Chương 3
Tác giả: Xuân Vũ
Ngồi trong lớp học mà Minh nghe trái tim mình se thắt như tim cậu bé Jean buổi sáng mù thu đi qua vườn hoa Lũembỏug vào lúc lá vàng rơi từng chiếc trên những bức tượng phủ tuyết trắng . Còn lòng Minh thì vấn vương cảnh trí quê hương : gốc cam, tàu dừa, từng nuột dây, mái lá thân yêu . Nhìn bà đầm Tây sang trọng giảng bài, Minh liên tưởng tới ông thầy xưa của mình: già nua nghèo nàn với đám học trò lem luốc, tay cầm viết không quen bằng cầm cuốc.
Bỗng nhiên Minh nhớ lời bà Tám nói, ba má Minh đã đi coi ngày đám hỏi . Minh lo quá . Vì Minh đã phải lòng một cô bạn ở trường . Tuy chưa biết tên nhưng gặp mặt hằng này, Minh chưa biết phải làm sao trong tình thế nầy.
Bữa nay bà Pottier giảng về mối tình thơ ngây Paul et Virginie (#1). Minh ngồi nghe mà hồn vẩn vơ - lơ lửng như còn say sóng đò - Ở đâu đó, nơi con dốc trải đá ong đổ vào sân trường, ở gốc cây vú sữa cuối trường nơi dựng xe đạp của đám học sinh ngoại trú.
Từ lâu, Minh có thói quen vào buổi sáng đứng ở giữa hai cây mãng cầu ta nhìn đoàn lực sĩ do một mô-ni-tơ khôi ngô tuấn tú dắt chạy lên sân vận động để tập luyện . Còng vào giờ chơi, trong lúc các bạn ăn quà vặt, hoặc tìm chỗ yên tĩnh gạo bài thì Minh lại lẳng lặng đi đến gốc vú sữa - làm như chàng có xe đạp dựng ở đây, thực sự chàng là học sinh nội trú -... tìm chiếc xe đạp của nàng, để biết chắc rằng hôm nay nàng có đến trường , nàng không ốm đau hoặc không ở nhà luôn để lấy chồng như nhiều bạn cùng lớp . Nhìn chiếc xe đạp sơn màu tím vô tri giữa những chiếc xe khác, chàng cảm thấy như đã gặp nàng và như đã nói với nàng những lời thầm kín của trái tim chàng, những tiếng mà chàng phải nói ra cho kỳ được và chỉ với nàng.
Bà đầm vẫn say sưa giảng giải . Học sinh ngồi im lắng nghe.
- Tình yêu đến giữa Paul và Virginie là độc nhất trong lịch sử các mối tình trẻ thơ . Nó sẽ sống vĩnh viễn với người đọc , đặc biệt trong lòng tuổi trẻ . Hai đứa nhỏ, thân nhau trong tình bạn rồi bước sang tình yêu mà không hay . Không thể nói Paul yêu Virginie trước hay Virginie yêu Paul trước . Khi yêu, hai bên cùng đến với nhau một lúc, một phút, một giây, trong cái nhìn, trong nụ cười đầu tiên, hồn nhiên trong khi hai đứa chạy chơi bắt bướm với nhau trên đồi cỏ.
Minh ngồi nghe mà hồn mơ màng . Minh cứ tưởng mình là Paul trong truyện . Lần đầu tiên Minh trông thấy nàng, chàng như bị luồng điện giật nhẹ . Cặp mắt nai như đã chiếm trọn vẹn trái tim chàng . Hình ảnh của Hồng, Oanh, Liên và những cô bạn khác đều mờ hẳn rồi biến đi để chỉ còn lại một mình nàng . Đây là người con gái mà chàng mơ ước . Từ lâu Minh như người đi dạo giữa vườn hoa, nhưng chưa có ý định ngắt đóa nào . Bây giờ thì Minh cả quyết chính là nàng, đóa hoa làm cho chàng háo hức.
Mỗi buổi sáng trước khi vào học, Minh đứng ở sau gốc cột hàng ba nhìn ra con dốc chờ nàng . Nàng đến đầu dốc thì xuống xe . Cái dốc không cao nhưng trải đá ong lởm chởm, nên nàng cẩn thậng, tay dắt xe, tay đè gấu cáy . Vì ngọn gió vô tình ban mai từ hồ nước của thị xã thường bất ngờ lướt nhanh qua những ngọn cây xanh ở trước trường . Và vì nàng cũng biết ở hàng ba có những cặp mắt nhìn lên đầu dốc . Bước chân nàng líu ríu, mắt nàng chói chói, không được tự nhiên như ở những nơi khác.
Minh Châu là một trường tư thục nổi tiếng nhất ở vùng Tiền Giang vì tỉ lệ học sinh đỗ cao trong các cuộc thi và vì kỷ luật nghiêm khắc của nó . Phần lớn học sinh là những cô cậu con ông cháu cha, những cô cậu quá tuổi không được trường nhà nước chấp nhận, hoặc những cậu Bùi Kiệm tân thời còn muốn danh đề bảng hổ khoa thi sau.
Như ở các trường khác, càng ở lớp cao, nữ sinh càng ít . Những bậc cha mẹ chịu theo trào lưu văn minh của người Pháp mới dám cho con gái đi học những trường Marie Curie , Couvent des Oiseaux, Áo Tím tít ở trên Sài gòn, còn lại thì bắt con quanh quẩn học hết trường quận, cao lắm là trường tỉnh , rồi giữ riết ở nhà.
