điệp, đường đường tiến lên bệ rồng. Trên mặt khác anh hùng, một vẻ nghiêm nghị, một nét cương quyết, làm cho những kẻ liếc nhìn phải tự nhiên kính sợ.
Gần tới sập ngự, Nguyễn Huệ đứng lại, hai mắt đăm đăm nhìn Cảnh Hưng Hoàng đế, lóng lánh hào quang. rồi chàng tiến lại mé án son để trước ngai, toan làm lễ.
Hoàng đế không để cho Nguyên soái nhà Tây Sơn phải khuất thân quỳ lạy, vì Nguyên soái mặc nhung trang không tiện bề làm lễ, lại muốn tránh cho Nguyên soái sự khó khăn trong khi xử trí, Ngài bèn giơ tay, tươi cười phủ dụ khách anh hùng:
- Hiền khanh miễn lễ! Trẫm trong mình đau yếu tiếc rằng không tiếp được hiền khanh cho đúng phép Hoàng gia! Hiền khanh vị trẫm, cũng nên lượng tình cho nhé! Thái tử đâu! Con khá mau thỉnh tướng quân lại an vị trên giường nào, bên cạnh trẫm!
Hoàng Tôn Duy Kỳ, vội vã lên điện cúi mời Nguyễn Huệ lại sập rồng. Huệ khiêm tốn chối từ ba lượt, mãi sau cùng mới xá Vua năm xá, vén áo bào nhũn nhặn ngồi ở một góc long sàng.
Trong lúc ấy Tả, Hữu quân Ðô đốc cùng lũ Trần Quang Riệu đã theo ngồi thứ tự đứng dưới thềm túc trực. Nguyễn Huệ vừa an vị xong, Thái tử làm hiệu cho tấu nhã nhạc. Rồi trống long phượng cùng chuông khánh lại tưng bừng nổi d; ậy, bách quan lại, một lần thứ nhì phủ phục để tung hô “Vạn tuế” và chào mừng vị quí nhân đã giúp yên xã tắc lúc chênh vênh.
Lễ yết kiến xong xuôi, Hiển Tôn Hoàng đế cầm tay Chủ soái quân Tây Sơn, ôn tồn trò chuyện, trong khi nội thị dâng trà.
- Trẫm từng nghe danh lừng lẫy của Hiền khanh, vẫn mong mỏi gặp quí nhân mà mãi tới nay mới được phỉ lòng khát vọng. Thực là trẫm được vui vẽ không biết dường nào! Hiền khanh! Khanh thực là một nhân vật hiếm có trong đời; từ ngàn dặm không quản xa xôi đem binh tới để dẹp tan lũ loạn thần hộ trẫm, khiến ngôi trẫm đã lung lay sắp đổ, một buổi mai, lại được vững vàng. Công đức ấy, trẫm thâm khắc trong cốt tủy, mà khắp xứ Bắc Hà này, không họ nào không cảm phục Hiền khanh!
- Bệ hạ quá ngợi khen ngoại thần này, thần rất lấy làm hổ thẹn. Thần là một kẻ quê mùa, mọi rợ, một kẻ áo vải ở Tây Sơn, có làm nên công cán gì mà Bệ hạ hậu đãi quá như vậy? Chẳng qua sự lăng bức Ðế vương mà Chuá Trịnh đã làm kia, nó là một cổ kim đại biến, đến Trời còn không dung thứ, nữa là người! Thấy sự tối vô lễ ấy, thần rất lấy làm chướng mắt nên phải thuận lòng trời mà xướng lên chủ nghĩa “Diệt Trịnh phù Lê”. Nay may công cuộc đã yên rồi, cũng là nhờ hồng phúc và uy đức của Bệ hạ đó.
- Hiền khanh thực quá khiêm tốn. Ơn sâu của Hiền khanh dẫu đến đời sau, trẫm còn nhớ mãi, không quên. Trẫm hiện tình không biết lấy sự gì để đáp nghĩa Hiền khanh, bởi lẽ không có một vật gì có thể bì với công đức của Hiền khanh đuợc. Bạc vàng, tước lộc, đối với Hiền khanh thực chẳng có đặc sắc gì, Hiền khanh cũng có thừa rồi. Song le, theo tục lệ đãi thượng tân, trẫm gọi là tặng Khanh chút tước nhỏ mọn này, xin Khanh vui lòng nhận lấy, để khỏi phụ tình mến yêu của trẫm.
Vua bèn sai quan Thái giám lấy bút vàng nghiên ngọc, rồi tự tay ngài thảo sắc phong Nguyễn Huệ làm Ðại Nguyên soái, Uy quốc công.
Huệ đứng dậy vái tạ, nhận lấy chiếu chỉ, đoạn ngỏ lời cảm ơn vũ lộ:
- Thần đức bạc, phận mỏng, thực không đáng để Bệ hạ phải tiếp đãi trọng thể thế này! Tâu Bệ hạ, thần vì đại nghĩa tôn phù Lê triều mà phải tới đây, thực không có ý gì khác nữa. Bệ hạ có lòng rộng dung cho yết kiến Long nhan, thế cũng đã là quá lắm. Thần có đâu dám kể công lao? Ðây, những văn võ quan cùng theo thần ra dẹp lũ tặc tử lăng loàn, họ cùng nối gót thần vào triều bái Bệ hạ; đây, sổ quân sĩ và dân đinh của đất Bắc, thần nhân ngày hôm nay vào lạy chào Bệ hạ để dâng lên Cửu trùng những sổ sách ấy; ngõ hầu tỏ rõ giữa thanh thiên bạch nhật cái chí “tôn phù nhất thống “ của thần. Một mai công việc yên rồi, thần xin bái biệt Long nhan để trở về Thuận Hoá.
Huệ nói xong, vẫy Nguyễn Hữu Chỉnh đem giấy má lên điện, rồi nâng các sổ quân sĩ và dân đinh quỳ xuống dâng lên cho Hiển Tôn Hoàng đế. Hiển Tôn vội vàng sai Thái tử Duy Kỳ đỡ Huệ dậy, rồi vỗ vai Huệ, khóc mà nói rằng:
