P.15 - Chương 80
Tác giả: Daniel J. Boorstin
Trên thực tế có một ác cảm về đạo đức đối với việc tích lũy của cải vô giới hạn. Tuy nhiên, không có khoa kinh tế học theo nghĩa hiện đại - “khoa học” về giá cả, về cung và cầu, về thu nhập quốc gia, hay thương mại quốc tế.
rằng “số lượng tài sản của gia đình đủ để sống hạnh phúc thì không theo người Hi Lạp cổ đại, “kinh tế” có nghĩa là việc quản trị một gia đình hay một quốc gia. Sách giáo khoa tiêu chuẩn thời trung cổ là sách Politics của Aristốt, cắt nghĩa phải là vô giới hạn”. Ông nhấn mạnh, “Có một giới hạn cố định cho những nhu cầu của một gia đình hay một quốc gia và tên gọi số lượng tài sản cố định này là “của cải”. Quan niệm này về sự sung túc kinh tế đã chi phối châu Âu một thời gian dài, kéo theo một số giáo điều giới hạn. Một “giá công bằng” được ấn định không phải là một giá mà lưu lượng hàng hóa có thể chấp nhận mà là giá mà người bán phải đưa ra. Không có trường hợp “cho vay ăn lời”, vì tiền được coi là không thể tự nó sinh lời. Trong thực tế, có một sự ác cảm về đạo đức đối với việc tích lũy của cải vô giới hạn. Nhưng không có khoa kinh tế học theo nghĩa hiện đại - không có “khoa học” về giá cả, về cung và cầu, về thu nhập quốc gia, hay thương mại quốc tế. Ngược lại, các tác phẩm triết học luân lý dạy con người cách phải ứng xử ở chợ và qui định những vấn đề như là các giới hạn của giá “công bằng”. Những lối suy nghĩ này vẫn còn chi phối châu Âu ở Thời Đại Khám Phá.
Đồng thời vàng và bạc, các kho báu mà có thể chỉ huy mọi cái khác, hình như là thước đo phổ quát tốt nhất về của cải và trở thành những mồi nhử đối với những nhà hàng hải gan lì. Các thủy thủ của hoàng tử Henry Nhà Hàng Hải bị lôi cuốn đi quanh Mũi Bojador vì những tiếng đồn rằng ở vùng đó có một con sông đầy vàng đổ ra biển. Ít nhất họ cũng hi vọng tìm ra một lộ trình trên biển để đi tới những mỏ vàng châu Phi. Trong khi chuẩn bị cho chuyến hành trình đầu tiên, Colômbô đã đánh dấu bản đồ thế giới Immago Mundi của D’Ailly tại những chỗ có mô tả là có vàng, bạc, châu báu, trên bờ biển châu Á mà ông hi vọng đi tới. Các nhà chinh phục Tây Ban Nha may mắn đã tìm ra những kim loại quí với một lượng rất dồi dào. Huyền thoại El Dorado (“Đất Vàng”) dã mê hoặc trí tưởng tượng của những người Tây Ban Nha không chịu bỏ niềm tin rằng nó phải ở đâu đó bên châu Mỹ. Khi họ bắt được những người Indian, họ đã lựa ra một ít người rồi cho chó xé xác những người này và thiêu sống một số khác, để đe dọa những người khác phải tiết lộ cho họ chỗ của Đất Vàng. Và người Indian đã buộc phải phịa ra những câu truyện tưởng tượng và làm cho huyền thoại này tồn tại.
Những mỏ vàng và bạc ở Tân Thế Giới thì có hạn, nhưng lòng tham của người Tây Ban Nha thì vô đáy. Các kim loại quí đổ vào châu Âu dã giúp tạo nên một tình trạng lạm phát ồ ạt mà các nhà viết sử gọi là Cuộc Cách Mạng Giá Cả. Đến năm 1600, giá cả ở Tây Ban Nha đã tăng gần 4 lần so với một trăm năm trước. Sự lạm phát này đã tràn sang khắp châu Âu làm cho nền kinh tế của Tây Ban Nha suy thoái và dẫn đến sự sụp đổ nhanh của đế quốc Tây Ban Nha.
