Chương 2
Tác giả: Tchya
Ðộ ấy vào khoảng mùa thu năm Bính Ngọ (1786).
Mùa thu ngoài xứ Bắc nó thường nhuộm vẻ tiêu sơ ảm đạm da trời một mầu vàng xạm, những tầu ba tiêu xơ xác vẽ lên nền u ám của buổi chiều tà hình ảnh sự buồn rầu.
Trong một hoàn cảnh lạnh lẽo, đìu hiu, giũa vẽ im lặng nặng nề mà bóng tịch dương phủ lên sự vật, một đoàn kỵ mã làm náo loạn hẳn giấc ngủ thiu thiu của chốn đế đô nghiêm cấm, vừa mới tạm được êm tĩnh sau bao cơn binh lửa điêu tàn. Vó chiến mã gót tinh binh, làm cho mù trời, bụi cuốn; tiếng nhạc xen với tiếng trống khải khoàn ầm ỹ, át hẳn tiếng sênh tiền dập dềnh theo điệu trúc tơ.
Ðến trước cửa Nam, loa nổi hiệu gọi trong thành mở ải. Hai tấm cửa lim bấy giờ từ từ quay trên bánh gỗ, đón mời đoàn binh mã vào thành. Vượt qua cầu vòng, năm ngàn quân Tây Sơn, hùng hổ, tiến vào kinh đô đất Bắc.
Ði đầu, một võ quan mặc nhung phục, cầm loa đồng hô lệnh cho ba quân đi đứng, và báo trước cho dân gian trong thành được biết có quan Tiết chế, Bình Bắc Thượng tướng quân, ra Bắc Hà dẹp loạn giúp bản triều. Tiếp theo sau, dàn hai bên đường, một ngàn quân sĩ, nón sơn áo nẹp, sắp hàng tư đều răm rắp, hăng hái mãnh liệt tiến lên, bước theo nhịp trống khải hoàn vang động một góc trời. Năm trăm quân đi đầu đều cầm mỗi đứa một lá cờ ngũ hành có giải bay phấp phới; năm dẫy tinh kỳ xan xát lấp không trung xếp thành năm hàng tề chỉnh, mỗi hàng một sắc đặc biệt, lấy bốn màu trắng xanh đen đỏ chỉ bốn phương Ðông Tây Nam Bắc, còn mầu vàng thì dùng làm hiệu Trung ương.
Theo hàng kỳ sĩ là một tốp quân tám đứa, mặc áo đỏ nẹp xanh, trịnh trọng khiêng trên vai một cái giá vuông, có đòn sơn son thếp vàng, trông tựa hồ một cái kiệu nhỏ không mui; trên giá cắm một cái cột hỗ lớn, bề rộng độ một gang, sơn đỏ chói, cao đến hơn hai trượng, ngất nga ngất ngưởng thẳng vút lên trời. Lưng chừng cột trụ đặt một tấm gỗ tròn sơn vàng, bốn bên có dây chão vững bền buộc chặt chẽ với bốn góc giá. Trên đầu cột lại trạm một cái mũi nhọn trông như đầu một lưỡi sang, nhưng tròn. Quãng giữa đầu cột và tấm gỗ tròn, một cán cờ nằm hơi chênh chếch, chuôi cán có dây buộc vào ván gỗ, đầu cán thì cắm một lá cờ vuông bằng vóc vàng, viền lụa hồng, ngù kim tuyến, giải nhiễu lam, trên thêu sáu chữ vàng chói lọi: “Bình Bắc Thượng tướng quân Nguyễn”. Ðó là lá cờ súy.
Ði sau cờ súy là một đội quân năm trăm tên, lưng đeo gươm, vai vác mộc, tay cầm giáo trường sáng loáng chĩa lên trời. Rồi đến một cặp voi nặng nề mà rực rỡ, đủng đỉnh vừa vẫy đuôi vừa tiến theo lệnh hai viên quản tượng cầm búa cưỡi trên đầu. Ðôi vật chiến ấy cùng trang sức giống nhau: con nào cũng phủ bành vóc đỏ viền xanh, có tua dải phất phơ rủ xuống, lại có khấu tiền khấu hậu nạm vàng bạc và thủy tinh lóng lánh. Trên bành, một cỗ lầu son bọc lụa vàng đặt ngang lưng voi như một cái kiệu hoa thấp, và vững chãi. Cỗ lầu ấy giống một cái ghế rộng rãi, chỗ ngồi có gối thêu, chỗ dựa lưng, dựa tay có gấmphủ, trông rất gọn gàn hoa mỹ. Chính giữa lầu, mé sau, một cái tàn hồng nhô lên để che hẳn cho tướng ngồi trên mình voi; hai bên chiếc tàn, hai lá cờ đuôi nheo ngắn cán chĩa ra ngoài, tuôn bay theo chiều gió thổi. Trên lầu son ngồi hai viên tướng: một viên trông đã già nhưng còn quắc thước, mặc bào xanh giáp bạc gác ngang vai một thanh Yển Nguyệt long đao; một viên, trái lại, trông trẻ như măng non, đẹp như con gái, mình vận bào trắng, vai mang giáp mây đội mũ đâu mâu chỏm bạc, cầm ngang một thanh bảo kiếm “Lư hoàng”. Viêng tướng trẻ đó rất tuấn tú khôi ngô, nước da trắng nuột, hình hài nhỏ nhắn, đều đặn, bàn tay mềm mại như tay đàn bà; gia dĩ cặp mắt phượng đen nháy lại say sưa gợn ra những tia sáng nồng nàn, làn môi tươi đỏ như son lại toả ra những nụ cười đắm đuối khiến ai thoạt nhìn qua vị thiến niên anh kiệt đó, cũng phải bảo chàng là một giai nhân cải trang đi tòng chinh, hay một nữ tướng giã trai chen vào đám quân sĩ để theo chồng.
