watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Quân Vương-Chương 16 - tác giả Machiavel Machiavel

Machiavel

Chương 16

Tác giả: Machiavel

Trong hai phẩm tính nếu trên đây, tôi phải nói ngay có lẽ hào phóng thì tốt hơn. Nhưng hào phóng đến mức mang tiếng phóng túng thì chính mình làm hại mình. Nếu chi tiêu đúng mức phải chăng sẽ không được tiếng hào phóng, trái lại còn bị chê là bủn xỉn bần tiện. Muốn gây được danh tiếng hào phóng đối với những kẻ quanh mình, trăm sự đều phải cực kỳ huy hoàng sang trọng; đến một lúc vị Chúa hào phóng lãng phí hết tài sản. Khi đó nếu vẫn còn muốn giữ tiếng tăm ấy, tất nhiên phải bóc lột tới nhân dân, lập sưu cao thuế nặng, và không từ việc gì có thể làm ra tiền bạc. Từ đó nhân dân bắt đầu chán ghét, không còn ai muốn quý mến, vì Chúa đã lâm vào cảnh nghèo rồi. Trong khi Chúa phóng túng, phung phí quá trớn đã làm thiệt hại đa số nhân dân mà chỉ một thiểu số được thụ hưởng. Đến lúc tình thế rối ren, Chúa sẽ là người trước tiên nhận lãnh tai vạ hiểm nghèo. Nếu Ngài biết trước tai vạ sẽ xảy ra như thế, để bớt phung phí trong khi đang phóng túng, thì lại mang tiếng bần tiện keo kiệt.
Vậy một vị Chúa công, nếu không đủ tài lực đóng vai hào phóng để khỏi gây tai biến cho mình và nếu có đủ trí óc khôn ngoan thì hãy đành chịu tiếng là người bủn xỉn. Thời gian còn dài, một ngày kia gặp cuộc chiến tranh hay cơ hội xây dựng những đại công tac, Ngài tránh được cho dân khỏi phải đóng góp nặng nề, tất nhiên sẽ được dân quý mến hơn là hào phóng. Như thế Ngài đã thi ân cho toàn thể nhân dân rồi đó. Có mang tiếng bủn xỉn cần kiệm chăng nữa, cũng chỉ đối với thiểu số quen thói thụ hưởng các ân huệ. Ở thời đương kim ta chỉ thấy những người có tiếng cần kiệm mới làm được việc lớn. Kẻ hoang phí đều thất bại hết. Giáo hoàng Jules II đã vung phí tài sản để bước lên ngôi, nhưng rồi Ngài tự biết phải tiết kiệm để sau này còn có đủ phương tiện đối phó với các cuộc chiến tranh. Pháp vương thời đó sở dĩ mở được nhiều cuộc chiến tranh mà không bắt dân gian chịu thêm sắc thuế nặng đặc biệt nào, bời vì thường nhật đối với những chi phí phù phiếm, Ngài chỉ tiêu một cách giới hạn và số tiền tiết kiệm danh dụm lâu ngày nay được đem ra dùng. Vua nước Y Pha Nho hiện nay cũng vậy, nếu Ngài là người hoang phí rộng rãi trong sự chi tiêu, làm sao hoàn tất mỹ mãn được bao nhiêu công tác hữu ích.
Một vị Chúa muốn khỏi phải tìm cách bóc lột thần dân, muốn luôn luôn có phương tiện để tự vệ, muốn không bao giờ quá túng thiếu, muốn khỏi phải nghĩ tới mưu mô gian trá tàn ác, thì không bao giờ nên lưu ý đến lời phê bình của thiên hạ cho mình là keo kiệt. Nếu bảo đó là tật xấu thì chính tật xấu này giúp Chúa ở ngôi trị vì lâu dài. Nếu có người bảo Jules César nhờ tính hào phóng để lên được ngôi Hoàng đế, và nhiều kẻ khác nữa, hoặc có tính hào phóng thật sự hoặc chỉ có huyền danh ấy thôi, mà lên được những địa vị cao sang; tôi trả lời ngay, có hai trường hợp: Một, kẻ ấy vốn dĩ đã là một chúa tể truyền thống; hai, kẻ ấy đang mới mưu đồ tiến lên địa vị chúa tể. Ở trường hợp thứ nhất, kẻ ấy chẳng cần phải hào phóng làm gì. Ở trường hợp thứ hai, cần phải gây tiếng tăm là người hào phóng. César ở vào trường hợp thứ hai này, tức là một kẻ mưu đồ bước lên Đế vị La Mã. Khi đã đạt tới đích, nếu Hoàng đế không tự kiềm chế những món chi tiêu quá lớn lao, tự mình sẽ làm cho ngai vàng sụp đổ. Nếu ai cãi rằng nhiều vị Vương hầu xây dựng sự nghiệp hiển hách nhờ các chiến công, đều có tiếng là người hào phóng xưa nay, tôi trả lời ngay, có hai trường hợp: Một là vị Vương hầu ấy đã tiêu xài phung phí với tiền riêng của mình và tiền của thần dân, hai là tiêu tiền của kẻ khác. Trường hợp trên thì nên cần kiệm, còn ở trường hợp dưới cần phải chi tiêu thật rộng rãi. Vì vị Vương hầu mang quân đi chinh phục đất đai, cướp phá các Đô thị, thu nạp tài sản của địch, tức là những của cải cướp được ở tay người khác. Như thế càng phải chi tiêu cho rộng rãi, quân sĩ mới tùng phục mình. Theo gương Cyrus, César và Alexandire, khi chiếm đoạt được của cải, nên phân phát rộng rãi. Chi tiêu hào phóng với của cướp đoạt được không hại cho danh tiếng của ta, còn được thêm tiếng tốt nữa.
Ở đời, nếu cứ mang của riêng tiêu xài phung phí thì sẽ hao mòn đến hết sạch, cho đến bước cơ hàn khốn khó. Khi ấy muốn gỡ lại, tất phải giở thủ đoạn tham tàn để rồi chuốc lấy lòng oán ghét của nhân dân. Đã ở địa vị một Vương hầu, Chúa tể phải hết sức tránh lâm vào cảnh ấy. Vậy khôn hơn hết, cứ chịu mang tiếng keo kiệt mà không bị oán ghét, còn hơn chuộc lấy tiếng hào phóng để sau này phải mang tiếng tham tàn với ô danh cùng lòng oán hận của mọi người.