Chữ nghĩa làm gì ! Nó chỉ gây ác cảm cho những người mẹ chồng . Con gái chỉ có bổn phận với cái bếp, nồi cơm ,ơ cá, săn sóc manh quần tấm áo cho chồng, chớ nhiễm làm gì ba cái thứ văn mịnh Cụ Đồ Chiểu đã không hợp tác với Tây đến mức độ xà bông của họ cụ cũng không thèm ngó tới , mà chỉ xài nước tro . Con gái không được đọc tiểu thuyết, không được nói chuyện với trai . Còn việc bắt tay đàn ông là điều tối kỵ . Đó là mầm mống, lớn lên , sẽ quậy nát gia đình êm ấm của các cụ.
Nhiều lần ba má ngỏ ý muốn Minh ở nhà để cưới vợ và trông nom nhà cửa ruộng vườn. Đời này người ta vác gia. đi vay lúc chớ có ai vác gạo đi vay chữ bao giờ ! Đó là câu nói ở cửa miệng các cụ. Nhưng Minh nài nỉ ba má để cho Minh học thi lấy bằng Thành Chung
Một hôm Minh cũng đứng ở hàng ba ngó ra đầu dốc thì Bền đến vỗ vai chàng:
- Chờ "ẻn" (#2) thả xe xuống dốc hả mày? - rồi Bền đưa cho Minh nắm xôi và cười , tiếp - Mày ngó riết chắc nó đòi nhà trường phải mở cửa sau cho nó đi chớ không dám đi cổng trước.
Bền là bạn cùng lớp, thi thành chung mới rớt vài ba lượt thôi, ngồi 4ème mòn cả bàn, nhẵn mặt với giáo sư, hiện được bạn bè tặng cho hỗn danh là vieux Bền (Bền già), nhưng Bền không nao. Gia đình Bền chỉ cần Bền ở nhà ngồi ghe đi thâu lúa ruộng.
Thấy Minh làm thinh, Bền tiếp:
- Bữa nào nó mặc đồ đầm mày sẽ được dịp chiêm ngưỡng dung nhan của nó. Đặc biệt cặp chân giá đáng ngàn vàng. Hề hề... Nàng là con gái ông Phán ở gần ngã ba Tháp, mày muốn tao đưa tới làm quen không?
- Khách không mời mà tới à?
- Nhưng mày có "đau tim" vì nó không chớ ?
- Cái thằng đặt chuyện! Thầy giám thị biết được thì ăn "cồng" (#3) đó nghe mậy !
- Mày phải nhanh tay !
- Mày nói với tao làm gì chớ ?
- Ê, ông già nó là dân Tây, chắc là văn minh lắm. Cho nên ngoài cái tên Việt là Lý Lệ Lan "ẻn" còn cái tên đầm là Emilie Liliane nữa. Tên gì mà dài như phương trình "ăn rệp" (#4) có bốn ẩn số ! Lý Lệ Lan Emilie Elianne , quớ được nó, mỗi lần mầy kêu em " Ệ.Mị.lị.i... " chắc là phải hụt hơi!
- Sao mày không tấn công đi ? - Minh hỏi ngoặt lại.
- Khó lắm mày ơi !
- Khó sao mày lại xúi tao?
- Hé hé ? Không phải tao sợ khó mà vì tao biết tao "sút" không vô "gôn" được. Hễ biết "sút" không vô thì đừng "sút". Đó nghệ thuật trên sân cỏ mà cũng là nghệ thuật ở ngoài đời , mày hiểu không ? Hì hì - Bền vỗ vai Minh - "Tim ai khắc một chữ nàng" rồi hả ? Nói thiệt đi, tao mớm bóng cho mày "sút", thì chắc nàng thả lỏng khung thành cho vô đó.
Bà đầm ngưng giảng, trỏ tay về phía Minh:
- Minh, hãy nói cho ta biết tại sao thằng Paul ốm ?
Minh đang thả hồn xa vời bỗng giật mình. Tiếng gọi bất ngờ và câu hỏi hóc búa làm Minh ngớ ra. Bền ngồi sau lưng nhắc khẽ như gió vào tai Minh:
- Vì nó nhớ Virginie ! Nói mau lên kẻo ăn hột vịt !
- Vì Paul nhớ Virginie! - Minh như kẻ sắp chết đuối vớ được bập lá !
- Giỏi !- Bà đầm gật đầu khen rồi lại hỏi - Các con kể tóm tắt một đoạn văn hoặc một đối thoại ngắn trong lúc Paul và Virginie thân nhau ! Ai biết ?
Bền vụt giơ tay và được bà đầm chỉ định - rồi bà quay lại Minh:
- Hôm nay ta thấy con hơi khác thường. Xác ở đây mà hồn ở đâu vậy Minh ?
Bền đứng lên trả bài xuôi như nước chảy:
- Paul là một thiếu niên chưa biết yêu nhưng vì hoàn cảnh được gần Virginie nên hai người đã êm đềm đi vào tình yêu bằng những pas de velours , những bước nhung, mà cả hai người đều không haỵ Cho đến khi Virginie chết thì Paul đau khổ vô cùng. Và mãi khi sau này Paul mới nhận ra đó là tình yêu. Tình yêu của hai người như nước thấm từng giọt vào đá. Một đối thoại đẹp giữa hai người là khi Paul hỏi Virginiẹ Tôi xin được kể lại như sau. Lúc Virginie sắp chia tay với Paul.
- Em về thăm nhà rồi chừng nào trở lại ?
Virginie không đáp mà hỏi ngược lại:
- Nếu em không trở lại thì sao ?
- Thì tôi không có ai để cùng đi bắt bướm hái hoa ở đồng cỏ !
- Paul rủ bạn khác!
- Không có ai làm cho tôi hạnh phúc bằng Virginie.