Thực vậy, tướng trẻ tuổi đó quả là khuê môn nhi nữ, nhưng nàng mặc nhung phục nam tử chẳng phải để đi theo chồng; nàng chỉ nhân dịp có binh tướng ra Bắc Hà thì cũng xông pha cho biết đó, biết đây, nàng len lỏi trong mũi tên hòn đạn mà vẫn được che chở chiều chuộng như một vì công chúa. Bởi lẽ không là công chúa, nàng cũng là Quận chúa . Ông chú ngoại nàng là Tiết Chế Thượng tướng quân Nguyễn Huệ, mà cha nàng là Tả Ðô Ðốc Võ Văn Nhậm, rể vua Thái Ðức nhà Tây Sơn.
Nàng tức là Võ Anh Trinh quận chúa. Còn viên tướng già đi cạnh nàng là tiên phong lão hổ Trần Quang Riệu người đã có công theo Bình Bắc Thượng tướng quân dẹp tan lũ Ðinh Tích Nhưỡng, Bùi Thế Dận và Trịnh Tự Quyền, hạ được thành Sơn Nam, để kéo đến Thăng Long.
Tiếp theo cặp voi của Quang Riệu và quận chúa Anh Trinh, một đoàn giáp sĩ, hai mươi tên, đi hộ vệ cho quận chúa. Bọn giáp sĩ cùng mang gươm trần và hèo trượng, trông rất oai nghiêm tề chỉnh, sắp thành năm hàng, chia ra hai toán đi dàn hai bên đường.
Bây giờ mới đến lượt đội quân âm nhạc. Ði trước, tăng thêm vẻ long trọng của cuộc hành trình, hai tên quân cầm trống tiểu cổ, cứ mỗi bước lại điểm một tiếng “tong tong”, xen lẫn vào tiếng nạo bạt mà một tên quân vừa đánh vừa nhẩy múa như một anh kép hát. Cũng nhảy múa như tên quân cầm nạo bạt, một lũ tám tên lính, áo xanh thắt lưng đỏ, dịp dàng vừa tiếng vừa gõ sênh tiền, hoà với tiếng trúc tơ mà phường bát âm nhã nhạc phía sau làm vang lừng tứ phía. Thôi thì nào kèn, nào nhị, nào đàn, một khúc hùng hồn giục lòng hăng hái của ba quân, phấn khởi tinh thần của quần chúng, khiến ai ai cũng thấy mình cường tráng, vui cười dõng dạc bước đều nhau, sắp thành hàng ngũ rất uy nghi nghiêm chỉnh.
Càng làm cho binh tướng tự cường, tự khởi, mà thỉnh thoảng điểm vào điệu trúc tơ êm ái một nét mạnh mẽ oai hùng, là những tiếng mã la inh ỏi, hợp với tiếng trống cái ầm ầm, tiếng khánh ngọc sang sảng của hậu đội gióng lên từng quãng một.
Nối gót phường đàn sáo, dàn một lớp hơn trăm binh vác cờ thêu, tàn, quạt, cùng mọi thứ binh khí trong thập bát ban. Gươm trần tuốt sáng ngời, giáo mác dựng tua tủa, tàn tán biển quạt đỏ ối trời; những phướn, những giải, những tua, những gnù, đủ mọi sắc rực rỡ, đủ mọi mầu choáng mắt, tất cả các khí giới bóng lộn, các tinh kỳ phất phơ, bao nhiêu những khí cụ có trộn lộn vẻ huê mỹ với năm ngàn bộ áo hung hung đỏ của quân sĩ, với làn da trời tẻ xám, để tạo thành một cảnh vật nửa oai vệ, nửa buồn rầu mà dịp trống dịp kèn càng làm cho thêm tôn nghiêm, dữ dội.
Gióng dây cương lỏng lẻo, song song thúc ngựa đi sau lớp cờ quạt, tàn biển, một đoàn tùy tướng, đủ các tuổi, ăn mặc xuýt xoát giống nhau, thong thả mở lối cho một đội quân “Hổ oai” đi trước hộ vệ quan chủ soái. Ðoàn tùy tướng có mười người,c ùng đội mũ đâu mâu chỏm bạc, ngù đỏ, cùng mặc giáp đồng, thắt đai gấm, đi võ hài, cùng mang mỗi người một chiếc nõ quàng vai, một túi tên ngang lưng, cùng giơ gươm trường chỉa thẳng lên trời rất là trịnh trọng. Họ chỉ khác nhau ở chỗ ngựa không cùng sắc, bào không cùng mầu, tuổi không cùng trẻ nhưng ai nấy đều ngồi ngay thẳng trên mình chiến mã, đều có vẻ nghiêm nghị, đường đường, trông càng lẫm liệt.