- Trẫm vẫn rõ biết lòng chính đính quãng đại của Hiền khanh đã lâu rồi, trẫm may được gặp khanh, thực là đại hồng phúc cho nhà Lê ta đó! Trong 16 năm nay, trẫm tuy mang tiếng làm vua, mà thụuc chỉ ngồi làm vì trên bệ ngọc, không được dụ một tý gì vào việc đất nước của mình. Nay Hiền khanh tháo bỏ gông cùm cho trẫm chiếm lại cơ đồ của Liệt thánh, trẫm có lòng nào dám nghi kỵ Hiền khanh? Song le, nay trẫm tuổi đã già, cháu thì còn bé dại, nước nhà lại lắm nạn mà Hiền khanh không muốn giúp trẫm, nói đến chuyện về, trẫm nghĩ lấy làm lo lắm. Hiền khanh đã vì đại nghĩa tôn phù mà đến, Hiền khanh có thể ở ít lâu giúp trẫm thêm chút nữa, cho an định giang sơn cho ngôi bảo tộ của Liệt Thánh để lại cho trẫm ngày ngay không đến nỗi lung lay như thủa trước?
Giọng nói run run của Cảnh Hưng Hoàng đế như cảm được lòng sắt đá của anh hùng. Nguyễn Huệ thấy nhà vua đem lòng thành thực đối đãi trung hậu với mình cũng không lòng nào đối lại một cách quyết liệt. Bèn nói:
- Tâu Bệ hạ! Thần chỉ phụng mệnh Hoàng huynh ra đến địa giới Thuận Hoá mà thôi. Nay vì muốn đại ý chí tôn phù mà ra tận Thăng Long, đáng lẽ không ở lâu được. Song Bệ hạ đã rũ lòng quá thương thần mà muốn khiến thần ở lại, thần cũng không dám trái thánh ý, xin hoãn thời kỳ vĩnh biệt đến sau này.
Một nụ cười hớn hở bỗng nở trên nét mặt dăn deo của vị lão quân. Ngài cảm động cầm tay Nguyễn Huệ:
- Trẫm còn nó nhời này muốn nói, chẳng hay Hiền khanh có chịu nghe chăng?
- Xin bệ hạ cứ truyền chỉ; hễ việc nào sức thần có thể đương được, không khi nào thần dám từ nan.
- Trẫm không nhờ Hiền khanh việc gì cả! Chỉ có một vấn đề tâm sự muốn cùng khanh giải quyết mà thôi. Hiền khanh! Nay trẫm đã đúng bảy tuần rồi, chả còn sống được bao ngày nữa. Nhà trẫm kiệm bạc, không có bảo vật nào đáng giá để kính tặng Hiền khanh, phải gọi là theo lễ cổ biếu khanh một tước danh nhỏ mọn, tạm để tỏ bụng chân thành của trẫm đó mà thôi.
Trẫm nghe Hiền khanh nhận nhời nán lại ít lâu trẫm rất đẹp ý. Nhưng sợ sau này, Hiền khanh lại trở về Nam, Thái tử thì còn non nớt, việc chính sự hệ trọng không còn biết cậy vào ai. Có lẽ nào cơ đồ nhờ Hiền khanh lấy giúp lại cho, mà một sớm để tan tành như thủa trước?
Ngoài Bắc thành này, nhân tài xuất chúng như Hiền khanh không có mặt nào đương nổi việc định quốc. Phi Khanh ra, không còn ai giúp trẫm giữ yên được mãi cơ đồ. Vậy trẫm muốn cùng Khanh được kết dây thân ái về mai hậu, chả hay Khanh có thuận tình?
Hai mắt đen sắc của anh hùng bấy giờ như mờ ám trông vào quãng không gian vô định. Hiển Tôn vẫn run run thủ thỉ nốt lời:
- Trẫm có sáu vị công chúa. Trong sáu ngôi, không ngôi nào đáng nân khăn sửa túi cho Hiền khanh, chỉ có công chúa Ngọc Hân là đáng mặt làm nội trợ cho kẻ hào kiệt lỗi lạc như khanh đó. Ngọc Hân đủ mọi vẻ nết na thuần thục, lại tài hoa nhan sắc hơn người. Gả nó cho khanh, trẫm thưc có chết cũng không hối hận gì nữa. Hiền khanh! Khanh nghĩ thế nào? Chẳng hay dưới gối Khanh đã có ai hầu hạ chưa?
Nguyễn Huệ lim dim đôi mắt. Chàng nửa mừng, nửa ngại, nửa băn khoan, không biết đáp thế nào. Chàng tự thấy cảm động vì lòng chân thành tử tế của Hiển Tôn, cũng toan ừ phắt ngay một tiếng để chiều ý vì lão quân đã có lòng yêu mến mình một cách sốt sắng. Song chàng lại sợ về nỗi bận rộn trong khi hành binh, sợ mang tiếng là một kẻ không chí khí.
Hiển Tôn như rõ biết tâm lý chàng, vội rút trong tay áo một bức chân dung, tươi cười đưa cho Huệ:
- Ðây là tiểu tượng Ngọc Hân đó. Hiền khanh thử nhìn qua xem cho biết mặt vị hôn thê.
Ðức Vua nói xong vui cười hớn hở. Thượng tướng quân Nguyễn Huệ hai tay nâng đỡ lấy ảnh công chúa, ngắm nhìn hồi lâu, tâm thần như say đắm... Ôi! Giai nhân! Con người đâu có dung nhan kiều diễm thế này, hay bức ảnh vẻ tôn lên để mê hoặc lòng người ngắm? Nếu quả Ngọc Hân công chúa đẹp một vẻ thần tiên dường ấy, thì, dù cỏ cả công danh sự nghiệp, Huệ cũng cam đổi lấy để phi nguyền! Dưới lớp khăn vành dây, một khuôn mặt trái soan làm tăng vẻ khuynh thành của đôi mắt bồ câu tinh anh sắc sảo đẹp một vẻ đẹp phúc hậu, nhu mì, đôi mắt say sưa mà thùy mị, mơ màng dưới đôi mày lá liễu xinh thậm là xinh; rồi đến một cái tráng sáng của thông minh hiện dưới làn tóc mượt đen rẽ thành một đường ngôi lịch sự; rồi đến hai cái tai, ôi! Xiết bao đều đặn, một cái mũi thẳng đuột và ngay ngắn trên làm môi son không đầy không mỏng tỏa ra một nụ cười ong ả, thực có duyên, nhưng không hề tí chút lẳng lơ nào...