- Rủi em chết rồi sao ?
- Tôi cũng chết theo để hai chúng mình cùng đi bắt bướm hái hoa bên thế giới khác !
- Nếu anh chết trước thì em cũng chết theo nhé !
- Ừ, hay là chúng ta cùng chết một lúc có phải hay hơn không ?
Bền tiếp:
- Chúng yêu nhau đến thế, cho nên khi Virginie đi xa thì Paul ngã ốm, rồi ốm nặng. Bệnh của Paul chỉ có một bác sĩ chữa được thôi. Đó là Virginiẹ Vì là bệnh... - Bền không có chữ để diễn tả.
Bà đầm khẽ hỏi:
- Bệnh gì ?
- Dạ bệnh tim ạ !
- Crise cardiaque ? Oh! Đó là chứng bệnh hiểm nghèo. Nhưng trong sách không có câu nào nói rằng Paul bị bệnh đó cả.
- Dạ đây là maladie de coeur . Mal au coeur theo kiểu Verlaine nói :"Il pleut đans mon coeur" chớ không phải crise cardiaque .!
Bà đầm kêu lên ngạc nhiên và khen rối rít:
- Con có lý ! Con giỏi lắm ! Đó là bệnh khó chữa hơn các bệnh tim khác! - Bà gật gù và tiếp - Từ khi dạy Pháp văn, ta đã giảng bài nầy nhiều lần nhưng không có trò nào trả lời hay như con. Con sẽ nhận điểm cao nhất của ta từ trước đến nay.
Bà đầm đâu chừng 34, 35 tuổi nhưng lúc nào cũng kêu học trò năm thứ tư của bà bằng "các con! mes enfants !" trong lúc đám đệ tử có trự đã quá hai mươi. Nhưng chúng vẫn thành kính gọi bà bằng "maman" . Có cậu lại dám khen "maman trẻ đẹp qua" .nữa. Bà chỉ cười thích thú và "cảm ơn các con"!.
Bà rất yêu học trò Việt. Bà cho họ là những học sinh siêng năng, chịu khó, thông minh và chân thật. Bà thường khéo léo than phiền chánh phủ đối xử không công bình với học sinh bản xứ. Người ta đồn rằng những lần bà làm giám khải cuộc thi bằng thành chung, đến phần hạch miệng bà chỉ hỏi vớ vẩn:" con tên gì, quê quán ở đâu, sau này định làm gì để sống .." rồi cho điểm lớn, chớ không hạch như nhiều giáo sư khác đánh rớt học sinh.
Hết giờ Pháp văn, các bạn bu lại hỏi ý kiến Bền để làm bài, còn Minh thì âm thầm đến bên gốc vú sữa "nhìn chiếc xe tím" của nàng. Lần này chàng quyết chí trao lá thư cho nàng. Rồi ra sao thì ra. Trong hai chữ "yêu" hay "không" , nàng phải nói một. Dãy xe đạp nam dựa bên tường đối diện với đám xe đạp nữ dựng ở gốc vú sữa. Chàng làm như có chiếc xe của mình trong đó. Kia rồi, chiếc xe tím. Chàng bước lại định móc túi lấy bức thư gắn trên tay cầm - bức thư chàng đã viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần công phu hơn cả một bài luận.
Nhưng nhìn dãy xe đạp nữ chàng bỗng nhận ra một điều: cách gởi thư như vậy thật phiêu lưu. Có thể người khác thấy sẽ mở ra xem, rồi đem trình lên giám thị. Chắc chắn chàng sẽ bị đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật nhà trường. Cả trường sẽ hay, sẽ chế giễu hoặc khinh miệt chàng như một học sinh kém tư cách. Bố chàng, một nhà Nho học lẫn Tây học, một người cha rất nghiêm khắc luôn luôn dạy chàng: Người có tài mà không có đạo đức không xài đặng ", nhận được thư nhà trường thế nào cũng lên để hỏi cho ra lẽ. Ông sẽ buồn khổ biết bao nhiêu khi biết rõ nguyên do.
Ồ ! Một bức thư lại gây ra chuyện long trời lở đất thì chàng không dám gởi. Ngoài ra chàng nào đã chắc nàng có để ý tới mình. Quả là một sự liều lĩnh, không có chút hy vọng thành công. Ngọn lửa đang bừng bừng cháy trong lòng bỗng nhiên tắt rụi. Chàng quay đi và tự nhủ, nếu ta không nói thì làm sao nàng biết ?
Chàng vừa ra tới mé sân thì có tiếng hỏi từ phía sau lưng:
- Cậu muốn lấy chiếc xe của cậu ra hả?
- Ơ ơ... ! - Minh lúng túng, nhìn lại thì đụng nhằm lão già quét sân trường - Dạ, cháu chỉ đến xem coi xe em cháu còn đây không chớ không có ý định lấy xe.
Minh tưởng nói vậy cho qua truông nhưng chẳng dè lão già sốt sắng:
- Chắc là... chiếc này !- Lão chỉ chiếc xe màu tím bánh có bọc lưới và yên xe bao bằng lông thỏ trắng muốt.
- Sao cụ biết là chiếc đó ?
- Mỗi buổi sáng tôi quét sân tôi thấy cậu đứng hàng ba chăm chú nhìn lên dốc. Chắc cậu sợ em gái trợt chân té chớ gì ? Hề hề... Trên cái dốc đó đã có nhiều cô té rồi. Cậu lo là phải ! Tôi thấy hình như bánh sau hơi non. Cậu có rỗi đem đi bơm giùm kẻo chốc nữa cô em cỡi nát ruột!
