Chương 17
Tác giả: Machiavel
Vương hầu nào cũng muốn có tiếng nhân từ không độc ác. Nhưng lòng nhân từ cần phải thi thố cho đúng lối. César Borgia đi có tiếng là người độc ác. Nhưng nhờ sự tàn ác của ông mà xứ Romagne được cải tiến, thống nhất, nhân dân trở nên trung thành và được sống trong thanh bình. Cân nhắc ta thấy César Borgia còn nhân từ hơn là dân Florentins. Dân này chỉ vì muốn giữ tiếng nhân từ, tử tế đã để cho cả tỉnh Pistola phải bị tiêu diệt. Vậy một Vương hầu không nên sợ mang tiếng là tàn ác, khi cần phải giữ thần dân trong vòng đoàn kết và phục tùng. Kinh nghiệm cho thấy, như thế có đức nhân từ hơn làm ra vẻ thương dân lại để cho trật tự rối loạn rồi xảy ra những vụ cướp bóc giết chóc nhau lung tung trong dân chúng. Những biến cố này thường thiệt hại cho toàn thể nhân dân, còn những sự trừng phạt nghiêm khắc của Vương hầu chỉ đụng chạm đến những cá nhân mà thôi. Trong số các Vương hầu vị nào mới lên ngôi không sao tránh nổi tiếng nghiêm khắc, tàn ác được, vì ở những đất đai mới chiếm đóng có nhiều sự hiểm nghèo cần phải dẹp yên.
Nhưng vị tân Chúa không nên quá tự tin mà hành động hấp tấp, cũng không nên quá rụt rè e sợ, trái lại cần phải biết xử sự bình tĩnh ôn hòa, khôn khéo theo lòng nhân đạo. Phải tránh đừng quá tin người để mắc nhiều sơ hở và đừng đa nghi quá đến nỗi thành bất nhất không ai chịu tin theo nữa.
Đến đây, một cuộc tranh luận phát khởi để nhận định xem một vị Vương hầu để dân yêu và một vị để dân sợ, đằng nào có lợi hơn. Tôi trả lời ngay là cần cả hai thứ. Nhưng dung hợp cả hai thứ đó thật khó khăn vô cùng. Nếu chỉ được có một thứ, chắc chắn hơn hết là làm cho dân sợ mình còn hơn để cho dân yêu. Thường tình con người bội bạc và gian trá, tính tình thay đổi luôn, thấy nguy cơ thì sợ, thấy lợi thì ham. Khi còn thi ân được cho họ, họ hoàn toàn thuộc về ta, tỏ vẻ sẵn lòng cống hiến xương máu, tài sản, tính mệnh, con cái của họ cho ta. Nhưng chỉ được vậy khi họ thấy còn lâu ta mới cần dùng đến những thứ ấy. Khi trông thấy ta sắp cần tới họ, tức thì họ lẩn tránh ngay. Vị Chúa nào chỉ tin vào lời đường mật của họ mà không chuẩn bị đề phòng, rồi ra cũng sẽ đi đến bại vong. Những tình nghĩa gây nên do lợi lộc, tiền bạc không do lòng chân thành cao quý vô tư, thường chưa được thử thách trong lúc nguy nan bao giờ, nên khi ta cần tới, nó sẽ tiêu tan ngay. Con người lúc nào cũng sẵn sàng làm hại kẻ hiền lành khả ái hơn là kẻ có uy quyền ai ai cũng phải khiếp sợ. Tình nghĩa chỉ tồn tại do dây chuyền của ân huệ liên tiếp. Bản tính con người độc ác đến nỗi khi thấy trước mắt một tư lợi nào lớn hơn, tức thì sợi dây chuyền đó sẽ bị cắt luôn. Nhưng khi trí óc bị ám ảnh về những trừng phạt nghiêm khắc thì con người lại sợ hãi không dám hành động cẩu thả như vậy. Dù sao vị Chúa cũng phải biết cách làm oai cho dân sợ ở mức độ không phải cần dân yêu mến, nhưng phải tránh đừng để cho dân ghét. Chúa vẫn rất có thể có cả hai điểm: dân sợ uy quyền đồng thời không oán ghét mình. Muốn được như vậy cần phải tuyệt đối không cướp tiền, chiếm vợ của thần dân. Khi cần cũng nên chém giết một vài kẻ xấu, nhưng phải có lý do chứng cớ minh bạch. Trường hợp nào cũng vậy, tài sản của dân chúng phải được tôn trọng triệt để, vì con người có thể quên cái chết của cha đẻ nhưng không bao giờ quên sự mất mát tài sản của họ. Một vị Chúa đã lập tâm bóc lột nhân dân thì thiếu gì lý do để chiếm đoạt tài sản của họ. Muốn tìm lý do để xử tử một người dân còn dễ hơn thế nữa, việc này lại chóng bị quên lãng hơn.
Khi chỉ huy một đạo quân đông đảo, Chúa tuyệt đối không được sợ mang tiếng ác nghiệt. Có như vậy đạo quân mới thuần nhất trong kỷ luật sẵn sàng chiến đấu. Annibal là một danh Tướng có nhiều thành tích vẻ vang. Người ta kể lại, khi ông có trách nhiệm chỉ huy một đạo quân ô hợp rất lớn gồm binh sĩ nhiều nước chiến đấu ở hải ngoại xa xôi, không bao giờ xảy ra sự xích mích nội bộ hay một hành động phản bội nào. Được như vậy nhờ tính ác nghiệt đến vô nhân đạo của ông. Thêm vào nhiều đức tính khác nữa, lúc nào ông cũng được binh sĩ tôn trọng và kính sợ. Nhiều sử gia viết về ông, không khảo sát cặn kẽ, rất tán dương sự nghiệp của ông, nhưng lại chê trách những hành động tạo nên sự thành công này.
Một lãnh tụ nếu đã nghiêm khắc, dầu có nhiều đức tính tốt khác cũng không đủ. Ta lấy ngay Tướng Scipion làm tỷ dụ. Ông là một nhân vật nổi danh trong lịch sử, nhưng tại Tây Ban Nha, quân đội của ông nổi loạn chống lại ông. Lý do: ông là người quá hiền lành và nhân từ để cho binh sĩ tự do quá mức đến bất chấp cả kỷ luật binh pháp. Giữa Quốc hội, Nghị sĩ Fabius Maximus đã phải công kích ông là kẻ làm mục nát cả một đạo quân anh dũng của La Mã. Một chuyện nữa, dân Locrieno bị một viên Tùy tá của ông bóc lột và tiêu diệt mà ông không hề bảo vệ đám dân này và không hề trừng phạt viên Tùy tá đắc tội kia. Khi việc đưa ra xét xử, ông được tha thứ nhờ lời biện hộ này: “Trên đời có nhiều hạng người cũng giống như Scipion, chỉ biết giữ mình để không bao giờ sa ngã, hơn là trừng trị tội lỗi của kẻ khác”. Với tính tình nhu nhược ấy, nếu Scipion được cầm quyền lâu dài, uy danh cũng chẳng còn. Nhưng may thay trên ông còn quyền hành của Thượng nghị viện La Mã, nên những lỗi lầm của ông không rõ rệt. Nhờ vậy, danh tiếng của ông vẫn còn.
Trở lại câu hỏi nên để cho dân sợ hay dân yêu, tôi kết luận người dân khi yêu là do ý thích thất thường của họ, khi sợ vì uy quyền của Chúa. Vị Chúa khôn ngoan cẩn trọng phải căn cứ vào mình, chứ đừng trông mong vào người khác. Một điều cần tâm niệm luôn là phải xử sự cho dân đừng oán ghét mình.
Vương hầu nào cũng muốn có tiếng nhân từ không độc ác. Nhưng lòng nhân từ cần phải thi thố cho đúng lối. César Borgia đi có tiếng là người độc ác. Nhưng nhờ sự tàn ác của ông mà xứ Romagne được cải tiến, thống nhất, nhân dân trở nên trung thành và được sống trong thanh bình. Cân nhắc ta thấy César Borgia còn nhân từ hơn là dân Florentins. Dân này chỉ vì muốn giữ tiếng nhân từ, tử tế đã để cho cả tỉnh Pistola phải bị tiêu diệt. Vậy một Vương hầu không nên sợ mang tiếng là tàn ác, khi cần phải giữ thần dân trong vòng đoàn kết và phục tùng. Kinh nghiệm cho thấy, như thế có đức nhân từ hơn làm ra vẻ thương dân lại để cho trật tự rối loạn rồi xảy ra những vụ cướp bóc giết chóc nhau lung tung trong dân chúng. Những biến cố này thường thiệt hại cho toàn thể nhân dân, còn những sự trừng phạt nghiêm khắc của Vương hầu chỉ đụng chạm đến những cá nhân mà thôi. Trong số các Vương hầu vị nào mới lên ngôi không sao tránh nổi tiếng nghiêm khắc, tàn ác được, vì ở những đất đai mới chiếm đóng có nhiều sự hiểm nghèo cần phải dẹp yên.
Nhưng vị tân Chúa không nên quá tự tin mà hành động hấp tấp, cũng không nên quá rụt rè e sợ, trái lại cần phải biết xử sự bình tĩnh ôn hòa, khôn khéo theo lòng nhân đạo. Phải tránh đừng quá tin người để mắc nhiều sơ hở và đừng đa nghi quá đến nỗi thành bất nhất không ai chịu tin theo nữa.
Đến đây, một cuộc tranh luận phát khởi để nhận định xem một vị Vương hầu để dân yêu và một vị để dân sợ, đằng nào có lợi hơn. Tôi trả lời ngay là cần cả hai thứ. Nhưng dung hợp cả hai thứ đó thật khó khăn vô cùng. Nếu chỉ được có một thứ, chắc chắn hơn hết là làm cho dân sợ mình còn hơn để cho dân yêu. Thường tình con người bội bạc và gian trá, tính tình thay đổi luôn, thấy nguy cơ thì sợ, thấy lợi thì ham. Khi còn thi ân được cho họ, họ hoàn toàn thuộc về ta, tỏ vẻ sẵn lòng cống hiến xương máu, tài sản, tính mệnh, con cái của họ cho ta. Nhưng chỉ được vậy khi họ thấy còn lâu ta mới cần dùng đến những thứ ấy. Khi trông thấy ta sắp cần tới họ, tức thì họ lẩn tránh ngay. Vị Chúa nào chỉ tin vào lời đường mật của họ mà không chuẩn bị đề phòng, rồi ra cũng sẽ đi đến bại vong. Những tình nghĩa gây nên do lợi lộc, tiền bạc không do lòng chân thành cao quý vô tư, thường chưa được thử thách trong lúc nguy nan bao giờ, nên khi ta cần tới, nó sẽ tiêu tan ngay. Con người lúc nào cũng sẵn sàng làm hại kẻ hiền lành khả ái hơn là kẻ có uy quyền ai ai cũng phải khiếp sợ. Tình nghĩa chỉ tồn tại do dây chuyền của ân huệ liên tiếp. Bản tính con người độc ác đến nỗi khi thấy trước mắt một tư lợi nào lớn hơn, tức thì sợi dây chuyền đó sẽ bị cắt luôn. Nhưng khi trí óc bị ám ảnh về những trừng phạt nghiêm khắc thì con người lại sợ hãi không dám hành động cẩu thả như vậy. Dù sao vị Chúa cũng phải biết cách làm oai cho dân sợ ở mức độ không phải cần dân yêu mến, nhưng phải tránh đừng để cho dân ghét. Chúa vẫn rất có thể có cả hai điểm: dân sợ uy quyền đồng thời không oán ghét mình. Muốn được như vậy cần phải tuyệt đối không cướp tiền, chiếm vợ của thần dân. Khi cần cũng nên chém giết một vài kẻ xấu, nhưng phải có lý do chứng cớ minh bạch. Trường hợp nào cũng vậy, tài sản của dân chúng phải được tôn trọng triệt để, vì con người có thể quên cái chết của cha đẻ nhưng không bao giờ quên sự mất mát tài sản của họ. Một vị Chúa đã lập tâm bóc lột nhân dân thì thiếu gì lý do để chiếm đoạt tài sản của họ. Muốn tìm lý do để xử tử một người dân còn dễ hơn thế nữa, việc này lại chóng bị quên lãng hơn.
Khi chỉ huy một đạo quân đông đảo, Chúa tuyệt đối không được sợ mang tiếng ác nghiệt. Có như vậy đạo quân mới thuần nhất trong kỷ luật sẵn sàng chiến đấu. Annibal là một danh Tướng có nhiều thành tích vẻ vang. Người ta kể lại, khi ông có trách nhiệm chỉ huy một đạo quân ô hợp rất lớn gồm binh sĩ nhiều nước chiến đấu ở hải ngoại xa xôi, không bao giờ xảy ra sự xích mích nội bộ hay một hành động phản bội nào. Được như vậy nhờ tính ác nghiệt đến vô nhân đạo của ông. Thêm vào nhiều đức tính khác nữa, lúc nào ông cũng được binh sĩ tôn trọng và kính sợ. Nhiều sử gia viết về ông, không khảo sát cặn kẽ, rất tán dương sự nghiệp của ông, nhưng lại chê trách những hành động tạo nên sự thành công này.
Một lãnh tụ nếu đã nghiêm khắc, dầu có nhiều đức tính tốt khác cũng không đủ. Ta lấy ngay Tướng Scipion làm tỷ dụ. Ông là một nhân vật nổi danh trong lịch sử, nhưng tại Tây Ban Nha, quân đội của ông nổi loạn chống lại ông. Lý do: ông là người quá hiền lành và nhân từ để cho binh sĩ tự do quá mức đến bất chấp cả kỷ luật binh pháp. Giữa Quốc hội, Nghị sĩ Fabius Maximus đã phải công kích ông là kẻ làm mục nát cả một đạo quân anh dũng của La Mã. Một chuyện nữa, dân Locrieno bị một viên Tùy tá của ông bóc lột và tiêu diệt mà ông không hề bảo vệ đám dân này và không hề trừng phạt viên Tùy tá đắc tội kia. Khi việc đưa ra xét xử, ông được tha thứ nhờ lời biện hộ này: “Trên đời có nhiều hạng người cũng giống như Scipion, chỉ biết giữ mình để không bao giờ sa ngã, hơn là trừng trị tội lỗi của kẻ khác”. Với tính tình nhu nhược ấy, nếu Scipion được cầm quyền lâu dài, uy danh cũng chẳng còn. Nhưng may thay trên ông còn quyền hành của Thượng nghị viện La Mã, nên những lỗi lầm của ông không rõ rệt. Nhờ vậy, danh tiếng của ông vẫn còn.
Trở lại câu hỏi nên để cho dân sợ hay dân yêu, tôi kết luận người dân khi yêu là do ý thích thất thường của họ, khi sợ vì uy quyền của Chúa. Vị Chúa khôn ngoan cẩn trọng phải căn cứ vào mình, chứ đừng trông mong vào người khác. Một điều cần tâm niệm luôn là phải xử sự cho dân đừng oán ghét mình.