watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Quân Vương-Chương 19 - tác giả Machiavel Machiavel

Machiavel

Chương 19

Tác giả: Machiavel

Ở chương trên, tôi đã đề cập tới nhiều đức tính hệ trọng của bậc Vương hầu, nay tôi bàn sơ qua về những đức tính phụ khác. Tỷ như Vương hầu phải có tránh những việc làm có thể gây lòng oán hận và khinh khi của dân chúng. Nếu giữ vững được tôn chỉ ấy, Vương hầu cứ đàng hoàng thi hành sứ mệnh khỏi lo mang các tiếng xấu khác.
Trên trăm ngàn việc, điều khiến cho dân oán ghét nhất là việc bóc lột tài sản, cậy sức mạnh chiếm đoạt thê thiếp của thần dân, Vương hầu tuyệt đối phải tránh hai điều đó. Đối với người dân, khi tài sản, danh dự họ được an toàn, họ sẽ sống cuộc đời bình thản thoải mái, Vương hầu chỉ còn phải đối phó với tham vọng của một thiểu số thôi. Triệt hạ bọn thiểu số này, thật chẳng còn gì khó khăn nữa.
Dân biểu lộ sự khinh khi với Chúa, khi Chúa tỏ ra người tính khí thất thường, nhẹ dạ, tính tình phụ nữ nhút nhát, ba phải. Chúa phải tránh những điều đó, như con thuyền lẩn tránh những mõn đá ngầm ngoài bể khơi, và cố gắng trong những hoạt động hằng ngày, biểu lộ thể cách huy hoàng, long trọng, tính tình nghiêm nghị cường tráng. Đối phó với những âm mưu ty tiện riêng tư của bọn hạ thần, quyết nghị của Chúa ban bố phải được tuyệt đối tôn trọng. Tóm lại ở quanh Chúa phải có luồng dư luận không kẻ nào lừa bịp quay quắt với Chúa được.
Khi vị Chúa đã tạo được uy tín như thế cho cá nhân mạnh, uy danh sẽ lừng lẫy. Kẻ thù sẽ không thể dễ dàng âm mưu lật đổ, hoặc tấn công được; ít ra họ cũng phải biết Chúa là người nay đã được toàn dân kính sợ. Tuy nhiên Chúa cũng vẫn phải đề phòng hai phía: Nội loạn và ngoại xâm. Chống ngoại xâm cần có binh lực mạnh cùng sức ủng hộ của các đồng minh tốt. Nếu binh lực mạnh dĩ nhiên sẽ có đồng minh tốt. Khi ngoại vụ được êm đẹp tất nhiên nội vụ cũng sẽ được bảo đảm vững mạnh, trừ trường hợp bất ngờ của một cuộc phản nghịch. Nếu Chúa biết điều chỉnh cách sinh hoạt và xử sự theo đường lối tôi đi phát họa như trên đây, dù có ngoại bang nào chực mưu tính tấn công, Chúa chỉ cần can trường là có thể chống đỡ được. Như trường hợp của Nabis xứ Sparter tôi đã có dịp kể.
Khi mối bang giao với ngoại nhân được êm đẹp rồi, Chúa chỉ còn phải e ngại bọn cận thần thông đồng bí mật với nhau, mưu mô phản loạn. Chống lại âm mưu này, Chúa sẽ nắm chắc phần thắng, nếu thường nhật Chúa không làm cho ai oán ghét, khinh khi và dân chúng hết lòng mến chuộng. Đó là phương thuốc linh nghiệm nhất, vì kẻ phản bội khởi loạn giết Chúa thường cho rằng hành động của họ sẽ làm đẹp lòng dân. Khi đoán chừng lòng dân không thuận theo, quyết nhiên họ không dám liều lĩnh hành động, nếu cứ làm, họ sẽ gặp trăm nghìn trở ngại khó khăn. Kinh nghiệm cho ta thấy biết bao nhiêu cuộc phiến loạn đã xảy ra, nhưng chỉ số ít được thành công. Lý do không ai một mình đơn thương độc mã mà khởi loạn được. Khi cần phải rủ rê người này người khác nữa, chắc ai đích thực cùng có mối bất mãn căm hờn như mình? Nhiều khi mình thổ lộ âm mưu phản loạn cho một kẻ bất mãn thật, nhưng chẳng may kẻ này lại lợi dụng ngay cơ hội để mua chuộc lại lòng tin của Chúa bằng cách đi tố cáo tội trạng của mình cho Chúa biết; tất nhiên nó sẽ được hưởng tất cả những gì nó hằng mong muốn. Trước một đàng trông thấy lợi chắc chắn, một đàng mối lợi còn bấp bênh nguy hiểm, người bạn đồng đội của mình trong cuộc dấy loạn phải là người bạn chí thân với mình, hoặc là kẻ thù bất cộng đái thiên với Chúa, ta mới hoàn toàn tin cậy được: Tóm lại trong lúc khởi sự, kẻ phản loạn bao giờ cũng hốt hoảng, vì sợ hãi những hình phạt có thể đến cho mình sau này, và lòng nghi kỵ xung quanh mình. Trong khi về phần Chúa, lúc nào cũng vẫn có uy quyền, luật pháp phương tiện của Quốc gia che chở cho Ngài. Nếu Chúa lại được nhân dân mến thương, thật khó có kẻ dám dấy loạn lật Chúa. Sau đó còn phải sợ những biến cố bất trắc xảy ra, và sợ nhất nhân dân lại trở thành thù nghịch với mình, lúc ấy thật hết đường thoát thân.
Có rất nhiều thí dụ lịch sử chứng minh những biến chuyển kể trên, nhưng ở đây tôi chỉ kể làm thí dụ một việc đã xảy ra ở thế hệ ông cha chúng ta:
Ông Annibal Bentivogli (ông nội của Tướng Annibal đương kim) khi đang ở ngôi Chúa cai trị xứ Bologne bị bọn phản thần Canneschi dấy loạn sát hại hết dòng họ Chúa, chỉ còn sót lại một đứa trẻ sơ sinh nằm quên trong võng. Sau cuộc khởi loạn tàn sát này, dân chúng xúc động nổi dậy chém giết hết bọn phản loạn Canneschi. Dân chúng thương dòng nhà Chúa đến mức sau cái chết của Annibal không thấy còn người trong Vương tộc đủ lớn khôn để trị vì. Chỉ nghe nói còn một người thuộc dòng họ Chúa trong lúc rối ren đã lạc sang xứ Florence làm con nuôi một anh thợ rèn, dân Bologne bèn sai người tìm kiếm kỳ được người này mang về. Họ lập một chính phủ tạm thời cai trị chờ cho đến khi cậu Jean (tên đứa trẻ) đến tuổi đưa lên ngôi trị vì làm Chúa nắm giữ thực quyền.
