watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kho vàng Sầm Sơn-Chương 6 - tác giả Tchya Tchya

Tchya

Chương 6

Tác giả: Tchya

Thành Qui Nhơn năm Giáp Thìn (1784).
Tiết Trung thu năm ấy, dân trong thành, được buổi trăng rằm rạng tỏ, mua vui mở một cuộc rước đèn múa sư tử tưng bừng. Ðám rước, đi đến đâu, khua chiêng trống mã la inh ỏi; nah2 nào có treo giải thì cho gọi đám sư tử vào giỡn cầu trước cửa cho vui.
Về phía nam trong thành, trước cửa dinh quan Tiết chế, có hai đám rước, vì cùng tranh đua nhau một giải thưỏng đặc biệt, đâm ra gây lộn lẫn nhau. Kết cuộc là một sự ẩu đả mịt mùng túi bụi, người la trẻ khóc vang lừng. Giữa lớp sóng người tấp nập đi xem, bỗng đâu nhảy xổ ra một thiếu niên hùng dũng, chen vào đám rước can nhũng tay loạn đã ngông cuồng. Can mãi không được chàng tức tiận, múa quyền thưởng cho mấy kẻ ngang nghanh một bài thí nghiệm rõ rệt về sự hay cấu xé lẫn nhau. Quyền chàng xong vào đến đâu, lũ người đương hăm hở đấm đá đều dãn ra đến đấy; sau cùng, bao nhiêu tay hung hãn phải ngừng cả lại, đứng nhìn người tuổi trẻ nhẩy múa; chúng càng ngắm kỹ, càng đâm ra kính phục hãi hùng. Thì ra anh chàng vào cang đó có một môn quyền tuyệt diệu; nào khi lui, khi tới, nào lúc đá, lúc đấm, chàng hoành hành một cách rất ngoạn mục, biến hóa điệu bộ không biết đâu mà lường. Tuy chàn ghăng hái tiếng thẳng vào đám đông, như muốn đánh cho bọn vô lại một trận đòn dừ tử, kỳ thực chàng chẳng để ai đến nỗi bị thương cả, chỉ cốt làm cho mấy tên đầu xỏ hoa mắt lên vì ngoán võ chàng diễn, ngõ hầu chúng dừng tay lại, không đánh nhau kịch liệt nữa. Thành thử chỉ trong một thời khắc nhỏ, hai đám rước bỏ cuộc xung đột; nhũung kẻ rước đèn và những khách đi xem đều giãn lui ra hết, nhường chỗ cho thiếu niên tráng sĩ trổ tài.
Tráng sĩ thấy sự can thiệp của mình đã có hiệu quả, vừa muống lủi vào đám đông để lẩn tránh ra về, thì thình lình như một tia chớp, một người bé nhỏ, mảnh khảnh nhẩy vụt đến trước mặt chàng vừa vươn tay đánh, vừa la lớn:
- Ông đã phô tài, ta thử chơi nhau một keo!
Tráng sĩ hết sức ngạc nhiên, song cũng định thần né mình sang một bên, lấy thế thủ, rồi chẳng nói chẳng rằng xông vào đánh người bé nhỏ. Hai bên vờn nhau như rồng tuôn, phượng múa; người ngoài xem chỉ thấy chân tay vùn vụt như gió đập, quần áo phấp phới như hoa bay, tịnh nhiên không biết ai thua, ai được. Công chúng đứng đờ ra ngắm nghía, lại reo hò vỗ tay trợ lực cả đôi bên. Hai người ganh sức nhau một lúc lâu, chẳng biết đến bao nhiêu hiệp; mãi saucùng, tráng sĩ thứ nhất mới dùng kế lùi ra ngoài, tránh cái đá song phi của bên địch. Anh chàng bé nhỏ đá hụt, bị tráng sĩ nằm rạp xuống ngáng chân, làm cho ngã xóng xoài trên mặt đất.
Thiên hạ vui mắt, cười la rầm rĩ, khua chuông gõ trống om xòm. Khi tráng sĩ nhún mình trỗi dậy, thì không thấy bóng người bé nhỏ đâu nữa; người ấy hổ thẹn, đã phi thân trốn đi tự lúc nào rồi. Tráng sĩ đành rẽ đám đông lủi ra về, vừa đi vừa nói một mình, vừa tắc lưỡi:
