Chương 9
Tác giả: Tiền Giang
Trên đời, đôi lúc bất hạnh của người này lại là niềm vui của kẻ khác. Nhìn vẻ mặt u sầu của Thảo đồng thời thấy đã lâu Tấn không đến, Tùng biết mối tình của họ đã bị trục trặc. Gần một năm qua, người đàn ông đó đau đớn đứng nhìn Thảo ngã vào vòng tay Tấn mà không có cách nào ngăn cản được. Trong tâm hồn giản đơn đó, chưa có một giây phút nào từ bỏ ý định chinh phục Thảo.Dáng người nở nang, đôi mắt ướt, nụ cười của nàng như có bùa mê, luôn tỏa ra sức hút mãnh liệt. Trong thất vọng và ê chề vì không được người đẹp để mắt đến, Tùng vẫn luôn nuôi một tia hy vọng nhỏ bé là một ngày nào đó nàng sẽ nghĩ lại. Cần cù bù thông minh. Biết đâu...
Có linh cảm là thời cơ đã đến, Tùng diện thật óach, đánh xe tìm Thảo. Nàng đang xem lại phát đồ sửa chữa nhà nơi phòng khách với song thân. Sau khi chào hỏi, Tùng nhanh chóng hòa nhập vào không khí chung:
-Hai bác dự kiến bao giờ thì khởi công làm lại nhà?
Ba Thảo cho biết:
-Vật liệu tập kết đã gần đủ nhưng gia đình đang băn khoăn không biết nên họp đồng xây cất với cơ quan nào đây? Xí nghiệp xây dựng họ có nhận thầu các công trình bên ngòai không chú?
-Thưa bác! Tưởng gì chớ chuyện đó quá dễ. Cháu đã từng thầu làm nhiều công trình.Sẵn lính tráng đang rỗi việc, nếu bác cần, cháu giúp cho.
Mẹ Thảo góp chuyện:
-Làm thế thì phiền chú quá!
-Được giúp cho gia đình là niềm vui của cháu chớ sao lại phiền! Đây là phát đồ bác tự vẽ à?
Cha Thảo cười hiền hậu nhuốm chút tự hào:
-Vâng, tôi tự vẽ lấy theo ý nghĩ và tính tóan của mình. Có thể dựa vào đây thi công được không chú?
-Thi công thì được nhưng phải có giấy phép của sở xây dựng vì nhà ta ở mặt tiền lại có quy mô lớn. À! Hay là để cháu đưa Thảo đi làm thủ tục, cũng nhanh thôi.
Biết anh chàng muốn gì, Thảo từ chối:
-Em không đi đâu! Chả lẽ anh không làm một mình được sao?
Bà mẹ rầy con gái:
-Con nói vậy nghe sao được. Đây là chuyện của gia đình mình. Con nên đi với chú ấy để làm cho xong.
Qua giọng nói, thấy rõ bà đã có chút cảm tình với Tùng. Vốn nghe lời mẹ, Thảo phụng phịu đứng lên vào trong thay áo.
Trong đầu người đàn ông vụt hiện nước cờ cao: Phải tranh thủ tình cảm của những người thân của nàng. Đây là con đường ngắn nhất để đi đến đích. Nước chảy đá mòn. Gần như hầu hết phái nữ, trong chuyện tình cảm, chỉ làm chủ bản thân mình có một nửa, còn nửa kia phụ thuộc vào người chung quanh. Nhiều cô đang có cảm tình với một người nhưng chỉ cần nghe chị hoặc em chê bai, không vừa ý về điểm nào đó, lập tức có sự thay đổi. Không ít cuộc tình đẹp đẽ bị tan vỡ chỉ vì sự vụng về của người đàn ông trong cung cách cư xử với gia đình người yêu.
Trên đường đi, Tùng tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động:
-Từ sáng tới giờ anh chưa ăn gì cả. Chúng ta ghé chỗ nào đó kiếm cái gì điểm tâm nhé!
-Thôi... Em không ăn đâu.