Kết luận Chúa: không nên quá sợ những cuộc khởi loạn phản bội, miễn Chúa biết giữ dân làm bạn. Khi dân không quý mến mà lại oán ghét, Chúa sẽ luôn luôn sợ cả mọi người. Cho nên trong những Quốc gia có tổ chức nghiêm chỉnh, những vị Chúa tể xử sự để cho lớp nhân sĩ quyền thần tôn kính, tin tưởng, thỏa mãn nguyện vọng của dân chúng cho họ được vui lòng. Đó là nhiệm vụ quan trọng của Chúa.
Nước Pháp là một nước ai cũng biết hiện nay có nền cai trị thật chỉnh tề. Ta thấy trong nước biết bao tổ chức pháp lý hoàn hảo; dựa vào đó Pháp vương trị vì rất đàng hoàng, và vững mạnh. Trong số những tổ chức công quyền ấy, ta phải kể hàng đầu là Viện Dân Biểu (hay Nghị viện), với thẩm quyền thật lớn lao. Những luật gia sáng lập ra thể thức chính quyền này, một mặt hiểu rõ những tham vọng và thái độ ngạo mạn của bọn quyền phiệt, nên thấy cần phải đặt cái thắng kìm hãm bớt mồm mép chúng lại. Mặt khác họ biết rõ nỗi căm hờn nhưng e dè sợ hãi của dân chúng đối với bọn quyền phiệt. Muốn bảo đảm quyền lợi cho khối dân chúng, các luật gia đã nghĩ cách không để Vua phải ra mặt bênh vực dân chúng, sợ bọn quyền phiệt căm hờn; cũng không phải tỏ lộ ý chí nâng đỡ bọn quyền phiệt, sợ bọn bình dân bất mãn. Cách ấy là việc sáng lập ra ra một đệ tam Thẩm quyền (Nghị viện). Khi do Vua có thể xử dụng tổ chức đệ tam Thẩm quyền này để đập kẻ lớn, bênh vực người nhỏ. Chế độ này thật hoàn hảo, khôn ngoan giúp cho địa vị Ngai Vàng và Vương quốc được vững chắc. Ta có thể rút ra từ đấy một danh ngôn bất hủ: Chúa nên để cho người khác giữ vai trò thi hành những nhiệm vụ có thể gây oán thù và đích thân Chúa chỉ giữ lấy những vai trò thi ân phát huệ.
Một lần nữa tôi kết luận: Chúa phải nương nhẹ bọn cận thần quyền quý, nhưng đối với dân chúng phải biết cách cư xử sao cho họ không oán ghét mình.
Nhiều người công phu theo dõi lịch sử cuộc đời các Hoàng đế La Mã, đã nói có nhiều việc xảy ra trái ngược với tư tưởng tôi trình bày trên đây. Họ kể có vị Hoàng đế suốt đời cư xử rất chu đáo lại thêm có đủ tài năng, thế mà rồi cũng bị mất cả đất nước, hoặc bị giết hại do chính thần dân trong nước phản lại. Vậy muốn giải thích minh bạch những nghi vần ấy, tôi phê bình sơ lược dưới đây đặc tính của dăm ba vị Hoàng đế La Mã ấy, phân tích lý do sự suy đổ của họ, lý do không khác mấy đối với những điều tôi đã nói. Tôi sẽ đề cập tới những sự kiện xác đáng để lưu ý những người thông hiểu lịch sử thời đó. Tôi chỉ nói tới triều đại các Hoàng đế từ Marc Aurèle le philosophe đến Maximin (tức là những vị này: Marc, Commode (con Marc) Perlinax, Julien, Sévère, Antonin, Caracalla (con Antonin), Macrin, Héliogabale, Alexandre và Maximin. Trước hết, ta cần nhớ ở các nước khác, (ngoài Đế quốc La Mã), vị chúa tể chỉ phải đối phó hai mặt: Một là lòng tham của bọn quyền phiệt, hai là phong trào bất mãn của giới bình dân. Riêng Đế quốc La Mã, các vị Hoàng đế còn phải đối phó với một khó khăn thứ ba nữa, là chịu đựng những hành động tàn ác của binh sĩ. Nhiều vị Hoàng đế đã bị diệt vong vì không sao thỏa mãn được binh sĩ lẫn nhân dân. Nguyên do nhân dân vốn vẫn yêu chuộng hòa bình và cuộc đời yên tĩnh, họ quý mến những vị Chúa khiêm nhượng hiếu hòa. Còn binh sĩ thì thích những vị Chúa hiếu chiến hung hăng, tàn ác và tham lam, bóc lột. Họ muốn Chúa xử trí với dân như vậy để họ kiếm chác, hưởng lợi, thỏa thích lòng tham và thú tính độc ác của họ. Do đó những vị Hoàng đế nào không có cá tính và kỹ thuật, lại không có đủ uy danh để kiềm chế được cả hai phe thì thế nào cũng bị diệt vong. Phần nhiều các vị Hoàng đế, nhất là các vị mới lên ngôi đứng trước khó khăn phải điều hòa hai tâm trạng tương phản của hai phe, thường quay theo chiều thỏa mãn bọn binh sĩ đã hà hiếp nhân dân. Nếu nghiên về một phe, Chúa không sao tránh khỏi bị một phe ghét, tất nhiên phải lao tâm khổ trí tìm cách làm vừa lòng cả hai phe. Nhưng vô kế khả thi, Chúa đành phải ngã theo chiều chuộng phe nào có sức mạnh. Vì thế những tân Hoàng khi cần nắm ngay ưu thế đều phải kết thân với binh sĩ hơn là với dân chúng. Điều đó mang lại hậu quả xấu tốt tùy ở uy tín riêng của Hoàng đế đối với họ. Do đó, ta thấy những Hoàng đế Marc Pertinax và Alexandre, là những nhân vật có tư cách, rất khiêm tốn, có lòng yêu công lý, ghét sự tàn ác, mà cũng phải chết thảm thương, chỉ trừ có Marc còn được sống chết trong danh dự vì đã lên ngôi do hệ thống Thế tập, chứ không phải nhờ tới công ơn của binh sĩ và nhân dân. Vả lại ông là người đạo đức nên ai ai cũng phải tôn kính. Suốt đời ông lo kiềm chế cả hai phe, không hề bị oán ghét hoặc khinh khi. Còn Pertinax khi lên ngôi Hoàng đế bị sự chống đối của quân sĩ. Bọn này quen sống bừa bãi, lộng hành như dưới triều Tiên đế Commode, không chịu nổi cuộc đời lương thiện mà Pertinax ghép họ vào. Vì thế họ nung nấu trong lòng sự oán ghét và còn khinh khi Hoàng đế vì Ngài quá già nua. Vì thế Pertinax trị vì chẳng được bao lâu đã bị diệt vong.