- Thực là một tay đối thủ!
Tay đối thủ ấy, nào có phải ai xa lạ: chính là con quan phò mã, rễ vua Tây Sơn, Hổ oai tướng quân Võ Văn Nhậm đó! Mà người tráng sĩ xông vào can đám rưóc tình cờ đã muốn cho là con trưởng Phiêu Kỵ tướng quân Nguyễn Hữu Chỉnh: Công tử Nguyễn Anh Tề. Công tử Nguyễn Anh Tề mới theo cha vào ở Qui Nhơn, thành ra đấu võ với con Hổ oai tưóng quân mà chẳng biết tên biết mặt!
Mãi sau này, gặp gỡ nhau trong một trường hợp lạ lùng ngẫu nhĩ, cậu Anh Tề mới được biết con quan Phà mã là một nàng quận chúa ngàn vàng. Một buổi chiều, trời êm ả, ngồi hoạ đàn thổi sáo trước cửa dinh cùng vài người bạn, công tử thấy đi vào phủ Phò mã một trang thiếu niên anh tuấn, sau lưng có đến năm sáu tên thị nữ theo hầu. Ngạc nhiên hỏi bạn, Anh Tề mới rõ thiếu niên anh tuấn kia, chính là một giai nhân giả dạng: Võ An Trinh quận chúa, con gái Phò mã Võ Văn Nhậm, Cháu ngoại yêu của Thái Ðúc hoàng đế, cháu quan Tiết chế Nguyễn Lữ cùng Long nhưỡng tướng quân Nguyễn Huệ, một trang anh thư tài sắc vẹn toàn.
- Quận chúa vốn con nhà võ tướng, thân mẫu nàng, Thọ Huệ công chúa, cũng là tay nữ kiệt trong nghề cung binh đao. Mười lăm tuổi đã sành khoa phi ngựa, múa gươm; Võ Phò mã vì thế, đón một ông giáo sư Tầu có danh tiếng sang dạy nàng những ngón quyền đặc biệt, và thập bát môn võ nghệ cho tinh tường. Nàng bình sinh chỉ ưa ăn mặc giả trai, ưa thi quyền với nam nhi hào kiệt. Lại thường sử một đôi kim giản, múa đôi roi ấy như tuyết rủ, hoa bay. Thực là một mỹ nhân kỳ dị.
Nghe bạn kể rõ lai lịch của An Trinh quận chúa, công tử Anh Tề mới nhớ rằng chàng đã cùng nàng , hôm rằm tháng tám, ganh đua hơn kém với nhau. Từ đó, chàng càng để tâm đến quận chúa.
Dinh Phò mã cách dinh Phiên Kỵ tướng quân chỉ có một con đường, hoá nên những gịp Anh Tề được gặp An Trinh cũng không hiếm. Nhân đã từng biết nhau trong khi thí võ cả đôi bên chả mấy chốc quen nhau, rồi mến nhau vì sắc vì tài. Từ chỗ mến đến chỗ yêu mê khăng khít, nó chỉ xa nhau bằng một khoảng cỏn con. Lã gì những trai gái cùng loài tình chủng, ái tình chả tốn chút công nào cũng có thể len lỏi rất mau chóng vào đôi con tâm còn non nớt, bắt hai trái tim kia phải cùng nhau vỗ chung một nhịp nồng nàn. Yêu đương... yêu đương... quận chúa, một tháng sau khi biết tình lang, đã cùng công tử cắn ngón tay, thề thốt.
Từ đấy, nguồn ân suối ái không ngày nào không âm thầm lai láng, hai linh hồn trong sạch đã hoà vào nhau đúc nên một chữ “chung tình”. Rồi dẫu thời gian, dẫu hoạn nạn, dẫu đến dâu bể đổi thay, không mãnh lực nào có thể tàn phá mối tơ duyên đã buộc kỹ đôi tráng sĩ anh thư và cạm bẫy ái tình thần trăng sẵn. Sức a;6u yếm của hai thiến niên bồng bột không sự gì đèn nén nỗi; nó chỉ càng ngày càng tăng mạnh, nhất là khi cả đôi phải thương yêu nhau giấu giếm, chưa được quyền công nhiên nên vợ nên chồng.