Ðoàn kiện nhi hộ vệ đi sau họ là một lũ mãnh hổ cứng cáp, rắn rỏi, nét mạt gân guốc, con mắt sáng ngời, cùng mặc áo trần ngực, đội mũ “xì mẩu”, lưng đeo mã tấu, tay cầm thước khảm, sắp thành mười hàng tư, hiên ngang tự đắc tiến đều răm rắp vào thành, như muốn tỏ mình là hạng người có giá trị đang thị oai cùng lũ binh non yếu, nhát gan và vô dụng của họ Trịnh xứ Bắc Hà.
Bây giờ mới đến lượt Trung quân đại tướng. Trên mình hai con bảo câu sắc tía, cùng sóng ngang nhau, đạo mạo, một bên là Tả quân Ðô đốc Võ Văn Nhậm, phò mã rể vua Tây Sơn, một bên là Hữu quân Ðố đốc Nguyễn Hữ Chỉnh. Tả quân mặc áo vóc đại hồng, thắt đai gấm tía, đeo gươm “Thanh xương”, đi giầy mũi phượng; Hữu quân, áo bào mầu nguyệt bạch, nịt lưng bằng nhiễu Hồng đô sắc lam, mang võ hài bằng nhung thêu chỉ bạc cắp ngang một thanh siêu đao “Cổ đỉnh”. Cả đôi cùng theo lối nhung phục, mặc quần chẽn ống, bó sát vào cổ chân, lại cùng quấn một vành khăn đầu rìu bằng nhiễu Phú xuân mầu quan lục.
Hai quan Ðô đốc cùng đeo sau lưng mỗi người hai lá cờ đuôi nheo bằng gấm, giải vàng, viền tía, trên để dấu hiệu của mình. Cờ hiệu của Võ Văn Nhậm một lá thêu bốn chữ nhung đen “Tả quân Ðô đốc”, một lá thêu ba chữ kim tuyến “Phò mã Võ”; còn của Nguyễn Hữ Chỉnh thì cũng tương tự như thế, một lá thêu chữ Lam “Hữu quân Ðô đốc”, một lá lóng lánh chữ vàng “Tướng quân Nguyễn Hữu.”
Ði kèm sau hai Ðô đốc, lại một đội “Hổ oai” bốn mươi tên nữa, đàn trước đầu voi quan chủ súy.
Cao chót vót trên bành, một ông “Quận công” trang sức toàn bằng vóc hiếm, gấm quí, mà khấu tiền, khấu hậu, cho đến cả đôi ngà cùng yên cương, cũng đều chói lọi những vàng bạc châu ngọc lóng lánh, ngồi trong lầu sơn son chất nặng những gối thêu rồng phượng, dưới một đôi tán vóc hồng, viền lam, với một đôi cờ hiệu vàng lượn bay trong gầm trời bát ngát, là một trang anh hùng trông vẻ hiên ngang, xuất chúng, gác bên đùi hai trái dùi tật lê sáng loáng, cử chỉ oai nghiêm chững chạc, nét mặt đẹp một vẻ cứng cỏi, cường dũng, rõ ràng một vị thiên thần. Vị thiên thần ấy, trang anh hùng ấy, tức là chủ soái đội quân ngày hôm đó tiến vào kinh đô đất Bắc: Bình bắc Thượng tướng quân Nguyễn Huệ, sung chức Tiết chế, vâng lệnh anh là vua Thái Ðức nhà Tây Sơn, ra Bắc Hà dẹp họ trịnh giúp Lê Triều.
Ông Nguyễn Huệ mình cao một trượng, lưng rộng vai to, mắt sáng lóng lánh hào quang, mày dài và rậm, trán rộng và cao, tiếng nói sang sảng như chuông gióng. Trong người lực lượng chùm giời đất, khí dũng át ba quân, lẫm liệt, đường hoàng; vẻ bề ngoài đã khiến kẻ nhác trông cũng phải phục tòng và kính sợ. Ông mặc bộ áo chiến bào màu lục, hoa gấm, dùng một giải lụa xanh thắt chẽn ngang lưng. Chân ông mang một đôi võ hài bằng nhung, đế gai, có thêu kim tuyến; hai ống quần lụa trắng bó nịt lấy cổ chân rất chặt chẽ gọn gàng. Trên tất cả bộ y phục sặc sỡ ấy, lộ ra một khuân mặt tròn đầy đặn, có nhiều cương quyết mà phúc hậu, nước da trắng hồng càng rõ rệt dưới vành mũ trụ “Hoa khôi” chỏm vàng ngù tía. Trên đôi môi đỏ như son, hai làn râu mép nhỏ phăn điểm một nét tình tứ lẳng lơ, cho dung mạo khách anh hùng không đến nỗi quá tôn nghiêm, dữ dội.
