Chương 57
Tác giả: Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư
Trước thời Hán Vũ Đế, tất cả những tài nguyên thiên nhiên đều thuộc quyền sở hữu của giai cấp thống trị. Lúc đó, việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên đó đều do dân chúng làm. Họ nộp cho nhà cầm quyền một số thuế nhất định để đổi lấy việc khai thác muối, sắt và những sản phẩm khác nữa. Muối và sắt là hai loại sản phẩm mang tính thiết yếu. Muối - mọi người mỗi ngày đều phải ăn, còn sắt là nguyên liệu để làm ra những công cụ lao động phục vụ sản xuất. Tuy là nói sản lượng khai thác lớn, giá cũng không đắt lắm thế nhưng do thời Hán dân đông lại chủ yếu là nông dân cho nên việc kinh doanh muối và sắt tương đối thu được lợi nhuận cao.
Thời Hán Vũ Đế, triều đình có chính sách "độc quyền", quyết tâm làm đến cùng. Phàm là công thương nghiệp dân gian dạng tư doanh nếu có thể đều được quốc hữu hóa (gọi là công thương nghiệp quan doanh). Bởi vì nhu cầu chiến phí lớn, làm thế này mới có thể đáp ứng được. Thế là, muối và sắt đương nhiên trở thành đối tượng hàng đầu bị quan phủ quy hoạch.
Toàn bộ quá trình sản xuất muối trước đây do dân gian làm, giờ đây bị quan phủ khống chế một cách nghiêm ngặt, việc mua bán muối cũng do quan phủ trực tiếp làm. Việc sản xuất và mua bán sắt cũng vậy. Việc độc quyền sản xuất và mua bán muối, sắt do quan phủ phụ trách này là do hai ông Đông Trịnh Thành Dương và ông Khổng Cận đề ra được triều Hán tiếp nhận ngay. Ông Đông Trịnh Thành Dương xuất thân từ một thương gia buôn bán muối còn ông Khổng Cận xuất thân từ một thương gia buôn bán sắt. Họ đem tất cả tâm lực và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm ăn ra thực thi chính sách độc quyền quan phủ. Đối với việc này, những người làm tư nhân trước kia rất bất bình. Hai ông gặp không ít sự phá hoại. Công nghiệp sản xuất muối và sắt do quan phủ lũng đoạn cũng có một chút cực đoan. Ví dụ như giá muối quá đắt, dân không mua được, chất lượng sắt quá kém, không bán được, quan phủ phải dùng phương thức bắt ép mua. Hoặc là nhân công sán xuất không đủ phải dùng tội nhân thay thế làm cho chất lượng nhân công giảm sút... Dân chúng không ít lời ca thán.
Từ đó nói chung, chính sách độc quyền quan phủ cứ thế phát triển. Nếu có chỉ bãi miễn việc độc quyền rượu còn độc quyền muối và sắt vẫn cứ được tiến hành. Các triều đại sau này còn đem chính sách này làm thành quốc sách.
Có thể thấy rằng, bất kỳ một chính sách nào đó có lúc cũng gặp một số khó khăn nhất định lúc đầu song chỉ cần mạnh tay một chút thì chắc chắn sẽ có hiệu quá. Cũng như chính sách độc quyền về muối và sắt tuy cũng có không ít nhược điểm, người phản đối rất nhiều nhưng cuối cùng thì cũng có hiệu lực. Trong tình hình lịch sử lúc đó hai mặt hàng này đã trở thành nguồn cung cấp chủ yếu phục vụ cho quân sự.
Trận chiến trên thương trường hiện nay cũng giống như vậy. Tại Thế vận hội lần thứ 23 tổ chức tại Los Angeles - Mỹ, người đứng ra đăng cai là một nhà doanh nghiệp trẻ tên là Ibacalot. Ở những thế vận hội trước, người đứng ra đăng cai đều bị thua thiệt nhưng Ibacalot không những không bị thiếu hụt mà còn lời. Bí quyết thành công của ông là yêu cầu tất cả những người tham gia đấu thầu đều phải tận tâm, tận lực, cần phải qui định một giá mà thôi và cứ thế mà kiểm soát nghiêm ngặt việc thi hành.
Lúc đầu, ông Ibacalot đề ra điều khoản đấu thầu với giá cao. Mỗi người tham gia không được dưới 500 vạn đô la. Ngoài ra đối với những người khác còn có thêm nhiều điều kiện khác. Làm thế này có phải khiến cho những người tham gia mất hứng không? Cho rằng không phải như vậy bởi vì theo ông, Thế vận hội bốn năm mới tổ chức một lần, ảnh hưởng của nó rất lớn. Điều kiện tham gia càng nghiêm ngặt bao nhiêu thì càng có sức thu hút lớn. Ông đánh giá không nhầm. Dù điều kiện tham gia nghiêm ngặt vậy mà người người vẫn đổ về như nước chảy.
Nhưng trên thực tế cũng phải có người phản đối chứ nhỉ? Ví như công ty Kodak, họ nhận thấy họ có lâu năm kinh nghiệm do vậy mà không tiếp nhận điều khoản của công ty Ibacalot, chỉ muốn bỏ ra 100 vạn đô la thôi. Ibacalot cũng kiên quyết không đồng ý. Kết quả là công ty Fuji của Nhật Bản thừa cơ nhảy vào, giành lấy địa vị mà Thế vận hội chỉ định cho công ty Kodak. Việc này khiến cho công ty Kodak phải chịu tổn thất lớn. Họ phải cấp tốc thêm vốn, bỏ ra một số tiền lớn hơn số tiền được chỉ định ban đầu mà ảnh hưởng vẫn chưa bằng công ty Fuji.
Cách làm này gọi là "Khương Thái Công câu cá, người người hưởng ứng". Về sau, Ibacalot chọn ra trong số đó 25 doanh nghiệp gọi là năm địa vị chủ đạo. Kết quả là họ không những đáp ứng được đủ nhu cầu phục vụ cho Thế vận hội mà còn dư ra 1,5 triệu đô la. Cá thế giới đều phải thán phục.
Trên thực tế, đối với những người tham gia đấu thầu, điều kiện nghiêm ngặt thế này cũng là hợp lý thôi bởi vì ảnh hưởng của Thế vận hội rất lớn, có tác dụng khuếch trương ảnh hưởng của công ty trên thị trường quốc tế. Điều này không thể dùng kim tiền mà so sánh được. Ví như, tại á vận hội lần thứ 11 tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc, tập đoàn Kiến Lực Bảo - Quảng Đông bỏ ra 600 vạn nhân dân tệ, lại dùng 260 vạn nữa để mua ngọn đuốc của Thế vận hội, còn giúp thêm về những vật dụng khác, tổng cộng là 1600 vạn đô la, chiếm địa vị hàng đầu về đầu tư ở Thế vận hội lần này. Thế nhưng, ảnh hưởng của công ty Kiến Lực Bảo trên thị trường thế giới và trong nước rất lớn. Trong các trung tâm buôn bán, bách hóa và cửa hàng thực phẩm, những sản phẩm giải khát của Kiến Lực Bảo bán rất chạy. Chi trong vòng 10 năm, tập đoàn Kiến Lực Bảo đã phát triển từ một tiệm rượu nhỏ trở thành một doanh nghiệp có số vốn tỉ. Đồng thời, còn có hơn 10 xí nghiệp lớn.
Có thể thấy, tận tâm tận lực lại chớp đúng thời cơ - chủ nghĩa độc quyền chính là như vậy.