- Dạ để chốc nữa, bây giờ gần tới giờ học rồi!
Minh vừa nói vừ đi nhanh nhưng bỗng nghe có tiếng the thé:
- Bác ơi ! Có vú sữa rụng không ?
Lão già lẫn Minh quay lại. Chàng nhận ra Emiliẹ Lão hỏi Minh:
- Có phải cô em gái của cậu đó không ?
Thấy Minh lúng túng, lão pha trò:
- Có người đi tìm vú sữa chín thôi cô à ? Xe của cô bánh sau hơi no, cô có cần bơm thêm không. Có người sẵn sàng giúp cho cô đây!
Emilie chạm trán bất ngờ với nam học sinh lạ, thẹn thùng trở vào lớp. Đợi cô nàng đi khuất, lão già hỏi Minh:
- Cô ấy là em gái của cậu à?
- Dạ phải !
- Sao anh em mà kẻ ngoại ngưòi lại nội trú ?
- Dạ ..ở đằng nhà ồn lắm cháu không học được, nên ba... cháu cho cháu vô ở trong trường tiện lợi hơn.
Lão cười và nói một hơi như đã sắp sẵn trong bụng hồi đời nào:
- Hỏi cậu chơi vậy thôi chớ tôi biết rồi. Tôi thấy cậu sáng bữa nào cũng đứng nhìn lên dốc. Cô ấy được lắm, tướng đi tướng đứng đằm thắm, gương mặt phúc hậu, cái miệng có duyên.. Cặp mắt hiền hậu nhưng sắc sảo. Hai cô cậu rất xứng đôi. Cô học năm thứ hai, cậu ngồi năm thứ tư thì càng hợp lý ! - Thấy chàng lặng thinh, lão lại càng nói già - Bộ hai "cậu mợ" chưa gặp nhau lần nào sao mà vừa thấy cậu, "mợ" lại thụt vộ.lớp rồi?
Hai tiếng "cậu mợ" làm cho Minh ngỡ ngàng. Chàng không biết đáp thế nào cho đúng. Cũng may, chuông reo, Minh chạy về lớp như thoát nạn.
Tới giờ Sử Địa của giáo sư Long. Giáo sư rất được mến mộ. Học trò bảo ông nói tiếng Pháp hơn Pháp, ông thường đi đăng xê với bà đầm ở nhà Xẹc Tây ngoài bờ sông Tiền Giang. Ông có máu tứ đổ tường. Chiều thứ bảy ông đi một chến tới sáng thứ hai, vô lớp không có một mẫu giấy lộng trong tay, ông nhảy lên buya rô vừa rung đùi vừa giảng tuồng bụng. Ông nói chuyện Đông Tây kim cổ từ Phật Thích Ca đi tu đến Christophe Colomb tìm ra châu Mỹ v.v... Học trò nghe mê tít. Bữa nay ông kể lại tình sử Napoléon và Joséphine.
Minh ngồi nghe mà không hiểu. Tâm trí chàng còn lởn vởn ngoài gốc vú sữa. Chàng nơm nớp lo có người biết ý định của chàng định gởi thư cho Emiliẹ Ái tình là một sự phiêu lưu thú vị đầy mạo hiểm mà tuổi trẻ lẫn tuổi già đều thích dấn thân vào.
Tan học buổi chiều, Bền lại đến tán Minh:
- Bữa nào nó dắt xe xuống dốc mày chạy đến nịnh đầm một chút. Mày cúi xuống 45 độ như mấy ngài seigneur (#5) chào các bà mệnh phụ hồi thế kỷ 16 và nói:" Xin cho được xẹc via nương nương một lần thì kẻ nô tỳ này lấy làm hân hạnh lắm.!" Làm như vậy chừng vài lần thì thế nào nàng cũng cảm động và có thể cho mày một miếng tim cỏn con gặm chơi!
Minh bật cười:
- Sao mày không nịnh mà lại xúi tao?
- Tao đã bảo là cái "gôn" đó tao "sút" không vô mà! Mày là đứa có hy vọng nhất trường đấy! Nếu mày không dám nói thì viết thư, tao đưa giùm cho.
Nghe nói đến "thư" Minh giật mình. Minh tự hỏi: hay là nó có xem màn kịch hồi sáng ở gốc vú sữa ? Nó biết thì cả trường sẽ biết, bể cái mặt.
Như thường lệ học trò năm 4ème chán ngấy bữa cơm chiều do một bà sẩm già phụ tráhc. Chúng đi ra cầu tàu Lục tỉnh, đi lại rạp hát Nam Xuân hoặc lên sân vận động "rửa mắt" ở pít xin (#6) rồi đi ăn cơm tiệm Lục Mừng.
Riêng Minh thì thơ thẩn ở sân trường. Giữa những dấu xe in trên cát, Minh cố tìm vết xe của Emiliẹ Chàng đến tận gốc vú sữa để truy nguyên, nhưng những dấu xe lẫn lộn chồng lên nhau, chàng không thể phân biết được mà cây vú sữa thì cứ đứng im chẳng mách cho chàng một lời nao. Một làn gió nhẹ lướt quạ Tiếng lá khua rìa rào như tiếng lòng chàng gọi Emiliẹ Chàng buồn rầu quay ra sân, đi lên con dốc rồi ra đường nhựa. Những dấu xe đã mất hút trên mặt đường nhưng có một vết đã từ lâu in đậm trong tim chàng: Emilie Liliane Lý Lệ Lan! Và sẽ không bao giờ phai!