Cái diện mạo ấy lại là của một hình hài yểu điệu, tha thướt, giấu dưới làn áo cẩm bào dài rộng, dưới nếp xiêm lĩnh xuề xòa, chỉ để lộ ra hai bàn tay nhỏ nhắn, mà dài: một tay mỹ nhân tài tử.
Xem qua bức chân dung phác họa ấy, cũng đủ biết Ngọc Hân là một vì công chúa thiên kim. Gia dĩ từ thủa chưa đạp chân lên đất Bắc Hà, Huệ đã nghe Hữu quân Ðô đốc, nhiều phen, tán tụng về vẻ đẹp độc nhất vô song của thiếu nữ mà giờ đây, một nhời của chàng sẽ cho chàng được phép làm chủ cả đời, mãi mãi...
Giấu kín vẻ xúc động của con tâm, Huệ vẫy Hữu Chỉnh lên thềm, trỏ Chỉnh tâu cùng Hiển Tôn Hoàng đế:
- Tâu Bệ hạ! Quan Hữu quân Ðô đốc Chỉnh ngày xưa đã theo Huy quận công ăn lộc của triều đình Bệ hạ, ngày nay ắt hẳng hết lòng giúp nhà vua giữ vững sơn hà. Chỉnh cũng là người có tài không kém gì thần, thiết tưởng y sẽ là một tay an bang định quốc cho Lê Triều ta đó.
Hiển Tôn nghe nói, tưởng Huệ có ý chối từ, nét mặt đương phớn phở bỗng trở lại buồn rầu. Ngài nặng nề ngả đầu xuống gối:
- Trẫm có hỏi đâu Hiền khanh việc an bang , định quốc, chỉ cầu khanh cho biết một nhời rằng khanh có vui lòng cùng Ngọc Hân gá nghĩa hay không?
Hiểu rõ chuyện tâm sự của vua Lê, Hữu Chỉnh sẵn khoa lém lĩnh tinh ranh, vội đỡ lời Nguyễn Huệ:
- Tâu Bệ hạ, Bệ hạ đã rũ lòng thương, lấy tình thành thực đối với Thượng công của kẻ tiện thần này, chắc Thượng công của thần cũng không nỡ nào lấy lòng giả dối tạ lại Bệ hạ. Vã chăng, Ngọc Hân công chúa là một vì kim chi ngọc điệp, gồm đủ cả sắc lẫn tài, trên trần này thực chưa có giai nhân nào sánh kịp. Nay đem gả cho một trang anh hùng như Nguyên soái, thì thực đẹp đôi loan phụng, còn ai cân nhắc đúng hơn? Nguyên soái của hạ thần vừa đúng dịp, lại chưa có tề gia nội tướng...
Chỉnh nói xong, quay lại nhìn Nguyễn Huệ:
- Bẩm Thượng công! Thánh hoàng đã giáng chỉ ban cho Thượng công cái đặc ân ấy, tiểu tướng trộm phép khuyên Thượng công chớ khá nề hà. Xin bề trên cứ nhận lời. Nếu sau này tài sắc công chúa không đủ hài lòng đẹp ý Thượng công, bao nhiêu trách nhiệm Chỉnh này xin chịu cả!
Nguyễn Huệ trong lòng đã chứa chan tình cảm, nhưng mặt ngoài còn làm ra bộ khiêm tốn, chửa vâng lời.
- Thần đức mỏng, phúc bạc, không biết có đáng sánh vai cùng công chúa hay không! Bệ hạ đã rộng lượng cho thần được dụ vào hàng phò mã Ðông sàng, thần đâu dám không tuân theo Thánh ý. Nhưng xin cho thần đuợc phép một vài giờ suy nghĩ, có thế nào, sáng mai, Hữu quân Ðô đốc đây sẽ vào tâu Bệ hạ rõ. Xin Thánh thượng rộng xét. Thôi! Hôm nay triều bái Bệ hạ đã lâu rồi, làm cho Thánh thể đã vi hoà càng thêm mỏi mệt. Xin rước Thánh giá vào cung tĩnh dượng; thần tạm xin lui về nơi quân lữ, bất nhật thần sẽ vào chầu...
Cảnh Hưng Hoàng đế cầm tay Huệ ngần ngừ không muốn rời ra. Vua tôi lưu luyến mãi. Khi Nguyễn Huệ bái từ về phủ, vua cha rầu rầu nét mặt, ứa lệ phán rằng:
- Hiền khanh những lúc thanh nhà chớ nên bỏ trẫm một mình, mà cũng đừng nên phụ tình trẫm quí thương khanh nhé!
Nguyễn Huệ bước xuống thềm về phủ, mà Hiển Tôn còn chống nạnh nhìn theo. Ngài sai bách quan tiễn vị anh hùng ra quá Ngọ môn, rồi truyền gióng trống bãi chầu.
Ngày hôm sau, Nguyễn Hữu Chỉnh vào nội cung tâu vua rằng Nguyên soái đang sắm sửa trang hoàng Súy phủ để đợi ngày làm hôn lễ. Lại xin Vua quyết định ngày nào cho công chúa lên kiệu hoa xuất giá.
Bởi thế, ngày tốt lành là ngày mười một tháng bẩy, vừa mới tan khói lủ, dân thành Thăng Long đã được xem một đám cưới rất linh đình, một cảnh tượng rực rỡ đệ nhất trong lịch sử: cuộc nghinh hôn Ngọc Hân công chúa đẹp duyên cùng đấng anh hùng danh tiếng nhất nước Nam: Nguyễn Huệ.