Ở châu Âu, đây là htời kỳ xuất hiện những quốc gia mới. Các thế lực đang lên của châu Âu tranh giành nhau khắp thế giới để chiếm được phần lớn những kho báu của thế giới. Nữ hoàng Elizabeth củng cố nước Anh, đánh bại chiến thuyền Tây Ban Nha năm 1588 và gởi các tàu cướp biển của mình đi chiếm những kho báu của Tây Ban Nha mà chúng có thể tìm thấy. Các nước muốn bá chủ lịch sử châu Âu mới đã tổ chức các chính sách quanh những ý tưởng đơn sơ từng đóng khung tư tưởng kinh tế từ đầu lịch sử: mọi của cải của đều có giới hạn; nước này được thì nước kia mất; của cải của bạn chỉ có thể tăng nhờ sự thua thiệt của người khác. Những giả định này đã chi phối châu Âu từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 18. Với những quân đội và lực lượng hải quân hùng hậu hơn, quốc gia của bạn có thể chiếm được phần chia hơn các kho báu của thế giới.
Khi các quốc gia mới lên ở châu Âu bành trướng khắp thế giới để tìm kiếm những căn cứ và thuộc điạ ở những miền xa xôi, họ phần nào vẫn còn duy trì những ý tưởng thiển cận này trong việc tìm kiếm kho báu. Trong lúc đó họ lại không nhìn ra được những ích lợi to lớn tuyệt vời khi mở rộng các cộng đồng mới ở châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
Năm 1776 là năm Tuyên Bố Độc Lập của Hoa Kỳ, cũng là năm xuất hiện tác phẩm của Adam Smith, Của Cải của các Quốc Gia, cũng là một tuyên ngôn giải phóng. Giống như bản tuyên ngôn độc lập của Jefferson tuyên bố một khởi điểm mới cho chính trị của phương Tây, thì Adam Smith cũng công bố một khởi điểm mới, bao quát hơn, cho các nền kinh tế của các quốc gia. Tân Thế Giới đã mở rộng tầm nhìn từ châu Âu. Những khu định cư mới trù phú trên một lục địa chưa khai thác, chưa thám hiểm đã mở rộng những khái niệm của châu Âu về của cải và sự sung túc vật chất. Những định nghĩa từ thời Croesus không còn giúp ích cho những quốc gia ở thời đại của Franklin và Jefferson. Tác phẩm của Adam Smith công bố cuộc giải phóng châu Âu khỏi những giới hạn của Thế Giới Cũ về tư tưởng kinh tế. Mục tiêu hiển nhiên của Adam Smith là cái mà ông gọi là Chế Độ Trọng Thương. Ông chuyển dịch tiêu điểm từ quốc gia sang quốc tế, từ quốc gia sang Của Cải của các Quốc Gia.
Cuộc khám phá châu Mỹ đã làm giàu cho châu Âu không phải bằng việc đưa vàng bạc về châu Âu... Bằng việc mở ra một thị trường mới và vô hạn cho mọi tiện nghi của châu Âu, nó tạo cơ hội mở thêm nhiều lãnh vực lao động mới và cải thiện nghệ thuật mà trong môi trường hạn hẹp của nền thương mại cũ không thể nào có được vì thiếu thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm của nó. Các sức mạnh sản xuất của lao động được cải thiện và sản phẩm của nó gia tăng trong mọi nước của châu Âu và kéo theo lợi nhuận và của cải thật cho người dân. Những hàng hóa của châu Âu hầu hết là hoàn toàn mới đối với châu Mỹ và nhiều mặt hàng của châu Mỹ là mới đối với châu Âu. Thế nên, một tập hợp những hình thức trao đổi mới đã bắt đầu hình thành mà trước đây chưa hề được nghĩ tới và tất nhiên phải tỏ ra là ích lợi cho lục địa mới, như nó đã từng có ích cho lục địa cũ.