Trước lời từ chối yếu ớt của Thảo, Tùng ngừng xe trước một quán ăn nổi tiếng và quả nhiên Thảo không phản đối. Một vài thực khách đang ăn ngừng đũa nhìn hai người. Tùng thì tự hào theo kiểu “Đi với người đẹp như cầm hoa trên tay”, còn Thảo thì ngại ngùng. Tranh thủ lúc thức ăn chưa kịp mang lên, Tùng hỏi:
-Hình như em có điều gì không vui?
-Em vẫn vậy, có gì đâu!
Tùng buông câu thăm dò:
-Đã lâu sao không thấy Tấn đến chơi? Công việc chắc đang rối như canh hẹ?
Thảo vô tình buộc miệng:
-Có lẽ anh ấy không bao giờ đến nữa đâu.
Mừng như nghe trúng số cặp giải độc đắc nhưng Tùng vờ không quan tâm đồng thời không dám đào sâu thêm nữa nên chuyển đề tài:
-Công việc đơn vị ngày càng giảm dần.Có thể chúng ta phải ngưng hoat động, Sửa nhà xong, em có dự tính làm gì không?
-Đến đâu hay đến đó. Em đang chán nên không muốn tính tóan gì cả.
-Anh vừa mua thêm chiếc cub của một người từ ngòai Bắc mang vào. Anh đi miết nên không cần đến. Nhà em rộng cho anh gởi đỡ nhé! Nếu em cần, cứ lấy dùng.
-Xe đang đi đấy à?
-Không phải, xe kia mang biển số ba sáu, đèn vuông, màu nước biển. Anh sẽ gắn chìa khóa nơi xe. Em có thể dùng đi lại trong lúc làm nhà.
-Việc đó em không biết. Anh nên hỏi ba má.
Hòang Tiến dốc hai viên Stugeron-Richer vào miệng và chiêu một ngụm nước. Mấy hôm nay, đầu ông ta muốn vỡ tung vì bao nhiêu chuyện. Trong cuộc họp Đảng bộ, Võ Báu cùng ê kíp đã công khai chỉ trích là Tiến đã lợi dụng chức vụ chủ tịch bao che cho Tấn, người mà Báu quả quyết là tay chân thân tín của Tiến. Uûy ban tỉnh cũng đã gọi ông ta qua hỏi thẳng về việc dư luận cho rằng Hòang Tiến đã nhận nơi Tấn mấy chục triệu đồng như một khỏan lót tay. Chưa hết, có kẻ còn đặt điều là Tấn đã cấp cho Tiến một sổ khống kiểu Thanh Hương, để hàng tháng, ông ta nhận một khỏan lãi lớn. Tòan những chuyện vớ vẩn nhưng sao người ta vẫn cố tình tin là có thật. Rõ ràng, đang có một âm mưu muốn bôi nhọ nhằm vào cả Tiến lẫn Tấn, giống như một mũi tên bắn hai con chim.
Trước đây, quả thật Tiến rất thân với Tấn. Nhưng tình thân ấy không phải bắt nguồn từ lúc Hòang Tiến tiếp nhận chức vụ chủ tịch mà được hình thành trong những ngày ông ta ốm đau, bệnh họan và không có một chút quyền lực nào. Trong quan hệ, với tấm lòng đầy tự trọng, Tấn luôn giữ ở mức vừa phải và hết sức tránh né việc nhờ vả, xin xỏ. Hòang Tiến đặt bút ký những văn bản có liên quan đến đơn vị Tấn chẳng qua vì công việc chung. Hơn nữa, ông ta rất nể nang trình độ hiểu biết và sự tháo vát của Tấn. Giữa hai người, chưa hề có chút gì vẩn đục. Thế mà cuộc đời nhiều khi nước lã khuấy nên hồ.
-Dựa trên cơ..ơ..ơ..sở nào mà đồng chí qu..ả..quyết là nó không bể? Võ Báu mặt đỏ gay, bằng giọng nói lắp chất vấn Tiến, đồng chí đã kiểm tra kỹ chưa mà biết là thằng Tấn không liên hệ với Thanh Hương? Vừa qua, tôi ở Qui Nhơn có nghe dư luận xầm xí là bọn Thuận Hưng sẽ lên đón nó để cùng trốn đi. Giờ phút cuối chắc bị kẹt chúng mới bỏ lại.