Đến đây, ta nên nhớ có khi mình làm điều hay cũng bị ghét như khi làm điều dở. Cho nên, như tôi đã nói trên, nếu Chúa muốn nắm vững chính quyền, nhiều khi bắt buộc không thể nhân từ. Bởi vì muốn củng cố địa vị Chúa phải cần sự ủng hộ của những tập đoàn nhân dân, tập đoàn quân sĩ, tập đoàn quyền phiệt. Khi cần tới một tập đoàn nào, mà tập đoàn đó đã thối nát, Chúa đành phải đồng lõa để họ thỏa mãn lòng tham. Trong hoàn cảnh đó, dù có làm điều hay cũng không phải là thượng sách. Đến như Hoàng đế Alexandre, thật là một người nhân từ, được tán tụng đủ điều, nhất là suốt trong 14 năm trị vì Đế quốc, Ngài không giết hại một tội nhân nào trước khi pháp luật xét đoán công minh. Nhưng Ngài lại có tính tình ẻo lả như đàn bà, để các việc triều chính cho Đức Mẫu hậu điều khiển, nên Ngài bị khinh khi, rồi quân sĩ nổi dậy chống đối và sát hại.
Trái lại, thảo luận tới những đức tính của các Hoàng đế khác như Commode, Sévère, Antonin, Caracalla và Maximin, ta thấy các vị này đều tàn ác, hay bóc lột, hà hiếp khinh miệt nhân dân để mua chuộc, lấy lòng bọn binh sĩ. Các vị Hoàng đế này rồi cũng bị diệt vong thảm bại, chỉ trừ có Hoàng đế Sévère. Sévère là người nghiêm khắc, đôi khi có hà hiếp nhân dân để chiều chuộng binh sĩ nhưng vẫn ở yên được trên ngai vàng. Bởi vì Hoàng đế là người toàn thiện, toàn hảo, nên cả binh sĩ lẫn nhân dân đều kính phục tôn sùng như thần thánh. Một vị Hoàng đế mới lên ngôi mà được như thế, quả thực Ngài đã khéo léo đóng được cả hai vai trò Sư Tử lẫn Cáo rừng. Như tôi đã nói ở đầu chương, vị Chúa nào cũng cần bắt chước hai con thú ấy. Khi Sévère còn là vị chỉ huy một đạo quân ở tỉnh Esclavonie, biết Hoàng đế Julien - kế vị Pertinax - là người nhu nhược, ông liền kích thích quân sĩ, bảo nên kéo về La Mã báo thù cho cựu Hoàng Perlinax vừa bị đoàn cận vệ giết chết. Dưới danh nghĩa ấy, ông bất thần xuất quân kéo về thành La Mã. Ông không mảy may tỏ ý muốn chiếm đoạt ngai vàng Hoàng đế. Lọt được vào Thành, Quốc hội khiếp sợ bèn bầu ông lên ngôi và lên án tử hình Hoàng đế Julien. Sau khi tại vị, ông muốn làm Chúa tể trên toàn lãnh thổ Đế quốc, nhưng gặp ngay hai việc rất khó giải quyết: ở phía Đông, trên phần đất thuộc Á Châu, Tướng Niger chỉ huy tối cao đạo Á binh, tự phong làm Hoàng đế. Mặt khác, ở phía Tây Tướng Albin cũng đang mưu mô việc tương tự. Sévère cảm thấy nguy hiểm vô cùng nếu một lúc đối địch với cả hai kẻ thù. Ông bèn lập kế, một mặt tấn công Tướng Niger, mặt khác tìm cách lừa dối Albin. Ông gởi ngay một bức quốc thư báo cho Albin biết ông được bầu lên ngôi Hoàng đế và ông muốn chia xẻ vinh dự ấy với Albin, kèm theo cả quyết nghị của Quốc hội phong Albin vào chức Phụ Chánh gần ngôi Hoàng đế. Nhận được quốc thư và chức tước, Albin tưởng là sự việc đàng hoàng thẳng thắn, chấp thuận ngay, không chút do dự. Sau khi Sévère thắng trận, hạ sát được Niger và ổn định được tình thế ở Đông phương, ra trước Nghị viện, ông lớn tiếng chê trách Albin là người vong ân bạc nghĩa đang mưu mô ám hại ông, nên ông ở tình thế bắt buộc phải trị tội Albin. Ông liền kéo quân đến tận đất Gaule, phá tan chính phủ địa phương và bắt giết Albin.
Xét kỹ sự nghiệp của Hoàng đế Sévère ta thấy ông dữ như Sư Tử và láu như Cáo rừng, khiến cho thiên hạ vừa kinh sợ vừa tôn sùng, và không lúc nào bị quân sĩ oán ghét. Không ai ngạc nhiên về việc xuất thân từ giới bình dân mà ông lại có thể nắm giữ được quyền thống trị trên một Đế quốc hùng mạnh như vậy. Uy danh ông lớn đến mức ông thường thi hành chính sách bóc lột nhân dân thế mà không ai nghĩ tới oán hờn. Đến triều đại con ông là Antonin, cũng là người có nhiều tính tốt, đáng kính đối với nhân dân và khả ái đối với quân sĩ. Là một chiến sĩ thuần túy chịu đựng được gian lao, không mấy lưu tâm tới ngôn ngữ văn vẻ, tới cuộc đời khoái lạc cùng những dáng điệu hào hoa nên ông được toàn thể quân sĩ yêu mến. Nhưng tính khí hung tợn và tàn ác của ông lại tới mức cao độ. Ông đã đang tay sát hại một số dân chúng thành La Mã và gần hết dân thành Alexandrie. Đến lúc mọi người đều oán ghét; cả bọn người ở quanh ông cũng phải kinh hãi. Rồi ngày kia, ông bị một tên Đội trưởng hạ sát ngay giữa đám binh sĩ của ông.
Ở điểm này, ta nên nhớ những cuộc mưu sát kiểu như trên do sự quyết tâm thi hành của một kẻ liều chết nên Vua Chúa nào cũng khó lòng thoát được. Điều cần là thường nhật phải tự kiềm chế, đừng đường đường sỉ nhục, thóa mạ thậm tệ một cá nhân nào trong bọn cận thần phụng sự quanh mình. Trường hợp Hoàng đế Antonio trên đây, trước kia Ngài đã xử tử nhục nhã anh ruột của tên Đội trưởng thích khách này. Ngài còn để tên này trong đoàn quân cận vệ, lại thêm ngày nào cũng thóa mạ đe dọa nó nữa. Thật là một lầm lỗi lớn lao đã đưa Ngài đến cái chết bi thảm.
