watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kho vàng Sầm Sơn-Chương kết - tác giả Tchya Tchya

Tchya

Chương kết

Tác giả: Tchya

Người bạn mới quen biết của tôi vừa ngâm xong bài thơ đồng tiền Vạn Lịch, thì bỗng ngỗi nhỏm dậy, gãy đầu lia liạ, gãi vai, rồi phì cười cúi sát xuống tôi, nhủ sẽ rằng:

- Tôi được ông cho hút thuốc phiện lần đầu. không hiểu nên hút nhiều ít thế nào, thành ra say khướt. Quái lạ! Sao tôi ngứa quá thế này? Có phải say nha phiến thì tịt mũi, nóng ran lên rồi ngứa ngáy, phải không ông?

Tôi đương mải mê nghe câu chuyện lý thú chàng vừa kể lại, muốn rõ nốt quãng sau, vội vàng trả lời để đem bạn vào đầu đề, sợ chàng nhãng ý nói sang chuyện khác:

- Phải, hút say thì đâm ngứa, nhưng không hề gì. Một lúc nó khỏi ngay. Nhưng mà này, mấy câu phong dao vừa đọc đây, có phải chăng nó thuộc về câu chuyện vừa mới kể nghĩa là chuyện đó người ta đặt ra câu phong dao ấy để làm gì?

Bạn tôi cười thiên ha hả không đáp lại. Chàng còn lên giọng êm ái du dương ngâm lại rất thong thả mấy câu hát chàng ngâm lúc nãy, mãi sau cùng mới vỗ vai tôi, vui vẻ nói rằng:

- Không phải đâu, ông đừng lầm! không phải đâu. Mấy câu hát của tôi, chúng nó có một điển tích khác, không dính dáng gì đến câu chuyện đồng tiền thư hùng cả. Song le, mấy câu phong dao cũ đó, nó đúng vào cảnh ngộ của tôi bây giờ, nên tôi dùng nó để đạt cảm giác và ý tưởng của tôi đó tôi. Ðiẻn tích câu phong dao. Tôi cũng biết, nhưng đó lại là chuyện khác, ông về lục tìm trong mấy pho sách cổ như “Truyền kỳ mạn lục”, “Truyện lạ nước Nam”, thì sẽ thấy.

Bây giờ tôi không kể làm chi cho dài dòng vô ích, tôi chỉ nói nốt ông nghe kết quả chuyện kho vàng của tôi nó kỳ dị thế nào.

Thắm thoát từ thủa Cao Hoàng nhà Nguyễn đánh được Tây Sơn để nhất thống thiên hạ, đến bây giờ trong gia tộc họ Nguyễn ở vùng Chân lộc, nay gọi là Nghi Lộc, tám đời đà nối tiếp nhau sinh hoạt về nghề cày ruộng, không ai muốn chen chân vào vòng sĩ hoạn làm gì. Những cảnh bị giết, bị thất thế mất oai quyền, mà tôn tổ ngày xua đã chịu trải qua một cách đau đớn, những cảnh ấy khiến dân trong họ lấy ông Cống Chỉnh là gương tầy kiếp, không ai hề nghĩ đến việc bôn tẩu kiếm công danh. Tôi vẫn còn nhớ, thủa bé, được nghe ông và cha tôi dùng mấy câu thơ Ðường để tỏ ý chí mình không chịu góp mặt cùng thiên hạ:

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu!

Lần đi, lần một bạc đầu;

Ai ơi đeo ấn công hầu làm chi?...

Phải, trong họ Nguyễn chúng tôi, từ đời cụ Nguyễn Hữu Bằng, không ai muốn ra làm quan nữa. Họ toàn an phận trồng cây, trồng lúa, sống một cuộc đời thanh bạch, nhưng nhà hạ, chẳng khi nào có chút gợn phong ba. Tuy nhiên, tất cả trẻ em trong họ đều phải học hành cho giỏi cả. Không một người nào chịu tiếng dốt bao giờ. Còn đến khoa võ bị côn uqyền, thì lại cấm hẳn, không được học. Tổ tiên tôi cho nghề võ là vô ích, giỏi võ lắm, càng đâm ra dữ tợn ngang ngạnh và càng dễ gieo những mầm đại hoạ vào thân thể và gia tộc.