Hòang Tiến biết đây là những lời bịa đặt đầy ác ý nhằm vào Tấn. Ông ta không hiểu vì lý do gì Võ Báu lại cay cú và căm thù Tấn như vậy! Tiến muốn đứng lên thanh minh nhưng nhìn ánh mắt lạnh lẽo của người chủ trì cuộc họp, ông ta biết rằng có nói cũng vô ích, nên ngồi im. Thấy lập luận của mình đã có tác dụng, nghĩ là mọi người đã nhất trí, Võ Báu làm động tác cuối cùng là bấm còù:
-Tôi đề nghị đồng chí Tiến phối họp với công an và viện kiểm sát bắt ngay tên Tấn. Nếu để nó bỏ trốn, đồng chí hòan tòan chịu trách nhiệm.
...Trong cuộc họp hội đồng nhân dân tỉnh, Hồ Đính cũng bổ vào Hòang Tiến bằng chiếc búa của Võ Báu:
-Tôi hết sức ngạc nhiên là tới giờ phút này, cũng còn có người đứng ra bênh vực cho tên Tấn. Vì đâu mà mấy tháng nay, cả Thị xã lúc nào cũng ầm ầm như giặc tới thế này? Tất cả các cấp chính quyền từ tỉnh tới phường không còn làm lụng gì được nữa. Chả lẽ đó không phải lỗi lầm do tên Tấn gây ra? Tôi đề nghị cần giữ vững ky û cương,pháp luật nhà nước. Các đồng chí có trách nhiệm phải thể hiện cho đúng chức năng của mình.Ai chùn tay mềm yếu hoặc có hiện tượng bao che trong lúc này là có tội với dân, với Đảng,là tự biến mình thành công cụ của chủ nghĩa xét lại.
Hòang Tiến ôm đầu, không phản ứng được một câu nào.Vết thương nơi bán cầu não phải do một mảnh đạn từ súng phóng lựu của địch để lại trong trận núi Thành muốn tái hoạt động như núi lửa Pinatupo. Giờ thì ông ta thấy hết sức mạnh của dư luận và đòn tấn công liên hòan, ăn ý. Chiếc ghế ông ta đang ngồi như muốn chao đảo, rung rinh. Tiến đã bị đặt vào trường họp buộc phải chọn lựa: Chấp nhận thiệt thòi, nguy hiểm để bảo vệ cái mà mình nghĩ là đúng, là sự thật; hoặc bỏ mặc một con người mà số phận được tác động bỡi những thế lực, đang muốn nghiền nát dưới bánh xe xích, để nua lấy sự an tòan. Hòang Tiến đứng lên, chán nản ôm cặp rời khỏi phòng họp. Mọi việc gần như đã được quyết định.
Thảo ngồi đối diện với mẹ, hai hàng nước mắt chảy dài. Lá thư nặc danh nằm trên bàn với nét chữ ngoằn ngòeo chứng tỏ người viết học thức kém cỏi. Không biết vì lý do gì, một kẻ nào đó dùng thư nặc danh để tố cáo mối quan hệ của nàng với Tấn bằng những lời lẽ vừa nhục mạ vừa đe dọa. Đã hai ngày qua, không khí gia đình hết sức nặng nề.Mẹ nàng suốt ngày im lặng, nhưng chỉ nhìn thóang qua, Thảo biết là bà đau lòng khôn xiết. Trong nhà, nàng là đứa con được cha mẹ cưng chìu nhất. Thế nên tuy đã có chồng, Thảo vẫn nhỏng nhẻo, nũng nịu như một đứa trẻ. Mỗi khi nằm trên giường bệnh, nàng luôn miệng kêu mẹ để được đón nhận sự vuốt ve, chăm sóc. Việc nàng giữa đường gãy gánh càng làm cho người mẹ thương cảm một cách sâu sắc.