Bây giờ ta nói tới Commode, còn đẻ của Hoàng đế Marc, lên ngôi do hệ thống Thế tập. Tân Hoàng Commode có thể nắm vững quyền hành cai trị Đế quốc rất dễ dàng, Ngài chỉ cần theo đường cũ của Tiên hoàng xử trí cho đẹp lòng dân và binh sĩ. Nhưng Ngài bẩm sinh tính ác độc, muốn thỏa mãn sự hăng say bóc lột tài sản nhân dân. Ngài khởi sự lôi kéo toàn thể quân sĩ về mình và thi ban cho họ rất nhiều đặc quyền, ân huệ. Mặt khác, cách xử sự của Ngài lại bê bối không đúng với địa vị cao sang. Tác phong của Ngài không được nghiêm chỉnh (nhiều lần Ngài nhảy đại xuống đấu trường thi tài với bọn giác đấu và còn làm những trò chơi hạ tiện không đáng với các bậc Vương giả). Vì thế Ngài trở nên một nhân vật đáng khinh dưới mắt quân sĩ. Dần dần Ngài vừa bị oán ghét, vừa bị khinh bỉ, đến ngày kia, trong một cuộc khởi loạn, Ngài bị giết chết.
Đến đây, phải phê bình đến đặc tính của Hoàng đế Maximin. Ngài là một nhân vật hung hăng hiếu chiến. Dưới triều đại Alexandre (tôi đã có dịp đề cập tới), toàn thể quân sĩ bất mãn vì sự nhu nhược của Hoàng đế nên sau khi Alexandre băng hà, họ đồng lòng bầu Maximin lên ngôi. Nhưng sau, Maximin lại sớm mất ngôi là vì hai lý do: Một là ông xuất thân từ trong giới hạ lưu xã hội. Lúc thiếu thời ai cũng biết ông là một tên chăn cừu, nên thiên hạ vẫn tỏ ra khinh bỉ ông. Hai là, trước khi vào thành nhận lễ đăng quang, ông đã có tiếng là con người tàn ác. Sau khi nắm vững binh quyền ông dung túng bọn quan lại trong nội thành La Mã và ngoài các địa phuơng thi hành những thủ đoạn tàn ác. Toàn dân đều vừa phẫn nộ về dòng giống ty tiện của ông, vừa oán ghét ông đến cực độ vì không khí kinh hoàng do những thủ đoạn tàn ác của ông gây nên. Bắt đầu Phi Châu khởi loạn, rồi Quốc hội cùng dân chúng nội thành La Mã, dân chúng toàn lãnh thổ Ý quốc cũng nổi dậy chống đối. Thêm vào đó quân đội đương vây thành Aquilée gặp nhiều khó khăn, cũng tỏ lòng phẫn nộ trước tà tâm của Hoàng đế. Họ kinh sợ Hoàng đế vì Ngài bị bao kẻ thù tấn công các mặt, nên quay đao làm phản và hạ sát ông.
Tôi khỏi cần nói đến các vị Hoàng đế sau như Héliogabale, Macrin và Julien, vì họ toàn là những người đáng khinh bỉ, nên triều đại của họ đi bị hủy diệt lẹ như trở bàn tay.
Bây giờ tôi xin kết luận chương này: Ở thời đại này, các vị Chúa không gặp mấy khó khăn trong cách đối xử với quân đội. Tuy lúc nào Chúa cũng phải nể vì họ nhưng khi hữu sự vẫn có thể thắng được họ dễ dàng. Ngày nay, không giống như thời đại Đế quốc La Mã, Chúa không còn đạo quân gồm toàn binh sĩ có nguồn giống cội rễ ở từng địa phương liên kết chặt chẽ với những Tiểu chính phủ ở nơi đó. Trong trường hợp này Chúa cần chiều chuộng binh sĩ hơn là nhân dân, vì họ có thể mạnh hơn dân. Ngày nay tình thế ngược lại, thì Chúa cần phải lấy lòng dân hơn là binh sĩ, vì dân trở nên mạnh hơn; trừ trường hợp của Le Grand Tare (Đại đế Thổ Nhĩ Kỳ) và xứ Soudan. Sở dĩ Đại đế Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoài quy luật vì Ngài giữ vững được an ninh và uy lực của Đế quốc là nhờ ở đạo quân gồm 12.000 bộ binh và 15.000 kỵ binh được dung dưỡng dưới trướng trong tình thân ái. Ngoài ra Ngài không cần nghĩ tới ai nữa. Cũng như xứ Soudan, toàn lãnh thổ do quân đội nắm quyền thống trị, chính phủ chỉ chiều chuộng binh sĩ, không cần đếm xỉa tới nhân dân. Ta nên nhớ xứ Soudan có tính cách khác biệt các Vương quốc khác, vì nó tương tự như Giáo hội Công giáo. Xứ này không thể so sánh với một Vương quốc có chế độ Thế tập hay một Vương quốc Tân Lập được, bởi vì con cháu của các cựu Hoàng không thể kế nghiệp lên ngôi Hoàng đế được. Ngai vàng chỉ dành cho người được cử tri đoàn hợp thức bầu lên. Chế độ này tồn tại từ xưa tới nay, nên khi bầu xong một vị tân Hoàng đế, người ta không thể gọi xứ ấy là một Vương quốc Tân Lập được. Ở đây vì thế không thấy xảy ra những khó khăn như ở các xứ mới thành lập. Một điều nữa là khi tân Hoàng mới lên ngôi, nhưng chính phủ vẫn là cơ cấu có tổ chức sẵn sàng trước lễ Đăng Quang của tân Hoàng, cho nên tân Hoàng đầy đủ tư cách như một vị Hoàng đế kế vị do Thế tập đưa lên.
Đến đây, tôi xin trở lại chủ đề của chương này. Quý vị nào suy xét kỹ luận thuyết trên đây sẽ thấy rõ oán ghét và khinh bỉ là căn nguyên sự suy vong của mấy vị Hoàng đế kể trên. Ngoài ra còn biết thêm vì sao một số Vương hầu cai trị theo cách này, một số cai trị theo cách khác hẳn, có vị được hưởng cuộc đời sung sướng đến cùng, cũng có vị thì cuộc đời kết thúc một cách thê thảm. Ví dụ: Pertinax và Alexandre là những vị tân Hoàng, lại cai trị theo cách của Marc một Hoàng đế lên ngôi do Thế tập, thì thật vô ích và còn tai hại nữa. Như Caracalla, Commode và Maximin lại đi bắt chước Sévère thì thật nguy hiểm, vì mấy vị ấy làm gì có đủ tài năng để noi theo Sévère được.
Một vị tân Hoàng lên ngôi trị vì một Vương quốc Tân Lập, không thể bắt chước hoàn toàn như Marc, cũng không thể nhất thiết theo gương của Sévère được: Chỉ có thể lấy ở Sévère những đức tính thao lược trong công trình lập quốc, lấy ở Marc những điều hữu ích cho công cuộc duy trì và củng cố sự thanh bình vinh quang của một Vương quốc vốn sẵn có từ xưa một trạng thái quân bình vững chắc.