Nên vợ chồng, một vấn đề khói giải quyết cho công tử Anh Tề và An Trinh quận chúa! Anh Tề không dám nói rõ lòng mình ước muốn cho phụ thân chàng biết, cũng như An Trinh cứ bo bo giữ rất bí mật chút bầu tâm sự của nàng. Cả hai, dẫu không hay đích xác rằng Phò mã cùng Phiêu kỵ tướng quân không ưa nhau lắm, nhưng vẫn có trực giác rằng, nếu hở cơ, sẽ chịu nhiều điều trắc trở, lo buồn. Vậy nên cùng kín miệng như bưng, chỉ cố tìm những dịp hẹn hò nhau ra tình tự giữa nơi hoang vắng.
Những dịp hẹn hò không phải là hiế, bởi lẽ An Trinh quận chúa, nhờ cải trang, nhờ giỏi võ, thường được phép nhà trốn lầu khuê đi du ngoạn luôn luôn. Vả chăng Phò mã Võ Văn Nhậm, lại lấy thế làm đắc sách, tưởng như con gái mình sẽ ngang tàn bạo dạn hơn cả lũ nam nhi. Ði đến đâu, Nhậm cũng cho con gái mặc giả trai theo với lũ gia nhân, tùy tưóong: An Trinh quận chúa vì thế, được theo cha ra mãi Bắc Hà.
Trong khoảng một tháng rưỡi mà quân Tây Sơn đóng ở Thăng Long, chả mấy khi quận chúa và công tử không gặp nhau trong bóng tối chập chùng trong sân chùa Pháp Hoa đầy cây cối um tùm xanh ngắt. Ngôi chùa thanh vắng ấy đã làm chỗ hẹn hò của cặp uyên ương tình tự, nó đã hiểu thấu tâm sự của đôi bên. Hai viên võ tướng thiếu niên thường đi vãn cảnh Phật, chính là Anh Tề cùng An Trinh đó.
Tối ngày 17 tháng tám rạng ngày 18, An trinh kéo tình lang đi qua nhiều khúc đường hẻm, tới một nơi hoang vu tịch mịch, rồi cả hai cùng đến ngồi bên bờ ruộng lúa, tự tình.
Công tử- Em vừa nói có chuyện gì bí hiểm, xsin mau mau kể lại cho anh nghe, anh nóng ruột quá.
Quận chúa- Chuyện này không phải chuyện đùa đâu, anh đừng vội. Số mệnh hai Anh Tềở cả trong chút tâm sự này. Anh phải điềmt ĩnh lắng nghe, đừng làm nhộn lên nhỡ có kẻ lắng trộm được thì khốn. Anh có biết phụ thân anh và thầy em không bằng lòng nhau đó hay không?
Công tử- Anh cũng mang máng thế.
Quận chúa– Ai ngờ đâu hai nhà thù nhau rất hiểm, mà hai quan Ðô đốc cùng nhau bất cộng sự từ lâu. Thầy em... hình như ghét phụ thân anh lắm lắm...
Công tử- Sao vậy?
Quận chúa– Nào ai hiểu! Mãi hôm qua hỏi dò, hỏi gạn thầy em mới rõ. Thầy em lại cấm không được hở cơ cho ai biết đến sự tình. Cách đây ba bốn hôm, thầy em có lên thăm quan Nguyên soái, tâu kín rằng phụ thân anh là người nham hiểm, xảo quyệt, nên kéo kín quân về, bỏ một mình ông ở đất Bắc. Quan Nguyên soái nghe lời thầy em, đã ra mật hiệu cho tướng sĩ, nội đêm nay, lui quân về Thuận Hoá, không bảo cho Hữu quân Ðô đốc biết. Hiện bây giờ quân đã đi rồi, thầy em cũng đã về rồi.
Công tử- Sao em chưa về?
Quận chúa(cười) – Em ở nán lại đợi anh... Anh ạ, em không về được nữa: Nếu về... thì chả bao lâu... đôi Anh Tềsẽ minh dương chia rẽ, em phải ngậm hờn mà chết, anh thì ở lại một mình...
Công tử- Em nói gì mà kỳ quặc vậy?