-Từ khi chồng con mất, má nghĩ đây là điều không may lớn nhất của đời con. Thế nên ba má, một mặt quan tâm lo lắng đến cuộc sống của con, mặt khác không hề cản ngăn việc con quan hệ với người này, người khác, với ước mong con sẽ tìm thấy lại hạnh phúc đã bị đánh mất. Con còn quá trẻ lại có nhan sắc thì việc nhiều người đàn ông tìm đến là lẽ đương nhiên nhưng con phải biết chọn lọc, phải xem xét thật kỹ trước khi quyết định làm một điều gì. Con và Tấn quen nhau lâu chưa?
-Thưa má! Gần một năm rồi.
-Mức độ quan hệ như thế nào?
Thảo cắn môi nói dối:
-Chúng con mới chỉ là bạn bè chứ chưa có gì hết.
-Gần một năm trời quen nhau, nhiều tai tiếng, nó không đặt vấn đề với con sao?
-Đơn vị anh ấy đang gặp khủng hỏang trầm trọng. Con nghĩ, anh ấy không còn lòng dạ nào quan tâm đến chuyện tình cảm.
-Thế thì do đâu có lá thư này? Ngòai con ra, nó có quan hệ với ai không?
Lòng nàng quặn đau khi nhớ lại câu chuyện hôm nào. Cảnh đang đêm đi trong mưa gió như chiếc đĩa hát bị lắp, thỉnh thỏang vang đi vang lại trong đầu nàng. Nhiều đêm, niềm nhớ thương trào dâng trong tim, nàng lại muốn gào lên: Lỗi tại anh! Lỗi tại anh! Em vẫn còn yêu anh!
Vết thương chưa có thời gian để hàn gắn thì lại xảy ra việc này. Lần đầu tiên Thảo công kích người yêu:
-Ảnh giao du rộng, quan hệ tùm lum làm sao con biết được?
-Với người đàn ông như vậy con còn nuối tiếc làm gì mà không cắt đứt cho rồi! Không những chỉ tình cảm của con mà cả danh dự gia đình cũng bị xúc phạm. Má không muốn thấy con đi lại với nó nữa!
Thảo chùi nước mắt nói trong ngào nghẹn:
-Đã lâu rồi, con và anh Tấn có gặp nhau đâu? Con nghĩ anh ấy sẽ không bao giờ đến đây nữa.
Không muốn tiếp tục làm con buồn, bà mẹ đổi giọng:
-Thôi! Coi như không có gì xảy ra! À, mà lúc sáng thằng Tùng có ghé bàn chuyện làm nhà với ba con, đồng thời ngỏ ý gởi chiếc xe mới mua. Con gặp nó chưa?
-Thưa chưa!
-Má thấy nó là người hiền lành, đứng đắn, có nghề nghiệp ổn định lại lo chí thú làm ăn, không cờ bạc rượu chè - Bà có vẻ muốn ám chỉ Tấn hay uống rượu - Nó lại luôn quan tâm đến gia đình ta. Hay là con nhận lời lấy nó cho yên thân.
-Từ trước đến giờ con chỉ xem anh Tùng như người anh trai thôi. Làm sao con có thể lấy người không yêu làm chồng được?
-Thật má không biết con nghĩ gì nữa? Đâu phải tuổi mười bảy mười tám mà còn nói chuyện yêu với đương.
Thảo nhớ đã có lần tranh luận với Tấn về vấn đề này. Nàng lập lại lý luận của chàng ngày nào:
-Thưa má, tình yêu đâu kể tuổi tác và trái tim có già cỗi bao giờ. Có người đã lập gia đình, thậm chí sinh nguyên một bầy con vẫn chưa biết yêu là gì. Má tha lỗi, thật tình con chỉ muốn tái giá với người mà con yêu mến. Dù sau đó, cuộc đời có gian khổ thế nào con cũng cam lòng.
-Vậy chớ con không thích thằng Tùng ở chỗ nào?
-Con không chê bai anh Tùng điều gì cả. Một người đàn bà goá thì còn gì để chọn lựa.
-Nó có gợi ý lần này về quê sẽ đưa người nhà vào dạm hỏi con. Ba má thấy không có gì trở ngại nên đã nhận lời.
Thảo dậm chân:
-Sao ba má không hỏi ý kiến con?