Trên đầu voi quan Tiết Chế, có một lão quản tượng khiến voi đi từng bước nhịp nhàng thong thả, không bao giờ để chủ súy bị hơi một chút ngả nghiêng. Sau chỗ thượng tướng ngồi, một tùy tướng cưỡi trên đít voi để giữ chặt lấy lầu soan cho đừng sộc lệch, và nhân tiện để bảo hộ thân thể quan Tiết Chế, ngõ hầu tránh những quân gian mưu hành thích mé sau lưng. Viên tùy tướng ấy vai đeo khiên, vai đeo nõ, lưng đeo túi tên giắt dao găm, tay lại cầm một thanh “Á phương bảo kiếm” chém sắt như bùn.
Ði kèm hai bên voi “Quận công” là một toán bốn tên quân, hai tên cầm tàn, hai tên cầm lọng, che cho quan Tiết Chế. Rồi, sau lưng ngài, lại một đội thứ ba bốn mươi tên giáp sĩ đi sau hộ vệ, cộng với hai đội kia, tất cả là một trăm hai kiện sĩ được liệt vào hàng thị vệ “Hổ oai”.
Hết hàng giáp sĩ này mới đến một dẫy bộ tướng, độ hơn hai chục, ăn mặc cũng giống hàng tùy tướng đi phía trên lũ lượt, xếp thành đội một, thúc ngựa từ từ nối gót theo chủ súy. Sau đoàn bộ tướng, hai mươi bốn tên quân khiêng một cái kiệu bát cống rất lớn, nhưng trong chẳng có ai ngồi. Y chừng đó là để dành cho quan thượng tướng khi ngài không muốn ngự voi, hoặc để vọng tưởng đến Thái Ðức hoàng đế, cho rằng vua Tây Sơn cũng có mặt trong ba quân. Nói la 2cỗ kiệu khiêng đi là ngôi của Nguyễn Nhạc, bởi lẽ hai bên kiệu có bốn tên lính cầm lọng vàng che phủ, và mé sau, một đoàn văn quan, áo mũ tề chỉnh, cầm hốt theo hầu.
Ðến đây là hết đoàn Trung quân. Bây giờ mới đến hậu tập. Ði trước, một đôi voi, trang sức tương tự như đôi voi đi tiên phong. Rồi sau lưng cặp chiến tượng hậu quân, ta được thấy một sự rất lạ. Ấy là một hàng bốn khẩu súng đại bác bằng đồng, đặt trên bốn cỗ xe mà mười sáu tên lính kính cẩn đẩy đi, giữa hai tố quân tám đứa cầm cớ, bốn đứa đi trước, bốn đứa đi sau. Ðọc những chữ hiệu trên mặt cờ, mới biết bốn khẩu súng cổ lỗ ấy cũng có phẩm tước rất cao như mấy con chiến tượng. Hai cỗ tước Bình định Công, hai cỗ tước Phú xuân Hầu. Ði dưới hộ vệ cho bốn vị công hầu đó, một toán hai mươi giáp sĩ cầm giáo trường cùng mã tấu; rồi đến bọn trống cái, mã la cùng khánh, kiểng, theo đuôi.
Một viên quản, tay cầm roi, tay phất lá cờ đào nhỏ, đốc thúc lũ quân đẩy Bình định Công và Phú xuân Hầu cho đi đều hàng ngũ. Bốn tên lính cầm lọng tiá che cho bốn cái trống cái, mã la, khánh và kiểng mà bốn tên quân khác, ăn mặc sặc sỡ như phường hát, quấn khăn đầu rìu thắt lưng đỏ, vừa nhảy lên vừa múa, mỗi khi chúng điểm một tiếng “tùng bôông”, hay “bu lu”... Cứ mỗi tiếng thùng thùng là tiếp một tiếng mã la định tai nhức óc, rồi một tiếng cồng inh ỏi lại xen vào một tiếng kiểng sang sảng vang lừng.
Ði với đoàn hậu quân thực là một cái nợ phải váng đầu váng óc. Thế mà hơn ba ngàn quân nữa vẫn tự nhiên tiến theo dịp trống, hình như không lấy sự vang động làm quan tâm mà trái lại, còn vì sự vang động ấy mà phấn khởi.
Ba ngàn quân đó chia ra làm mười dod65i, mỗi đội có một viên Chưởng quản đứng đầu. Mỗi hàng binh có bốn người,c ả đoàn hậu tập, theo vết tiền và trung quân, tiến vào Thăng long tựa như một con trường xả vương khúc, dài dằn dặc kể không biết mấy dặm đường.
Sau cùng khóa chặt lớp binh cơ là một tướng quân còn trẻ, trạc hai mươi tuổi, sức vó c vạm vỡ, mặt trắng môi song, mài dài mắt sắc, rõ ràng có vẻ khí khái anh hùng. Thiếu niên võ tưóong ấy cũng là một kẻ xuất chúng, có công to trong khi diệt Trịnh phù Lê; chàng là con quan Hữu quân Ðô đốc Chỉnh, am2 cả hai thành Bình Ðịnh và Phú Xuân không ai không biết tiếng là một võ sĩ đại tài: Nguyễn Anh Tề công tử.
Cả đoàn quân Tây Sơn theo quan Tiết Chế vào thành Thăng Long, đóng đồn ở phía Nam thành ấy (nay thuộc về địa phận Hàng Lọng). Bấy giờ là ngày mùng 2 tháng bẩy năm 46 đời Cảnh Hưng tức là năm Bính Ngọ (1786).
Ðộ ấy vào khoảng mùa thu năm Bính Ngọ (1786).
Mùa thu ngoài xứ Bắc nó thường nhuộm vẻ tiêu sơ ảm đạm da trời một mầu vàng xạm, những tầu ba tiêu xơ xác vẽ lên nền u ám của buổi chiều tà hình ảnh sự buồn rầu.
Trong một hoàn cảnh lạnh lẽo, đìu hiu, giũa vẽ im lặng nặng nề mà bóng tịch dương phủ lên sự vật, một đoàn kỵ mã làm náo loạn hẳn giấc ngủ thiu thiu của chốn đế đô nghiêm cấm, vừa mới tạm được êm tĩnh sau bao cơn binh lửa điêu tàn. Vó chiến mã gót tinh binh, làm cho mù trời, bụi cuốn; tiếng nhạc xen với tiếng trống khải khoàn ầm ỹ, át hẳn tiếng sênh tiền dập dềnh theo điệu trúc tơ.
Ðến trước cửa Nam, loa nổi hiệu gọi trong thành mở ải. Hai tấm cửa lim bấy giờ từ từ quay trên bánh gỗ, đón mời đoàn binh mã vào thành. Vượt qua cầu vòng, năm ngàn quân Tây Sơn, hùng hổ, tiến vào kinh đô đất Bắc.
Ði đầu, một võ quan mặc nhung phục, cầm loa đồng hô lệnh cho ba quân đi đứng, và báo trước cho dân gian trong thành được biết có quan Tiết chế, Bình Bắc Thượng tướng quân, ra Bắc Hà dẹp loạn giúp bản triều. Tiếp theo sau, dàn hai bên đường, một ngàn quân sĩ, nón sơn áo nẹp, sắp hàng tư đều răm rắp, hăng hái mãnh liệt tiến lên, bước theo nhịp trống khải hoàn vang động một góc trời. Năm trăm quân đi đầu đều cầm mỗi đứa một lá cờ ngũ hành có giải bay phấp phới; năm dẫy tinh kỳ xan xát lấp không trung xếp thành năm hàng tề chỉnh, mỗi hàng một sắc đặc biệt, lấy bốn màu trắng xanh đen đỏ chỉ bốn phương Ðông Tây Nam Bắc, còn mầu vàng thì dùng làm hiệu Trung ương.
Theo hàng kỳ sĩ là một tốp quân tám đứa, mặc áo đỏ nẹp xanh, trịnh trọng khiêng trên vai một cái giá vuông, có đòn sơn son thếp vàng, trông tựa hồ một cái kiệu nhỏ không mui; trên giá cắm một cái cột hỗ lớn, bề rộng độ một gang, sơn đỏ chói, cao đến hơn hai trượng, ngất nga ngất ngưởng thẳng vút lên trời. Lưng chừng cột trụ đặt một tấm gỗ tròn sơn vàng, bốn bên có dây chão vững bền buộc chặt chẽ với bốn góc giá. Trên đầu cột lại trạm một cái mũi nhọn trông như đầu một lưỡi sang, nhưng tròn. Quãng giữa đầu cột và tấm gỗ tròn, một cán cờ nằm hơi chênh chếch, chuôi cán có dây buộc vào ván gỗ, đầu cán thì cắm một lá cờ vuông bằng vóc vàng, viền lụa hồng, ngù kim tuyến, giải nhiễu lam, trên thêu sáu chữ vàng chói lọi: “Bình Bắc Thượng tướng quân Nguyễn”. Ðó là lá cờ súy.
Ði sau cờ súy là một đội quân năm trăm tên, lưng đeo gươm, vai vác mộc, tay cầm giáo trường sáng loáng chĩa lên trời. Rồi đến một cặp voi nặng nề mà rực rỡ, đủng đỉnh vừa vẫy đuôi vừa tiến theo lệnh hai viên quản tượng cầm búa cưỡi trên đầu. Ðôi vật chiến ấy cùng trang sức giống nhau: con nào cũng phủ bành vóc đỏ viền xanh, có tua dải phất phơ rủ xuống, lại có khấu tiền khấu hậu nạm vàng bạc và thủy tinh lóng lánh. Trên bành, một cỗ lầu son bọc lụa vàng đặt ngang lưng voi như một cái kiệu hoa thấp, và vững chãi. Cỗ lầu ấy giống một cái ghế rộng rãi, chỗ ngồi có gối thêu, chỗ dựa lưng, dựa tay có gấmphủ, trông rất gọn gàn hoa mỹ. Chính giữa lầu, mé sau, một cái tàn hồng nhô lên để che hẳn cho tướng ngồi trên mình voi; hai bên chiếc tàn, hai lá cờ đuôi nheo ngắn cán chĩa ra ngoài, tuôn bay theo chiều gió thổi. Trên lầu son ngồi hai viên tướng: một viên trông đã già nhưng còn quắc thước, mặc bào xanh giáp bạc gác ngang vai một thanh Yển Nguyệt long đao; một viên, trái lại, trông trẻ như măng non, đẹp như con gái, mình vận bào trắng, vai mang giáp mây đội mũ đâu mâu chỏm bạc, cầm ngang một thanh bảo kiếm “Lư hoàng”. Viêng tướng trẻ đó rất tuấn tú khôi ngô, nước da trắng nuột, hình hài nhỏ nhắn, đều đặn, bàn tay mềm mại như tay đàn bà; gia dĩ cặp mắt phượng đen nháy lại say sưa gợn ra những tia sáng nồng nàn, làn môi tươi đỏ như son lại toả ra những nụ cười đắm đuối khiến ai thoạt nhìn qua vị thiến niên anh kiệt đó, cũng phải bảo chàng là một giai nhân cải trang đi tòng chinh, hay một nữ tướng giã trai chen vào đám quân sĩ để theo chồng.
Thực vậy, tướng trẻ tuổi đó quả là khuê môn nhi nữ, nhưng nàng mặc nhung phục nam tử chẳng phải để đi theo chồng; nàng chỉ nhân dịp có binh tướng ra Bắc Hà thì cũng xông pha cho biết đó, biết đây, nàng len lỏi trong mũi tên hòn đạn mà vẫn được che chở chiều chuộng như một vì công chúa. Bởi lẽ không là công chúa, nàng cũng là Quận chúa . Ông chú ngoại nàng là Tiết Chế Thượng tướng quân Nguyễn Huệ, mà cha nàng là Tả Ðô Ðốc Võ Văn Nhậm, rể vua Thái Ðức nhà Tây Sơn.
Nàng tức là Võ Anh Trinh quận chúa. Còn viên tướng già đi cạnh nàng là tiên phong lão hổ Trần Quang Riệu người đã có công theo Bình Bắc Thượng tướng quân dẹp tan lũ Ðinh Tích Nhưỡng, Bùi Thế Dận và Trịnh Tự Quyền, hạ được thành Sơn Nam, để kéo đến Thăng Long.
Tiếp theo cặp voi của Quang Riệu và quận chúa Anh Trinh, một đoàn giáp sĩ, hai mươi tên, đi hộ vệ cho quận chúa. Bọn giáp sĩ cùng mang gươm trần và hèo trượng, trông rất oai nghiêm tề chỉnh, sắp thành năm hàng, chia ra hai toán đi dàn hai bên đường.
Bây giờ mới đến lượt đội quân âm nhạc. Ði trước, tăng thêm vẻ long trọng của cuộc hành trình, hai tên quân cầm trống tiểu cổ, cứ mỗi bước lại điểm một tiếng “tong tong”, xen lẫn vào tiếng nạo bạt mà một tên quân vừa đánh vừa nhẩy múa như một anh kép hát. Cũng nhảy múa như tên quân cầm nạo bạt, một lũ tám tên lính, áo xanh thắt lưng đỏ, dịp dàng vừa tiếng vừa gõ sênh tiền, hoà với tiếng trúc tơ mà phường bát âm nhã nhạc phía sau làm vang lừng tứ phía. Thôi thì nào kèn, nào nhị, nào đàn, một khúc hùng hồn giục lòng hăng hái của ba quân, phấn khởi tinh thần của quần chúng, khiến ai ai cũng thấy mình cường tráng, vui cười dõng dạc bước đều nhau, sắp thành hàng ngũ rất uy nghi nghiêm chỉnh.
Càng làm cho binh tướng tự cường, tự khởi, mà thỉnh thoảng điểm vào điệu trúc tơ êm ái một nét mạnh mẽ oai hùng, là những tiếng mã la inh ỏi, hợp với tiếng trống cái ầm ầm, tiếng khánh ngọc sang sảng của hậu đội gióng lên từng quãng một.
Nối gót phường đàn sáo, dàn một lớp hơn trăm binh vác cờ thêu, tàn, quạt, cùng mọi thứ binh khí trong thập bát ban. Gươm trần tuốt sáng ngời, giáo mác dựng tua tủa, tàn tán biển quạt đỏ ối trời; những phướn, những giải, những tua, những gnù, đủ mọi sắc rực rỡ, đủ mọi mầu choáng mắt, tất cả các khí giới bóng lộn, các tinh kỳ phất phơ, bao nhiêu những khí cụ có trộn lộn vẻ huê mỹ với năm ngàn bộ áo hung hung đỏ của quân sĩ, với làn da trời tẻ xám, để tạo thành một cảnh vật nửa oai vệ, nửa buồn rầu mà dịp trống dịp kèn càng làm cho thêm tôn nghiêm, dữ dội.
Gióng dây cương lỏng lẻo, song song thúc ngựa đi sau lớp cờ quạt, tàn biển, một đoàn tùy tướng, đủ các tuổi, ăn mặc xuýt xoát giống nhau, thong thả mở lối cho một đội quân “Hổ oai” đi trước hộ vệ quan chủ soái. Ðoàn tùy tướng có mười người,c ùng đội mũ đâu mâu chỏm bạc, ngù đỏ, cùng mặc giáp đồng, thắt đai gấm, đi võ hài, cùng mang mỗi người một chiếc nõ quàng vai, một túi tên ngang lưng, cùng giơ gươm trường chỉa thẳng lên trời rất là trịnh trọng. Họ chỉ khác nhau ở chỗ ngựa không cùng sắc, bào không cùng mầu, tuổi không cùng trẻ nhưng ai nấy đều ngồi ngay thẳng trên mình chiến mã, đều có vẻ nghiêm nghị, đường đường, trông càng lẫm liệt.
Ðoàn kiện nhi hộ vệ đi sau họ là một lũ mãnh hổ cứng cáp, rắn rỏi, nét mạt gân guốc, con mắt sáng ngời, cùng mặc áo trần ngực, đội mũ “xì mẩu”, lưng đeo mã tấu, tay cầm thước khảm, sắp thành mười hàng tư, hiên ngang tự đắc tiến đều răm rắp vào thành, như muốn tỏ mình là hạng người có giá trị đang thị oai cùng lũ binh non yếu, nhát gan và vô dụng của họ Trịnh xứ Bắc Hà.
Bây giờ mới đến lượt Trung quân đại tướng. Trên mình hai con bảo câu sắc tía, cùng sóng ngang nhau, đạo mạo, một bên là Tả quân Ðô đốc Võ Văn Nhậm, phò mã rể vua Tây Sơn, một bên là Hữu quân Ðố đốc Nguyễn Hữ Chỉnh. Tả quân mặc áo vóc đại hồng, thắt đai gấm tía, đeo gươm “Thanh xương”, đi giầy mũi phượng; Hữu quân, áo bào mầu nguyệt bạch, nịt lưng bằng nhiễu Hồng đô sắc lam, mang võ hài bằng nhung thêu chỉ bạc cắp ngang một thanh siêu đao “Cổ đỉnh”. Cả đôi cùng theo lối nhung phục, mặc quần chẽn ống, bó sát vào cổ chân, lại cùng quấn một vành khăn đầu rìu bằng nhiễu Phú xuân mầu quan lục.
Hai quan Ðô đốc cùng đeo sau lưng mỗi người hai lá cờ đuôi nheo bằng gấm, giải vàng, viền tía, trên để dấu hiệu của mình. Cờ hiệu của Võ Văn Nhậm một lá thêu bốn chữ nhung đen “Tả quân Ðô đốc”, một lá thêu ba chữ kim tuyến “Phò mã Võ”; còn của Nguyễn Hữ Chỉnh thì cũng tương tự như thế, một lá thêu chữ Lam “Hữu quân Ðô đốc”, một lá lóng lánh chữ vàng “Tướng quân Nguyễn Hữu.”
Ði kèm sau hai Ðô đốc, lại một đội “Hổ oai” bốn mươi tên nữa, đàn trước đầu voi quan chủ súy.
Cao chót vót trên bành, một ông “Quận công” trang sức toàn bằng vóc hiếm, gấm quí, mà khấu tiền, khấu hậu, cho đến cả đôi ngà cùng yên cương, cũng đều chói lọi những vàng bạc châu ngọc lóng lánh, ngồi trong lầu sơn son chất nặng những gối thêu rồng phượng, dưới một đôi tán vóc hồng, viền lam, với một đôi cờ hiệu vàng lượn bay trong gầm trời bát ngát, là một trang anh hùng trông vẻ hiên ngang, xuất chúng, gác bên đùi hai trái dùi tật lê sáng loáng, cử chỉ oai nghiêm chững chạc, nét mặt đẹp một vẻ cứng cỏi, cường dũng, rõ ràng một vị thiên thần. Vị thiên thần ấy, trang anh hùng ấy, tức là chủ soái đội quân ngày hôm đó tiến vào kinh đô đất Bắc: Bình bắc Thượng tướng quân Nguyễn Huệ, sung chức Tiết chế, vâng lệnh anh là vua Thái Ðức nhà Tây Sơn, ra Bắc Hà dẹp họ trịnh giúp Lê Triều.
Ông Nguyễn Huệ mình cao một trượng, lưng rộng vai to, mắt sáng lóng lánh hào quang, mày dài và rậm, trán rộng và cao, tiếng nói sang sảng như chuông gióng. Trong người lực lượng chùm giời đất, khí dũng át ba quân, lẫm liệt, đường hoàng; vẻ bề ngoài đã khiến kẻ nhác trông cũng phải phục tòng và kính sợ. Ông mặc bộ áo chiến bào màu lục, hoa gấm, dùng một giải lụa xanh thắt chẽn ngang lưng. Chân ông mang một đôi võ hài bằng nhung, đế gai, có thêu kim tuyến; hai ống quần lụa trắng bó nịt lấy cổ chân rất chặt chẽ gọn gàng. Trên tất cả bộ y phục sặc sỡ ấy, lộ ra một khuân mặt tròn đầy đặn, có nhiều cương quyết mà phúc hậu, nước da trắng hồng càng rõ rệt dưới vành mũ trụ “Hoa khôi” chỏm vàng ngù tía. Trên đôi môi đỏ như son, hai làn râu mép nhỏ phăn điểm một nét tình tứ lẳng lơ, cho dung mạo khách anh hùng không đến nỗi quá tôn nghiêm, dữ dội.
Trên đầu voi quan Tiết Chế, có một lão quản tượng khiến voi đi từng bước nhịp nhàng thong thả, không bao giờ để chủ súy bị hơi một chút ngả nghiêng. Sau chỗ thượng tướng ngồi, một tùy tướng cưỡi trên đít voi để giữ chặt lấy lầu soan cho đừng sộc lệch, và nhân tiện để bảo hộ thân thể quan Tiết Chế, ngõ hầu tránh những quân gian mưu hành thích mé sau lưng. Viên tùy tướng ấy vai đeo khiên, vai đeo nõ, lưng đeo túi tên giắt dao găm, tay lại cầm một thanh “Á phương bảo kiếm” chém sắt như bùn.
Ði kèm hai bên voi “Quận công” là một toán bốn tên quân, hai tên cầm tàn, hai tên cầm lọng, che cho quan Tiết Chế. Rồi, sau lưng ngài, lại một đội thứ ba bốn mươi tên giáp sĩ đi sau hộ vệ, cộng với hai đội kia, tất cả là một trăm hai kiện sĩ được liệt vào hàng thị vệ “Hổ oai”.
Hết hàng giáp sĩ này mới đến một dẫy bộ tướng, độ hơn hai chục, ăn mặc cũng giống hàng tùy tướng đi phía trên lũ lượt, xếp thành đội một, thúc ngựa từ từ nối gót theo chủ súy. Sau đoàn bộ tướng, hai mươi bốn tên quân khiêng một cái kiệu bát cống rất lớn, nhưng trong chẳng có ai ngồi. Y chừng đó là để dành cho quan thượng tướng khi ngài không muốn ngự voi, hoặc để vọng tưởng đến Thái Ðức hoàng đế, cho rằng vua Tây Sơn cũng có mặt trong ba quân. Nói la 2cỗ kiệu khiêng đi là ngôi của Nguyễn Nhạc, bởi lẽ hai bên kiệu có bốn tên lính cầm lọng vàng che phủ, và mé sau, một đoàn văn quan, áo mũ tề chỉnh, cầm hốt theo hầu.
Ðến đây là hết đoàn Trung quân. Bây giờ mới đến hậu tập. Ði trước, một đôi voi, trang sức tương tự như đôi voi đi tiên phong. Rồi sau lưng cặp chiến tượng hậu quân, ta được thấy một sự rất lạ. Ấy là một hàng bốn khẩu súng đại bác bằng đồng, đặt trên bốn cỗ xe mà mười sáu tên lính kính cẩn đẩy đi, giữa hai tố quân tám đứa cầm cớ, bốn đứa đi trước, bốn đứa đi sau. Ðọc những chữ hiệu trên mặt cờ, mới biết bốn khẩu súng cổ lỗ ấy cũng có phẩm tước rất cao như mấy con chiến tượng. Hai cỗ tước Bình định Công, hai cỗ tước Phú xuân Hầu. Ði dưới hộ vệ cho bốn vị công hầu đó, một toán hai mươi giáp sĩ cầm giáo trường cùng mã tấu; rồi đến bọn trống cái, mã la cùng khánh, kiểng, theo đuôi.
Một viên quản, tay cầm roi, tay phất lá cờ đào nhỏ, đốc thúc lũ quân đẩy Bình định Công và Phú xuân Hầu cho đi đều hàng ngũ. Bốn tên lính cầm lọng tiá che cho bốn cái trống cái, mã la, khánh và kiểng mà bốn tên quân khác, ăn mặc sặc sỡ như phường hát, quấn khăn đầu rìu thắt lưng đỏ, vừa nhảy lên vừa múa, mỗi khi chúng điểm một tiếng “tùng bôông”, hay “bu lu”... Cứ mỗi tiếng thùng thùng là tiếp một tiếng mã la định tai nhức óc, rồi một tiếng cồng inh ỏi lại xen vào một tiếng kiểng sang sảng vang lừng.
Ði với đoàn hậu quân thực là một cái nợ phải váng đầu váng óc. Thế mà hơn ba ngàn quân nữa vẫn tự nhiên tiến theo dịp trống, hình như không lấy sự vang động làm quan tâm mà trái lại, còn vì sự vang động ấy mà phấn khởi.
Ba ngàn quân đó chia ra làm mười dod65i, mỗi đội có một viên Chưởng quản đứng đầu. Mỗi hàng binh có bốn người,c ả đoàn hậu tập, theo vết tiền và trung quân, tiến vào Thăng long tựa như một con trường xả vương khúc, dài dằn dặc kể không biết mấy dặm đường.
Sau cùng khóa chặt lớp binh cơ là một tướng quân còn trẻ, trạc hai mươi tuổi, sức vó c vạm vỡ, mặt trắng môi song, mài dài mắt sắc, rõ ràng có vẻ khí khái anh hùng. Thiếu niên võ tưóong ấy cũng là một kẻ xuất chúng, có công to trong khi diệt Trịnh phù Lê; chàng là con quan Hữu quân Ðô đốc Chỉnh, am2 cả hai thành Bình Ðịnh và Phú Xuân không ai không biết tiếng là một võ sĩ đại tài: Nguyễn Anh Tề công tử.
Cả đoàn quân Tây Sơn theo quan Tiết Chế vào thành Thăng Long, đóng đồn ở phía Nam thành ấy (nay thuộc về địa phận Hàng Lọng). Bấy giờ là ngày mùng 2 tháng bẩy năm 46 đời Cảnh Hưng tức là năm Bính Ngọ (1786).