Ngồi trong lớp học mà Minh nghe trái tim mình se thắt như tim cậu bé Jean buổi sáng mù thu đi qua vườn hoa Lũembỏug vào lúc lá vàng rơi từng chiếc trên những bức tượng phủ tuyết trắng . Còn lòng Minh thì vấn vương cảnh trí quê hương : gốc cam, tàu dừa, từng nuột dây, mái lá thân yêu . Nhìn bà đầm Tây sang trọng giảng bài, Minh liên tưởng tới ông thầy xưa của mình: già nua nghèo nàn với đám học trò lem luốc, tay cầm viết không quen bằng cầm cuốc.
Bỗng nhiên Minh nhớ lời bà Tám nói, ba má Minh đã đi coi ngày đám hỏi . Minh lo quá . Vì Minh đã phải lòng một cô bạn ở trường . Tuy chưa biết tên nhưng gặp mặt hằng này, Minh chưa biết phải làm sao trong tình thế nầy.
Bữa nay bà Pottier giảng về mối tình thơ ngây Paul et Virginie (#1). Minh ngồi nghe mà hồn vẩn vơ - lơ lửng như còn say sóng đò - Ở đâu đó, nơi con dốc trải đá ong đổ vào sân trường, ở gốc cây vú sữa cuối trường nơi dựng xe đạp của đám học sinh ngoại trú.
Từ lâu, Minh có thói quen vào buổi sáng đứng ở giữa hai cây mãng cầu ta nhìn đoàn lực sĩ do một mô-ni-tơ khôi ngô tuấn tú dắt chạy lên sân vận động để tập luyện . Còng vào giờ chơi, trong lúc các bạn ăn quà vặt, hoặc tìm chỗ yên tĩnh gạo bài thì Minh lại lẳng lặng đi đến gốc vú sữa - làm như chàng có xe đạp dựng ở đây, thực sự chàng là học sinh nội trú -... tìm chiếc xe đạp của nàng, để biết chắc rằng hôm nay nàng có đến trường , nàng không ốm đau hoặc không ở nhà luôn để lấy chồng như nhiều bạn cùng lớp . Nhìn chiếc xe đạp sơn màu tím vô tri giữa những chiếc xe khác, chàng cảm thấy như đã gặp nàng và như đã nói với nàng những lời thầm kín của trái tim chàng, những tiếng mà chàng phải nói ra cho kỳ được và chỉ với nàng.
Bà đầm vẫn say sưa giảng giải . Học sinh ngồi im lắng nghe.
- Tình yêu đến giữa Paul và Virginie là độc nhất trong lịch sử các mối tình trẻ thơ . Nó sẽ sống vĩnh viễn với người đọc , đặc biệt trong lòng tuổi trẻ . Hai đứa nhỏ, thân nhau trong tình bạn rồi bước sang tình yêu mà không hay . Không thể nói Paul yêu Virginie trước hay Virginie yêu Paul trước . Khi yêu, hai bên cùng đến với nhau một lúc, một phút, một giây, trong cái nhìn, trong nụ cười đầu tiên, hồn nhiên trong khi hai đứa chạy chơi bắt bướm với nhau trên đồi cỏ.
Minh ngồi nghe mà hồn mơ màng . Minh cứ tưởng mình là Paul trong truyện . Lần đầu tiên Minh trông thấy nàng, chàng như bị luồng điện giật nhẹ . Cặp mắt nai như đã chiếm trọn vẹn trái tim chàng . Hình ảnh của Hồng, Oanh, Liên và những cô bạn khác đều mờ hẳn rồi biến đi để chỉ còn lại một mình nàng . Đây là người con gái mà chàng mơ ước . Từ lâu Minh như người đi dạo giữa vườn hoa, nhưng chưa có ý định ngắt đóa nào . Bây giờ thì Minh cả quyết chính là nàng, đóa hoa làm cho chàng háo hức.
Mỗi buổi sáng trước khi vào học, Minh đứng ở sau gốc cột hàng ba nhìn ra con dốc chờ nàng . Nàng đến đầu dốc thì xuống xe . Cái dốc không cao nhưng trải đá ong lởm chởm, nên nàng cẩn thậng, tay dắt xe, tay đè gấu cáy . Vì ngọn gió vô tình ban mai từ hồ nước của thị xã thường bất ngờ lướt nhanh qua những ngọn cây xanh ở trước trường . Và vì nàng cũng biết ở hàng ba có những cặp mắt nhìn lên đầu dốc . Bước chân nàng líu ríu, mắt nàng chói chói, không được tự nhiên như ở những nơi khác.
Minh Châu là một trường tư thục nổi tiếng nhất ở vùng Tiền Giang vì tỉ lệ học sinh đỗ cao trong các cuộc thi và vì kỷ luật nghiêm khắc của nó . Phần lớn học sinh là những cô cậu con ông cháu cha, những cô cậu quá tuổi không được trường nhà nước chấp nhận, hoặc những cậu Bùi Kiệm tân thời còn muốn danh đề bảng hổ khoa thi sau.
Như ở các trường khác, càng ở lớp cao, nữ sinh càng ít . Những bậc cha mẹ chịu theo trào lưu văn minh của người Pháp mới dám cho con gái đi học những trường Marie Curie , Couvent des Oiseaux, Áo Tím tít ở trên Sài gòn, còn lại thì bắt con quanh quẩn học hết trường quận, cao lắm là trường tỉnh , rồi giữ riết ở nhà.
Chữ nghĩa làm gì ! Nó chỉ gây ác cảm cho những người mẹ chồng . Con gái chỉ có bổn phận với cái bếp, nồi cơm ,ơ cá, săn sóc manh quần tấm áo cho chồng, chớ nhiễm làm gì ba cái thứ văn mịnh Cụ Đồ Chiểu đã không hợp tác với Tây đến mức độ xà bông của họ cụ cũng không thèm ngó tới , mà chỉ xài nước tro . Con gái không được đọc tiểu thuyết, không được nói chuyện với trai . Còn việc bắt tay đàn ông là điều tối kỵ . Đó là mầm mống, lớn lên , sẽ quậy nát gia đình êm ấm của các cụ.
Nhiều lần ba má ngỏ ý muốn Minh ở nhà để cưới vợ và trông nom nhà cửa ruộng vườn. Đời này người ta vác gia. đi vay lúc chớ có ai vác gạo đi vay chữ bao giờ ! Đó là câu nói ở cửa miệng các cụ. Nhưng Minh nài nỉ ba má để cho Minh học thi lấy bằng Thành Chung
Một hôm Minh cũng đứng ở hàng ba ngó ra đầu dốc thì Bền đến vỗ vai chàng:
- Chờ "ẻn" (#2) thả xe xuống dốc hả mày? - rồi Bền đưa cho Minh nắm xôi và cười , tiếp - Mày ngó riết chắc nó đòi nhà trường phải mở cửa sau cho nó đi chớ không dám đi cổng trước.
Bền là bạn cùng lớp, thi thành chung mới rớt vài ba lượt thôi, ngồi 4ème mòn cả bàn, nhẵn mặt với giáo sư, hiện được bạn bè tặng cho hỗn danh là vieux Bền (Bền già), nhưng Bền không nao. Gia đình Bền chỉ cần Bền ở nhà ngồi ghe đi thâu lúa ruộng.
Thấy Minh làm thinh, Bền tiếp:
- Bữa nào nó mặc đồ đầm mày sẽ được dịp chiêm ngưỡng dung nhan của nó. Đặc biệt cặp chân giá đáng ngàn vàng. Hề hề... Nàng là con gái ông Phán ở gần ngã ba Tháp, mày muốn tao đưa tới làm quen không?
- Khách không mời mà tới à?
- Nhưng mày có "đau tim" vì nó không chớ ?
- Cái thằng đặt chuyện! Thầy giám thị biết được thì ăn "cồng" (#3) đó nghe mậy !
- Mày phải nhanh tay !
- Mày nói với tao làm gì chớ ?
- Ê, ông già nó là dân Tây, chắc là văn minh lắm. Cho nên ngoài cái tên Việt là Lý Lệ Lan "ẻn" còn cái tên đầm là Emilie Liliane nữa. Tên gì mà dài như phương trình "ăn rệp" (#4) có bốn ẩn số ! Lý Lệ Lan Emilie Elianne , quớ được nó, mỗi lần mầy kêu em " Ệ.Mị.lị.i... " chắc là phải hụt hơi!
- Sao mày không tấn công đi ? - Minh hỏi ngoặt lại.
- Khó lắm mày ơi !
- Khó sao mày lại xúi tao?
- Hé hé ? Không phải tao sợ khó mà vì tao biết tao "sút" không vô "gôn" được. Hễ biết "sút" không vô thì đừng "sút". Đó nghệ thuật trên sân cỏ mà cũng là nghệ thuật ở ngoài đời , mày hiểu không ? Hì hì - Bền vỗ vai Minh - "Tim ai khắc một chữ nàng" rồi hả ? Nói thiệt đi, tao mớm bóng cho mày "sút", thì chắc nàng thả lỏng khung thành cho vô đó.
Bà đầm ngưng giảng, trỏ tay về phía Minh:
- Minh, hãy nói cho ta biết tại sao thằng Paul ốm ?
Minh đang thả hồn xa vời bỗng giật mình. Tiếng gọi bất ngờ và câu hỏi hóc búa làm Minh ngớ ra. Bền ngồi sau lưng nhắc khẽ như gió vào tai Minh:
- Vì nó nhớ Virginie ! Nói mau lên kẻo ăn hột vịt !
- Vì Paul nhớ Virginie! - Minh như kẻ sắp chết đuối vớ được bập lá !
- Giỏi !- Bà đầm gật đầu khen rồi lại hỏi - Các con kể tóm tắt một đoạn văn hoặc một đối thoại ngắn trong lúc Paul và Virginie thân nhau ! Ai biết ?
Bền vụt giơ tay và được bà đầm chỉ định - rồi bà quay lại Minh:
- Hôm nay ta thấy con hơi khác thường. Xác ở đây mà hồn ở đâu vậy Minh ?
Bền đứng lên trả bài xuôi như nước chảy:
- Paul là một thiếu niên chưa biết yêu nhưng vì hoàn cảnh được gần Virginie nên hai người đã êm đềm đi vào tình yêu bằng những pas de velours , những bước nhung, mà cả hai người đều không haỵ Cho đến khi Virginie chết thì Paul đau khổ vô cùng. Và mãi khi sau này Paul mới nhận ra đó là tình yêu. Tình yêu của hai người như nước thấm từng giọt vào đá. Một đối thoại đẹp giữa hai người là khi Paul hỏi Virginiẹ Tôi xin được kể lại như sau. Lúc Virginie sắp chia tay với Paul.
- Em về thăm nhà rồi chừng nào trở lại ?
Virginie không đáp mà hỏi ngược lại:
- Nếu em không trở lại thì sao ?
- Thì tôi không có ai để cùng đi bắt bướm hái hoa ở đồng cỏ !
- Paul rủ bạn khác!
- Không có ai làm cho tôi hạnh phúc bằng Virginie.
- Rủi em chết rồi sao ?
- Tôi cũng chết theo để hai chúng mình cùng đi bắt bướm hái hoa bên thế giới khác !
- Nếu anh chết trước thì em cũng chết theo nhé !
- Ừ, hay là chúng ta cùng chết một lúc có phải hay hơn không ?
Bền tiếp:
- Chúng yêu nhau đến thế, cho nên khi Virginie đi xa thì Paul ngã ốm, rồi ốm nặng. Bệnh của Paul chỉ có một bác sĩ chữa được thôi. Đó là Virginiẹ Vì là bệnh... - Bền không có chữ để diễn tả.
Bà đầm khẽ hỏi:
- Bệnh gì ?
- Dạ bệnh tim ạ !
- Crise cardiaque ? Oh! Đó là chứng bệnh hiểm nghèo. Nhưng trong sách không có câu nào nói rằng Paul bị bệnh đó cả.
- Dạ đây là maladie de coeur . Mal au coeur theo kiểu Verlaine nói :"Il pleut đans mon coeur" chớ không phải crise cardiaque .!
Bà đầm kêu lên ngạc nhiên và khen rối rít:
- Con có lý ! Con giỏi lắm ! Đó là bệnh khó chữa hơn các bệnh tim khác! - Bà gật gù và tiếp - Từ khi dạy Pháp văn, ta đã giảng bài nầy nhiều lần nhưng không có trò nào trả lời hay như con. Con sẽ nhận điểm cao nhất của ta từ trước đến nay.
Bà đầm đâu chừng 34, 35 tuổi nhưng lúc nào cũng kêu học trò năm thứ tư của bà bằng "các con! mes enfants !" trong lúc đám đệ tử có trự đã quá hai mươi. Nhưng chúng vẫn thành kính gọi bà bằng "maman" . Có cậu lại dám khen "maman trẻ đẹp qua" .nữa. Bà chỉ cười thích thú và "cảm ơn các con"!.
Bà rất yêu học trò Việt. Bà cho họ là những học sinh siêng năng, chịu khó, thông minh và chân thật. Bà thường khéo léo than phiền chánh phủ đối xử không công bình với học sinh bản xứ. Người ta đồn rằng những lần bà làm giám khải cuộc thi bằng thành chung, đến phần hạch miệng bà chỉ hỏi vớ vẩn:" con tên gì, quê quán ở đâu, sau này định làm gì để sống .." rồi cho điểm lớn, chớ không hạch như nhiều giáo sư khác đánh rớt học sinh.
Hết giờ Pháp văn, các bạn bu lại hỏi ý kiến Bền để làm bài, còn Minh thì âm thầm đến bên gốc vú sữa "nhìn chiếc xe tím" của nàng. Lần này chàng quyết chí trao lá thư cho nàng. Rồi ra sao thì ra. Trong hai chữ "yêu" hay "không" , nàng phải nói một. Dãy xe đạp nam dựa bên tường đối diện với đám xe đạp nữ dựng ở gốc vú sữa. Chàng làm như có chiếc xe của mình trong đó. Kia rồi, chiếc xe tím. Chàng bước lại định móc túi lấy bức thư gắn trên tay cầm - bức thư chàng đã viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần công phu hơn cả một bài luận.
Nhưng nhìn dãy xe đạp nữ chàng bỗng nhận ra một điều: cách gởi thư như vậy thật phiêu lưu. Có thể người khác thấy sẽ mở ra xem, rồi đem trình lên giám thị. Chắc chắn chàng sẽ bị đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật nhà trường. Cả trường sẽ hay, sẽ chế giễu hoặc khinh miệt chàng như một học sinh kém tư cách. Bố chàng, một nhà Nho học lẫn Tây học, một người cha rất nghiêm khắc luôn luôn dạy chàng: Người có tài mà không có đạo đức không xài đặng ", nhận được thư nhà trường thế nào cũng lên để hỏi cho ra lẽ. Ông sẽ buồn khổ biết bao nhiêu khi biết rõ nguyên do.
Ồ ! Một bức thư lại gây ra chuyện long trời lở đất thì chàng không dám gởi. Ngoài ra chàng nào đã chắc nàng có để ý tới mình. Quả là một sự liều lĩnh, không có chút hy vọng thành công. Ngọn lửa đang bừng bừng cháy trong lòng bỗng nhiên tắt rụi. Chàng quay đi và tự nhủ, nếu ta không nói thì làm sao nàng biết ?
Chàng vừa ra tới mé sân thì có tiếng hỏi từ phía sau lưng:
- Cậu muốn lấy chiếc xe của cậu ra hả?
- Ơ ơ... ! - Minh lúng túng, nhìn lại thì đụng nhằm lão già quét sân trường - Dạ, cháu chỉ đến xem coi xe em cháu còn đây không chớ không có ý định lấy xe.
Minh tưởng nói vậy cho qua truông nhưng chẳng dè lão già sốt sắng:
- Chắc là... chiếc này !- Lão chỉ chiếc xe màu tím bánh có bọc lưới và yên xe bao bằng lông thỏ trắng muốt.
- Sao cụ biết là chiếc đó ?
- Mỗi buổi sáng tôi quét sân tôi thấy cậu đứng hàng ba chăm chú nhìn lên dốc. Chắc cậu sợ em gái trợt chân té chớ gì ? Hề hề... Trên cái dốc đó đã có nhiều cô té rồi. Cậu lo là phải ! Tôi thấy hình như bánh sau hơi non. Cậu có rỗi đem đi bơm giùm kẻo chốc nữa cô em cỡi nát ruột!
- Dạ để chốc nữa, bây giờ gần tới giờ học rồi!
Minh vừa nói vừ đi nhanh nhưng bỗng nghe có tiếng the thé:
- Bác ơi ! Có vú sữa rụng không ?