Bà mẹ vuốt tóc con gái, giọng trìu mến:
-Về già, con sẽ hiểu nỗi lòng của những người làm cha mẹ. Không ai không muốn con mình sung sướng, hạnh phúc.Thời gian qua, thấy con buồn bã, ba má héo cả lòng mà không làm gì để giúp con được. Má biết con thương thằng Tấn nhưng nên nhớ rằng người đàn bà như một chiếc thuyền. Người nào cũng muốn neo nơi bến cảng lặng sóng chứ không ai muốn xông pha trong vòng giông bão. Vòng nguyệt quế tình yêu chỉ chòang lên cổ có mấy năm nhưng gánh nặng làm mẹ đè lên hai vai thì kéo dài đến suốt cuộc đời.
-Con thấy hình như má rất có cảm tình với anh Tùng?
-Nếu có, cũng chẳng qua chỉ vì con mà thôi.
Thảo thấy đã hơi xiêu lòng:
-Cái gì cũng phải có thời gian. Trước khi chưa hiểu kỹ con người anh ấy, con không quyết định một điều gì cả.
Nàng thay áo, đánh xe lên phố. Tối nay thứ bảy, nhà khách ủy ban tỉnh có tổ chức khiêu vũ.
Không gặp Tuấn, Tấn đến nhà Phát, một người bạn, tìm hú họa. Vợ chồng Phát đều là giáo viên. Nhìn căn nhà nằm trong hẻm bài trí đơn sơ, cả vợ lẫn chồng đều gầy guộc, người ta đủ biết thu nhập của Phát không ra sao. Đang bồng con thơ thẩn trước sân, thấy Tấn, Phát hồ hởi kêu lên:
-Chà!Sao lâu quá không đến chơi? Vắng ông, bàn cờ mốc lên cả rồi.
-Chắc bạn cũng biết mình đang muốn nổ tung cả đầu, còn thì giờ đâu mà ngồi hầu cờ với ông bạn. Tuấn có đến đây không?
-Không thấy! Nhưng ôi thôi, chuyện xã hội hơi sức nào lo lắng cho bận lòng. Vào đây cái đã!
Phát gọi vợ lên chào Tấn và bồng con. Anh chàng lăng xăng pha trà, đọan hỏi bạn:
-Mình làm một ván chứ?
Tấn lưỡng lự:
-Sao cũng được.
Phát là đối thủ chính của Tấn về môn cờ trong các lần tranh giải, nhưng không lần nào anh chàng gặp may. Nhớ năm đầu có Hội Khỏe Phù Đổng, tỉnh tổ chức thi đấu chọn người đi dự giải tòan quốc tại Cần Thơ, Tấn và Phát đều lần lượt hạ hết các đối thủ và gặp nhau trong trận chung kết. Hàng ngày, vẫn thường chơi cờ với nhau, Phát gần như nắm rất vững đấu pháp của Tấn thế nhưng vẫn gặp bất ngờ. Đòn đổi quân sớm ở khai cuộc trong ván cờ Nga đã dập tắt hy vọng của Phát.
Vừa sắp các quân cờ, Tấn vừa hỏi:
-Sao thấy bà xã Phát có vẻ không vui vậy?
-Chuyện riêng đáng lẽ không nên đem kể với ông nhưng tớ chán lắm rồi. Mấy tháng nay, không khí gia đình như sắp có chiến tranh, thật chịu hết xiết.
-Ủa sao kỳ vậy? Mình nhớ không lầm thì trước đây hai ông bà hạnh phúc lắm mà?
-Thì như bạn đã biết, chúng mình lấy nhau là vì tình yêu. Ngày ấy, tớ là thần tượng trong mắt cô ấy. Thời gian đầu mới sống chung thật hạnh phúc. Khi không, nghe lời bè bạn bán hết tài sản, vay tiền đứng tiền ngồi để chơi hụi và bị chúng gạt sạch. Như người ta thường nói “ Khi cái nghèo đi vào cửa lớn thì tình yêu che mặt đi qua cửa sổ”. Với đồng lương chết đói, ngày nào cũng ăn tòan rau, ông nghĩ tình yêu nào còn tồn tại nổi!
Giọng nói của Phát nhuốm đầy xót xa cay đắng. Từ câu chuyện của vợ chồng bạn, chàng liên hệ đến Thảo và rút ra kết luận là đàn bà thay đổi thật dễ dàng. Nếu là tình yêu đích thực, vì sao nàng không thể tha thứ, hỏi cho cặn kẽ để biết cho hết những lắc léo của cuộc đời. Nàng không hề cho chàng một cơ hội để thanh minh. Lâu lắm rồi, vẫn không thấy có tín hiệu nào cho biết là Thảo đã rút lại câu nói “ Đừng tìm vô ích vì em sẽ không tiếp anh đâu”. Nhiều đêm quá cô đơn và buồn bã, cộng với nỗi nhớ thương không bờ bến, Tấn đánh xe lảng vảng trước nhà Thảo, mong được gặp nàng để chia sớt bớt nỗi sầu muộn đang đầy ắp trong tim chàng. Nhưng “Tường đông ong bướm đi về mặc ai”, nàng đã sắt đá buông tay để mặc Tấn rơi vào vùng xóay của cơn bão thế kỷ. Có đêm, mặc trời mua gió, Tấn vẫn lặn lội đi qua những con đường khắc đầy kỷ niệm với chút hy vọng mỏng manh là may ra trong cô đơn nàng cũng đi thơ thẩn như mình. Buồn chán, tuyệt vọng, Tấn đã đến gần hơn với Tửu Thần, người bạn thân tín của Tử Thần. Từng nơron của hệ thần kinh bằng thép của chàng đã bị bóc vỏ và chùng xuống. Sau những cơn say quay quắc là sự giật mình đau xót và nỗi hối hận triền miên. Sao mình lại đầu hàng dễ dàng như vậy nhỉ?
-Trời đất! Ông tính tự sát hay sao mà đi nước đó? Chả lẽ đệ nhất danh thủ mà không thấy sự sai lầm chết người à?
Hỏang hốt, Tấn nhìn kỹ lại cuộc cờ. Đúng là sau màn đổi xe, chàng bị mất hòang hậu và hết phương chống đỡ. Chàng cười chữa thẹn:
-Mình bị quẩn trí hay sao ấy? Suốt từ đầu đến giờ không thấy con Hậu đâu cả?
Vợ Phát vừa từ nhà dưới lên, nói xen vào:
-Hòang Hậu bỏ vua đi với người khác rồi! Sáng nay thấy họ ngồi ăn chung với nhau rất tình.
Tấn chóang váng như võ sĩ quyền Anh bị cú móc tay trái, suýt ngã vật trên sàn đài. Vợ Phát biết Thảo, biết cả mối quan hệ của chàng nên Tấn tin những điều cô ta vừa nói là rất thật. Chỉ có Phát thấy bực nên trừng mắt gắt vợ:
-Sao bà biết?
-Hôm nay nhỏ Thủy dạy cùng trường tự nhiên đến rủ ăn sáng. Họ ngồi ngay bàn bên cạnh nên không muốn nhìn cũng không được.
Ngại bạn nóng tính sinh chuyện, Tấn làm như không có gì quan trọng:
-Thôi bỏ đi! Có gì phải bận tâm. Chàng cố gượng nói đùa. Ông phải để ý con tốt F năm của tôi sắp phong hậu rồi đấy. Mất Hòang Hậu này ta phong Hòang Hậu khác, lo gì.
Vợ Phát trề môi:
-Ối dào! Các ông suy nghĩ thế hèn chi! Cô ấy không đi với người khác cũng uổng!
Người chồng nổi dóa đập tay đánh sầm xuống bàn làm các con cờ văng tứ tung.
-Thật kỳ cục quá! Sao cứ theo lằng nhằng mãi thế?
Vợ Phát tru tréo:
-Ông bảo ai lằng nhằng? Tôi nói chuyện với anh Tấn có liên quan gì đến ông? Chỉ giỏi ăn hiếp...
Tiếp theo là một tràng bù lu bù loa. Tấn vừa buồn chuyện mình, vừa nản cảnh bạn. Chàng kéo tay Phát:
-Thôi thôi! Hòa giải cho yên ấm cửa nhà. Chúng ta đi uống rượu quách là xong.