Chương 26
Tác giả: Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư
Tướng của nước Triệu là Trần Dư, từ trước đến nay luôn luôn thay đổi giữa Sở và Hán. Thấy thế lực của Lưu Bang mạnh, có một độ muốn theo Hán, nhưng từ sau thất bại của Lưu Bang ở Bành Thành, ông ta lại rút lui. Trần Dư và Trương Nhĩ vốn là sinh tử chi giao. Sau khi Trương Nhĩ cãi nhau một trận với ông ta rồi quy thuận Hán, Trần Dư càng cự tuyệt theo Hán. Hàn Tín sai Tào Sâm đưa quân đi đánh thành Đại, vùng đất được phong của Trần Dư. Tào Sâm hạ thành Đại một cách rất thuận lợi. Sau khi Tào Sâm hoàn thành sứ mệnh, đúng lúc gặp đội quân do Lưu Bang triệu tập về giữ kho Ngao. Hàn Tín muốn tiếp tục đánh Triệu nhưng không có đủ quân nên nhất thời phải chiêu mộ thêm binh lính để giải quyết tình hình khẩn cấp. Đội quân nằm trong tay Hàn Tín là những binh lính chưa qua huấn luyện, chỉ huy họ như thế nào để thắng được quân của Trần Dư đây. Hàn Tín bị dồn đến nước này chỉ còn cách dựa vào mưu kế lần nữa.
Mưu sĩ của Trần Dư là Lý Tả Xa nói với Trần Dư, Hàn Tín từ xa đến đây, chỉ có thể đánh nhanh không thể kéo dài. Nếu kiên quyết giữ thành không xuất quân thì Hàn Tín sẽ phải bỏ đi Nhưng Trần Dư là một thư sinh thẳng thắn, cổ hủ khác thường tự cho là đánh nhau chính nghĩa, không cần mưu lược nên không làm theo lời của Lý Tả Xa. Hàn Tín biết được tin này, trong lòng vô cùng sung sướng.
Hàn Tín tìm đến các tướng Cận Hấp, Phó Khoan, Trương Thương giao nhiệm vụ bí mật, các tướng nhận mệnh lệnh đi làm nhiệm vụ. Đến nửa đêm, Hàn Tín ra lệnh cho đội quân xuất phát. Khi binh sĩ đi đến cửa khẩu Tỉnh Hình, Hàn Tín cho đoàn quân nghỉ ăn lương khô và nói với mọi người: "Hôm nay sau khi phá Triệu thành công, toàn quân sẽ liên hoan". Hàn Tín lại chọn ra 1.000 quân tinh nhuệ, ra lệnh cho họ bơi qua sông Chi Thủy, sau đó bày thế trận sinh tử. Liều chết đánh nhau vốn là một điều cấm kỵ. Mọi người thấy thế trận này không khỏi nghi ngờ. Nhưng Hàn Tín vừa cười vừa kéo Trương Nhĩ nói: "Đối phương không thấy cờ trống của ta sẽ không xuất trận. Nay đích thân chúng ta đốc chiến, nhất định có thể đánh bại đối phương". Trương Nhĩ nửa tin ngửa ngờ nhưng thấy Hàn Tín ở đó, đành phải đi theo lên phía trước.
Trần Dư thấy thế trận sóng mái của quân Hán cho rằng thời cơ tấn công đã đến liền ra lệnh cho quân Triệu ra ngoài thành bao vây Hàn Tín. Trương Nhĩ, Hàn Tín thấy đã đạt được mục đích, vội vàng vứt bỏ cờ trống, kéo Trương Nhĩ rút về sông Chi. Quân của Trần Dư thấy tướng của Hán dẫn đầu "bỏ chạy" liền ra sức đuổi theo. Bản thân Trần Dư cũng ủng hộ Triệu Vương Yết đích thân ra ngoài thành chỉ huy quân truy kích.
Quân Hán thực ra không có đường rút, hơn nữa Hàn Tín ra lệnh cho toàn quân: "Quyết một trận sống mái, ai rút lui lập tức chém". Quân Hán đành phải cố gắng chiến đấu. Hai bên đánh một trận không phân giải, nhất thời khó phân cao thấp. Trần Dư sợ quân lính đói bụng, không thể đánh lâu, muốn thu binh ngày mai đánh tiếp. Không ngờ cờ trong trại lại toàn là cờ của quân Hán.
Trong lúc hoảng loạn, Trần Dư thấy một cánh quân đang tiến về phía mình. Hóa ra đó là quân của Hán do tướng Phó Thương dẫn đầu. Trần Dư quay đầu bỏ chạy, không ngờ lại xuất hiện một cánh quân nữa do tướng Hán là Trương Khoan dẫn đầu. Phía sau không có đường lui, tiến lên trước thì có hai cánh quân của địch bao vây, ông ta không còn đường để thoát. Ma xui quỷ khiến, ông ta vừa đánh vừa lui. Xem chừng đã gần đến sông Chi, trong lòng hoảng sợ. Bỗng nhiên xuất hiện một kẻ thù, Trương Nhĩ lập tức chém rơi đầu Trần Dư. Trần Dư chưa kịp hiểu ra sao đã trở thành ma dưới đao của Trương Nhĩ. Quân Triệu như rắn mất đầu, kẻ thì bỏ chạy, người thì đầu hàng. Quân Hán đại thắng.
Trong trận này, xem ra Hàn Tín đã phạm vào điều đại kỵ, đánh địch bằng thế trận sống chết. Nhưng trên thực tế đây là chiến thuật giả, bởi vì thế trận sống chết dễ làm cho đối phương tê liệt, phán đoán nhầm cho rằng cơ hội giết địch đã đến nên sẽ ra ngoài thành nghênh chiến. Thật không ngờ, đúng lúc trúng kế của Hàn Tín. Đồng thời, quân mới chiêu mộ không được huấn luyện, nếu không sử dụng thế trận sống mái thì sẽ không làm cho họ phát huy được quyết tâm liều mình đánh địch. Đối phương xuất trận, phía sau không đề phòng, nhân cơ hội này tập kích vào sào huyệt của chúng. Dùng binh như vậy tạo cho mọi người cảm giác xuất quỷ nhập thần.
Đánh nhau dựa vào thế trận sống mái, tìm cái sống trong cái chết. Trong thương trường hiện nay, chiến lược chiến thuật này cũng có ý nghĩa làm gương.
Công ty Kinh Đào của Nhật lúc mới thành lập chỉ là một nhà máy nhỏ ở phố có không đến 30 người. 30 năm sau nó đã trở thành tập đoàn doanh nghiệp mang tính toàn cầu, phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty từ sản xuất vỏ bọc mạch điện cho đến các sản phẩm như đồ tinh xảo, tài liệu điện tử, đồ gốm dùng trong y học, đá quý nhân tạo, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, đều là sản phẩm mũi nhọn của công ty này. Họ còn chế tạo thành công động cơ ô tô bằng gốm sứ đầu tiên trên thế giới.
Sự phát triển với tốc độ cao của công ty có quan hệ mật thiết với việc người sáng lập công ty, ông Đạo Thịnh Hoá Phu thường xuyên truyền bá "tinh thần đói khát" cho nhân viên. Hãy xem một số quan điểm tư tưởng có tính tiêu biểu của ông ta:
- Có nguyện vọng, luôn cảm thấy không thỏa mãn trạng thái tinh thần này mới gọi là tinh thần đói khát.
- Tinh thần tiến thủ chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh bị thúc ép không có cách nào khác. Không ở trong nghịch cảnh sẽ không thể có tinh thần này. Tình hình kinh doanh ổn định dần, tính tiến thủ cũng mất đi.
- Những lời nói hay của nhân viên là không đúng. Cuộc sống giàu có hơn thì không còn tinh thần chiến đấu ngoan cường. Nền kinh tế nước Mỹ ngày càng tụt dốc cũng là vì nó quá đẹp một mặt muốn ăn uống vui chơi, mặt khác lại muốn làm nên sự nghiệp như thế sẽ không thể có sự phát triển.
- Để toàn thể nhân viên gánh chịu gánh nặng tinh thần và đè nén họ đến ngạt thở. Đây mới là biện pháp làm cho nhân viên phát huy tinh thần nỗ lực.
Tư tưởng quản lý bằng cách thường xuyên truyền bá cho nhân viên "tinh thần đói khát" quả thực cũng là kế sách đánh nhau bằng thế trận sống mái, tìm sự sống trong cái chết. Nó đã vun đắp rất hiệu quả tinh thần tiến thủ của nhân viên công ty. Chính nhờ vào tinh thần tiến thủ này, công ty Kinh Đào mới có thành tựu to lớn như ngày hôm nay.
Công ty Nhật Lập là một trong những công ty chế tạo đồ điện lớn nhất Nhật Bản. Sản phẩm của công ty thuộc hàng cao cấp trên thế giới, nhưng họ vẫn luôn tạo ra cảm giác bị khủng hoảng để duy trì công ty. Năm 1974, công ty tuyên bố giảm lương của 22.000 nhân viên, cho 20% nhân viên nghỉ việc một tháng với lý do tình hình kinh doanh không tốt. Năm 1975 tại thực hiện giảm lương toàn diện của 4.000 nhân viên quản lý cao cấp đầu tiên từ khi thành lập đến nay. Một mặt, là giảm tiền lương giảm giờ công, mặt khác lại tuyển dụng nhân viên mới. Nhưng tháng 4 năm 1974, công ty tuyên bố danh sách gần 1.000 nhân viên mới trúng tuyển sẽ thông báo lùi lại 20 ngày vì sản xuất không đủ.
Có phải trong thời gian này công ty thật sự có khủng hoảng? Không phải. Ban lãnh đạo công ty cho rằng, để làm cho công ty của mình mãi mãi có địa vị vững vàng thì phải khiến cho toàn thể nhân viên thường xuyên ở trong hoàn cảnh khó khăn, từ đó phát huy tối đa vai trò cá nhân.
Trên thực tế, trong "thời điểm sụt giá", hiệu quả của công ty Nhật Lập không hề giảm, mẫu mã sản phẩm ngày càng nhiều, giá thành sản phẩm dần dần hạ thấp. Trong cạnh tranh với các công ty điện tử cùng ngành như Đông Ngải, National v v... có nhiều chỉ tiêu dẫn đầu.
Đây chính là ý thức hoạn nạn khốn khó. Bình thường cũng đang là thời kỳ kinh tế tiêu điều: Một khi thật sự xuất hiện tình trạng kinh tế tiêu điều thì khả năng vượt qua khủng hoảng, khắc phục khó khăn của công ty sẽ rất mạnh. Sự việc được đẩy lên đến cực điểm, có thể thúc đẩy sự vật chuyển hóa theo chiều hướng tốt. Đánh nhau bằng thế trận sống mái xem ra là "Sơn cùng thủy tận ngờ rằng không có đường ra", một khi đặt mình vào chỗ chết để tìm sự sống mới thì sẽ xuất hiện cục diện "Liễu rũ hoa nở lại một lần".