Lão già lẫn Minh quay lại. Chàng nhận ra Emiliẹ Lão hỏi Minh:
- Có phải cô em gái của cậu đó không ?
Thấy Minh lúng túng, lão pha trò:
- Có người đi tìm vú sữa chín thôi cô à ? Xe của cô bánh sau hơi no, cô có cần bơm thêm không. Có người sẵn sàng giúp cho cô đây!
Emilie chạm trán bất ngờ với nam học sinh lạ, thẹn thùng trở vào lớp. Đợi cô nàng đi khuất, lão già hỏi Minh:
- Cô ấy là em gái của cậu à?
- Dạ phải !
- Sao anh em mà kẻ ngoại ngưòi lại nội trú ?
- Dạ ..ở đằng nhà ồn lắm cháu không học được, nên ba... cháu cho cháu vô ở trong trường tiện lợi hơn.
Lão cười và nói một hơi như đã sắp sẵn trong bụng hồi đời nào:
- Hỏi cậu chơi vậy thôi chớ tôi biết rồi. Tôi thấy cậu sáng bữa nào cũng đứng nhìn lên dốc. Cô ấy được lắm, tướng đi tướng đứng đằm thắm, gương mặt phúc hậu, cái miệng có duyên.. Cặp mắt hiền hậu nhưng sắc sảo. Hai cô cậu rất xứng đôi. Cô học năm thứ hai, cậu ngồi năm thứ tư thì càng hợp lý ! - Thấy chàng lặng thinh, lão lại càng nói già - Bộ hai "cậu mợ" chưa gặp nhau lần nào sao mà vừa thấy cậu, "mợ" lại thụt vộ.lớp rồi?
Hai tiếng "cậu mợ" làm cho Minh ngỡ ngàng. Chàng không biết đáp thế nào cho đúng. Cũng may, chuông reo, Minh chạy về lớp như thoát nạn.
Tới giờ Sử Địa của giáo sư Long. Giáo sư rất được mến mộ. Học trò bảo ông nói tiếng Pháp hơn Pháp, ông thường đi đăng xê với bà đầm ở nhà Xẹc Tây ngoài bờ sông Tiền Giang. Ông có máu tứ đổ tường. Chiều thứ bảy ông đi một chến tới sáng thứ hai, vô lớp không có một mẫu giấy lộng trong tay, ông nhảy lên buya rô vừa rung đùi vừa giảng tuồng bụng. Ông nói chuyện Đông Tây kim cổ từ Phật Thích Ca đi tu đến Christophe Colomb tìm ra châu Mỹ v.v... Học trò nghe mê tít. Bữa nay ông kể lại tình sử Napoléon và Joséphine.
Minh ngồi nghe mà không hiểu. Tâm trí chàng còn lởn vởn ngoài gốc vú sữa. Chàng nơm nớp lo có người biết ý định của chàng định gởi thư cho Emiliẹ Ái tình là một sự phiêu lưu thú vị đầy mạo hiểm mà tuổi trẻ lẫn tuổi già đều thích dấn thân vào.
Tan học buổi chiều, Bền lại đến tán Minh:
- Bữa nào nó dắt xe xuống dốc mày chạy đến nịnh đầm một chút. Mày cúi xuống 45 độ như mấy ngài seigneur (#5) chào các bà mệnh phụ hồi thế kỷ 16 và nói:" Xin cho được xẹc via nương nương một lần thì kẻ nô tỳ này lấy làm hân hạnh lắm.!" Làm như vậy chừng vài lần thì thế nào nàng cũng cảm động và có thể cho mày một miếng tim cỏn con gặm chơi!
Minh bật cười:
- Sao mày không nịnh mà lại xúi tao?
- Tao đã bảo là cái "gôn" đó tao "sút" không vô mà! Mày là đứa có hy vọng nhất trường đấy! Nếu mày không dám nói thì viết thư, tao đưa giùm cho.
Nghe nói đến "thư" Minh giật mình. Minh tự hỏi: hay là nó có xem màn kịch hồi sáng ở gốc vú sữa ? Nó biết thì cả trường sẽ biết, bể cái mặt.
Như thường lệ học trò năm 4ème chán ngấy bữa cơm chiều do một bà sẩm già phụ tráhc. Chúng đi ra cầu tàu Lục tỉnh, đi lại rạp hát Nam Xuân hoặc lên sân vận động "rửa mắt" ở pít xin (#6) rồi đi ăn cơm tiệm Lục Mừng.
Riêng Minh thì thơ thẩn ở sân trường. Giữa những dấu xe in trên cát, Minh cố tìm vết xe của Emiliẹ Chàng đến tận gốc vú sữa để truy nguyên, nhưng những dấu xe lẫn lộn chồng lên nhau, chàng không thể phân biết được mà cây vú sữa thì cứ đứng im chẳng mách cho chàng một lời nao. Một làn gió nhẹ lướt quạ Tiếng lá khua rìa rào như tiếng lòng chàng gọi Emiliẹ Chàng buồn rầu quay ra sân, đi lên con dốc rồi ra đường nhựa. Những dấu xe đã mất hút trên mặt đường nhưng có một vết đã từ lâu in đậm trong tim chàng: Emilie Liliane Lý Lệ Lan! Và sẽ không bao giờ phai!
Chú thích:
(1-) Paul et Virginie là tác phẩm viết về tình yêu tuổi học trò của Bernadin de Saint Pierre
(2-) "Ẻn" tiếng Pháp: Elle có nghĩa là Nàng
(3-) "Cồng" là consigne: bị phạt
(4-) "Ăn rệp": Algèbre: đại số học
(5-) Seigneur: lãnh chúa
(6-) "pít xin": piscine là hồ tắm