Từ khi quân Tây Sơn ra giữ hộ trật tự cho xứ Bắc Hà, nhân dân thành Thăng Long được trải qua một buổi thái bình êm ái, một quãng đời sung sướng mà non hai thế kỷ rồi, họ không được biết mùi. Họ đã bị sống luôn luôn dưới quyền áp chế, nào của lũ tham quan dựa vào quyền Chúa Trịnh, nào của lũ ưu binh cậy thế cướp bóc nhà giầu và hãm hiếp đàn bà.

Ðến lúc Tiết chế Nguyễn Huệ diệt tan nhà Trịnh nhất đán phế được các chế độ khốc liệt của Trịnh phủ gây nên, thì thiên hạ chiếm lại được một ít tự do, nhân dân khỏi bị đèn nén, lo ngại, khổ sở. Bởi thế nên trong thành Thăng Long, cho suốt cả đến một vùng mấy mươi dậm mé ngoài thành, ai ai cũng đều chúng tatụng công đức của Nguyễn Thượng công, nhất là khi được biết quan Nguyên soái đã ra lệnh cho ba quân không ai được phép quấy nhiễu các tư gia cả.

Sau một cơn biến loạn điêu tàn thê thảm, lại được thấy ngày sáng suốt, được an cư lạc nghiệp không phải lo canh cánh bên lòng cái nạn cướp bóc; nhân dân vui mừng hể hả, mở tiệc ăn mừng mỗi khi hơi có hội hè. Rằm tháng bẩy ở Thăng Long, năm ấy, rất náo nhiệt. Gia dĩ trong buổi quân Tây Sơn đóng ở trong thành tạm nghỉ, người ta còn được mục kích nhiều cuộc vui lỗng lẫy chưa từng thấy tự ngày xưa. Những cuộc vui đó bắt đầu từ ngày mồng bẩy tháng bảy từ cái phút đường hoàng long trọng mà Tiết chế Bình bắc tướng quân vào yết kiến vua Cảnh Hưng.

Khi quân sĩ Tây Sơn theo dịp trống khải hoàn, tiến vào thành Thăng Long, các quan văn võ trong triều sợ bị tội bèn rủ nhau trốn cả. Trậm chí xung quanh mình Cảnh Hưng hoàng đế chỉ có vài ba tên nội thị, không còn lấy ai ra mà khai trào để tiếp rước Nguyên Soái Tây Sơn.

Hữu quân Ðô đốc Chỉnh thấy tình thế như vậy, lén ngay vào tâu vua Hiển Tôn giáng chỉ xuống phủ dụ và gọi các quan về. Ðược chiếu của vua họ mới lục tục kéo nhau về chịu mệnh, đến ba bốn ngày mói đủ mặt tại triều.

Bởi vậy, ra từ hôm mồng hai, mãi đến hôm mồng bảy. Thượng tướng Nguyễn Huệ mới vào yết kiến Cảnh Hưng Hoàng đế.