Ở chương trên, tôi đã đề cập tới nhiều đức tính hệ trọng của bậc Vương hầu, nay tôi bàn sơ qua về những đức tính phụ khác. Tỷ như Vương hầu phải có tránh những việc làm có thể gây lòng oán hận và khinh khi của dân chúng. Nếu giữ vững được tôn chỉ ấy, Vương hầu cứ đàng hoàng thi hành sứ mệnh khỏi lo mang các tiếng xấu khác.
Trên trăm ngàn việc, điều khiến cho dân oán ghét nhất là việc bóc lột tài sản, cậy sức mạnh chiếm đoạt thê thiếp của thần dân, Vương hầu tuyệt đối phải tránh hai điều đó. Đối với người dân, khi tài sản, danh dự họ được an toàn, họ sẽ sống cuộc đời bình thản thoải mái, Vương hầu chỉ còn phải đối phó với tham vọng của một thiểu số thôi. Triệt hạ bọn thiểu số này, thật chẳng còn gì khó khăn nữa.

Dân biểu lộ sự khinh khi với Chúa, khi Chúa tỏ ra người tính khí thất thường, nhẹ dạ, tính tình phụ nữ nhút nhát, ba phải. Chúa phải tránh những điều đó, như con thuyền lẩn tránh những mõn đá ngầm ngoài bể khơi, và cố gắng trong những hoạt động hằng ngày, biểu lộ thể cách huy hoàng, long trọng, tính tình nghiêm nghị cường tráng. Đối phó với những âm mưu ty tiện riêng tư của bọn hạ thần, quyết nghị của Chúa ban bố phải được tuyệt đối tôn trọng. Tóm lại ở quanh Chúa phải có luồng dư luận không kẻ nào lừa bịp quay quắt với Chúa được.