Bởi lẽ ấy, từ cụ Bằng cho đến đời cha tôi, trong khoảng một trăm ba mươi năm, con cháu nhà Nguyễn hữu không ai luyện tập nữa. Họ đều chú trọng về văn chương, nhưng không đi thi, cũng chả làm quan. Thực là một giòng họ ương dở vô cùng. Mãi đến đời tôi, vì theo học chữ Tây, tôi mới bỏ hẳn những sự cấm đoán vô lý ấy. Sáng chiều nào tôi cũng ra cũng luyện gân và xách tạ, lại thuê thầy dạy đủ quyền cước và thập bát ban võ nghệ tàu và ta. Hơn nữa, tôi học cả võ tây, võ Hồng Mao và rất để ý đến môn kiếm thuật.

Ông cha tôi lấy làm giận lắm: tôi phải mỏi mồm cắt nghĩa rõ cho các cụ biết ngày nay sự thế đổi thay, không thể bo bo giữ mãi được những tục lệ và chế độ hủ bại của thời xưa nũa. Ông cha tôi thấy tôi không những chỉ chuyên riêng có món võ mà thôi, còn gắng học cả chữ nho và chữ tây, nên dần dần hai cụ cũng lờ đi, không mắng chửi. Chữ tây tôi học từ năm mười sáu tuổi, nên mãi đến năm hai mươi bốn, tức là năm ngoái, tôi mới đỗ được bằng tú tài văn chương.

Ðỗ xong, tôi xin phép nhà được ra nghỉ mát Sầm Sơn, cách đây mười tháng về trước. Tôi thường thích chiều chiều, một mình đi thơ thẩn trên bãi cát, ở một chổ vắng vẻ, để trầm ngâm nghĩ ngợi, không bị những thiếu niên thiếu nữ đi tắm đến phá rối sự yên lặng của tôi. Một buổi kia, đương mải mê ngắm mấy con dã tràng chạy tung tăng trên măt cát, tôi thình lình bỗng thấy ngoài khơi nổi lên một ngọn sóng to, to lắm, cao đến năm sáu thước hơn các làn sóng thường. Tôi những tưởng đó là một con thủy vật nào làm cho mặt biển nhô lên như vậy. Ðã lấy làm ngạc nhiên, tôi càng thêm kinh hãi, vì thấy ngọn sóng kia ồ ạt vỗ, rồi lừ lừ tiến lại mé tôi. Nó như lăm le muốn chụp lên đầu tôi để lôi cuốn tôi ra tậnchỗ; sâu hoắm ngoài xa tít. Chỗ tôi đứng còn xa bể độ tám chín thước tây, nên tôi không ngại lắm, cứ đứng yên chờ xem công cuộc xảy ra thế nào.

Quả nhiên, ngọn sóng khổng lồ kia lượn rất nhanh chóng vào bờ, rồi đổ ụp xuống, làm cho bọt bắn tứ tung. Như một cái lưỡi dài, nó liếm bãi cát dưới chân tôi, chỉ cách gót giầy tôi có một gang nhỏ xíu. Quần tôi cũng bị tia bọt bắn vào ướt át; tôi tự nghĩ không hiểu làm sao đương lúc trời bể phẳng lặng mà tự nhiên bỗng nhô lên một ngọn sóng lạ kỳ này.

Tôi chưa ra khỏi lúc bồi hồi, nước bể đã rút xuống lúc nào không rõ. Cúi xuống nhìn bãi cát, tôi bỗng phải rú lên vì mừng vì lạ: một vật tròn bằng vàng, nằm lóng lánh trên mặt cát, bên cạnh những mảnh rơm rác, những đám bọt, trắng một màu trắng pha xám, pha nâu.

Tôi quỳ xuống nhặt vật ấy lên, trông kỹ thì ra một đồng tiền vàng. Một đồng tiền Vạn Lịch. Bấy giờ bao nhiêu ý tưởng tự đâu lại nhẩy lộn xộn trong óc tôi, mắt tôi hoa lên, tay tôi run lẩy bẩy, trống ngực tôi vỗ thình thình. Tôi nhớ lại câu chuyện trong gia phả họ nhà tôi, mà từ bé tôi thường vẫn đọc đi, đọc lại.