Ngày hôm mồng bảy, trên điện Kính Thiên, lần đầu tiên trong ngót một trăm năm nay, người ta mới thấy khai đại trào. Từ năm giờ sáng, lúc còn chưa đến bình minh, các quan đã áo đai mũ mãng tề chỉnh đứng hai bên điện chờ đợi. Một vẻ im lặng tôn nghiêm phủ lên sự vật, mà không một lời nói, không một tiếng cười làm náo loạn, dẫu rằng trong một khắc một giây. CÀng làm tăng vẻ uy nghi của sự tôn kính đế vương là những chiến tượng, chiến mã, trang sức cực kỳ rực rỡ, những tàn vàng, lọng tía, cùng binh khí sáng loáng sầy tua tủa trên các giá sơn son.

Ðương lúc im phăng phắc, chìm đắm sự đợi chờ trong một gầm không khí buồn tẻ, bỗng đâu, một hồi trống long phượng ầm ầm làm náo loạn cấm điện, rồi tiếp theo ngay hồi trống, một hồi kiểng rung sang sảng gợn ra những tiếng ngân nga. Trúc tơ nhã nhạc cũng nổi dậy vang lừng tứ phía, đờn, sếnh, nhị, sáo, cùng nhịp nhàng tấu khúc “Triều Thiên”.

Cá quan đều răm rắp, phủ phục xuống tung hô “Vạn tuế”, trong khi một hồi khánh ngọc leng keng báo hiệu đoàn nội giám đã vục vua ra ngự ở long sàng. Một viên ngự lâm quan kéo bức rèm châu phủ trước bệ rồng, Cảnh Hưng Hoàng đế hiện ra, ngồi nghiêng trên sập Chúa, dựa lưng vào gối cẩm la. Vua mặc long bào vàng, đội mũ miện mười hai tua ngọc. Ngài se mình nên không ngồi dậy được, hoá nên không ngự ngai vàng mà nằm trên sập rồng, chỗ xưa nay vẫn để dành cho Chúa Trịnh. Hoàng thưọong phần cảm tạ Thượng tướng Nguyễn Huệ đã cướp lại quyền hành và tự do cho đế thất, phần rất mến tài vị anh hùng nhà Tây Sơn nên dù đương mệt, cũng gắng gượng khai đại trào cho khỏi sai lời hẹn.

Ngài vừa ngự ra chưa được nửa giờ, các thân thần, tôn thất cùng các vị công khanh mới làm lễ triều kiến vừa xong, trong khi các quan đương lặng yên túc trực cúi đầu, trên kỳ đài trước Ngọ môn bẩy phát pháo lệnh nổ liên thanh bẩy lượt, rồi loa đồng dõng dạc báo có quan Tiết chế, Bình bắc Thượng tướng quân Nguyễn, vào yết kiến Thánh hoàng.

Văn võ bá quan đều đứng thẳng như tượng gỗ, soi vào hốt. Nhà vua cũng giơ tay sửa lại áo long bào. Hai con voi chầu hai bên điện cũng quỳ xuống.

Một khắc mong đợi... Thời gian như đứng lại, không trôi.

Hốt nhiên, những binh lính thị lập ngoài cửa điện cúi rạp cả một lượt. Rồi các quan, theo sau, đều răm rắp, nghiêng mình. Cảnh Hưng Hoàng đế, cố gượng ngồi ngay lên chút đỉnh.

Từ trên đầu voi bước xuống, hiên ngang, lẫm liệt, một cái bóng vậm vỡ, thẳng giữa hai lớp rào người trùng trùng, điệp điệp, đường đường tiến lên bệ rồng. Trên mặt khác anh hùng, một vẻ nghiêm nghị, một nét cương quyết, làm cho những kẻ liếc nhìn phải tự nhiên kính sợ.

Gần tới sập ngự, Nguyễn Huệ đứng lại, hai mắt đăm đăm nhìn Cảnh Hưng Hoàng đế, lóng lánh hào quang. rồi chàng tiến lại mé án son để trước ngai, toan làm lễ.

Hoàng đế không để cho Nguyên soái nhà Tây Sơn phải khuất thân quỳ lạy, vì Nguyên soái mặc nhung trang không tiện bề làm lễ, lại muốn tránh cho Nguyên soái sự khó khăn trong khi xử trí, Ngài bèn giơ tay, tươi cười phủ dụ khách anh hùng:

- Hiền khanh miễn lễ! Trẫm trong mình đau yếu tiếc rằng không tiếp được hiền khanh cho đúng phép Hoàng gia! Hiền khanh vị trẫm, cũng nên lượng tình cho nhé! Thái tử đâu! Con khá mau thỉnh tướng quân lại an vị trên giường nào, bên cạnh trẫm!

Hoàng Tôn Duy Kỳ, vội vã lên điện cúi mời Nguyễn Huệ lại sập rồng. Huệ khiêm tốn chối từ ba lượt, mãi sau cùng mới xá Vua năm xá, vén áo bào nhũn nhặn ngồi ở một góc long sàng.

Trong lúc ấy Tả, Hữu quân Ðô đốc cùng lũ Trần Quang Riệu đã theo ngồi thứ tự đứng dưới thềm túc trực. Nguyễn Huệ vừa an vị xong, Thái tử làm hiệu cho tấu nhã nhạc. Rồi trống long phượng cùng chuông khánh lại tưng bừng nổi d; ậy, bách quan lại, một lần thứ nhì phủ phục để tung hô “Vạn tuế” và chào mừng vị quí nhân đã giúp yên xã tắc lúc chênh vênh.

Lễ yết kiến xong xuôi, Hiển Tôn Hoàng đế cầm tay Chủ soái quân Tây Sơn, ôn tồn trò chuyện, trong khi nội thị dâng trà.