Khi vị Chúa đã tạo được uy tín như thế cho cá nhân mạnh, uy danh sẽ lừng lẫy. Kẻ thù sẽ không thể dễ dàng âm mưu lật đổ, hoặc tấn công được; ít ra họ cũng phải biết Chúa là người nay đã được toàn dân kính sợ. Tuy nhiên Chúa cũng vẫn phải đề phòng hai phía: Nội loạn và ngoại xâm. Chống ngoại xâm cần có binh lực mạnh cùng sức ủng hộ của các đồng minh tốt. Nếu binh lực mạnh dĩ nhiên sẽ có đồng minh tốt. Khi ngoại vụ được êm đẹp tất nhiên nội vụ cũng sẽ được bảo đảm vững mạnh, trừ trường hợp bất ngờ của một cuộc phản nghịch. Nếu Chúa biết điều chỉnh cách sinh hoạt và xử sự theo đường lối tôi đi phát họa như trên đây, dù có ngoại bang nào chực mưu tính tấn công, Chúa chỉ cần can trường là có thể chống đỡ được. Như trường hợp của Nabis xứ Sparter tôi đã có dịp kể.
Khi mối bang giao với ngoại nhân được êm đẹp rồi, Chúa chỉ còn phải e ngại bọn cận thần thông đồng bí mật với nhau, mưu mô phản loạn. Chống lại âm mưu này, Chúa sẽ nắm chắc phần thắng, nếu thường nhật Chúa không làm cho ai oán ghét, khinh khi và dân chúng hết lòng mến chuộng. Đó là phương thuốc linh nghiệm nhất, vì kẻ phản bội khởi loạn giết Chúa thường cho rằng hành động của họ sẽ làm đẹp lòng dân. Khi đoán chừng lòng dân không thuận theo, quyết nhiên họ không dám liều lĩnh hành động, nếu cứ làm, họ sẽ gặp trăm nghìn trở ngại khó khăn. Kinh nghiệm cho ta thấy biết bao nhiêu cuộc phiến loạn đã xảy ra, nhưng chỉ số ít được thành công. Lý do không ai một mình đơn thương độc mã mà khởi loạn được. Khi cần phải rủ rê người này người khác nữa, chắc ai đích thực cùng có mối bất mãn căm hờn như mình? Nhiều khi mình thổ lộ âm mưu phản loạn cho một kẻ bất mãn thật, nhưng chẳng may kẻ này lại lợi dụng ngay cơ hội để mua chuộc lại lòng tin của Chúa bằng cách đi tố cáo tội trạng của mình cho Chúa biết; tất nhiên nó sẽ được hưởng tất cả những gì nó hằng mong muốn. Trước một đàng trông thấy lợi chắc chắn, một đàng mối lợi còn bấp bênh nguy hiểm, người bạn đồng đội của mình trong cuộc dấy loạn phải là người bạn chí thân với mình, hoặc là kẻ thù bất cộng đái thiên với Chúa, ta mới hoàn toàn tin cậy được: Tóm lại trong lúc khởi sự, kẻ phản loạn bao giờ cũng hốt hoảng, vì sợ hãi những hình phạt có thể đến cho mình sau này, và lòng nghi kỵ xung quanh mình. Trong khi về phần Chúa, lúc nào cũng vẫn có uy quyền, luật pháp phương tiện của Quốc gia che chở cho Ngài. Nếu Chúa lại được nhân dân mến thương, thật khó có kẻ dám dấy loạn lật Chúa. Sau đó còn phải sợ những biến cố bất trắc xảy ra, và sợ nhất nhân dân lại trở thành thù nghịch với mình, lúc ấy thật hết đường thoát thân.
Có rất nhiều thí dụ lịch sử chứng minh những biến chuyển kể trên, nhưng ở đây tôi chỉ kể làm thí dụ một việc đã xảy ra ở thế hệ ông cha chúng ta:
Ông Annibal Bentivogli (ông nội của Tướng Annibal đương kim) khi đang ở ngôi Chúa cai trị xứ Bologne bị bọn phản thần Canneschi dấy loạn sát hại hết dòng họ Chúa, chỉ còn sót lại một đứa trẻ sơ sinh nằm quên trong võng. Sau cuộc khởi loạn tàn sát này, dân chúng xúc động nổi dậy chém giết hết bọn phản loạn Canneschi. Dân chúng thương dòng nhà Chúa đến mức sau cái chết của Annibal không thấy còn người trong Vương tộc đủ lớn khôn để trị vì. Chỉ nghe nói còn một người thuộc dòng họ Chúa trong lúc rối ren đã lạc sang xứ Florence làm con nuôi một anh thợ rèn, dân Bologne bèn sai người tìm kiếm kỳ được người này mang về. Họ lập một chính phủ tạm thời cai trị chờ cho đến khi cậu Jean (tên đứa trẻ) đến tuổi đưa lên ngôi trị vì làm Chúa nắm giữ thực quyền.
Kết luận Chúa: không nên quá sợ những cuộc khởi loạn phản bội, miễn Chúa biết giữ dân làm bạn. Khi dân không quý mến mà lại oán ghét, Chúa sẽ luôn luôn sợ cả mọi người. Cho nên trong những Quốc gia có tổ chức nghiêm chỉnh, những vị Chúa tể xử sự để cho lớp nhân sĩ quyền thần tôn kính, tin tưởng, thỏa mãn nguyện vọng của dân chúng cho họ được vui lòng. Đó là nhiệm vụ quan trọng của Chúa.
Nước Pháp là một nước ai cũng biết hiện nay có nền cai trị thật chỉnh tề. Ta thấy trong nước biết bao tổ chức pháp lý hoàn hảo; dựa vào đó Pháp vương trị vì rất đàng hoàng, và vững mạnh. Trong số những tổ chức công quyền ấy, ta phải kể hàng đầu là Viện Dân Biểu (hay Nghị viện), với thẩm quyền thật lớn lao. Những luật gia sáng lập ra thể thức chính quyền này, một mặt hiểu rõ những tham vọng và thái độ ngạo mạn của bọn quyền phiệt, nên thấy cần phải đặt cái thắng kìm hãm bớt mồm mép chúng lại. Mặt khác họ biết rõ nỗi căm hờn nhưng e dè sợ hãi của dân chúng đối với bọn quyền phiệt. Muốn bảo đảm quyền lợi cho khối dân chúng, các luật gia đã nghĩ cách không để Vua phải ra mặt bênh vực dân chúng, sợ bọn quyền phiệt căm hờn; cũng không phải tỏ lộ ý chí nâng đỡ bọn quyền phiệt, sợ bọn bình dân bất mãn. Cách ấy là việc sáng lập ra ra một đệ tam Thẩm quyền (Nghị viện). Khi do Vua có thể xử dụng tổ chức đệ tam Thẩm quyền này để đập kẻ lớn, bênh vực người nhỏ. Chế độ này thật hoàn hảo, khôn ngoan giúp cho địa vị Ngai Vàng và Vương quốc được vững chắc. Ta có thể rút ra từ đấy một danh ngôn bất hủ: Chúa nên để cho người khác giữ vai trò thi hành những nhiệm vụ có thể gây oán thù và đích thân Chúa chỉ giữ lấy những vai trò thi ân phát huệ.
Một lần nữa tôi kết luận: Chúa phải nương nhẹ bọn cận thần quyền quý, nhưng đối với dân chúng phải biết cách cư xử sao cho họ không oán ghét mình.
Nhiều người công phu theo dõi lịch sử cuộc đời các Hoàng đế La Mã, đã nói có nhiều việc xảy ra trái ngược với tư tưởng tôi trình bày trên đây. Họ kể có vị Hoàng đế suốt đời cư xử rất chu đáo lại thêm có đủ tài năng, thế mà rồi cũng bị mất cả đất nước, hoặc bị giết hại do chính thần dân trong nước phản lại. Vậy muốn giải thích minh bạch những nghi vần ấy, tôi phê bình sơ lược dưới đây đặc tính của dăm ba vị Hoàng đế La Mã ấy, phân tích lý do sự suy đổ của họ, lý do không khác mấy đối với những điều tôi đã nói. Tôi sẽ đề cập tới những sự kiện xác đáng để lưu ý những người thông hiểu lịch sử thời đó. Tôi chỉ nói tới triều đại các Hoàng đế từ Marc Aurèle le philosophe đến Maximin (tức là những vị này: Marc, Commode (con Marc) Perlinax, Julien, Sévère, Antonin, Caracalla (con Antonin), Macrin, Héliogabale, Alexandre và Maximin. Trước hết, ta cần nhớ ở các nước khác, (ngoài Đế quốc La Mã), vị chúa tể chỉ phải đối phó hai mặt: Một là lòng tham của bọn quyền phiệt, hai là phong trào bất mãn của giới bình dân. Riêng Đế quốc La Mã, các vị Hoàng đế còn phải đối phó với một khó khăn thứ ba nữa, là chịu đựng những hành động tàn ác của binh sĩ. Nhiều vị Hoàng đế đã bị diệt vong vì không sao thỏa mãn được binh sĩ lẫn nhân dân. Nguyên do nhân dân vốn vẫn yêu chuộng hòa bình và cuộc đời yên tĩnh, họ quý mến những vị Chúa khiêm nhượng hiếu hòa. Còn binh sĩ thì thích những vị Chúa hiếu chiến hung hăng, tàn ác và tham lam, bóc lột. Họ muốn Chúa xử trí với dân như vậy để họ kiếm chác, hưởng lợi, thỏa thích lòng tham và thú tính độc ác của họ. Do đó những vị Hoàng đế nào không có cá tính và kỹ thuật, lại không có đủ uy danh để kiềm chế được cả hai phe thì thế nào cũng bị diệt vong. Phần nhiều các vị Hoàng đế, nhất là các vị mới lên ngôi đứng trước khó khăn phải điều hòa hai tâm trạng tương phản của hai phe, thường quay theo chiều thỏa mãn bọn binh sĩ đã hà hiếp nhân dân. Nếu nghiên về một phe, Chúa không sao tránh khỏi bị một phe ghét, tất nhiên phải lao tâm khổ trí tìm cách làm vừa lòng cả hai phe. Nhưng vô kế khả thi, Chúa đành phải ngã theo chiều chuộng phe nào có sức mạnh. Vì thế những tân Hoàng khi cần nắm ngay ưu thế đều phải kết thân với binh sĩ hơn là với dân chúng. Điều đó mang lại hậu quả xấu tốt tùy ở uy tín riêng của Hoàng đế đối với họ. Do đó, ta thấy những Hoàng đế Marc Pertinax và Alexandre, là những nhân vật có tư cách, rất khiêm tốn, có lòng yêu công lý, ghét sự tàn ác, mà cũng phải chết thảm thương, chỉ trừ có Marc còn được sống chết trong danh dự vì đã lên ngôi do hệ thống Thế tập, chứ không phải nhờ tới công ơn của binh sĩ và nhân dân. Vả lại ông là người đạo đức nên ai ai cũng phải tôn kính. Suốt đời ông lo kiềm chế cả hai phe, không hề bị oán ghét hoặc khinh khi. Còn Pertinax khi lên ngôi Hoàng đế bị sự chống đối của quân sĩ. Bọn này quen sống bừa bãi, lộng hành như dưới triều Tiên đế Commode, không chịu nổi cuộc đời lương thiện mà Pertinax ghép họ vào. Vì thế họ nung nấu trong lòng sự oán ghét và còn khinh khi Hoàng đế vì Ngài quá già nua. Vì thế Pertinax trị vì chẳng được bao lâu đã bị diệt vong.

