Chương 44
Tác giả: Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư
Tuyên Điển có một đại phú hào, bí quyết phát tài của ông ta là tích trữ lương thực. Ông họ Nhậm, còn tên thì hậu thế sau này không nhớ. Cho nên khi đại sử gia Tư Mã Thiên viết liệt truyện về ông gọi tên là: Tuyên Nhậm Thị.
Nhậm Thị vốn là một quan nhỏ coi sóc kho lương, từ công việc này ông thấy sự quan trọng của lúa gạo, vì lẽ lương thực thực tế xuất xuất nhập nhập qua tay ông quá nhiều. Trần Thắng, Ngô Quảng khởi binh, thiên hạ đại loạn, tránh nạn loạn lạc một số nhà hào tộc tranh nhau mua vàng ngọc cất giữ, vì cho rằng dựa vào sự thông dụng của nó để qua lúc loạn lạc sẽ không bị mất. Thế nhưng Nhậm Thị lại tích trữ lương thực ông sửa sang lại kho hàng của mình, mua rất nhiều thóc lúa. Từ Trần Thắng, Ngô Quảng đến Lưu Bang, Hạng Vũ xuân qua đông lại, năm qua năm, chiến tranh triền miên không dứt. Sau khi nhà Tần bị lật đổ, Lưu Bang và Hạng Vũ đánh nhau bốn năm, trong suốt những năm đó, nhân dân không thể yên tâm cày cấy, thiếu hụt lương thực trầm trọng. Mỗi thạch lúa bán một vạn tiền chưa chắc đã mua được.
Lúc đó lượng lớn lương thực của Nhậm Thị phát huy tác dụng. Không chỉ gia đình ông không bị đói, mà ông còn nhân cơ hội ấy bán thóc đi. Năm đó số vàng bạc mà các hào tộc tích lũy đều rơi vào tay Nhậm Thị. Ông giàu lên từ đó, trở thành đại phú hào nổi tiếng gần xa.
Những kẻ giàu có thường hay xa xỉ, nhưng lương thực của Nhậm Thị từ một thăng, một thạch mà tích lũy nên. Ông hiểu có được lương thực không dễ, nhìn thấy thảm cảnh thiếu đói trong chiến tranh. Dùng lương thực kiếm tiền, đối với ông là vô cùng quý giá. Ông thề tiết kiệm một đời, cho dù gia tài có lớn đến đâu vẫn phải trồng lúa.
Chiến tranh qua đi, hòa bình trở lại, các thương gia đua nhau buôn bán, làm lái buôn. Nhậm Thị vẫn giữ cách làm của mình, bất luận hàng hóa gì ông đều kinh doanh miễn là đồ tốt bán được. Mấy đời nhà ông đều giữ phương châm đó. Cho nên sự phú quý của gia tộc nhà ông kéo dài mấy đời, ít nhất là từ Tần đến Tây Hán Vũ Đế. Gia đạo nhà ông bền vững mãi. Nhà đã giàu có, nhưng không quên nguồn gốc. ông cho lập ra gia phong nghiêm ngặt. Không phải những thứ trồng trong ruộng, không ăn, không hoàn thành công việc không uống rượu, ăn thịt, gia phong luôn đề cao tiết kiệm, ông được phụ lão trong vùng ca ngợi, làm tấm gương cho khắp vùng rộng lớn. Tuy thương nhân đầu Hán địa vị chính trị không cao, nhưng gia tộc nhà ông được hoàng thượng coi trọng.
Lương thực là ngọc trong ngọc. Trong tay có lương thực, lòng không phải lo. Trong xã hội nông nghiệp, ảnh hưởng của tư tưởng này rất sâu sắc. Dưới tác động của đặc tính xã hội, nhất là khi thiên tai hoạn nạn, lương thực được coi là hàng hóa trao đổi thông dụng, vàng bạc châu báu không đáng tiền, lương thực lại có giá nhất. Bí mật phát tài của Nhậm Thị cho ta thấy, con đường mà người khác không đi, có thể chính là con đường phát tài. Những con đường thênh thang trăm quân vạn ngựa chen chúc "cầu độc mộc" quyết không thể mang lại nhiều tiền. Trong thương trường hiện nay, con đường tư duy phát tài độc đáo rất đáng được học tập.
Người sáng lập ra công ty máy bay (Boeing) là Alex Boeing. Ông này vốn kinh doanh đồ gỗ, không hiểu gì về máy bay. Khi gặp một cơ hội ngẫu nhiên và với tính cách dũng cảm, ông đi theo con đường chế tạo ô tô mà vốn không ai dám đi. Tháng 7 năm 1914, tổ chức lễ khánh thành long trọng. Trong đó có một tiết mục độc đáo đó là biểu diễn trò máy bay. Vị phi công này trước hết biểu diễn một vòng trên không trung, sau đó lộn nhào xuống đất, và hỏi có vị khách nào dám làm bạn đồng hành? Boeing là người ưa mạo hiểm, cùng với lòng hiếu kỳ mạnh mẽ đã cùng phi công bay vài vòng. Ông nảy sinh niềm ham thích với máy bay, quyết tâm giao cho người khác quản lý đồ gỗ bản thân đi học chế tạo máy bay, ông thề sẽ chế tạo ra loại phi cơ mới. Ông mời một người vốn là tướng trong hải quân hợp tác, quyết định bắt đầu bằng nghiên cứu máy bay trên nước. Tháng 6 năm 1916 mệnh danh là phi cơ trên nước thử nghiệm thành công. Tuy rằng loại phi cơ này không bán được nhưng ông vẫn rất vui. Đang trong lúc khó khăn thì chiến tranh thế giới lần thứ nhất mang lại cho ông cơ may. Tháng 7 năm 1916 ông đầu tư 100.000 đô la chính thức thành lập "công ty chế tạo sản phẩm hàng không Thái Bình Dương”. Năm thứ hai đối tên là công ty phi cơ Boeing. Từ khi thành lập, một lượng lớn đơn đặt hàng quân sự gửi tới. Quân đội Mỹ mỗi lần đặt khoảng 50 chiếc. Điều này đối với khó khăn của công ty Boeing quả là sự may mắn. Không lâu sau, chiến tranh kết thúc, công ty lại rơi vào tình cảnh khó khăn, nhưng Boeing không hối hận về con đường đã chọn. Ông chuyển trọng điểm sang nghiên cứu máy bay dân dụng. Năm 1933 chiếc máy bay chở khách động cơ hai thì làm bằng hợp kim mang tên Boeing 247 chế tạo thành công chở được 10 người khách. Dùng loại máy bay này từ bờ biển phía tây đến phía đông của Mỹ chỉ hết 20 phút. Đó là điều rất tiến bộ lúc đó. Máy bay dân dụng Boeing được hàng không các nước đón chào.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, đem lại cho Boeing một cơ hội phát triển tốt. Những đơn đặt hàng quân dụng mang lại cho ông lợi nhuận kếch xù. Năm 1942 ông chế tạo máy bay B-29 khiến cho mức độ sản xuất máy bay quân dụng của công ty tăng thêm một bậc.
Việc này cho Boeing một bài học kinh nghiệm. Khi chiến tranh lần thứ nhất kết thúc coi trọng sản xuất máy bay dân dụng. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc ông chuyển sang nghiên cứu loại máy bay vừa xuất hiện lúc đó là phản lực. Lúc đó đây là loại tiên tiến nhất. Công ty cho ra đời loại máy bay này với cỡ lớn mang tên: B-47, B-52, lại tăng thêm nghiên cứu nó trên lĩnh vực chở khách. Tháng 7 năm 1954 chế tạo thành công chiếc đầu tiên mang tên "Boeing - 707". Sau này hàng chục năm lại cho ra đời các loại mới như 727, 737, 747, 757, 767 tạo thành một gia tộc hùng hậu hệ thống máy bay phản lực Boeing. Từ một chiếc phi cơ trên nước đầu tiên đến ước chừng 4 vạn chiếc ngày nay, là quá trình hơn 80 năm phát triển của công ty Boeing. Nếu ngày đó Boeing vẫn theo nghề đồ gỗ không đi con đường chế tạo phi cơ đầy mạo hiểm, thế giới chắc là không có sự huy hoàng của gia tộc máy bay Boeing.