watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kho vàng Sầm Sơn-Lời nói đầu - tác giả Tchya Tchya

Tchya

Lời nói đầu

Tác giả: Tchya

Vào khoảng năm 1934, ở bãi Sơn Sơn tĩnh Thanh Hoá phía Bắc Trung Kỳ, nhà nước có khám phá được một kho vàng chìm đắm dưới đáy bể.
Khi tài sản nghiệp lớn ấy lên mặt đất, người ta thấy có mấy trăm thoi vừa vàng vừa bạc, hình chữ nhất dài độ non gang, trên thoi nào cũng có khắc chữ (Ðức). Lại thấy rất nhiều tiền Cảnh Hưng và các thứ tiền Tầu, từ đời Vạn Lịch (Minh Thần Tôn) cho đến đời Càn Long (Thanh Cao Tôn).
Thiên hạ nhao nhao bàn tán về gốc tích kho vàng ấy nhưng không ai biết rõ nguồn rễ nó từ đâu. Có kẻ bảo đó là vàng của hai anh em vua Thái Ðức nhà Tây Sơn lấy ở các kho trong thành Thăng Long rồi cho tải đi, trong khi kéo quân ở Bắc Hà về Nam. Vẫn biết rằng Nguyễn Nhạc lúc ở Thăng long về, có sai người lấy hết cả kho tàng nhà Lê đem đi; nhưng đoàn quân của Nhạc và Huệ lúc ấy có mấy vạn hùng binh, có voi ngựa xe pháo, tất họ phải chuyển về bằng đường bộ, bên mình họ cho chắc chắn; có lẽ nào lại dùng thuyền đi đường bể để đến nổi bị đắm ở Sầm Sơn?
Xét trong lịch sử, khối vàng bạc kia ắt phải thuộc về đời Lê-mạt. Nếu trong thời Lê quí, sản nghiệp đó không phải của hai anh em Tây Sơn thì chỉ còn là của Hữu quân Ðô Ðốc Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh bị Nguyễn Nhạc theo lời gièm pha của rể là Võ Văn Nhậm, bỏ một mình ở lại Bắc Hà, nên ngày hôm sau sợ búa cho cả của cải lên thuyền, chạy theo về Nghệ. Chỉnh là người có mưu trí, không bao giờ đem vàng bạc ở bên người phần sợ thueyèn nặng khó đi nhạn, phần sợ bị cướp hại đến tính mạng. Thế tất Chỉnh phải giao tài sản cho con trông coi hộ, mình thì cưỡi thuyền nhẹ theo Nhạc về cho mau.
Cứ xem như thế, kho vàng kia tất là của Nguyễn Hữu Chỉnh. Dựa vào lời phỏng đoán có nhiều phần đúng sự thực ấy, tôi viết bộ truyện ly kỳ này, một là để tưởng nhớ lại một thời oanh liệt đã qua, hai là để hiến các bạn một thể truyện lịch sử mới.
Câu chuyện này hoàn toàn là một truyện dã sử, nhưng nó có liên lạc rất mật thiết với chính sử nước nhà. Có lắm đoạn, tôi phải chép gần đúng văn của ông Trần Trọng Kim, nhà làm sử cương trực và uyên bác đã soạn ra bộ “Việt Nam Sử lược”.
Những vật liệu tôi góp nhặt để xây đắp câu chuyện “kho vàng” này, nó không đúng hẳn với các việc chép trong chính sử đâu: song le, dùng nó đúng hay không đúng tôi cũng không quản ngại: tôi chỉ muốn dựa vào lịch sử để tạo ra một tiểu thuyết, có phải muốn dùng tiểu thuyết ấy để làm sống một thời lịch sử đâu?
Các bạn đọc truyện này, hãy nên lượng cho tôi chỗ đó. Cái cốt truyện hay, giãi bằng một thể văn không tẻ, đó là sở nguyện của tôi. Nếu bạn cho là tôi đã đạt được mục đích ấy, tôi tự lấy làm sung sướng lắm rồi. Một nhà văn còn đâu dám tự phụ mình cùng là một sử gia uyên bác?
Ngày mùng hai tháng tư năm Bính Dần
TCHYA



Vào khoảng năm 1934, ở bãi Sơn Sơn tĩnh Thanh Hoá phía Bắc Trung Kỳ, nhà nước có khám phá được một kho vàng chìm đắm dưới đáy bể.