Quận chúa(đau đón) – Nào có gì mà kỳ quặc? Em đây đã có mang rồi! Trở về, em sẽ khó lòng giấu kín được duyên nợ đôi Anh Tề, thầy em chả giết em cũng sẽ bắt em tự ải. Vì thế, trong khi quân sĩ sửa soạn trở về tấp nập, em đã thu dọn quần áo và những đồ châu bảo, rồi nhân lúc hở cơ, trốn biệt một nơi. Thầy em, tìm em mãi chả thấy đâu, nhưng sợ trái lệnh bề trên, phải đem binh tướng về ngay, không dám chậm trễ, bỏ mặc em ở lại. Thầy em tin rằng em có thể theo kịp ba quân trở về Phú Xuân, rồi sẽ cùng thầy em về Qui Nhơn một thể.
Công tử(luống cuống) – Bây giờ thì làm thế nào?
Quận chúa– Làm thế nào! Cái đó là tùy lòng phụ thân anh. Nếu phụ thân anh muốn về, thì nên thu xếp về ngay; mà muốn ở, thì cứ ở lại phù vua Mẫn Ðế, giữ non sông nhà Lê cho được vững vàng!
Công tử- Còn hai ta?
Quậnchúa– Hai ta, đã có kế. Em đây định sẵn cã rồi! Ví dù anh nghĩ đến ân tình, em sẽ theo anh về nhà, làm dâu họ Nguyễn. Anh sẽ giấu kỹ em là Quân chúa, chỉ phao lên rằng em là một thiếu nữ lương dân. Rồi sau này, em cứ việc đóng kín cửa ở trong phòng, cha mẹ em khó lòng mà nhận đước! Khi nào hai họ hết điều hiềm khích, bấy giờ ta sẽ lộ ra.
Nếu thân phụ anh không cho phép đôi Anh Tềthành gia thất, mà liệt em vào hạng gái bất nghi, thì lúc đó, nhu anh quyết chẳng phụ em, Anh Tềnên bỏ hẳn cuộc vinh hoa, tìm một nơi cây xanh bóng mát, sống một cuộc đời thanh nhà sung sướng cùng cỏ cây bầu bạn đêm ngày.
Ví bằng anh muốn theo đuội công danh, không nghĩ đến nhời thề thốt cũ, em sẽ chỉ còn một cách, một cách rất dễ, là đoạn tuyệt hẳn với cõi đời đa lụy, đi tìm sự thoát tục bằng một lưỡi gươm.
Chẳng hay anh nghĩ thế nào, anh nên nói thẳng một lần, để em biết mà quyết định đời em cho ổn thoả! Em tin rằng lòng em đã yêu anh chan chứa, thì mối ái ân kia, không đời nào anh không trả lại cho em. Chúng ta, tuổi còn thơ, chỉ sống bởi ái tình, một khi ái tình đã nhỡ, mà một kẻ trong hai ta chẳng trong nguyền ước cũ, thì người bị rẻ rún gcó sống một mình để ngậm hờn nuốt tủi, quãng đời kia cũng chỉ là một quãng đời thừa.
Công tử(cảm động) – An Trinh em ơi! Anh đã rõ lòng em cả. Em đã bỏ vinh hao phú quí, bỏ cả cha mẹ, thân danh, em đã không quản giá ngàn vàng, một chiều kia, hiến cả sinh mệnh cho anh, anh nỡ nào trong buổi em cùng khốn, bơ vơ, phụ tấm lòng em, không thẹn? Anh cũng như em cùng một giống hào hoa khí khái, trót đã thề thốt cùng sinh cùng tử, dẫu tử sinh anh đâu dám ngại vì tình?
Em cứ an tâm. Sự bạc đãi, hất hủi em, anh chẳng khi nào nghĩ tới, nhưng việc đem về nhà cùng ở, quyết khó lòng ta được vẹn toàn. VẬy chỉ còn cách ta đem nhau cùng trốn biết tích là hơn; song le em phải nán đợi một hai ngày, để anh đủ thì giờ và mưu kế thoát thân cho vô sự. Bây giờ tuy em đã cải trang thành võ sĩ, nhưng cũng nên vẽ mặt cho khác hẳn; rồi em theo anh về dinh, anh sẽ giấu em trong phòng anh, không cho ai biết. Ðợi khi phụ thân anh tính xem nên về hay ở, bấy giờ ta sẽ thu hành trang đào tẩu phương xa. Chẳng hay như thế em có vui lòng ưng thuận?
Quận chúa– Em hiện tình như quả trứng non nớt nằm lỏng lẻo trên bàn tay anh, anh muốn nâng niu thì quả trứng đó được nguyên lành, mà bỏ xuống đất thì nó vỡ ra lênh láng...