Trong hai phẩm tính nếu trên đây, tôi phải nói ngay có lẽ hào phóng thì tốt hơn. Nhưng hào phóng đến mức mang tiếng phóng túng thì chính mình làm hại mình. Nếu chi tiêu đúng mức phải chăng sẽ không được tiếng hào phóng, trái lại còn bị chê là bủn xỉn bần tiện. Muốn gây được danh tiếng hào phóng đối với những kẻ quanh mình, trăm sự đều phải cực kỳ huy hoàng sang trọng; đến một lúc vị Chúa hào phóng lãng phí hết tài sản. Khi đó nếu vẫn còn muốn giữ tiếng tăm ấy, tất nhiên phải bóc lột tới nhân dân, lập sưu cao thuế nặng, và không từ việc gì có thể làm ra tiền bạc. Từ đó nhân dân bắt đầu chán ghét, không còn ai muốn quý mến, vì Chúa đã lâm vào cảnh nghèo rồi. Trong khi Chúa phóng túng, phung phí quá trớn đã làm thiệt hại đa số nhân dân mà chỉ một thiểu số được thụ hưởng. Đến lúc tình thế rối ren, Chúa sẽ là người trước tiên nhận lãnh tai vạ hiểm nghèo. Nếu Ngài biết trước tai vạ sẽ xảy ra như thế, để bớt phung phí trong khi đang phóng túng, thì lại mang tiếng bần tiện keo kiệt.

Vậy một vị Chúa công, nếu không đủ tài lực đóng vai hào phóng để khỏi gây tai biến cho mình và nếu có đủ trí óc khôn ngoan thì hãy đành chịu tiếng là người bủn xỉn. Thời gian còn dài, một ngày kia gặp cuộc chiến tranh hay cơ hội xây dựng những đại công tac, Ngài tránh được cho dân khỏi phải đóng góp nặng nề, tất nhiên sẽ được dân quý mến hơn là hào phóng. Như thế Ngài đã thi ân cho toàn thể nhân dân rồi đó. Có mang tiếng bủn xỉn cần kiệm chăng nữa, cũng chỉ đối với thiểu số quen thói thụ hưởng các ân huệ. Ở thời đương kim ta chỉ thấy những người có tiếng cần kiệm mới làm được việc lớn. Kẻ hoang phí đều thất bại hết. Giáo hoàng Jules II đã vung phí tài sản để bước lên ngôi, nhưng rồi Ngài tự biết phải tiết kiệm để sau này còn có đủ phương tiện đối phó với các cuộc chiến tranh. Pháp vương thời đó sở dĩ mở được nhiều cuộc chiến tranh mà không bắt dân gian chịu thêm sắc thuế nặng đặc biệt nào, bời vì thường nhật đối với những chi phí phù phiếm, Ngài chỉ tiêu một cách giới hạn và số tiền tiết kiệm danh dụm lâu ngày nay được đem ra dùng. Vua nước Y Pha Nho hiện nay cũng vậy, nếu Ngài là người hoang phí rộng rãi trong sự chi tiêu, làm sao hoàn tất mỹ mãn được bao nhiêu công tác hữu ích.

Một vị Chúa muốn khỏi phải tìm cách bóc lột thần dân, muốn luôn luôn có phương tiện để tự vệ, muốn không bao giờ quá túng thiếu, muốn khỏi phải nghĩ tới mưu mô gian trá tàn ác, thì không bao giờ nên lưu ý đến lời phê bình của thiên hạ cho mình là keo kiệt. Nếu bảo đó là tật xấu thì chính tật xấu này giúp Chúa ở ngôi trị vì lâu dài. Nếu có người bảo Jules César nhờ tính hào phóng để lên được ngôi Hoàng đế, và nhiều kẻ khác nữa, hoặc có tính hào phóng thật sự hoặc chỉ có huyền danh ấy thôi, mà lên được những địa vị cao sang; tôi trả lời ngay, có hai trường hợp: Một, kẻ ấy vốn dĩ đã là một chúa tể truyền thống; hai, kẻ ấy đang mới mưu đồ tiến lên địa vị chúa tể. Ở trường hợp thứ nhất, kẻ ấy chẳng cần phải hào phóng làm gì. Ở trường hợp thứ hai, cần phải gây tiếng tăm là người hào phóng. César ở vào trường hợp thứ hai này, tức là một kẻ mưu đồ bước lên Đế vị La Mã. Khi đã đạt tới đích, nếu Hoàng đế không tự kiềm chế những món chi tiêu quá lớn lao, tự mình sẽ làm cho ngai vàng sụp đổ. Nếu ai cãi rằng nhiều vị Vương hầu xây dựng sự nghiệp hiển hách nhờ các chiến công, đều có tiếng là người hào phóng xưa nay, tôi trả lời ngay, có hai trường hợp: Một là vị Vương hầu ấy đã tiêu xài phung phí với tiền riêng của mình và tiền của thần dân, hai là tiêu tiền của kẻ khác. Trường hợp trên thì nên cần kiệm, còn ở trường hợp dưới cần phải chi tiêu thật rộng rãi. Vì vị Vương hầu mang quân đi chinh phục đất đai, cướp phá các Đô thị, thu nạp tài sản của địch, tức là những của cải cướp được ở tay người khác. Như thế càng phải chi tiêu cho rộng rãi, quân sĩ mới tùng phục mình. Theo gương Cyrus, César và Alexandire, khi chiếm đoạt được của cải, nên phân phát rộng rãi. Chi tiêu hào phóng với của cướp đoạt được không hại cho danh tiếng của ta, còn được thêm tiếng tốt nữa.

Ở đời, nếu cứ mang của riêng tiêu xài phung phí thì sẽ hao mòn đến hết sạch, cho đến bước cơ hàn khốn khó. Khi ấy muốn gỡ lại, tất phải giở thủ đoạn tham tàn để rồi chuốc lấy lòng oán ghét của nhân dân. Đã ở địa vị một Vương hầu, Chúa tể phải hết sức tránh lâm vào cảnh ấy. Vậy khôn hơn hết, cứ chịu mang tiếng keo kiệt mà không bị oán ghét, còn hơn chuộc lấy tiếng hào phóng để sau này phải mang tiếng tham tàn với ô danh cùng lòng oán hận của mọi người.
Quân Vương
Lời giới thiệu của Raymond Aron
Lời mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26