Đến đây, ta nên nhớ có khi mình làm điều hay cũng bị ghét như khi làm điều dở. Cho nên, như tôi đã nói trên, nếu Chúa muốn nắm vững chính quyền, nhiều khi bắt buộc không thể nhân từ. Bởi vì muốn củng cố địa vị Chúa phải cần sự ủng hộ của những tập đoàn nhân dân, tập đoàn quân sĩ, tập đoàn quyền phiệt. Khi cần tới một tập đoàn nào, mà tập đoàn đó đã thối nát, Chúa đành phải đồng lõa để họ thỏa mãn lòng tham. Trong hoàn cảnh đó, dù có làm điều hay cũng không phải là thượng sách. Đến như Hoàng đế Alexandre, thật là một người nhân từ, được tán tụng đủ điều, nhất là suốt trong 14 năm trị vì Đế quốc, Ngài không giết hại một tội nhân nào trước khi pháp luật xét đoán công minh. Nhưng Ngài lại có tính tình ẻo lả như đàn bà, để các việc triều chính cho Đức Mẫu hậu điều khiển, nên Ngài bị khinh khi, rồi quân sĩ nổi dậy chống đối và sát hại.

Trái lại, thảo luận tới những đức tính của các Hoàng đế khác như Commode, Sévère, Antonin, Caracalla và Maximin, ta thấy các vị này đều tàn ác, hay bóc lột, hà hiếp khinh miệt nhân dân để mua chuộc, lấy lòng bọn binh sĩ. Các vị Hoàng đế này rồi cũng bị diệt vong thảm bại, chỉ trừ có Hoàng đế Sévère. Sévère là người nghiêm khắc, đôi khi có hà hiếp nhân dân để chiều chuộng binh sĩ nhưng vẫn ở yên được trên ngai vàng. Bởi vì Hoàng đế là người toàn thiện, toàn hảo, nên cả binh sĩ lẫn nhân dân đều kính phục tôn sùng như thần thánh. Một vị Hoàng đế mới lên ngôi mà được như thế, quả thực Ngài đã khéo léo đóng được cả hai vai trò Sư Tử lẫn Cáo rừng. Như tôi đã nói ở đầu chương, vị Chúa nào cũng cần bắt chước hai con thú ấy. Khi Sévère còn là vị chỉ huy một đạo quân ở tỉnh Esclavonie, biết Hoàng đế Julien - kế vị Pertinax - là người nhu nhược, ông liền kích thích quân sĩ, bảo nên kéo về La Mã báo thù cho cựu Hoàng Perlinax vừa bị đoàn cận vệ giết chết. Dưới danh nghĩa ấy, ông bất thần xuất quân kéo về thành La Mã. Ông không mảy may tỏ ý muốn chiếm đoạt ngai vàng Hoàng đế. Lọt được vào Thành, Quốc hội khiếp sợ bèn bầu ông lên ngôi và lên án tử hình Hoàng đế Julien. Sau khi tại vị, ông muốn làm Chúa tể trên toàn lãnh thổ Đế quốc, nhưng gặp ngay hai việc rất khó giải quyết: ở phía Đông, trên phần đất thuộc Á Châu, Tướng Niger chỉ huy tối cao đạo Á binh, tự phong làm Hoàng đế. Mặt khác, ở phía Tây Tướng Albin cũng đang mưu mô việc tương tự. Sévère cảm thấy nguy hiểm vô cùng nếu một lúc đối địch với cả hai kẻ thù. Ông bèn lập kế, một mặt tấn công Tướng Niger, mặt khác tìm cách lừa dối Albin. Ông gởi ngay một bức quốc thư báo cho Albin biết ông được bầu lên ngôi Hoàng đế và ông muốn chia xẻ vinh dự ấy với Albin, kèm theo cả quyết nghị của Quốc hội phong Albin vào chức Phụ Chánh gần ngôi Hoàng đế. Nhận được quốc thư và chức tước, Albin tưởng là sự việc đàng hoàng thẳng thắn, chấp thuận ngay, không chút do dự. Sau khi Sévère thắng trận, hạ sát được Niger và ổn định được tình thế ở Đông phương, ra trước Nghị viện, ông lớn tiếng chê trách Albin là người vong ân bạc nghĩa đang mưu mô ám hại ông, nên ông ở tình thế bắt buộc phải trị tội Albin. Ông liền kéo quân đến tận đất Gaule, phá tan chính phủ địa phương và bắt giết Albin.

Xét kỹ sự nghiệp của Hoàng đế Sévère ta thấy ông dữ như Sư Tử và láu như Cáo rừng, khiến cho thiên hạ vừa kinh sợ vừa tôn sùng, và không lúc nào bị quân sĩ oán ghét. Không ai ngạc nhiên về việc xuất thân từ giới bình dân mà ông lại có thể nắm giữ được quyền thống trị trên một Đế quốc hùng mạnh như vậy. Uy danh ông lớn đến mức ông thường thi hành chính sách bóc lột nhân dân thế mà không ai nghĩ tới oán hờn. Đến triều đại con ông là Antonin, cũng là người có nhiều tính tốt, đáng kính đối với nhân dân và khả ái đối với quân sĩ. Là một chiến sĩ thuần túy chịu đựng được gian lao, không mấy lưu tâm tới ngôn ngữ văn vẻ, tới cuộc đời khoái lạc cùng những dáng điệu hào hoa nên ông được toàn thể quân sĩ yêu mến. Nhưng tính khí hung tợn và tàn ác của ông lại tới mức cao độ. Ông đã đang tay sát hại một số dân chúng thành La Mã và gần hết dân thành Alexandrie. Đến lúc mọi người đều oán ghét; cả bọn người ở quanh ông cũng phải kinh hãi. Rồi ngày kia, ông bị một tên Đội trưởng hạ sát ngay giữa đám binh sĩ của ông.

Ở điểm này, ta nên nhớ những cuộc mưu sát kiểu như trên do sự quyết tâm thi hành của một kẻ liều chết nên Vua Chúa nào cũng khó lòng thoát được. Điều cần là thường nhật phải tự kiềm chế, đừng đường đường sỉ nhục, thóa mạ thậm tệ một cá nhân nào trong bọn cận thần phụng sự quanh mình. Trường hợp Hoàng đế Antonio trên đây, trước kia Ngài đã xử tử nhục nhã anh ruột của tên Đội trưởng thích khách này. Ngài còn để tên này trong đoàn quân cận vệ, lại thêm ngày nào cũng thóa mạ đe dọa nó nữa. Thật là một lầm lỗi lớn lao đã đưa Ngài đến cái chết bi thảm.
Bây giờ ta nói tới Commode, còn đẻ của Hoàng đế Marc, lên ngôi do hệ thống Thế tập. Tân Hoàng Commode có thể nắm vững quyền hành cai trị Đế quốc rất dễ dàng, Ngài chỉ cần theo đường cũ của Tiên hoàng xử trí cho đẹp lòng dân và binh sĩ. Nhưng Ngài bẩm sinh tính ác độc, muốn thỏa mãn sự hăng say bóc lột tài sản nhân dân. Ngài khởi sự lôi kéo toàn thể quân sĩ về mình và thi ban cho họ rất nhiều đặc quyền, ân huệ. Mặt khác, cách xử sự của Ngài lại bê bối không đúng với địa vị cao sang. Tác phong của Ngài không được nghiêm chỉnh (nhiều lần Ngài nhảy đại xuống đấu trường thi tài với bọn giác đấu và còn làm những trò chơi hạ tiện không đáng với các bậc Vương giả). Vì thế Ngài trở nên một nhân vật đáng khinh dưới mắt quân sĩ. Dần dần Ngài vừa bị oán ghét, vừa bị khinh bỉ, đến ngày kia, trong một cuộc khởi loạn, Ngài bị giết chết.

Đến đây, phải phê bình đến đặc tính của Hoàng đế Maximin. Ngài là một nhân vật hung hăng hiếu chiến. Dưới triều đại Alexandre (tôi đã có dịp đề cập tới), toàn thể quân sĩ bất mãn vì sự nhu nhược của Hoàng đế nên sau khi Alexandre băng hà, họ đồng lòng bầu Maximin lên ngôi. Nhưng sau, Maximin lại sớm mất ngôi là vì hai lý do: Một là ông xuất thân từ trong giới hạ lưu xã hội. Lúc thiếu thời ai cũng biết ông là một tên chăn cừu, nên thiên hạ vẫn tỏ ra khinh bỉ ông. Hai là, trước khi vào thành nhận lễ đăng quang, ông đã có tiếng là con người tàn ác. Sau khi nắm vững binh quyền ông dung túng bọn quan lại trong nội thành La Mã và ngoài các địa phuơng thi hành những thủ đoạn tàn ác. Toàn dân đều vừa phẫn nộ về dòng giống ty tiện của ông, vừa oán ghét ông đến cực độ vì không khí kinh hoàng do những thủ đoạn tàn ác của ông gây nên. Bắt đầu Phi Châu khởi loạn, rồi Quốc hội cùng dân chúng nội thành La Mã, dân chúng toàn lãnh thổ Ý quốc cũng nổi dậy chống đối. Thêm vào đó quân đội đương vây thành Aquilée gặp nhiều khó khăn, cũng tỏ lòng phẫn nộ trước tà tâm của Hoàng đế. Họ kinh sợ Hoàng đế vì Ngài bị bao kẻ thù tấn công các mặt, nên quay đao làm phản và hạ sát ông.
Tôi khỏi cần nói đến các vị Hoàng đế sau như Héliogabale, Macrin và Julien, vì họ toàn là những người đáng khinh bỉ, nên triều đại của họ đi bị hủy diệt lẹ như trở bàn tay.

Bây giờ tôi xin kết luận chương này: Ở thời đại này, các vị Chúa không gặp mấy khó khăn trong cách đối xử với quân đội. Tuy lúc nào Chúa cũng phải nể vì họ nhưng khi hữu sự vẫn có thể thắng được họ dễ dàng. Ngày nay, không giống như thời đại Đế quốc La Mã, Chúa không còn đạo quân gồm toàn binh sĩ có nguồn giống cội rễ ở từng địa phương liên kết chặt chẽ với những Tiểu chính phủ ở nơi đó. Trong trường hợp này Chúa cần chiều chuộng binh sĩ hơn là nhân dân, vì họ có thể mạnh hơn dân. Ngày nay tình thế ngược lại, thì Chúa cần phải lấy lòng dân hơn là binh sĩ, vì dân trở nên mạnh hơn; trừ trường hợp của Le Grand Tare (Đại đế Thổ Nhĩ Kỳ) và xứ Soudan. Sở dĩ Đại đế Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoài quy luật vì Ngài giữ vững được an ninh và uy lực của Đế quốc là nhờ ở đạo quân gồm 12.000 bộ binh và 15.000 kỵ binh được dung dưỡng dưới trướng trong tình thân ái. Ngoài ra Ngài không cần nghĩ tới ai nữa. Cũng như xứ Soudan, toàn lãnh thổ do quân đội nắm quyền thống trị, chính phủ chỉ chiều chuộng binh sĩ, không cần đếm xỉa tới nhân dân. Ta nên nhớ xứ Soudan có tính cách khác biệt các Vương quốc khác, vì nó tương tự như Giáo hội Công giáo. Xứ này không thể so sánh với một Vương quốc có chế độ Thế tập hay một Vương quốc Tân Lập được, bởi vì con cháu của các cựu Hoàng không thể kế nghiệp lên ngôi Hoàng đế được. Ngai vàng chỉ dành cho người được cử tri đoàn hợp thức bầu lên. Chế độ này tồn tại từ xưa tới nay, nên khi bầu xong một vị tân Hoàng đế, người ta không thể gọi xứ ấy là một Vương quốc Tân Lập được. Ở đây vì thế không thấy xảy ra những khó khăn như ở các xứ mới thành lập. Một điều nữa là khi tân Hoàng mới lên ngôi, nhưng chính phủ vẫn là cơ cấu có tổ chức sẵn sàng trước lễ Đăng Quang của tân Hoàng, cho nên tân Hoàng đầy đủ tư cách như một vị Hoàng đế kế vị do Thế tập đưa lên.

Đến đây, tôi xin trở lại chủ đề của chương này. Quý vị nào suy xét kỹ luận thuyết trên đây sẽ thấy rõ oán ghét và khinh bỉ là căn nguyên sự suy vong của mấy vị Hoàng đế kể trên. Ngoài ra còn biết thêm vì sao một số Vương hầu cai trị theo cách này, một số cai trị theo cách khác hẳn, có vị được hưởng cuộc đời sung sướng đến cùng, cũng có vị thì cuộc đời kết thúc một cách thê thảm. Ví dụ: Pertinax và Alexandre là những vị tân Hoàng, lại cai trị theo cách của Marc một Hoàng đế lên ngôi do Thế tập, thì thật vô ích và còn tai hại nữa. Như Caracalla, Commode và Maximin lại đi bắt chước Sévère thì thật nguy hiểm, vì mấy vị ấy làm gì có đủ tài năng để noi theo Sévère được.

Một vị tân Hoàng lên ngôi trị vì một Vương quốc Tân Lập, không thể bắt chước hoàn toàn như Marc, cũng không thể nhất thiết theo gương của Sévère được: Chỉ có thể lấy ở Sévère những đức tính thao lược trong công trình lập quốc, lấy ở Marc những điều hữu ích cho công cuộc duy trì và củng cố sự thanh bình vinh quang của một Vương quốc vốn sẵn có từ xưa một trạng thái quân bình vững chắc.
Quân Vương
Lời giới thiệu của Raymond Aron
Lời mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26