Ðó là thần kho vàng chọn tôi là người có duyên để trao lại sản nghiệp bị chìm từ thủa trước, có lẽ đồng tiền này sẽ giúp tôi trở nên môt tay triệu phú vẻ vang? Bởi nó là chìa khoá để mở cửa vào cõi chứa kim ngân châu ngọc. Nhưng mà, ồ lạ! Sao thần nhân đã ra ơn cho tôi có một đồng vàng? Còn đồng bạc? đồng bạc ấy ở đâu, tôi làm sao tìm được nó?

Ðương cuống quýt hồi hộp, tôi đâm ra thất vọng, khi nghĩ đến sự thiếu mất nửa chìa khóa kia, nửa chìa khoá mà, họp lại với chìa này, sẽ giúp tôi nhất đán có một mãnh lực làm bá chủ được đời nay: Kim tiền! Nghĩ đi, nghĩ lại, tôi băn khoăn khó chịu, không biết tự đây nên xử trí ra sao.

Ðêm hôm ấy, về nhà trọ, tôi chong đèn ngồi cả đêm, ngắm lại đồng tiền vàng. Mỏi mệt quá, tôi thiếp đi, nằm gục đầu xuống bàn ngủ quên mà không rõ.

Trong khi lơ mơ say tỉnh, hình như có một giọng nói nhẹ nhàng, rất nhỏ, theo luồng gió thổi, phều phào bay vào tai tôi:

- Ðồng tiền hùng về tay ngươi, đồng thư về tay người khác. Ngươi phải cố tìm ra người đó, một cuộc ái ân từ thủa trước vẫn một niềm chờ đợi đón ngươi. Thôi, cố đi!

Ba tiếng “Thôi, cố đi!” tựa hồ quát rất to, tôi giật mình choàng dậy. Rõ ràng một giấc chiêm bao! Lạ náy! Cớ làm sao hai ba sự liên tiếp nhau xảy ra để quyết định lòng tôi hành động ngõ hầu chiếm lấy kho của? Tôi hẳn có dính dáng gì với sản nghiệp đó, chẳng sai!

Hay kiếp trước tôi là Nguyễn Anh Tề? Có lẽ, có lẽ lắm. Bởi kiếp này, vì một sự tối ngẫu nhĩ, tối tự nhiên, ông tôi đặt tên tôi cũng là Tề. Nguyễn Hữu Tề! Thế thì lạ thật! Có lẽ người được đồng bạc kia là Hậu thân của Võ An Trinh quận chúa, mà người ấy đương đợi tôi để cùng tôi nối lại quãng đời tình?

Lòng tôi bối rối như tơ nát. Tôi cũng không hiểu tôi lúc đó tỉnh hay mê. Một cảm giác khó chịu mà dễ chịu xúc động thần kinh tôi, người tôi như phát sốt. Ngày hôm sau, tôi đáp tầu về Nghệ An. Về Nghi Lộc, về làng tôi.

Tôi giữ kín chuyện bắt được tiền, không nói cho ai biết cả. Rồi, một mình, tôi tự nhốt trong phòng sách, khoá kín cửa lại, đem các giấy má và gia phả trong nhà ra lục, ra khảo cứu, trong ngót ba ngày. Sau cùng, tôi tìm được đủ hai lá thơ cũ của ông Tổ tám đời của tôi là Nguyễn Anh Tề, và nhận được cả đoạn gia phả chép lại đời của ông nữa.

Tôi cẩn thận bỏ các thư từ đó vào một chiếc phong bì, đem bì nhét vào ngăn kín nhất trong va li, rồi lộn lại Sầm Sơn tìm đồng tiền bạc. Ghé qua tỉnh Nghệ, tôi đặt một chiếc hộp gỗ nhỏ bằng trắc khảm, bỏ đồng tiền Vạn Lịch quí báu của tôi vào đó. Sắm sửa đ6au đấy, tôi đáp tàu và ô tô một mạch ra Sầm Sơn.