- Trẫm từng nghe danh lừng lẫy của Hiền khanh, vẫn mong mỏi gặp quí nhân mà mãi tới nay mới được phỉ lòng khát vọng. Thực là trẫm được vui vẽ không biết dường nào! Hiền khanh! Khanh thực là một nhân vật hiếm có trong đời; từ ngàn dặm không quản xa xôi đem binh tới để dẹp tan lũ loạn thần hộ trẫm, khiến ngôi trẫm đã lung lay sắp đổ, một buổi mai, lại được vững vàng. Công đức ấy, trẫm thâm khắc trong cốt tủy, mà khắp xứ Bắc Hà này, không họ nào không cảm phục Hiền khanh!

- Bệ hạ quá ngợi khen ngoại thần này, thần rất lấy làm hổ thẹn. Thần là một kẻ quê mùa, mọi rợ, một kẻ áo vải ở Tây Sơn, có làm nên công cán gì mà Bệ hạ hậu đãi quá như vậy? Chẳng qua sự lăng bức Ðế vương mà Chuá Trịnh đã làm kia, nó là một cổ kim đại biến, đến Trời còn không dung thứ, nữa là người! Thấy sự tối vô lễ ấy, thần rất lấy làm chướng mắt nên phải thuận lòng trời mà xướng lên chủ nghĩa “Diệt Trịnh phù Lê”. Nay may công cuộc đã yên rồi, cũng là nhờ hồng phúc và uy đức của Bệ hạ đó.

- Hiền khanh thực quá khiêm tốn. Ơn sâu của Hiền khanh dẫu đến đời sau, trẫm còn nhớ mãi, không quên. Trẫm hiện tình không biết lấy sự gì để đáp nghĩa Hiền khanh, bởi lẽ không có một vật gì có thể bì với công đức của Hiền khanh đuợc. Bạc vàng, tước lộc, đối với Hiền khanh thực chẳng có đặc sắc gì, Hiền khanh cũng có thừa rồi. Song le, theo tục lệ đãi thượng tân, trẫm gọi là tặng Khanh chút tước nhỏ mọn này, xin Khanh vui lòng nhận lấy, để khỏi phụ tình mến yêu của trẫm.

Vua bèn sai quan Thái giám lấy bút vàng nghiên ngọc, rồi tự tay ngài thảo sắc phong Nguyễn Huệ làm Ðại Nguyên soái, Uy quốc công.

Huệ đứng dậy vái tạ, nhận lấy chiếu chỉ, đoạn ngỏ lời cảm ơn vũ lộ:

- Thần đức bạc, phận mỏng, thực không đáng để Bệ hạ phải tiếp đãi trọng thể thế này! Tâu Bệ hạ, thần vì đại nghĩa tôn phù Lê triều mà phải tới đây, thực không có ý gì khác nữa. Bệ hạ có lòng rộng dung cho yết kiến Long nhan, thế cũng đã là quá lắm. Thần có đâu dám kể công lao? Ðây, những văn võ quan cùng theo thần ra dẹp lũ tặc tử lăng loàn, họ cùng nối gót thần vào triều bái Bệ hạ; đây, sổ quân sĩ và dân đinh của đất Bắc, thần nhân ngày hôm nay vào lạy chào Bệ hạ để dâng lên Cửu trùng những sổ sách ấy; ngõ hầu tỏ rõ giữa thanh thiên bạch nhật cái chí “tôn phù nhất thống “ của thần. Một mai công việc yên rồi, thần xin bái biệt Long nhan để trở về Thuận Hoá.

Huệ nói xong, vẫy Nguyễn Hữu Chỉnh đem giấy má lên điện, rồi nâng các sổ quân sĩ và dân đinh quỳ xuống dâng lên cho Hiển Tôn Hoàng đế. Hiển Tôn vội vàng sai Thái tử Duy Kỳ đỡ Huệ dậy, rồi vỗ vai Huệ, khóc mà nói rằng:

- Trẫm vẫn rõ biết lòng chính đính quãng đại của Hiền khanh đã lâu rồi, trẫm may được gặp khanh, thực là đại hồng phúc cho nhà Lê ta đó! Trong 16 năm nay, trẫm tuy mang tiếng làm vua, mà thụuc chỉ ngồi làm vì trên bệ ngọc, không được dụ một tý gì vào việc đất nước của mình. Nay Hiền khanh tháo bỏ gông cùm cho trẫm chiếm lại cơ đồ của Liệt thánh, trẫm có lòng nào dám nghi kỵ Hiền khanh? Song le, nay trẫm tuổi đã già, cháu thì còn bé dại, nước nhà lại lắm nạn mà Hiền khanh không muốn giúp trẫm, nói đến chuyện về, trẫm nghĩ lấy làm lo lắm. Hiền khanh đã vì đại nghĩa tôn phù mà đến, Hiền khanh có thể ở ít lâu giúp trẫm thêm chút nữa, cho an định giang sơn cho ngôi bảo tộ của Liệt Thánh để lại cho trẫm ngày ngay không đến nỗi lung lay như thủa trước?

Giọng nói run run của Cảnh Hưng Hoàng đế như cảm được lòng sắt đá của anh hùng. Nguyễn Huệ thấy nhà vua đem lòng thành thực đối đãi trung hậu với mình cũng không lòng nào đối lại một cách quyết liệt. Bèn nói:

- Tâu Bệ hạ! Thần chỉ phụng mệnh Hoàng huynh ra đến địa giới Thuận Hoá mà thôi. Nay vì muốn đại ý chí tôn phù mà ra tận Thăng Long, đáng lẽ không ở lâu được. Song Bệ hạ đã rũ lòng quá thương thần mà muốn khiến thần ở lại, thần cũng không dám trái thánh ý, xin hoãn thời kỳ vĩnh biệt đến sau này.

Một nụ cười hớn hở bỗng nở trên nét mặt dăn deo của vị lão quân. Ngài cảm động cầm tay Nguyễn Huệ:

- Trẫm còn nó nhời này muốn nói, chẳng hay Hiền khanh có chịu nghe chăng?

- Xin bệ hạ cứ truyền chỉ; hễ việc nào sức thần có thể đương được, không khi nào thần dám từ nan.

- Trẫm không nhờ Hiền khanh việc gì cả! Chỉ có một vấn đề tâm sự muốn cùng khanh giải quyết mà thôi. Hiền khanh! Nay trẫm đã đúng bảy tuần rồi, chả còn sống được bao ngày nữa. Nhà trẫm kiệm bạc, không có bảo vật nào đáng giá để kính tặng Hiền khanh, phải gọi là theo lễ cổ biếu khanh một tước danh nhỏ mọn, tạm để tỏ bụng chân thành của trẫm đó mà thôi.

Trẫm nghe Hiền khanh nhận nhời nán lại ít lâu trẫm rất đẹp ý. Nhưng sợ sau này, Hiền khanh lại trở về Nam, Thái tử thì còn non nớt, việc chính sự hệ trọng không còn biết cậy vào ai. Có lẽ nào cơ đồ nhờ Hiền khanh lấy giúp lại cho, mà một sớm để tan tành như thủa trước?

Ngoài Bắc thành này, nhân tài xuất chúng như Hiền khanh không có mặt nào đương nổi việc định quốc. Phi Khanh ra, không còn ai giúp trẫm giữ yên được mãi cơ đồ. Vậy trẫm muốn cùng Khanh được kết dây thân ái về mai hậu, chả hay Khanh có thuận tình?

Hai mắt đen sắc của anh hùng bấy giờ như mờ ám trông vào quãng không gian vô định. Hiển Tôn vẫn run run thủ thỉ nốt lời:

- Trẫm có sáu vị công chúa. Trong sáu ngôi, không ngôi nào đáng nân khăn sửa túi cho Hiền khanh, chỉ có công chúa Ngọc Hân là đáng mặt làm nội trợ cho kẻ hào kiệt lỗi lạc như khanh đó. Ngọc Hân đủ mọi vẻ nết na thuần thục, lại tài hoa nhan sắc hơn người. Gả nó cho khanh, trẫm thưc có chết cũng không hối hận gì nữa. Hiền khanh! Khanh nghĩ thế nào? Chẳng hay dưới gối Khanh đã có ai hầu hạ chưa?

Nguyễn Huệ lim dim đôi mắt. Chàng nửa mừng, nửa ngại, nửa băn khoan, không biết đáp thế nào. Chàng tự thấy cảm động vì lòng chân thành tử tế của Hiển Tôn, cũng toan ừ phắt ngay một tiếng để chiều ý vì lão quân đã có lòng yêu mến mình một cách sốt sắng. Song chàng lại sợ về nỗi bận rộn trong khi hành binh, sợ mang tiếng là một kẻ không chí khí.

Hiển Tôn như rõ biết tâm lý chàng, vội rút trong tay áo một bức chân dung, tươi cười đưa cho Huệ:

- Ðây là tiểu tượng Ngọc Hân đó. Hiền khanh thử nhìn qua xem cho biết mặt vị hôn thê.

Ðức Vua nói xong vui cười hớn hở. Thượng tướng quân Nguyễn Huệ hai tay nâng đỡ lấy ảnh công chúa, ngắm nhìn hồi lâu, tâm thần như say đắm... Ôi! Giai nhân! Con người đâu có dung nhan kiều diễm thế này, hay bức ảnh vẻ tôn lên để mê hoặc lòng người ngắm? Nếu quả Ngọc Hân công chúa đẹp một vẻ thần tiên dường ấy, thì, dù cỏ cả công danh sự nghiệp, Huệ cũng cam đổi lấy để phi nguyền! Dưới lớp khăn vành dây, một khuôn mặt trái soan làm tăng vẻ khuynh thành của đôi mắt bồ câu tinh anh sắc sảo đẹp một vẻ đẹp phúc hậu, nhu mì, đôi mắt say sưa mà thùy mị, mơ màng dưới đôi mày lá liễu xinh thậm là xinh; rồi đến một cái tráng sáng của thông minh hiện dưới làn tóc mượt đen rẽ thành một đường ngôi lịch sự; rồi đến hai cái tai, ôi! Xiết bao đều đặn, một cái mũi thẳng đuột và ngay ngắn trên làm môi son không đầy không mỏng tỏa ra một nụ cười ong ả, thực có duyên, nhưng không hề tí chút lẳng lơ nào...

Cái diện mạo ấy lại là của một hình hài yểu điệu, tha thướt, giấu dưới làn áo cẩm bào dài rộng, dưới nếp xiêm lĩnh xuề xòa, chỉ để lộ ra hai bàn tay nhỏ nhắn, mà dài: một tay mỹ nhân tài tử.

Xem qua bức chân dung phác họa ấy, cũng đủ biết Ngọc Hân là một vì công chúa thiên kim. Gia dĩ từ thủa chưa đạp chân lên đất Bắc Hà, Huệ đã nghe Hữu quân Ðô đốc, nhiều phen, tán tụng về vẻ đẹp độc nhất vô song của thiếu nữ mà giờ đây, một nhời của chàng sẽ cho chàng được phép làm chủ cả đời, mãi mãi...

Giấu kín vẻ xúc động của con tâm, Huệ vẫy Hữu Chỉnh lên thềm, trỏ Chỉnh tâu cùng Hiển Tôn Hoàng đế:

- Tâu Bệ hạ! Quan Hữu quân Ðô đốc Chỉnh ngày xưa đã theo Huy quận công ăn lộc của triều đình Bệ hạ, ngày nay ắt hẳng hết lòng giúp nhà vua giữ vững sơn hà. Chỉnh cũng là người có tài không kém gì thần, thiết tưởng y sẽ là một tay an bang định quốc cho Lê Triều ta đó.

Hiển Tôn nghe nói, tưởng Huệ có ý chối từ, nét mặt đương phớn phở bỗng trở lại buồn rầu. Ngài nặng nề ngả đầu xuống gối:

- Trẫm có hỏi đâu Hiền khanh việc an bang , định quốc, chỉ cầu khanh cho biết một nhời rằng khanh có vui lòng cùng Ngọc Hân gá nghĩa hay không?

Hiểu rõ chuyện tâm sự của vua Lê, Hữu Chỉnh sẵn khoa lém lĩnh tinh ranh, vội đỡ lời Nguyễn Huệ:

- Tâu Bệ hạ, Bệ hạ đã rũ lòng thương, lấy tình thành thực đối với Thượng công của kẻ tiện thần này, chắc Thượng công của thần cũng không nỡ nào lấy lòng giả dối tạ lại Bệ hạ. Vã chăng, Ngọc Hân công chúa là một vì kim chi ngọc điệp, gồm đủ cả sắc lẫn tài, trên trần này thực chưa có giai nhân nào sánh kịp. Nay đem gả cho một trang anh hùng như Nguyên soái, thì thực đẹp đôi loan phụng, còn ai cân nhắc đúng hơn? Nguyên soái của hạ thần vừa đúng dịp, lại chưa có tề gia nội tướng...

Chỉnh nói xong, quay lại nhìn Nguyễn Huệ:

- Bẩm Thượng công! Thánh hoàng đã giáng chỉ ban cho Thượng công cái đặc ân ấy, tiểu tướng trộm phép khuyên Thượng công chớ khá nề hà. Xin bề trên cứ nhận lời. Nếu sau này tài sắc công chúa không đủ hài lòng đẹp ý Thượng công, bao nhiêu trách nhiệm Chỉnh này xin chịu cả!

Nguyễn Huệ trong lòng đã chứa chan tình cảm, nhưng mặt ngoài còn làm ra bộ khiêm tốn, chửa vâng lời.

- Thần đức mỏng, phúc bạc, không biết có đáng sánh vai cùng công chúa hay không! Bệ hạ đã rộng lượng cho thần được dụ vào hàng phò mã Ðông sàng, thần đâu dám không tuân theo Thánh ý. Nhưng xin cho thần đuợc phép một vài giờ suy nghĩ, có thế nào, sáng mai, Hữu quân Ðô đốc đây sẽ vào tâu Bệ hạ rõ. Xin Thánh thượng rộng xét. Thôi! Hôm nay triều bái Bệ hạ đã lâu rồi, làm cho Thánh thể đã vi hoà càng thêm mỏi mệt. Xin rước Thánh giá vào cung tĩnh dượng; thần tạm xin lui về nơi quân lữ, bất nhật thần sẽ vào chầu...

Cảnh Hưng Hoàng đế cầm tay Huệ ngần ngừ không muốn rời ra. Vua tôi lưu luyến mãi. Khi Nguyễn Huệ bái từ về phủ, vua cha rầu rầu nét mặt, ứa lệ phán rằng:

- Hiền khanh những lúc thanh nhà chớ nên bỏ trẫm một mình, mà cũng đừng nên phụ tình trẫm quí thương khanh nhé!

Nguyễn Huệ bước xuống thềm về phủ, mà Hiển Tôn còn chống nạnh nhìn theo. Ngài sai bách quan tiễn vị anh hùng ra quá Ngọ môn, rồi truyền gióng trống bãi chầu.

Ngày hôm sau, Nguyễn Hữu Chỉnh vào nội cung tâu vua rằng Nguyên soái đang sắm sửa trang hoàng Súy phủ để đợi ngày làm hôn lễ. Lại xin Vua quyết định ngày nào cho công chúa lên kiệu hoa xuất giá.

Bởi thế, ngày tốt lành là ngày mười một tháng bẩy, vừa mới tan khói lủ, dân thành Thăng Long đã được xem một đám cưới rất linh đình, một cảnh tượng rực rỡ đệ nhất trong lịch sử: cuộc nghinh hôn Ngọc Hân công chúa đẹp duyên cùng đấng anh hùng danh tiếng nhất nước Nam: Nguyễn Huệ.
Kho vàng Sầm Sơn
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết