watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Quân Vương-Chương 13 - tác giả Machiavel Machiavel

Machiavel

Chương 13

Tác giả: Machiavel

Nói tới đoàn quân phụ trợ, ta liên tưởng ngay tới một bọn binh sĩ vô ích. Khi cầu cứu với một vị Chúa khác, vị này mới mang quân đến giúp ta bảo vệ non sông. Ví dụ trong cuộc tranh chấp với xứ Ferrare, Giáo hoàng Jules II đã thất vọng với bộ mặt hèn yếu của đoàn quân thuê mướn, liền quay sang ký kết hiệp ước với vua Ferdinand nước Y Pha Nho để mượn quân sang giúp. Nhưng đạo quân viễn chinh đi giúp nước khác như kiểu này, chỉ tốt đối với chính Chủ soái của họ và chỉ đem lợi lại cho người này mà thôi. Còn những kẻ cầu cứu tới họ sẽ thiệt hại vô cùng. Nếu đoàn quân đó thua, thì nước mình vẫn là nước bại trận. Nếu đoàn quân đó thắng mình sẽ trở nên tù nhân của đoàn quân này.
Trong lịch sử cổ thời, đầy dãy những biến cố như trên đây. Nhưng tôi cần phải kể một trường hợp tiêu biểu vừa xảy ra: trường hợp Đức Giáo hoàng Jules II. Khi muốn chiếm xứ Ferrare, Ngài đã vô cùng khờ dại tự đặt mình trong tay một ngoại bang. Nhưng thật may mắn cho Ngài, có một đệ tam biến cố xảy ra đã giảm bớt tai họa do sự quyết định sai lầm của Ngài. Đúng lúc đạo quân cứu trợ ngoại nhân bị quân địch đánh tan ở thành Ravenne, bất ngờ đạo quân Thụy Sĩ vừa kéo đến đánh bại được địch quân. Nhờ đó Ngài thoát khỏi cảnh kìm hãm, như một tù nhân giữa một bên là địch quân, một bên là bọn quân ngoại bang đến cứu trợ (Ngài thắng trận là nhờ ở đạo quân Thụy Sĩ chứ không phải nhờ ở bọn quân cứu trợ, vì chính bọn quân này đã bị địch quân đánh bại). Dân Florentins vì không quân lực nên dẫn mười ngàn quân Pháp vào đất Ý để chiếm thành Pise cho họ; họ đã tự mang họa vào thân. Hoàng đế Constantinople khi xưa, để chống lại lân bang, đã gọi mười ngàn quân Thổ vào đất Hy Lạp. Sau khi chấm dứt chiến tranh bọn này lại không muốn rời khỏi Hy Lạp. Đó là bước đầu cuộc xâm lăng xứ này bởi bọn vô đạo.
Tóm lại chỉ có vị Chúa nào khờ khạo, chiến mà không muốn thắng, thì mới cầu cứu tới đoàn quân cứu trợ ngoại nhân. Bọn này còn nguy hiểm bằng mấy bọn quân thuê mướn. Dùng bọn họ ta thấy thua thiệt trước không sao thắng được, vì họ là một đoàn quân có hệ thống tổ chức hẳn hòi, đã quen tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp của họ hơn ta. Còn bọn quân thuê mướn sau khi thắng trận, họ có muốn làm hại ta cũng phải mất nhiều thời gian, họ còn phải chờ lâu may ra mới có cơ hội thuận tiện, bởi vì đoàn quân đó ô hợp, không có hệ thống cơ ngũ chặt chẽ. Vả lại chính ta tuyển dụng họ dần dần và trả lương bổng trực tiếp cho họ. Chức vị chỉ huy bọn ô hợp này cố nhiên ta đã đặt một đệ tam cá nhân. Vị chỉ huy này không thể một sớm một chiều gây đủ uy tín có thể lôi cuốn họ vào con đường nguy hại cho ta được. Rốt cuộc, đối với bọn quân thuê mướn, điều nguy hiểm nhất cho ta là sự lười biếng và hèn nhát khi lâm trận. Còn đối với bọn ngoại nhân cứu trợ, điều nguy hiểm nhất lại là sự can trường của bọn này.