Cả một vụ hè năm ngoái, ông ạ, không ngày nào, giờ nào, tôi không did tìm kiếm người đã có duyên như tôi, bắt được đồng tiền bạc. Trong ba tháng tôi đi xuôi chạy ngược, lùng hết các làng, các xóm, vào hết các quán trọ, các ô ten, mà tuyệt nhiên không được một chút tin tức gì cả. Người có đồng bạc, cũng như đồng bạc, chẳng thấy ở đâu. Công tôi đã như công dã tràng xe cát vậy.

Thất vọng, tôi lại về quê, nằm meo nghĩ ngợi, nhưng nghĩ ngợi bao nhiêu càng sốt ruột bấy nhiêu. Quá vụ hè, ngoài bãi biển không còn mà nào cả. Có ra đấy cũng vô ích, tôi bèn đánh liều đi du lịch khắp trong nước, hoạ may có tìm ra được vết người, mà theo như lời mộng triệu, cùng tôi có tiền duyên ràng buộc! Ðã gọi là có duyên, mà có duyên thì “thiên lý năng tương ngộ”, chả biết sao mãi tới nay người ấy, trước mắt tôi, vẫn như một nhân vật vô hình? Suốt một năm trời, tôi tìm y đã mỏi mắt, nản lòng, mà y nhất quyết không lộ mặt cho tôi được thấy!

Tuy vậy, tôi vẫn kiên tâm trông đợi. Bởi tôi tin rằng thần nhãn không bao giờ vô cố dối tôi. Mà đồng tiền này nó tức là của tín thần kho vàng đã ban cho tôi đó!

Vậy thì, mặc dầu khó khăn, mặc dầu lâu chóng, ta cứ tìm, tìm mãi, tìm đến khi nào có kết quả thì thôi! Kiếp này chưa tìm ra, nguyện kiếp khác cũng vẫn tìm, tìm nữa!

Ông bạn ạ, tôi gặp ông, ắt là cùng ông có chút duyên tri ngộ; ông đã là người độc nhất và là người trước tiên nghe biết rõ chuyện kín của tôi, ông cũng nên giúp tôi một tay trong sự đi kiếm đồng tiền bạc! Nhưng mà tôi phải có một lời tâm sự dặn ông trước khi ông nhúng tay vào cuộc: là dù ông có vui lòng nhận lời hay không muốn nhận cộng tác với tôi chăng nữa ông cũng nên giữ bí mật hộ tôi, đừng tiết lộ chuyện của tôi cho ai rõ hết. Kẻo, một khi biết chuyện, những kẻ thâm hiểm độc ác sẽ mưu mô tìm quỉ kế đánh bẫy mình để chiếm lấy chìa khoá mở cửa kho vàng, lúc ấy tính mệnh mình sẽ theo sản nghiệp kia mà bị đoạt.

Tôi trông dung mạo ông, biết ông không phải là người gian giảo phản trắc, bởi thế nên vui lòng giãi bày tâm sự cùng ông. Ông nên vì cách xử xự thành thực của tôi mà cũng thành thực giúp tôi, ông nhé!

*

* *

Câu chuyện nguồn gốc “kho vàng Sầm Sơn” đến đây là hết. Ðêm hôm ấy, chàng thiếu niên có khổ mặt rắn rỏi và hai con mắt inh sáng, mà tình cờ vừa cho tôi được quen biết, kể cặn kẽ cho tôi nghe sáng suốt nỗi tâm sự từ lâu chàng hoài bão tận đáy lòng. Ðến lúc chúng tôi cùng nằm im, định chợp ngủ một chút để dưỡng thần thì tiếng gà rồn rã báo hiệu vừng đông đã bắt đầu giọi sáng. Chúng tôi đều choàng dậy, không ngủ nữa, xếp hành lý lại cẩn thận, rồi rửa mặt, mặc quần áo, rủ nhau ra hàng quán ăn điểm tâm.

Bắt đầu từ phút cùng ăn chung ngủ chạ ấy, tôi và thiếu niên mới gặp kết chung một mối tình nghĩa tri giao bền chặt, một mối tình mà thời gian cùng hoàn cảnh, sau này, khó làm cho đứt khúc, rối nhầu. Mặc dầu buổi sơ thân, chúngot6i đã thấy quí mến nhau vô kể. Thiếu niên thục dã không lầm lẫn khi chọn tôi làm bạn để giãi bày bí mật; tôi cũng không tự thẹn đã được biết sự bí mật của chàng.

