Chương 15
Tác giả: Xuân Vũ
Nhựt ký Emilie:
"Kể từ ngày gặp Minh , chưa bao giờ mình buồn như hôm naỵ Anh xuống đò. Chiếc đò tồi tàn và đông khách. Hàng hoá chất đầy và vô trật tự trên mui. Có những chiếc thùng thiếc sơn đen được đóng trong khung gỗ dùng làm phao cấp cứu khi có tai nạn trên sông.
Anh đứng ở mũi đò thờ thẫn. Anh chỉ vẫy tay, nhưng không hiểu tại sao mình lại buông xe đạp nhảy xuống đò suýt hụt chân. Mọi người nhìn mình như một phénomène vì cách ăn mặc của mình. Anh nắm tay mình, nếu không chắc mình ngã mất. Anh nói:"Em đừng buồn!" Rồi hai đứa đứng bên nhau không nói gì nữa hết.
Bên em anh chỉ muốn ngồi im
Để nghe tiếng gọi của đôi tim
Dẫu ngàn câu nói không bằng một
Tiếng gọi "anh" và tiếng đáp "em"
Mấy câu thơ của ai chợt đến trong đầu mình. Sao tác giả mô tả được tình cảm của mình một cách tuyệt diệu thế. Hành khác lên xuống ồn ào quá , mình không muốn nói gì mà cũng không nói được gì, chỉ muốn khóc. Thôi, nín đi cô giáo cua xúp (Chớ không phải cô giáo ăn xúp cua). Ừ thì nín để hành khách cười chọ Ai cũng có vẻ hấp tấp, chỉ có "cô thầy" là tỉnh khô.
Mình muốn bảo anh nán lại vài ngày để đía cho hết chuyện. Ngày nào mình cũng nói dối ba má là mình đến nhà cô Sầy ở cầu Cá Lóc để thọ giáo môn sư phạm chuẩn bị dạy nấu món "xúp cua", nhưng sự thực mình chạy rong khắp phố với anh hơn là học sư phạm. Nhưng cũng may là không bị cảm nắng (!?) như kỳ trước. Hú vía, kỳ đó nếu má thấy được mấy cái dấu má hỏi thì mình không biết trả lời thế nào. Chuyện các đây hai năm mà ảnh vẫn nhớ... cái hoa hồng. Thỉnh thoảng ảnh liếc sang, mình biết ý nên đè gấu váy xuống. Mắc cở quá chừng. Hôn đâu không hôn lại cứ đòi cái hoa hồng. Mấy cái dấu răng còn ràng ràng như phỏng lửa làm sao xoá được, mà xoá làm gì. Đó là một kỷ niệm không thể xoá.
Anh thật bạo dạn. Vậy mà hồi mới gặp anh mình thấy anh nhút nhát, tiếng nói run run, tay lọng cọng nắm ghi đông xe đạp, chụp nhằm tay mình rồi nhanh nhẹn rút lại "xin lỗi " lia. Bây giờ quàng vai mà không xin lỗi gì hết. Mà nghĩ cũng kỳ, mình cũng không bắt lỗi, lại muốn được ngồi như thế mão.
Anh đứng với mình ở mũi đò rất lâu. Tay trong tay ngó mình lom lom. Mình như bị chói, không dám nhìn lại, cứ quay mặt ra sông. Thuyền bè ở đâu mà nhiều vậy, lớp chèo, lớp chạy buồm. Mình thoáng nghĩ nếu được đi một chuyến với anh ra sông cái chắc thích lắm. Chừng đó... mình sẽ đi với anh về... (chừng đó là chừng nào? Về... đâu hả nhỏ?)
Đang miên man nhớ lại. Rồi tiếng tù và rúc lên... Tul... mình giật mình, tưởng là đò sắp nhổ neo. Nhưng anh bảo chưa. Chừng nào thổi ba tiếng mới tách bến. Lần thứ nhất chỉ giục hành khách xuống đò. Chắc anh đi đò này thường lắm nên có kinh nghiệm. Một chút như vậy mà mình cũng không biết. Từ bé đến lớn cứ ru rú ở nhà rồi đến trường, có đi đâu mà biết. Một người quen chào anh, anh mừng rỡ đáp lại. Người kia thấy anh đứng với mình có vẻ thân mật nên không hỏi gì thê m Đây rồi sẽ có tin đồn về tới quê anh cho coi. Đồn thì đồn, trước sau gì mình cũng tới đó... bằng con đò ọc ạch này. Vui ghê !
Nhớ lại lần đi chơi suốt ngày, trên đường về, mình định né ngang, nhưng thầy Xuỵt đã đứng ở thềm vẫy taỵ Hồn vía mình lên mây, tưởng như bị kêu lên Hổi Đồng Kỷ Luật. Mình dừng xe trên dốc , không muốn đối diện với thầy. Nhưng thầy đã bảo :"Emilie vô đây ông Đốc biểu!" thế là chạy không thoát. Thầy ác quá nghen thầy. Mình nghe chân cẳng cóng ríu lại, dắt xe xuống dốc suýt ngã. Anh nhanh nhẹn dắt xe xuống trước. Thầy bước xuống sân:"Cậu Tú mợ Tú đi đâu cả ngày tôi chờ muốn chết vậy?" Anh ấp úng. Thầy bắt tay anh vui vẻ :"Sáng sớm tao xuống phòng ngủ đã thấy cái mùng giắt lên, mền gối không xếp mà cái giường trống lỗng. Tao tưởng mày đi lên sân vận động tập thể dục rồi chớ. Nào dè chờ mãi, càng ngày càng trưa, mất hút... "Thầy ngó sang mình đang đứng núp sau lưng Minh (như ngồi trong lớp gặp bài khó sợ thầy kêu , núp sau lưng bạn ). Thầy bảo ngay:"Cô định đi làm việc ở đâu chưa? Ông Đốc muốn mời cô dạy cua xúp thay cô Sầy!". Mình biết rồi còn làm bộ hỏi:"Cô Sầy đi đâu sao thầy?" "Cô đi 'dạý cậu Phước! Há há... cũng như nay mai Emilie 'dạy ' cậu Minh vậy !" Hai đứa đứng chết trân. Mình muốn chui xuống đất. Nhưng thầy vui vẻ: "Tao mừng cho hai đứa bây 'công thành danh toại '.Bây giờ đi làm việc kiếm tiền giúp cha mẹ , báo đáp ơn sanh thành dưỡng dục !"
Thầy giản mô ran cho một hồi mình lùng bùng lỗ tai không có nghe gì hết, chỉ mong thấy dứt chuyện để mình lủi, nhưng thầy lại kéo nhằng sang ông trung phong Bền "Tụi bây có gặp nó không?" "Dạ không!" "Sau khi xong 4ème, trợt cái vỏ dưa năm trước, nó đi mất biệt. Mấy trận đá lớn tao có đi coi, không thấy nó chạy đâu cả" " Chắc nó đi xuống Cà Mau, Rạch Gía gì rồi thầy" Minh đáp. Thầy tiếp :" Đám cưới con Mad lớn ghệ Ông già tía nó có mời ông Đốc. Ông Đốc phó cho tao đi. Ôi chao ! Săm banh như nước lã. Có ông chủa tỉnh tới nữa. À, ông thầy Ănglê với con Yvonne cũng sắp cưới nhau rồi... Khà khà... Tụi nó với nhau thì được, chớ mình nhào vô là không xong đâu. Thằng Bền hết hát Les Bateaux des Iles với con Mad là may đó. Dính vô rồi sẽ mệt cầm hơi. Bây không nghe ông già quét trường đó sao? Tây Đầm thay vợ đổi chồng như thay áo "
Thầy kết thúc câu chuyện (May quá. Cúng ông Địa nải chuối):"Tụi bây về nghỉ ít bữa rồi tới đây lãnh việc. Chồng dạy ban trung học (!!!), chưa có kinh nghiệm, có lẽ ông Đốc cho mày dạy 1ère và 2ème thôi. Còn Emilie thì thay cô Sầy . Nhà gần đây, dạy xong chiều về cơm nước hú hí. Tới tháng chồng lãnh tám chục, vợ sáu chục. Một trăm bốn chục mà lít gạo một cắc, ký thịt ba cắc rưỡi, vé xem hát thượng hạng sáu cắc. Vậy thì xài ngã nào cho hết? Tao một tháng lãnh bốn mươi lăm đồng nuôi mẹ sề và một bầy con mà còn phong lưu ra phết, nữa là hai vợ chồng son tụi bây... À quên..Ban đêm hai đứa bây có thể mở lớp đặc biệt dạy cho đám học trò "cứt gà sáp" hoặc "ăn me dốt" kiếm thêm năm bảy chục. Ông Đốc sẵn sàng cho mượn lớp, không lo mòn bàn ghế. Được chưa?" Thầy nói như pháo chuột nổ dây nghe không kịp.
Tul... Tul... Tù và rúc lần thứ hai.
... Thầy vẽ ra cả tương lai y như là mọi việc đã nắm trong tay... Mình viết lộn xộn quá chừng. Cứ nhớ ngược lại chuyện mấy ngày trước bởi vì sắp chia taỵ Đi là chết trong lòng một ít. Đứng ở mũi đò, tù và đã thổi lần thứ hai rồi mà chưa chịu đi lên bờ. Cứ viết vớ vẩn loanh quanh. Có lẽ mình không muốn cho con đò quay mũi. Cho nên bước đi một bước giây giây lại dừng. Hélas! Ce n'est qúun aurevoi ! Chỉ là một cuộc tạm biệt. Nhưng mà dù tạm biệt cũng là một séparation . Và mọi sự chia ly đều đau đớn. Mình không muốn xa anh một chút nào, một phút nào (Lỡ có người coi được dòng chữ này thì mắc cở lắm nghe nhỏ). Bà má Virginie bảo con gái:" Đừng bao giờ nói cho thằng Paul biết rằng mày yêu nó!"... Còn mình thì đã nói cho Minh biết rồi ! Chẳng sao ! Ai có tình cảm nấy . Đời mình đã thuộc về anh rồi !
... Ngày hôm sau. Mình lại đi chơi với anh (Đã xuống đò rồi lại còn đi chơi !) Mình lại nói với ba má là đi tới cô Sầy để học bài sư phạm. Sau nầy... mình sẽ nhận tội với ba má (Sau này là bao giờ ?). Thị xã nầy tưởng lớn mà chẳng ngờ nhỏ hẹp quá. Chạy dọc bờ sông ra tiệm rượu, nhà thuốc tây Hồ Thu, tiệm chụp hình Đinh Bá Trung (có cô em của Nghĩa bạn cùng lớp với mình, có chồng hồi năm ngoái, mình có đi dự. Bạn bè chúc mình... ) qua tiệm may Nhựt Tân, nhà thuốc bắc Thọ Xuân Đường, rạp Casino, tiệm nước Lục Mừng. Chỉ mất ba mươi phút. Minh hỏi: "Emilie , em muốn đi đâu nữa ?" Emilie đáp:" Anh dẫn em đi đâu em đi đó!" "Thế là huề" "Ừ, mình đi lại chỗ băng đá... ""Em không sợ chiếc xe đò màu vàng nữa à ?" "Hai năm rồi! Em chỉ nhớ chiếc băng đá - nơi anh hôn cái hoa hồng - Cấm không được nhìn nữa". Cả ngày chỉ toàn những chuyện vặt như vậy, những chuyện không có nghĩa lý gì hết cả nhưng lại nói liên miên một cách thích thú mê ly, chuyện cá hoa bắt sang con bướm rồi trở thành hoa rơi cửa Phật , rồi hai đứa lại đạp xe vô khu nhà thờ ở bên bờ sông.
"Anh thích em mặc đồ đầm hay áo dài?" "Đồ gì cũng thích!" "Anh thích màu gì ?" "Em mặc màu gì anh thích màu đó. Em thích màu gì anh thích màu đó." "Anh nói cái kiểu vérité de la Palisse 'Một phút trước khi nó chết thì nó còn sống . Một phút sau khi nó hết sống thì nó đã chết !" (Khi người ta yêu nhau thì nói chuyện gì nghe cũng hay cả)
Hai đứa cùng cười. Cười hoài. Mong đừng cười bao nhiêu khóc bấy nhiêu. Cười trước khóc sau. Nhưng mà cười không lâu. Vì tiếng tù và đã vang lên kia rồi, Tul... Tụ.ul... Tu... uul !!!Như tiếng rống áo não của con thú gì đó ở thời đồ đá mài ! Tiếng thứ nhất ngắn, tiếng kế dài hơn và tiếng cuối cùng dài hơn nhiều nghe như " Au... re... voir" vậy. Anh nhìn mình . Mình làm như không biết. , dán mắt vào cổ áo của anh, thấy mạch máu đập mạnh. Anh dắt tay mình ra mũi đò và khẽ bảo:"Em, Emilie !" mình như tê dại không nghe thấy, không cảm xúc gì hết. Hoàn toàn vô trị "Emilie , đừng buồn. Anh sẽ trở lại". Đành rằng anh sẽ trở lại, nhưng em không muốn anh đi.
Người phu đò hùng hục xô đẩy những kiện hàng trên mui xếp lại cho gọn. Những giỏ đựng heo trống lỗng (heo đã bán hết) buộc trên mui lổng chổng. Vài hành khách không chịu ngộp leo ngồi trên mui hứng gió.
Anh đã đưa mình lên bờ hồi nào mình không haỵ Mình rưng rưng nước mắt rồi oà lên khóc. Mình muốn gục đầu vào vai anh , nhưng lại ngẩng lên. Anh đưa tay quệt nước mắt cho mình "Emilie đừng buồn. Anh sẽ trở lại. Chúng ta sẽ... sống bên nhau mãi mãi""
Người phu mở dây cuộn lại và ném xuống đò, xong nhảy xuống còm lưng nhổ cây sào mũi. Anh lai. thủ thỉ:" Chậm lắm là một tháng. Em nhớ nhé! Hôn em!" Rồi chàng nhảy xuống mũi đò. Người phu đò cầm sào chõi vào bậc thạch.
Chiếc đò lùi lại rồi từ từ quay mũi ra giữa sông. Minh vẫy tay :"Emilie!" chàng gọi. Mình ngước nhìn theo, nước mắt âm ấm gò má, lau vội và vẫy tay đáp. Một sợi dây vô hình đã buộc tim mình vào mũi đò, nên mũi đò càng xa bờ, tim mình nghe càng đau như có ai rứt "Ôi cái cảnh biệt ly " trong sách Quốc Văn lớp dự bị! Hồi đó thầy dạy thì mình không hiểu gì , không thấy nỗi buồn biệt lỵ Nay trong cảnh mới biết là điều thấm thía. Và nó trở thành hơi thở củ amình chớ không còn của sách nữa. Chiếc đò đậu gần bờ coi thì lớn, ra giữa sông thì bé tí. Mình nhìn theo những vệt nước sóng khuấy lên mà tưởng mái chèo đụng đến tim mình".
- Khuya rồi! Sao không ngủ đi con ! - Má hé cửa nói vào phòng.
- Con còn học bài sư phạm ! - Emilie vừa nói vừa lật qua trang giấy trắng. Rồi nàng cặm cụi vẽ hình cái mũi đò có hai con mắt to với những giọt nước mắt. Đò đã đi xa khuất mất rồi. Tiếng tù-và vang âm não nùng ác nghiệt. Đò ơi, mau trở lại nghen đò !