Thành Qui Nhơn năm Giáp Thìn (1784).

Tiết Trung thu năm ấy, dân trong thành, được buổi trăng rằm rạng tỏ, mua vui mở một cuộc rước đèn múa sư tử tưng bừng. Ðám rước, đi đến đâu, khua chiêng trống mã la inh ỏi; nah2 nào có treo giải thì cho gọi đám sư tử vào giỡn cầu trước cửa cho vui.

Về phía nam trong thành, trước cửa dinh quan Tiết chế, có hai đám rước, vì cùng tranh đua nhau một giải thưỏng đặc biệt, đâm ra gây lộn lẫn nhau. Kết cuộc là một sự ẩu đả mịt mùng túi bụi, người la trẻ khóc vang lừng. Giữa lớp sóng người tấp nập đi xem, bỗng đâu nhảy xổ ra một thiếu niên hùng dũng, chen vào đám rước can nhũng tay loạn đã ngông cuồng. Can mãi không được chàng tức tiận, múa quyền thưởng cho mấy kẻ ngang nghanh một bài thí nghiệm rõ rệt về sự hay cấu xé lẫn nhau. Quyền chàng xong vào đến đâu, lũ người đương hăm hở đấm đá đều dãn ra đến đấy; sau cùng, bao nhiêu tay hung hãn phải ngừng cả lại, đứng nhìn người tuổi trẻ nhẩy múa; chúng càng ngắm kỹ, càng đâm ra kính phục hãi hùng. Thì ra anh chàng vào cang đó có một môn quyền tuyệt diệu; nào khi lui, khi tới, nào lúc đá, lúc đấm, chàng hoành hành một cách rất ngoạn mục, biến hóa điệu bộ không biết đâu mà lường. Tuy chàn ghăng hái tiếng thẳng vào đám đông, như muốn đánh cho bọn vô lại một trận đòn dừ tử, kỳ thực chàng chẳng để ai đến nỗi bị thương cả, chỉ cốt làm cho mấy tên đầu xỏ hoa mắt lên vì ngoán võ chàng diễn, ngõ hầu chúng dừng tay lại, không đánh nhau kịch liệt nữa. Thành thử chỉ trong một thời khắc nhỏ, hai đám rước bỏ cuộc xung đột; nhũung kẻ rước đèn và những khách đi xem đều giãn lui ra hết, nhường chỗ cho thiếu niên tráng sĩ trổ tài.

Tráng sĩ thấy sự can thiệp của mình đã có hiệu quả, vừa muống lủi vào đám đông để lẩn tránh ra về, thì thình lình như một tia chớp, một người bé nhỏ, mảnh khảnh nhẩy vụt đến trước mặt chàng vừa vươn tay đánh, vừa la lớn:

- Ông đã phô tài, ta thử chơi nhau một keo!

Tráng sĩ hết sức ngạc nhiên, song cũng định thần né mình sang một bên, lấy thế thủ, rồi chẳng nói chẳng rằng xông vào đánh người bé nhỏ. Hai bên vờn nhau như rồng tuôn, phượng múa; người ngoài xem chỉ thấy chân tay vùn vụt như gió đập, quần áo phấp phới như hoa bay, tịnh nhiên không biết ai thua, ai được. Công chúng đứng đờ ra ngắm nghía, lại reo hò vỗ tay trợ lực cả đôi bên. Hai người ganh sức nhau một lúc lâu, chẳng biết đến bao nhiêu hiệp; mãi saucùng, tráng sĩ thứ nhất mới dùng kế lùi ra ngoài, tránh cái đá song phi của bên địch. Anh chàng bé nhỏ đá hụt, bị tráng sĩ nằm rạp xuống ngáng chân, làm cho ngã xóng xoài trên mặt đất.

Thiên hạ vui mắt, cười la rầm rĩ, khua chuông gõ trống om xòm. Khi tráng sĩ nhún mình trỗi dậy, thì không thấy bóng người bé nhỏ đâu nữa; người ấy hổ thẹn, đã phi thân trốn đi tự lúc nào rồi. Tráng sĩ đành rẽ đám đông lủi ra về, vừa đi vừa nói một mình, vừa tắc lưỡi:

- Thực là một tay đối thủ!