Một quãng đời quay cuồng điên đảo chúng tôi cùng sống sau buổi ăn điềm tâm hôm ấy, càng làm cho tôi càng kính trọng thương mến nhau, nhất là gì chàng thấy tôi đối với chàng tận tụy cùng như tôi thấy chàng đối với tôi một lòng chung thủy không phai.

Chúng tôi đã họp sức họp trí nhau, đi kiếm đồng tiền bằng bạc và người chủ đồng tiền ấy. Trong khi tìm kiếm, chúng tôi đã hao tâm tổn lực, đã cố len lỏi trong muôn vàn lớp sóng ngưòi hoài nghi, nghiêm nghị, cố tiến đi, đi mãi, đi tìm cho ra nốt nữa mảnh chìa khóa mở cửa cho chúng tôi vào đời cự phú vinh quang. Bao nhiêu cuộc khó khăn ngăn cản chúng tôi, mà chúng tôi cũng vẫn điềm nhiên thẳng bước. Bao nhiêu sự hiểm nguy rình chúng tôi trong xó tối, chúng tôi vẫn tránh được như thường.

Rút cuộc chúng tôi thắng thế, tìm được đồng tiền bằng bạc.

Nhưng... nhưng, một phản lực mà chúng tôi không tài nào át chế được, đã gieo nặng xuống đầu chúng tôi một cách tối bất ngờ! Phản lực ấy là số mệnh!

Số mệnh đã mỉa mai bảo chúng tôi đừng hão huyền mong chiếm đoạt một sản nghiệp mà mình không phải là chủ; số mệnh đã chỉ rõ cho chúng tôi biết hai đồng tiền Vạn Lịch không phải chìa khóa mở cửa vào kho châu báu, mà chỉ dùng được để rút then cửa của một cõi đẹp đẽ quí giá hơn:Cõi ái tình!

Thực vậy, hai ba năm vật lộn lăn lóc chẳng cho bạn tôi cái cơ nghiệp chàng ao ước, nhưng chỉ biếu chàng một món quà tuyệt mỹ tối bất ngờ: một giai nhân mê chàng cũng như chàng yêu nàng đến tan hồn lạc trí.

Cập uyên ương mà định mệnh xô đẩy vào lòng nhau, sau một cuộc xung đột nhau kịch liệt, bỗng nhận rõ chỉ có ái ân là đáng quí ở đời. Mối ái ân đó mãn nguyện rồi, kho vàng đáy biển lại hoá ra vô vị.

Thành thử, trong một khoảng một trăm năm mươi năm, hai lần sản nghiệp lớn ấy mất chủ, chỉ bởi lẽ như tôi đã nói:

“Ái tình có cần đâu đến những kho vàng!”

Tôi, ngẫu nhiên, đứng ngoài làm khách bàng quan, không được hạnh phúc hưởng một phần giầu có - bạn tôi có thề rằng được vàng bạc sẽ cho tôi một phần ba của cải - những lại được một lạc thú tối cao quí là hơn cả mọi ngưòi, tôi biết rõ chuyện kho vàng.

Làm thính giả trong một đêm, tôi chép ngay được lịch sử của kho vàng đó. Sau này, trong bao nhiêu trường hợp khe khắt xảy ra vì sự xâu xé nhau để chiếm lấy tài lợi, tôi không mất gì, được ngay một bài thí nghiệm rất sâu xa thâm thúy về nghĩa cuộc sinh tồn.

Bài thí nghiệm sâu xa ấy, trong quyển “Ðồng tiền Vạn Lịch” tiếp theo đây, sẽ đem lại cho các bạn yêu chuyện này nhiều cảm giác lạ lùng nhưng thú vị, sẽ làm cho các bạn phải bồn chồn hồi hộp, sống trong một hoàn cảnh tưng bừng náo nhiệt, bí mật gay go; khiến cho, cùng với người lặn lội đi tìm kiếm kho vàng, các bạn sẽ tưởng tượng như mình cũng là khách phiêu linh, rồi lo sợ khi thấy các nhân vật mắc nạn rất nguy, rồi mừng rỡ khi thấy họ thoát khỏi lưới mà bay nhảy vào một cõi cao siêu rực rỡ...





Hết
Kho vàng Sầm Sơn
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết