Machiavel
Chương 2
Tác giả: Machiavel
Tôi đã gạt ra ngoài lề những xứ Cộng hòa Dân quốc mà tôi sẽ bàn kỹ ở nơi khác. Suốt ở những trang dưới, với thể văn vắn tắt, tôi sẽ trình bày lần lượt theo khuôn khổ vạch ra trong chương đầu trên đây, tôi chỉ chuyên chú đến các Vương quốc, biện luận, tìm hiểu xem những xứ ấy đã được cai trị và gìn giữ như thế nào.
Tôi có thể nói ngay rằng các Vương Quốc dưới chế độ Thế tập gần gũi với dòng giống quý tộc nhà Chúa nên công cuộc bảo tồn dễ dàng hơn là ở các xứ mới chiếm. Đấng Quân vương chỉ cần đừng làm xáo trộn, đừng thay đổi nền trật tự cũ do tiền nhân đã lập nên. Ngoài ra, khi có sự xích mích gì xảy ra thì chỉ tìm cách làm êm dịu đi thì yên việc cả. Ở đây nhà Vua chỉ cần có mức tài năng, khôn khéo bậc trung cũng giữ được địa vị của mình, trừ trường hợp bị truất phế do một lực lượng địch quân đặc biệt hùng mạnh.
Kẻ loạn thần chiếm ngôi cũng chẳng vững đâu, khi chỉ xảy một biến cố nhỏ là hắn đổ ngay để cựu Chúa có thể tái ngự lên ngai vàng.
Một tỷ dụ: ở Ý Đại Lợi, Quận công xứ Ferrare năm 1484 bị người Venitien tấn công, năm 1510 bị quân của Giáo hoàng Jules đả phá. Hai lần đều thua mà vẫn giữ nổi ngai vàng, chỉ nhờ ở mức thâm niên của Vương tộc này và cũng vì nhà Vua trị vì là do luật thiên nhiên, từ trước tới nay chưa có nhiều lý do cần thiết buộc Ngài phải làm những việc dở khiến cho dân chúng trong xứ mất lòng, tủi nhục. Như vậy chắc chắn Vua được dân mến yêu hơn những kẻ manh tâm phản loạn, nếu nhà Vua lại không có nhiều tính hư, tật xấu quá đáng cho dân phải ghét bỏ, thì tất nhiên cảm tình của dân sẽ nghiên về Ngài. Vả lại sự thâm niên và liên tục trị vì của dòng họ nhà Vua, những kỷ niệm để lại trong nước khiến cho dân tự gạt bỏ những lý do của bất cứ một sự thay đổi nào. Họ cũng thừa hiểu mỗi cuộc thay vị đổi ngôi chỉ là những viên đá đặt trước để gây nên một cuộc thay vị đổi ngôi mới khác nữa.
Tôi đã gạt ra ngoài lề những xứ Cộng hòa Dân quốc mà tôi sẽ bàn kỹ ở nơi khác. Suốt ở những trang dưới, với thể văn vắn tắt, tôi sẽ trình bày lần lượt theo khuôn khổ vạch ra trong chương đầu trên đây, tôi chỉ chuyên chú đến các Vương quốc, biện luận, tìm hiểu xem những xứ ấy đã được cai trị và gìn giữ như thế nào.
Tôi có thể nói ngay rằng các Vương Quốc dưới chế độ Thế tập gần gũi với dòng giống quý tộc nhà Chúa nên công cuộc bảo tồn dễ dàng hơn là ở các xứ mới chiếm. Đấng Quân vương chỉ cần đừng làm xáo trộn, đừng thay đổi nền trật tự cũ do tiền nhân đã lập nên. Ngoài ra, khi có sự xích mích gì xảy ra thì chỉ tìm cách làm êm dịu đi thì yên việc cả. Ở đây nhà Vua chỉ cần có mức tài năng, khôn khéo bậc trung cũng giữ được địa vị của mình, trừ trường hợp bị truất phế do một lực lượng địch quân đặc biệt hùng mạnh.
Kẻ loạn thần chiếm ngôi cũng chẳng vững đâu, khi chỉ xảy một biến cố nhỏ là hắn đổ ngay để cựu Chúa có thể tái ngự lên ngai vàng.
Một tỷ dụ: ở Ý Đại Lợi, Quận công xứ Ferrare năm 1484 bị người Venitien tấn công, năm 1510 bị quân của Giáo hoàng Jules đả phá. Hai lần đều thua mà vẫn giữ nổi ngai vàng, chỉ nhờ ở mức thâm niên của Vương tộc này và cũng vì nhà Vua trị vì là do luật thiên nhiên, từ trước tới nay chưa có nhiều lý do cần thiết buộc Ngài phải làm những việc dở khiến cho dân chúng trong xứ mất lòng, tủi nhục. Như vậy chắc chắn Vua được dân mến yêu hơn những kẻ manh tâm phản loạn, nếu nhà Vua lại không có nhiều tính hư, tật xấu quá đáng cho dân phải ghét bỏ, thì tất nhiên cảm tình của dân sẽ nghiên về Ngài. Vả lại sự thâm niên và liên tục trị vì của dòng họ nhà Vua, những kỷ niệm để lại trong nước khiến cho dân tự gạt bỏ những lý do của bất cứ một sự thay đổi nào. Họ cũng thừa hiểu mỗi cuộc thay vị đổi ngôi chỉ là những viên đá đặt trước để gây nên một cuộc thay vị đổi ngôi mới khác nữa.