Ít đề tài nào khác trong toàn cảnh thế giới của ông mà lại thức tỉnh mối quan tâm và tập trung trí tưởng tưởng của ông nhiều cho bằng châu Mỹ. Nhưng cuộc khám phá và việc định cư ở Tân Thế Giới mới chỉ là một giai đoạn trong sự mở rộng còn đang diễn tiến của thế giới. Tìm cách tổ chức ngay một đế quốc lớn chỉ để phục vụ lợi ích của các thương gia Anh và “cán cân chi tiêu” của Anh tại đảo quốc sẽ chỉ là một sự điên rồ.
Với một tầm nhìn xa, Adam Smith đề nghị một kế hoạch hợp nhất liên bang. Các thực dân châu Mỹ cần có đại diện tại Quốc hội, “tỷ lệ với sản phẩm thu về được từ châu Mỹ”. Và người dân châu Mỹ không phải sợ rằng chính quyền trung ương luôn luôn ở phía bên kia Đại Tây Dương.
Adam Smith thường được kể vào số những nhà tư tưởng kinh tế lớn nhờ việc đề xướng hệ thống mà ông gọi là “tự do hoàn hảo”, một hệ thống kinh tế tự do cạnh tranh. Nhưng trong viễn tưởng của chúng ta, ông còn làm nhiều hơn là chỉ đưa ra một lý thuyết kinh tế. Ông đã chuyển tầm nhìn của người châu Âu tới một khung cảnh mới. Ông quan niệm sự sung túc kinh tế không phải là chiếm hữu của cải nhưng là một tiến trình. Cũng như Copernic và Galileo đã giúp nâng con người vượt lên sự kiện của nhận thức thông thường rằng mặt trời xoay quanh trái đất, thì Adam Smith cũng đã giúp thế hệ ông vượt lên trên tư tưởng sai lạc rằng của cải quốc gia hệ tại lượng vàng bạc của nó. Và giống như Copernic và Galileo, ông thấy cả xã hội và thế giới đang không ngừng chuyển động. Giống như Lewis Henry Morgan và Edward B. Taylor muốn mở rộng nhãn giới “văn hóa” để bao gồm toàn thể loài người, Adam Smith dã mở rộng nhãn giới “của cải”.
Tác phẩm Của Cải của các Quốc Gia mở đầu bằng một ví dụ quen thuộc về một nhà máy làm đinh nhờ có sự phân công nên mỗi ngày mười công nhân có thể sản xuất được 48 ngàn cây đinh. Ông cắt nghĩa, “Tiến bộ lớn nhất trong sức mạnh sản xuất của lao động là sự phân công”. Nhưng sự phân công, chìa khóa cho sự tiến bộ của con người, bị giới hạn bởi “mức độ phạm vi của thị trường”. Không có sự giáo dục thì không thể có sự phân công và không có sự phân công thì không thể có sự tiến bộ xã hội. Của Cải của các Quốc Gia là két quả của mười hai năm viết lách, cộng với ít là mười hai năm trước đó tập trung suy tư về đề tài lớn này. Cuối cùng tác phẩm đã được xuất bản ngày 09 tháng 3, 1776 và chỉ sau sáu tháng đã bán hết các bản của ấn bản đầu tiên này. Gibbon đã phải thốt lên, “Quả là một tác phẩm tuyệt vời mà ông bạn Adam Smith của chúng ta đã cống hiến để làm giàu cho công chúng ! Một khoa học sâu rộng chứa trong một quyển sách duy nhất và những ý tưởng sâu xa nhất được diễn tả bằng một ngôn ngữ sáng sủa nhất. Khi một nhà phê bình ghen tị đã chỉ trích rằng cuốn sách không thể hay được vì Adam Smith chưa từng sống trong ngành “thương mại”. Tiến sĩ Johnson đã vặn lại răng “không có điều gì cần được làm sáng tỏ bởi triết lý cho bằng ngành thương mại... Một thương gia ít khi nghĩ đến điều gì khác ngoài ngành kinh doanh của mình. Muốn viết một cuốn sách về nó, một người phải có những quan điểm sâu rộng”. Những quan điểm sâu rộng của Adam Smith đã tạo cho tác phẩm của ông một sức mạnh mà không cuốn sách nào khác ngày nay vượt qua. Ông là nhà khám phá thực sự khoa kinh tế học hiện đại.