Tay đối thủ ấy, nào có phải ai xa lạ: chính là con quan phò mã, rễ vua Tây Sơn, Hổ oai tướng quân Võ Văn Nhậm đó! Mà người tráng sĩ xông vào can đám rưóc tình cờ đã muốn cho là con trưởng Phiêu Kỵ tướng quân Nguyễn Hữu Chỉnh: Công tử Nguyễn Anh Tề. Công tử Nguyễn Anh Tề mới theo cha vào ở Qui Nhơn, thành ra đấu võ với con Hổ oai tưóng quân mà chẳng biết tên biết mặt!

Mãi sau này, gặp gỡ nhau trong một trường hợp lạ lùng ngẫu nhĩ, cậu Anh Tề mới được biết con quan Phà mã là một nàng quận chúa ngàn vàng. Một buổi chiều, trời êm ả, ngồi hoạ đàn thổi sáo trước cửa dinh cùng vài người bạn, công tử thấy đi vào phủ Phò mã một trang thiếu niên anh tuấn, sau lưng có đến năm sáu tên thị nữ theo hầu. Ngạc nhiên hỏi bạn, Anh Tề mới rõ thiếu niên anh tuấn kia, chính là một giai nhân giả dạng: Võ An Trinh quận chúa, con gái Phò mã Võ Văn Nhậm, Cháu ngoại yêu của Thái Ðúc hoàng đế, cháu quan Tiết chế Nguyễn Lữ cùng Long nhưỡng tướng quân Nguyễn Huệ, một trang anh thư tài sắc vẹn toàn.

- Quận chúa vốn con nhà võ tướng, thân mẫu nàng, Thọ Huệ công chúa, cũng là tay nữ kiệt trong nghề cung binh đao. Mười lăm tuổi đã sành khoa phi ngựa, múa gươm; Võ Phò mã vì thế, đón một ông giáo sư Tầu có danh tiếng sang dạy nàng những ngón quyền đặc biệt, và thập bát môn võ nghệ cho tinh tường. Nàng bình sinh chỉ ưa ăn mặc giả trai, ưa thi quyền với nam nhi hào kiệt. Lại thường sử một đôi kim giản, múa đôi roi ấy như tuyết rủ, hoa bay. Thực là một mỹ nhân kỳ dị.

Nghe bạn kể rõ lai lịch của An Trinh quận chúa, công tử Anh Tề mới nhớ rằng chàng đã cùng nàng , hôm rằm tháng tám, ganh đua hơn kém với nhau. Từ đó, chàng càng để tâm đến quận chúa.

Dinh Phò mã cách dinh Phiên Kỵ tướng quân chỉ có một con đường, hoá nên những gịp Anh Tề được gặp An Trinh cũng không hiếm. Nhân đã từng biết nhau trong khi thí võ cả đôi bên chả mấy chốc quen nhau, rồi mến nhau vì sắc vì tài. Từ chỗ mến đến chỗ yêu mê khăng khít, nó chỉ xa nhau bằng một khoảng cỏn con. Lã gì những trai gái cùng loài tình chủng, ái tình chả tốn chút công nào cũng có thể len lỏi rất mau chóng vào đôi con tâm còn non nớt, bắt hai trái tim kia phải cùng nhau vỗ chung một nhịp nồng nàn. Yêu đương... yêu đương... quận chúa, một tháng sau khi biết tình lang, đã cùng công tử cắn ngón tay, thề thốt.

Từ đấy, nguồn ân suối ái không ngày nào không âm thầm lai láng, hai linh hồn trong sạch đã hoà vào nhau đúc nên một chữ “chung tình”. Rồi dẫu thời gian, dẫu hoạn nạn, dẫu đến dâu bể đổi thay, không mãnh lực nào có thể tàn phá mối tơ duyên đã buộc kỹ đôi tráng sĩ anh thư và cạm bẫy ái tình thần trăng sẵn. Sức a;6u yếm của hai thiến niên bồng bột không sự gì đèn nén nỗi; nó chỉ càng ngày càng tăng mạnh, nhất là khi cả đôi phải thương yêu nhau giấu giếm, chưa được quyền công nhiên nên vợ nên chồng.