Khi tài sản nghiệp lớn ấy lên mặt đất, người ta thấy có mấy trăm thoi vừa vàng vừa bạc, hình chữ nhất dài độ non gang, trên thoi nào cũng có khắc chữ (Ðức). Lại thấy rất nhiều tiền Cảnh Hưng và các thứ tiền Tầu, từ đời Vạn Lịch (Minh Thần Tôn) cho đến đời Càn Long (Thanh Cao Tôn).

Thiên hạ nhao nhao bàn tán về gốc tích kho vàng ấy nhưng không ai biết rõ nguồn rễ nó từ đâu. Có kẻ bảo đó là vàng của hai anh em vua Thái Ðức nhà Tây Sơn lấy ở các kho trong thành Thăng Long rồi cho tải đi, trong khi kéo quân ở Bắc Hà về Nam. Vẫn biết rằng Nguyễn Nhạc lúc ở Thăng long về, có sai người lấy hết cả kho tàng nhà Lê đem đi; nhưng đoàn quân của Nhạc và Huệ lúc ấy có mấy vạn hùng binh, có voi ngựa xe pháo, tất họ phải chuyển về bằng đường bộ, bên mình họ cho chắc chắn; có lẽ nào lại dùng thuyền đi đường bể để đến nổi bị đắm ở Sầm Sơn?

Xét trong lịch sử, khối vàng bạc kia ắt phải thuộc về đời Lê-mạt. Nếu trong thời Lê quí, sản nghiệp đó không phải của hai anh em Tây Sơn thì chỉ còn là của Hữu quân Ðô Ðốc Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh bị Nguyễn Nhạc theo lời gièm pha của rể là Võ Văn Nhậm, bỏ một mình ở lại Bắc Hà, nên ngày hôm sau sợ búa cho cả của cải lên thuyền, chạy theo về Nghệ. Chỉnh là người có mưu trí, không bao giờ đem vàng bạc ở bên người phần sợ thueyèn nặng khó đi nhạn, phần sợ bị cướp hại đến tính mạng. Thế tất Chỉnh phải giao tài sản cho con trông coi hộ, mình thì cưỡi thuyền nhẹ theo Nhạc về cho mau.

Cứ xem như thế, kho vàng kia tất là của Nguyễn Hữu Chỉnh. Dựa vào lời phỏng đoán có nhiều phần đúng sự thực ấy, tôi viết bộ truyện ly kỳ này, một là để tưởng nhớ lại một thời oanh liệt đã qua, hai là để hiến các bạn một thể truyện lịch sử mới.

Câu chuyện này hoàn toàn là một truyện dã sử, nhưng nó có liên lạc rất mật thiết với chính sử nước nhà. Có lắm đoạn, tôi phải chép gần đúng văn của ông Trần Trọng Kim, nhà làm sử cương trực và uyên bác đã soạn ra bộ “Việt Nam Sử lược”.

Những vật liệu tôi góp nhặt để xây đắp câu chuyện “kho vàng” này, nó không đúng hẳn với các việc chép trong chính sử đâu: song le, dùng nó đúng hay không đúng tôi cũng không quản ngại: tôi chỉ muốn dựa vào lịch sử để tạo ra một tiểu thuyết, có phải muốn dùng tiểu thuyết ấy để làm sống một thời lịch sử đâu?

Các bạn đọc truyện này, hãy nên lượng cho tôi chỗ đó. Cái cốt truyện hay, giãi bằng một thể văn không tẻ, đó là sở nguyện của tôi. Nếu bạn cho là tôi đã đạt được mục đích ấy, tôi tự lấy làm sung sướng lắm rồi. Một nhà văn còn đâu dám tự phụ mình cùng là một sử gia uyên bác?

Ngày mùng hai tháng tư năm Bính Dần

TCHYA
Kho vàng Sầm Sơn
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương kết