22.
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Ông Hà Phát vẫn run tay như chưa lấy lại được bình tĩnh . Thế Vỹ thấy cha bỗng dưng kích động như vậy, không thể không an tâm nên chen vào:
- Cha à, cha cần biết những chuyện đó để làm gì ? Đồ trang sức bằng vàng ai muốn làm thế nào mà không được. Con thấy cha hỏi thật là kỳ đó.
- Dù thế nào đi nữa ta vẫn muốn biết, rất muốn biết tại sao sợi dây chuyền mà ta đã chính tay đi mua ở tiệm mang về cho Hữu Lam có khắc hai chữ “Hà Phát” này lại nằm trên cổ cháu. Ta không tin là Hữu Lam bán sợi dây này đi vì nghèo túng.
Lời nói của ông Phát làm cho Quang Trung lùi lại. Anh đưa tay lật mặt đồng tiền lên trố mắt nhìn kỹ một lần nữa như sợ lầm lẫn….. Rõ ràng từ lâu Quang Trung đã nhìn thấy hai chữ “Hà Phát” khắc nỗi này và bây giờ chúng vẫn còn nguyên nét. Buông sợi dây chuyền trở xuống ngực, Quang Trung nhìn thắng vào ông Hà Phát với mối hoài nghi lớn lao “Hà Phát” ? … “Hà Phát” ? …. Và dòng thư duy nhất của mẹ để lại.
“Hà Phát chính là Hà Phát. Con là giọt máu của ông ấy. Sợi dây chuyền sẽ giúp con tìm gặp cha . Nhớ đừng bán nhé Quang Trung . Bán đi sẽ không tìm lại được. Ta mãi mãi là một người mẹ không xứng đáng của con.
Hữu Lam.”
Tất cả những điều ấy trong phút chốc hiện rõ mồn một trong mắt Quang Trung . Nhìn lại ông Hà Phát, Quang Trung không dám tin, không dám tin nên cứ liên tục lùi lại, lùi đến tận chân tường.
Mồ hôi ở đâu rịn ra khắp người, làm ướt đẫm chiếc áo trên người Quang Trung . Gian phòng đột ngột yên tịnh, Vũ Dung và Thế Vỹ thỉnh thoảng nhìn nhau nhưng không ai hé môi nói đến nữa lời. Trên giường, ông Phát ngỡ như vỡ tung cả đầu óc . Sự câm lặng nơi Quang Trung kéo dài thật lâu, mãi một lúc sau, lúc mà chàng như sực tỉnh một giấc ngủ say, chàng mới thu hết sức lực còn lại trong người, thốt lên:
- Thưa bác ! Cháu xin hỏi, có phải hai chữ “Hà Phát” khắc nổi trên đây là tên “Hà Phát” của bác?
Không một chút đắn đo hay do dự, ông Hà Phát gật đầu:
- Chính ta, ta đã khắc hai chữ “Hà Phát” là tên ta – Hà Phát – vào đó để Hữu Lam đừng bao giờ quên rằng ta lúc nào cũng cận kề bên bà ấy, dù sau đó chính ta đã bỏ bà ấy để đi yêu một cô gái khác. Ta đúng là một gã đàn ông đốn mạt nhất trên thế gian nay. Cũng như Khả Nhu, ta không cần biết Khả Nhu sẽ đau khổ ra sao? Ta lạnh lùng quay mặt để ra đi với Hữu Lam. Sống với Hữu Lam chưa được bao lâu , ta lại tìm đến người khác và sẵn sàng chia tay với Hữu Lam để được mẹ Thế Vỹ. Càng nói ra ta càng xấu hổ, day dứt. Khi già mới bắt dầu ăn năn hối lỗi thì đã muộn, ta nói để các con hiểu, nhất là Thế Vỹ, hãy cố chừa những thói hư tất xấu của cha.
Rồi quay sang Quang Trung, ông Hà Phát cố gào lên:
- Ta đã nói rồi. Còn bây giờ cháu hãy nói cho ta rõ Hữu Lam ra sao ? Cớ ra sao nàng mà phải xa lìa sợi dây chuyền này vậy? Hãy nói đi, nói cho bác nghe mau đi. Nếu Hữu Lam có như thế nào thì ta cũng chẳng quản công tìm kiếm. Nếu đúng là sợi dây chuyền này do cháu mua lại thì Hữu Lam chắc chắn đã đến hồi túng quẫn rồi.
Cả người Quang Trung trơ ra như một khúc gỗ. Toàn thân chàng lạnh băng như hoa thạch. Như một người bị mộng du, chàng từ từ lấy trong túi áo ra một chiếc bóp nhỏ, rút lấy một mảnh giấy đã ngã vàng mang tận tay ông Hà Phát mà nước mắt tuôn dòng.
Nhìn thái độ Quang Trung, ông Hà Phát hồi hộp lo âu. Đón lấy mảnh giấy, ông mở nhẹ ra đọc rồi tròn mắt nhìn Quang Trung nghẹn ngào không thốt nên lời. Tự đáy lòng ông, ông nghe rõ con tim mình đang gào thét “Hữu Lam, Hữu Lam! Vậy mà bà đã im hơi lặng tiếng . Bà cắn răng xa tôi ngay lúc mang thai Quang Trung à? Tôi đáng chết , tôi đáng chết Hữu Lam ơi! Tôi đã gây quá nhiều tội lỗi”.
Ngay khi ông Hà Phát bật khóc và buông rơi mảnh giấy thì Thế Vỹ đã đỡ lấy kịp. Vũ Dung chưa hiểu gì, nhưng nhìn những giọt lệ vấn dài trên mặt ông Hà Phát và nhìn Quang Trung đang cố cắn răng kiềm chế tiếng khóc thì nàng hiểu rằng giữa Quang Trung, sợi dây chuyền và ông Hà Phát đã có với nhau một mối quan hệ gần gũi.
Thế Vỹ đọc xong bức thư đã đươc Quang Trung cất giữ lâu năm đến nỗi ngã vàng thì bàng hoàng buông rồi toàn thân xuống ghế. Ông Hà Phát vẫn khóc , còn Quang Trung , chàng vừa quay phắt đi cố ngăn tiếng nấc vừa nói nên lời:
- Mọi việc đã rõ tất cả rồi.... thì tôi cũng xin nói bà Hữu Lam không phải vì túng quẫn phải bán sợi dây chuyền mà là để lại cho tôi làm dấu tích. Tôi hoàn toàn không biết Hữu Lam là ai, mặt mũi ra sao? Tôi lớn lên trong cô nhi viện. Khi đủ lớn để bươn chải với đời, tôi được trao lại mảnh thư này, sợ dây chuyện và một số tiền không nhỏ của bà Hữu Lam để lại. Tôi nhận tất cả những thứ ấy. Riêng tiền thì tặng lại cho viện một nữa, còn một nữa thì mang đi. Tứ cố vô thân giữa đường đời. Tiền túi rồi cũng hết, mà nghề nghiệp thì không nên dù tôi không muốn xấu vẫn trở thành xấu, không muốn sa ngã vẫn phải sa ngã.
Im lặng giây lát, chợt Quang Trung cất tiếng cười thật to, giọng cười chan chứa những đau khổ chất chồng. Quang Trung vừa cười lại vừa khóc và đấm mạnh vào ngực mình.
- Các người nhìn thấy rõ tôi chưa? Một bề ngoài sang trọng. Một kiểu cách không tầm thường. Có phải thể không? Tôi còn là một người giàu lòng bác ái, thích làm việc thiện, đã quyên góp không nhỏ vào hội của những người có “bàn tày nhân ái” mà Vũ Dung đã đề ra có phải không em? Thế Vỹ! Anh thấy tôi có chỗ nào không tốt không? Tất nhiên rồi, mỗi người sẽ thấy tôi là nguời hoàn hảo. Nếu không vì cái bề ngoài này thì tôi làm sao có thể khiến Tâm Đan đáng thương phải sống và yêu đơn phương mãi với bóng hình của tôi chứ!... Thế mà, không ai ngờ được tên Quang Trung đẹp đẽ như tôi… lại chính là… chính là…. một tên chẳng ra gì.
Nói đến đó thì Quang Trung gục đầu vào tay khóc nức nở. Vũ Dung rơi xuống ghế bất động. Thế Vỹ bật mạnh lên như người chạm phải lửa. Ông Hà Phát vương người tới kêu gào:
- Quang Trung! Quang Trung!
Quang Trung trơ trơ ngẩng nhìn lên khổ đau, uất hận. Chàng chạy đến gần bên ông Hà Phát , nhưng không ngả vào lòng ông:
- Bây giờ thì có dám nhận tôi là con không ? Dám nhận kẻ trộm cuớp là con không? Thế Vỹ! Anh có dám nhận tôi là một người anh em không?...Còn Vũ Dung , em có xem anh là bạn tốt không? Hãy về Vũng Tàu nói cho Tâm Đan rõ về anh và bảo cô ấy đừng hy vọng yêu thương gì ở anh nữa. Chính điều ấy, điều ấy đã làm cho anh không dám quay mặt lại với Tâm Đan . Mặc dù anh thấy rõ ràng…. anh rất nhớ Tâm
Đan… anh yêu Tâm Đan nhiều hơn anh tưởng nhiều lắm….
Nước mắt đã tuôn ra từ lúc nào ướt đẫm mà Vũ Dung. Nàng rời khỏi ghế lao đến nắm chặt hai tay Quang Trung lay mạnh, giọng nghẹn ngào:
- Quang Trung ! Đừng nghĩ xấu cho tôi . Tôi lúc nào, bao giờ cũng xem anh là bạn tốt. Dù có như thế nào tôi cũng sẽ bảo Tâm Đan gắng chờ anh…. Với điều kiện là anh quay trở lại.
Quang Trung không biết nói gì, chỉ nhìn Vũ Dung bằng đôi mắt u buồn biết ơn dìu vợi.
Ông Hà Phát này giờ đã tuột khỏi giường, trờ trờ tiến đến giang hai tay mở rộng giọng thiết tha gọi:
- Quang Trung, hãy đến đây với cha đi con. Hãy đến đây ! Hãy đến đây con!
Quang Trung ngơ ngác nhìn đôi mắt khích lệ của Vũ Dung, rồi nhìn đôi mắt đã đẫm lệ của Thế Vỹ. Không thể chần chờ lâu hơn, chàng ngã vào vòng tay người cha mà hằng bao năm qua chàng đã từng trông đợi, thèm khát:
- Cha…. Cha!
Gian phòng tràn ngập nước mắt, tiếng kêu của Quang Trung tắt nghẹn. Thế Vỹ cũng đến ôm chặt Quang Trung siết vào lòng, dù có cứng rắn đến đâu, giọng chàng cũng lạc hẳn đi:
- Quang Trung! Anh là anh của em mà . Từ nay anh sẽ không phải lang bạt nữa. “Nước chảy về nguồn”. Em sung sướng, rất sung sướng vì trên cõi đời này em còn có một người anh nữa.
Vũ Dung nhìn hai anh em tay trong tay mà không khỏi chạnh lòng. Từ là một đôi bạn thân nhau, sau hiềm khích nhau rồi bây giờ là anh em của nhau. Sự đời có những việc không ngờ mà đến . Còn ông Hà Phát, suốt một đời gây tội lỗi cho người khác, nay chỉ còn là một ông già không yên bởi nhưng day dứt, ân hận.
Vũ Dung chợt nghĩ: nếu nhìn thấy cảnh trạng này, chẳng biết mẹ có mở lòng tha thứ và quên đi mối hận trong dĩ vãng không nhỉ? Có lẽ mẹ sẽ cho nó tan nhanh trong phút chốc như làn khói mỏng.
Chợt nhớ đến những lá thơ nặng lời nguyền rủa ông Hà Phát mà chính tay nàng đã viết, Vũ Dung cảm thấy mình cố chấp qúa đổi. Đoán rằng Thế Vỹ sẽ không để gì quên những câu nói quá hỗn láo, trịch thượng đó, Vũ Dung cảm thấy lòng buồn vô hạn.