Vậy, một vị Chúa có trí óc khôn ngoan, phải tránh sự ỷ lại vào hai loại quân nói trên và phải quyết tâm chấp nhận trước, thà thua trận với quân sĩ của mình còn hơn thắng trận nhờ quân ngoại bang. Và phải nhận định, một chiến thắng do lực lượng kẻ khác mang tới cho ta là một chiến thắng giả tạo.
Đến đây ta có thể đem trường hợp và hành vi của César Borgia ra phân tích, xem có giống trường hợp trên không? Vị Công tước này, khi tấn công xứ Romagne với một đoàn quân phụ trợ toàn người Pháp, hạ hai thanh trì Imola và Fali dễ như không. Nhưng sau đó ông thấy ngay rằng bọn quân này không thể tin cậy được. Ông quyết định thuê mướn quân của bọn Osini và Vitelli, nghĩ rằng bọn này ít nguy hiểm hơn. Về sau ông lại thấy rõ bọn mới này có thái độ khả nghi, tỏ vẻ vô lương và rất có thể gây nguy hại hơn nữa, ông bèn sa thải hết và quyết tự lập một đoàn quân hoàn toàn của riêng ông. Sau đó người ta mới thấy tình thế trong nước khác hẳn. Uy danh ông nổi bật hơn trong thời gian ông dùng mấy hạng quân phụ trợ của người Pháp và quân thuê mướn của bọn Osini và Vitelli. Từ đó, toàn thể quân sĩ chỉ đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp duy nhất của ông. Uy danh càng cao lên, thiên hạ lại càng e sợ ông, bởi vì ông thực sự là chúa tể của các lực lượng riêng do ông lập nên.
Tôi cũng muốn kể một trường hợp điển hình nữa, là Công tước Hiéron cai trị xứ Syracuse (mà tôi đã có dịp nói tới ở những chương trên). Ông chính là một vị Tướng chỉ huy đạo quân đánh thuê của xứ này. Ông sớm thấy đoàn quân này vô ích, nguy hại như những đoàn quân đồng loại ở nước Ý của chúng ta hiện giờ. Khốn nỗi, ông lại bị kẹt vào tình trạng không thể giữ bọn này được, lại không thể giải tán nổi bọn chúng. Ông bèn mưu giết hại, loại sạch bọn chúng. Sau đó ông lãnh đạo công cuộc chiến đấu hoàn toàn với quân sĩ riêng của ông, tuyệt đối không dùng tới lực lượng của kẻ khác nữa.
Tôi cũng muốn nhắc lại một chuyện tương tự, có chép trong Cựu Ước. Khi David hiến mình cho Saul, tình nguyện đi diệt Goliath, Chủ soái dân Philistins, Saul muốn David giữ vững can trường, bèn giao khí giới áo giáp của mình cho David. Ông này, sau khi đã mặc thử áo giáp vào người, liền trả lại cho Saul và nói là bộ giáp đó chỉ khiến cho ông mất niềm tự tin vào tài sức mình. Rồi ông lên đường đi tìm kẻ địch với một nỏ một đao.
Nói tóm lại dùng khí giới của người khác để chiến đấu chỉ tổ cho nó đâm vào lưng, đè lên người, siết vào cổ mình thôi.
Vus Charles VII nước Pháp, Phụ hoàng của Vua Louis XI, là một vị Hoàng đế có thực tài và lại có thêm tài sản vĩ đại. Ngài đã giải thoát được nước Pháp khỏi ách thống trị của người Anh Cát Lợi, thấu triệt sự cần thiết phải lập một đạo quân gồm binh sĩ bản xứ của mình, Ngài đã thành lập được một đạo kỵ binh, và một đạo bộ binh gồm toàn người trong nước. Nhưng người con Ngài sau đó là Vua Louis, lại bỏ hẳn ngành bộ binh bản xứ và bắt đầu đi tuyển mướn người Thụy Sĩ thay thế vào. Các đời Vua sau cũng theo chính sách sai lầm ấy, khiến cho đến ngày nay, ta thấy nước Pháp ở vào một tình thế vô cùng nguy hiểm. Quân đội Pháp trở nên lai căng vì chính quyền đã nâng quá cao đoàn quân mướn, gốc người Thụy Sĩ, lên đài danh vọng, đến nỗi đoàn kỵ binh bản xứ cũng phải lệ thuộc đoàn quân ngoại lai. Đoàn kỵ binh bản xứ đã quá thấm nhuần thói quen chiến đấu bên cạnh đoàn bộ binh Thụy Sĩ, nên họ không còn khả năng để chiến thắng một mình nữa. Giờ đây người Pháp không còn đủ sức chống lại quân Thụy Sĩ, họ cũng không còn gây chiến với xứ khác, nếu không có đoàn quân Thụy Sĩ này. Vậy quân đội của Pháp là một đạo quân hỗn hợp, một phần là quân thuê mướn, một phần là quân gốc bản xứ. Giá trị đoàn quân hỗn hợp này cao hơn giá trị đoàn quân hoàn toàn thuê mướn hay hoàn toàn ngoại bang phụ trợ, nhưng lại kém hẳn giá trị của một đoàn quân thuần túy bản xứ, gồm toàn thần dân trong nước. Sau đó uy thế nước Pháp bị kém sút đi. Quả là một tỷ dụ lịch sử hiển nhiên. Ví thử các vị thừa kế Tiên hoàng Charles VII cứ theo đuổi và cải thiện chính sách của Ngài thì Đế quốc Pháp đã có một uy thế vô địch. Khốn nỗi kẻ hậu thế lại thường kém trí suy xét, kém tài khôn ngoan, đã bị quyến rũ do hương vị ngọt ngào giả tạo, không biết ở trong còn có bao nhiêu nọc đọc.
Như vậy ta thấy vị Chúa nào có quyền lãnh đạo một Quốc gia, mà không tiên liệu được những nguy hiểm, những tai biến ngay từ lúc nó sắp phát xuất, thì thật là không khôn ngoan tài cán tí nào. Thực ra, cũng ít người có tài năng thiên phú ấy. Nếu xét kỹ căn nguyên sự suy sụp của Đế quốc La Mã, ta sẽ thấy bắt đầu là do sự thuê mướn quân sĩ người Goths. Ngay từ lúc đó, binh lực Đế quốc trở nên lai căng. Vì thế giá trị chiến đấu của chính binh sĩ La Mã bắt đầu suy nhược sút kém, trong khi giá trị của bọn lính người Goths cứ tăng dần.
Kết luận một: Quốc gia không thể chắc chắn vững mạnh được, nếu không tự lập đầy đủ một quân lực thuần túy Quốc gia đó và khi ấy tồn vong cũng sẽ tùy thuộc sự may rủi.
Câu châm ngôn sau đây của Tacite vẫn luôn luôn có giá trị :
“Không có gì yếu ớt và mong manh hơn uy danh của một cường quốc không có binh lực riêng của mình” (Rien n’est si faible ou instable que le renom d’une puissance qui ne s’appuie pas sur une force à elle).
Một binh lực riêng của mình phải là một đạo quân gồm toàn thần tử và các hạng công dân trong nước, ngoài ra phải coi là quân thuê mướn và quân phụ trợ hết. Muốn lập một binh lực thuần túy Quốc gia không phải là chuyện khó. Chỉ cần noi gương bốn nhân vật điển hình mà tôi kể trên đây. Thêm nữa ta có thể kể Hoàng đế Philippe, Phụ hoàng của Alexandre le Grand (A Lịch Sơn đại đế), cùng nhiều Vương quốc và Cộng hòa khác nữa, cũng đã tự lập được những quân lực thuần túy Quốc gia.



Nói tới đoàn quân phụ trợ, ta liên tưởng ngay tới một bọn binh sĩ vô ích. Khi cầu cứu với một vị Chúa khác, vị này mới mang quân đến giúp ta bảo vệ non sông. Ví dụ trong cuộc tranh chấp với xứ Ferrare, Giáo hoàng Jules II đã thất vọng với bộ mặt hèn yếu của đoàn quân thuê mướn, liền quay sang ký kết hiệp ước với vua Ferdinand nước Y Pha Nho để mượn quân sang giúp. Nhưng đạo quân viễn chinh đi giúp nước khác như kiểu này, chỉ tốt đối với chính Chủ soái của họ và chỉ đem lợi lại cho người này mà thôi. Còn những kẻ cầu cứu tới họ sẽ thiệt hại vô cùng. Nếu đoàn quân đó thua, thì nước mình vẫn là nước bại trận. Nếu đoàn quân đó thắng mình sẽ trở nên tù nhân của đoàn quân này.
Trong lịch sử cổ thời, đầy dãy những biến cố như trên đây. Nhưng tôi cần phải kể một trường hợp tiêu biểu vừa xảy ra: trường hợp Đức Giáo hoàng Jules II. Khi muốn chiếm xứ Ferrare, Ngài đã vô cùng khờ dại tự đặt mình trong tay một ngoại bang. Nhưng thật may mắn cho Ngài, có một đệ tam biến cố xảy ra đã giảm bớt tai họa do sự quyết định sai lầm của Ngài. Đúng lúc đạo quân cứu trợ ngoại nhân bị quân địch đánh tan ở thành Ravenne, bất ngờ đạo quân Thụy Sĩ vừa kéo đến đánh bại được địch quân. Nhờ đó Ngài thoát khỏi cảnh kìm hãm, như một tù nhân giữa một bên là địch quân, một bên là bọn quân ngoại bang đến cứu trợ (Ngài thắng trận là nhờ ở đạo quân Thụy Sĩ chứ không phải nhờ ở bọn quân cứu trợ, vì chính bọn quân này đã bị địch quân đánh bại). Dân Florentins vì không quân lực nên dẫn mười ngàn quân Pháp vào đất Ý để chiếm thành Pise cho họ; họ đã tự mang họa vào thân. Hoàng đế Constantinople khi xưa, để chống lại lân bang, đã gọi mười ngàn quân Thổ vào đất Hy Lạp. Sau khi chấm dứt chiến tranh bọn này lại không muốn rời khỏi Hy Lạp. Đó là bước đầu cuộc xâm lăng xứ này bởi bọn vô đạo.
Tóm lại chỉ có vị Chúa nào khờ khạo, chiến mà không muốn thắng, thì mới cầu cứu tới đoàn quân cứu trợ ngoại nhân. Bọn này còn nguy hiểm bằng mấy bọn quân thuê mướn. Dùng bọn họ ta thấy thua thiệt trước không sao thắng được, vì họ là một đoàn quân có hệ thống tổ chức hẳn hòi, đã quen tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp của họ hơn ta. Còn bọn quân thuê mướn sau khi thắng trận, họ có muốn làm hại ta cũng phải mất nhiều thời gian, họ còn phải chờ lâu may ra mới có cơ hội thuận tiện, bởi vì đoàn quân đó ô hợp, không có hệ thống cơ ngũ chặt chẽ. Vả lại chính ta tuyển dụng họ dần dần và trả lương bổng trực tiếp cho họ. Chức vị chỉ huy bọn ô hợp này cố nhiên ta đã đặt một đệ tam cá nhân. Vị chỉ huy này không thể một sớm một chiều gây đủ uy tín có thể lôi cuốn họ vào con đường nguy hại cho ta được. Rốt cuộc, đối với bọn quân thuê mướn, điều nguy hiểm nhất cho ta là sự lười biếng và hèn nhát khi lâm trận. Còn đối với bọn ngoại nhân cứu trợ, điều nguy hiểm nhất lại là sự can trường của bọn này.
Vậy, một vị Chúa có trí óc khôn ngoan, phải tránh sự ỷ lại vào hai loại quân nói trên và phải quyết tâm chấp nhận trước, thà thua trận với quân sĩ của mình còn hơn thắng trận nhờ quân ngoại bang. Và phải nhận định, một chiến thắng do lực lượng kẻ khác mang tới cho ta là một chiến thắng giả tạo.
Đến đây ta có thể đem trường hợp và hành vi của César Borgia ra phân tích, xem có giống trường hợp trên không? Vị Công tước này, khi tấn công xứ Romagne với một đoàn quân phụ trợ toàn người Pháp, hạ hai thanh trì Imola và Fali dễ như không. Nhưng sau đó ông thấy ngay rằng bọn quân này không thể tin cậy được. Ông quyết định thuê mướn quân của bọn Osini và Vitelli, nghĩ rằng bọn này ít nguy hiểm hơn. Về sau ông lại thấy rõ bọn mới này có thái độ khả nghi, tỏ vẻ vô lương và rất có thể gây nguy hại hơn nữa, ông bèn sa thải hết và quyết tự lập một đoàn quân hoàn toàn của riêng ông. Sau đó người ta mới thấy tình thế trong nước khác hẳn. Uy danh ông nổi bật hơn trong thời gian ông dùng mấy hạng quân phụ trợ của người Pháp và quân thuê mướn của bọn Osini và Vitelli. Từ đó, toàn thể quân sĩ chỉ đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp duy nhất của ông. Uy danh càng cao lên, thiên hạ lại càng e sợ ông, bởi vì ông thực sự là chúa tể của các lực lượng riêng do ông lập nên.
Tôi cũng muốn kể một trường hợp điển hình nữa, là Công tước Hiéron cai trị xứ Syracuse (mà tôi đã có dịp nói tới ở những chương trên). Ông chính là một vị Tướng chỉ huy đạo quân đánh thuê của xứ này. Ông sớm thấy đoàn quân này vô ích, nguy hại như những đoàn quân đồng loại ở nước Ý của chúng ta hiện giờ. Khốn nỗi, ông lại bị kẹt vào tình trạng không thể giữ bọn này được, lại không thể giải tán nổi bọn chúng. Ông bèn mưu giết hại, loại sạch bọn chúng. Sau đó ông lãnh đạo công cuộc chiến đấu hoàn toàn với quân sĩ riêng của ông, tuyệt đối không dùng tới lực lượng của kẻ khác nữa.
Tôi cũng muốn nhắc lại một chuyện tương tự, có chép trong Cựu Ước. Khi David hiến mình cho Saul, tình nguyện đi diệt Goliath, Chủ soái dân Philistins, Saul muốn David giữ vững can trường, bèn giao khí giới áo giáp của mình cho David. Ông này, sau khi đã mặc thử áo giáp vào người, liền trả lại cho Saul và nói là bộ giáp đó chỉ khiến cho ông mất niềm tự tin vào tài sức mình. Rồi ông lên đường đi tìm kẻ địch với một nỏ một đao.
Nói tóm lại dùng khí giới của người khác để chiến đấu chỉ tổ cho nó đâm vào lưng, đè lên người, siết vào cổ mình thôi.
Vus Charles VII nước Pháp, Phụ hoàng của Vua Louis XI, là một vị Hoàng đế có thực tài và lại có thêm tài sản vĩ đại. Ngài đã giải thoát được nước Pháp khỏi ách thống trị của người Anh Cát Lợi, thấu triệt sự cần thiết phải lập một đạo quân gồm binh sĩ bản xứ của mình, Ngài đã thành lập được một đạo kỵ binh, và một đạo bộ binh gồm toàn người trong nước. Nhưng người con Ngài sau đó là Vua Louis, lại bỏ hẳn ngành bộ binh bản xứ và bắt đầu đi tuyển mướn người Thụy Sĩ thay thế vào. Các đời Vua sau cũng theo chính sách sai lầm ấy, khiến cho đến ngày nay, ta thấy nước Pháp ở vào một tình thế vô cùng nguy hiểm. Quân đội Pháp trở nên lai căng vì chính quyền đã nâng quá cao đoàn quân mướn, gốc người Thụy Sĩ, lên đài danh vọng, đến nỗi đoàn kỵ binh bản xứ cũng phải lệ thuộc đoàn quân ngoại lai. Đoàn kỵ binh bản xứ đã quá thấm nhuần thói quen chiến đấu bên cạnh đoàn bộ binh Thụy Sĩ, nên họ không còn khả năng để chiến thắng một mình nữa. Giờ đây người Pháp không còn đủ sức chống lại quân Thụy Sĩ, họ cũng không còn gây chiến với xứ khác, nếu không có đoàn quân Thụy Sĩ này. Vậy quân đội của Pháp là một đạo quân hỗn hợp, một phần là quân thuê mướn, một phần là quân gốc bản xứ. Giá trị đoàn quân hỗn hợp này cao hơn giá trị đoàn quân hoàn toàn thuê mướn hay hoàn toàn ngoại bang phụ trợ, nhưng lại kém hẳn giá trị của một đoàn quân thuần túy bản xứ, gồm toàn thần dân trong nước. Sau đó uy thế nước Pháp bị kém sút đi. Quả là một tỷ dụ lịch sử hiển nhiên. Ví thử các vị thừa kế Tiên hoàng Charles VII cứ theo đuổi và cải thiện chính sách của Ngài thì Đế quốc Pháp đã có một uy thế vô địch. Khốn nỗi kẻ hậu thế lại thường kém trí suy xét, kém tài khôn ngoan, đã bị quyến rũ do hương vị ngọt ngào giả tạo, không biết ở trong còn có bao nhiêu nọc đọc.
Như vậy ta thấy vị Chúa nào có quyền lãnh đạo một Quốc gia, mà không tiên liệu được những nguy hiểm, những tai biến ngay từ lúc nó sắp phát xuất, thì thật là không khôn ngoan tài cán tí nào. Thực ra, cũng ít người có tài năng thiên phú ấy. Nếu xét kỹ căn nguyên sự suy sụp của Đế quốc La Mã, ta sẽ thấy bắt đầu là do sự thuê mướn quân sĩ người Goths. Ngay từ lúc đó, binh lực Đế quốc trở nên lai căng. Vì thế giá trị chiến đấu của chính binh sĩ La Mã bắt đầu suy nhược sút kém, trong khi giá trị của bọn lính người Goths cứ tăng dần.
Kết luận một: Quốc gia không thể chắc chắn vững mạnh được, nếu không tự lập đầy đủ một quân lực thuần túy Quốc gia đó và khi ấy tồn vong cũng sẽ tùy thuộc sự may rủi.

Câu châm ngôn sau đây của Tacite vẫn luôn luôn có giá trị :
“Không có gì yếu ớt và mong manh hơn uy danh của một cường quốc không có binh lực riêng của mình” (Rien n’est si faible ou instable que le renom d’une puissance qui ne s’appuie pas sur une force à elle).

Một binh lực riêng của mình phải là một đạo quân gồm toàn thần tử và các hạng công dân trong nước, ngoài ra phải coi là quân thuê mướn và quân phụ trợ hết. Muốn lập một binh lực thuần túy Quốc gia không phải là chuyện khó. Chỉ cần noi gương bốn nhân vật điển hình mà tôi kể trên đây. Thêm nữa ta có thể kể Hoàng đế Philippe, Phụ hoàng của Alexandre le Grand (A Lịch Sơn đại đế), cùng nhiều Vương quốc và Cộng hòa khác nữa, cũng đã tự lập được những quân lực thuần túy Quốc gia.
Quân Vương
Lời giới thiệu của Raymond Aron
Lời mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26