Nên vợ chồng, một vấn đề khói giải quyết cho công tử Anh Tề và An Trinh quận chúa! Anh Tề không dám nói rõ lòng mình ước muốn cho phụ thân chàng biết, cũng như An Trinh cứ bo bo giữ rất bí mật chút bầu tâm sự của nàng. Cả hai, dẫu không hay đích xác rằng Phò mã cùng Phiêu kỵ tướng quân không ưa nhau lắm, nhưng vẫn có trực giác rằng, nếu hở cơ, sẽ chịu nhiều điều trắc trở, lo buồn. Vậy nên cùng kín miệng như bưng, chỉ cố tìm những dịp hẹn hò nhau ra tình tự giữa nơi hoang vắng.

Những dịp hẹn hò không phải là hiế, bởi lẽ An Trinh quận chúa, nhờ cải trang, nhờ giỏi võ, thường được phép nhà trốn lầu khuê đi du ngoạn luôn luôn. Vả chăng Phò mã Võ Văn Nhậm, lại lấy thế làm đắc sách, tưởng như con gái mình sẽ ngang tàn bạo dạn hơn cả lũ nam nhi. Ði đến đâu, Nhậm cũng cho con gái mặc giả trai theo với lũ gia nhân, tùy tưóong: An Trinh quận chúa vì thế, được theo cha ra mãi Bắc Hà.

Trong khoảng một tháng rưỡi mà quân Tây Sơn đóng ở Thăng Long, chả mấy khi quận chúa và công tử không gặp nhau trong bóng tối chập chùng trong sân chùa Pháp Hoa đầy cây cối um tùm xanh ngắt. Ngôi chùa thanh vắng ấy đã làm chỗ hẹn hò của cặp uyên ương tình tự, nó đã hiểu thấu tâm sự của đôi bên. Hai viên võ tướng thiếu niên thường đi vãn cảnh Phật, chính là Anh Tề cùng An Trinh đó.

Tối ngày 17 tháng tám rạng ngày 18, An trinh kéo tình lang đi qua nhiều khúc đường hẻm, tới một nơi hoang vu tịch mịch, rồi cả hai cùng đến ngồi bên bờ ruộng lúa, tự tình.

Công tử- Em vừa nói có chuyện gì bí hiểm, xsin mau mau kể lại cho anh nghe, anh nóng ruột quá.

Quận chúa- Chuyện này không phải chuyện đùa đâu, anh đừng vội. Số mệnh hai Anh Tềở cả trong chút tâm sự này. Anh phải điềmt ĩnh lắng nghe, đừng làm nhộn lên nhỡ có kẻ lắng trộm được thì khốn. Anh có biết phụ thân anh và thầy em không bằng lòng nhau đó hay không?

Công tử- Anh cũng mang máng thế.

Quận chúa– Ai ngờ đâu hai nhà thù nhau rất hiểm, mà hai quan Ðô đốc cùng nhau bất cộng sự từ lâu. Thầy em... hình như ghét phụ thân anh lắm lắm...

Công tử- Sao vậy?

Quận chúa– Nào ai hiểu! Mãi hôm qua hỏi dò, hỏi gạn thầy em mới rõ. Thầy em lại cấm không được hở cơ cho ai biết đến sự tình. Cách đây ba bốn hôm, thầy em có lên thăm quan Nguyên soái, tâu kín rằng phụ thân anh là người nham hiểm, xảo quyệt, nên kéo kín quân về, bỏ một mình ông ở đất Bắc. Quan Nguyên soái nghe lời thầy em, đã ra mật hiệu cho tướng sĩ, nội đêm nay, lui quân về Thuận Hoá, không bảo cho Hữu quân Ðô đốc biết. Hiện bây giờ quân đã đi rồi, thầy em cũng đã về rồi.

Công tử- Sao em chưa về?

Quận chúa(cười) – Em ở nán lại đợi anh... Anh ạ, em không về được nữa: Nếu về... thì chả bao lâu... đôi Anh Tềsẽ minh dương chia rẽ, em phải ngậm hờn mà chết, anh thì ở lại một mình...

Công tử- Em nói gì mà kỳ quặc vậy?

Quận chúa(đau đón) – Nào có gì mà kỳ quặc? Em đây đã có mang rồi! Trở về, em sẽ khó lòng giấu kín được duyên nợ đôi Anh Tề, thầy em chả giết em cũng sẽ bắt em tự ải. Vì thế, trong khi quân sĩ sửa soạn trở về tấp nập, em đã thu dọn quần áo và những đồ châu bảo, rồi nhân lúc hở cơ, trốn biệt một nơi. Thầy em, tìm em mãi chả thấy đâu, nhưng sợ trái lệnh bề trên, phải đem binh tướng về ngay, không dám chậm trễ, bỏ mặc em ở lại. Thầy em tin rằng em có thể theo kịp ba quân trở về Phú Xuân, rồi sẽ cùng thầy em về Qui Nhơn một thể.

Công tử(luống cuống) – Bây giờ thì làm thế nào?

Quận chúa– Làm thế nào! Cái đó là tùy lòng phụ thân anh. Nếu phụ thân anh muốn về, thì nên thu xếp về ngay; mà muốn ở, thì cứ ở lại phù vua Mẫn Ðế, giữ non sông nhà Lê cho được vững vàng!

Công tử- Còn hai ta?

Quậnchúa– Hai ta, đã có kế. Em đây định sẵn cã rồi! Ví dù anh nghĩ đến ân tình, em sẽ theo anh về nhà, làm dâu họ Nguyễn. Anh sẽ giấu kỹ em là Quân chúa, chỉ phao lên rằng em là một thiếu nữ lương dân. Rồi sau này, em cứ việc đóng kín cửa ở trong phòng, cha mẹ em khó lòng mà nhận đước! Khi nào hai họ hết điều hiềm khích, bấy giờ ta sẽ lộ ra.

Nếu thân phụ anh không cho phép đôi Anh Tềthành gia thất, mà liệt em vào hạng gái bất nghi, thì lúc đó, nhu anh quyết chẳng phụ em, Anh Tềnên bỏ hẳn cuộc vinh hoa, tìm một nơi cây xanh bóng mát, sống một cuộc đời thanh nhà sung sướng cùng cỏ cây bầu bạn đêm ngày.

Ví bằng anh muốn theo đuội công danh, không nghĩ đến nhời thề thốt cũ, em sẽ chỉ còn một cách, một cách rất dễ, là đoạn tuyệt hẳn với cõi đời đa lụy, đi tìm sự thoát tục bằng một lưỡi gươm.

Chẳng hay anh nghĩ thế nào, anh nên nói thẳng một lần, để em biết mà quyết định đời em cho ổn thoả! Em tin rằng lòng em đã yêu anh chan chứa, thì mối ái ân kia, không đời nào anh không trả lại cho em. Chúng ta, tuổi còn thơ, chỉ sống bởi ái tình, một khi ái tình đã nhỡ, mà một kẻ trong hai ta chẳng trong nguyền ước cũ, thì người bị rẻ rún gcó sống một mình để ngậm hờn nuốt tủi, quãng đời kia cũng chỉ là một quãng đời thừa.

Công tử(cảm động) – An Trinh em ơi! Anh đã rõ lòng em cả. Em đã bỏ vinh hao phú quí, bỏ cả cha mẹ, thân danh, em đã không quản giá ngàn vàng, một chiều kia, hiến cả sinh mệnh cho anh, anh nỡ nào trong buổi em cùng khốn, bơ vơ, phụ tấm lòng em, không thẹn? Anh cũng như em cùng một giống hào hoa khí khái, trót đã thề thốt cùng sinh cùng tử, dẫu tử sinh anh đâu dám ngại vì tình?

Em cứ an tâm. Sự bạc đãi, hất hủi em, anh chẳng khi nào nghĩ tới, nhưng việc đem về nhà cùng ở, quyết khó lòng ta được vẹn toàn. VẬy chỉ còn cách ta đem nhau cùng trốn biết tích là hơn; song le em phải nán đợi một hai ngày, để anh đủ thì giờ và mưu kế thoát thân cho vô sự. Bây giờ tuy em đã cải trang thành võ sĩ, nhưng cũng nên vẽ mặt cho khác hẳn; rồi em theo anh về dinh, anh sẽ giấu em trong phòng anh, không cho ai biết. Ðợi khi phụ thân anh tính xem nên về hay ở, bấy giờ ta sẽ thu hành trang đào tẩu phương xa. Chẳng hay như thế em có vui lòng ưng thuận?

Quận chúa– Em hiện tình như quả trứng non nớt nằm lỏng lẻo trên bàn tay anh, anh muốn nâng niu thì quả trứng đó được nguyên lành, mà bỏ xuống đất thì nó vỡ ra lênh láng...
Kho vàng Sầm Sơn
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết