Chương 18
Tác giả: Machiavel
Chúng ta ai mà không khen ngợi những vị Chúa công giữ đúng lời hứa và sống trong liêm khiết, không mưu mô, xảo trá. Nhưng ở thời đại này, biết bao nhiêu vị Chúa tể làm nên sự nghiệp hiển hách mà chẳng đếm xỉa gì đến tín nghĩa, chỉ luôn luôn mưu mô lừa lộc nhân dân, thế rồi cũng có uy thế vượt cao hơn những bậc Vương hầu khác cố chấp giữ lấy chữ tín nghĩa.
Vậy ta phải xác nhận, có hai phương cách đấu tranh, một dựa trên luật pháp, hai dựa vào sức mạnh. Phương cách thứ nhất, phù hợp với bản tính của loài người, phương cách thứ hai có tính chất thú vật. Nhung trong cuộc đấu tranh, phương cách thứ nhất thường không đủ hiệu lực nên phải xử dụng phương cách thứ hai. Vị Chúa phải biết xử sự vừa như con vật vừa như thằng người. Quy luật này đã được giảng dạy cho các Vương hầu bằng các bản cổ văn bóng bẩy, kể rằng Achille và nhiều vị Chúa tể oai hùng thời xưa đã được nuôi nấng do một quái vật đầu người mình thú. Như thế đấng Quân vương phải biết xử trí tùy lúc, khi như loài người khi như loài vật. Nếu không, khó tồn tại lâu dài trên ngôi chúa tể được.
Trường hợp phải xử trí như loài vật, Chúa công phải vừa là Cáo vừa là Sư Tử. Sư Tử không để ý tới những lưới cạm quanh mình còn Cáo lại sợ Chó Sói. Vậy phải là Cáo để tránh lưới cạm, phải là Sư Tử cho Chó Sói kinh. Như vậy vị nào chỉ muốn làm Sư Tử thôi, thì thật quá ngây thơ.
Vị Chúa nào khôn ngoan không nên quan tâm đến những lời mình đã hứa trước, một khi sự thi hành đó có hại cho mình, hoặc khi lý do của lời hứa ấy đã lỗi thời và hết thực giá rồi. Nếu loài người ai ai cũng giữ đúng đạo lý, lời khuyến cáo của tôi trên đây thật là vô nghĩa. Nhưng khốn nỗi họ đều ác ôn cả; họ có giữ tín nghĩa với mình đâu, vậy cần gì mình phải khư khư giữ tín nghĩa với họ. Khi một vị Chúa định bỏ qua một lời hứa, thiếu gì cách biện bạch che đậy. Ở đời này thiếu gì những Lãnh chúa đã bỏ trôi qua chẳng chút mảy may thi hành những lời cam kết hứa hẹn. Với bọn cáo già ấy, các sự việc lại trôi chảy tốt đẹp. Nhưng phải hết sức khôn khéo che đậy, vờ vĩnh, vẽ hoa hòe hoa sói. Lại cũng nên biết loài người vốn có tính đơn giản để bị trào lưu lôi cuốn, cho nên kẻ nào định tâm lường gạt vẫn luôn luôn gặp được người tin theo.
Tôi lấy ngay một tỷ dụ sau đây, trong số hàng trăm, hàng ngàn thí dụ hiện hữu ở thời này: Giáo hoàng Alexandre VI lúc nào cũng nghĩ tới lừa bịp mọi người, luôn luôn cực lực cam đoan hết lời thề thốt, thế rồi lại nuốt lời, phản bội ngay đấy. Ngài có biệt tài ở môn này, nên những sự gian trá của Ngài vẫn có người tin nghe. Vậy Vương hầu không cần phải thật có đủ cả các đức tính đã kể trên, mà chỉ cần giả dạng là ta có đầy đủ. Tôi còn dám nói thêm nếu Vương hầu thật có đủ các đức tính ấy lại chỉ có hại thôi. Tốt hơn chỉ nên giả dạng có đủ các đức tính ấy. Cũng như giả dạng nhân từ, trung tín, nhân đạo, liêm chính, ngoan đạo, để rồi khi nào hữu sự ta có thể xử trí trái ngược hẳn lại. Ta nên nhớ một Vương hầu khi mới lên ngôi không thể nhất nhất theo con đường toàn thiện được, bởi vì trong công cuộc xây dựng vững chắc uy quyền, nhiều khi bắt buộc phải hành động trái lời hứa cũ, vô nhân đạo, bất lương, phản lại lời dạy của đạo giáo. Vậy phải luôn luôn sẵn sàng quay theo chiều gió, tùy cơ ứng biến, cố đi sát con đường thiện, nhưng khi cần chớ ngại bước vào đường ác.
Bậc Vương hầu phải thận trọng lời nói, luôn luôn biểu lộ đủ năm đức tính kể trên sao cho người đối thoại cảm thấy mình giàu lòng nhân từ, trọng tín nghĩa, giữ liêm khiết và tôn sùng đạo giáo, nhất là điểm sau cùng này. Loài người đa số nhận xét bằng mắt chứ không bằng tay ít khi thâm hiểm. Ai ai cũng nhìn thấy hào quang của ta chứ ít ai hiểu tới nội tâm ta. Thiểu số biết thấu con người thật của ta cũng chẳng dám công nhiên phản đối dư luận của đa số kia, huống hồ phía đa số lại được chính quyền hỗ trợ. Muốn phê phán những hành động của con người, nhất là của các Vương hầu, không có tòa án nào quyết đoán trước được; ta chỉ có thể xét đoán do kết quả tốt xấu của nó thôi. Vương hầu phải đặt cho mình mục đích chiến thắng đối phương và nắm vững uy quyền.
Để đạt tới đích này, mọi phương tiện đều đáng được tuyên dương tán thưởng. Đa số dân chúng là những kẻ tầm thường chỉ biết nhận xét bề ngoài các sự việc; khi đã có đa số này ủng hộ rồi, là cần gì đếm xỉa tới cái tối thiểu đối lập nữa. Hiện nay tôi biết có một Vương hầu, tôi xin giấu tên luôn luôn gào thét nào Hòa Bình nào Tín Ngưỡng; nhưng thâm tâm ông chẳng ưa gì hai tiếng đó. Thực tế, tôi biết rõ nếu ông quả thật thành tâm yêu chuộng hai tiếng đó, ông đã tiêu ma cả uy quyền lẫn cơ nghiệp rồi.
Chúng ta ai mà không khen ngợi những vị Chúa công giữ đúng lời hứa và sống trong liêm khiết, không mưu mô, xảo trá. Nhưng ở thời đại này, biết bao nhiêu vị Chúa tể làm nên sự nghiệp hiển hách mà chẳng đếm xỉa gì đến tín nghĩa, chỉ luôn luôn mưu mô lừa lộc nhân dân, thế rồi cũng có uy thế vượt cao hơn những bậc Vương hầu khác cố chấp giữ lấy chữ tín nghĩa.
Vậy ta phải xác nhận, có hai phương cách đấu tranh, một dựa trên luật pháp, hai dựa vào sức mạnh. Phương cách thứ nhất, phù hợp với bản tính của loài người, phương cách thứ hai có tính chất thú vật. Nhung trong cuộc đấu tranh, phương cách thứ nhất thường không đủ hiệu lực nên phải xử dụng phương cách thứ hai. Vị Chúa phải biết xử sự vừa như con vật vừa như thằng người. Quy luật này đã được giảng dạy cho các Vương hầu bằng các bản cổ văn bóng bẩy, kể rằng Achille và nhiều vị Chúa tể oai hùng thời xưa đã được nuôi nấng do một quái vật đầu người mình thú. Như thế đấng Quân vương phải biết xử trí tùy lúc, khi như loài người khi như loài vật. Nếu không, khó tồn tại lâu dài trên ngôi chúa tể được.
Trường hợp phải xử trí như loài vật, Chúa công phải vừa là Cáo vừa là Sư Tử. Sư Tử không để ý tới những lưới cạm quanh mình còn Cáo lại sợ Chó Sói. Vậy phải là Cáo để tránh lưới cạm, phải là Sư Tử cho Chó Sói kinh. Như vậy vị nào chỉ muốn làm Sư Tử thôi, thì thật quá ngây thơ.
Vị Chúa nào khôn ngoan không nên quan tâm đến những lời mình đã hứa trước, một khi sự thi hành đó có hại cho mình, hoặc khi lý do của lời hứa ấy đã lỗi thời và hết thực giá rồi. Nếu loài người ai ai cũng giữ đúng đạo lý, lời khuyến cáo của tôi trên đây thật là vô nghĩa. Nhưng khốn nỗi họ đều ác ôn cả; họ có giữ tín nghĩa với mình đâu, vậy cần gì mình phải khư khư giữ tín nghĩa với họ. Khi một vị Chúa định bỏ qua một lời hứa, thiếu gì cách biện bạch che đậy. Ở đời này thiếu gì những Lãnh chúa đã bỏ trôi qua chẳng chút mảy may thi hành những lời cam kết hứa hẹn. Với bọn cáo già ấy, các sự việc lại trôi chảy tốt đẹp. Nhưng phải hết sức khôn khéo che đậy, vờ vĩnh, vẽ hoa hòe hoa sói. Lại cũng nên biết loài người vốn có tính đơn giản để bị trào lưu lôi cuốn, cho nên kẻ nào định tâm lường gạt vẫn luôn luôn gặp được người tin theo.
Tôi lấy ngay một tỷ dụ sau đây, trong số hàng trăm, hàng ngàn thí dụ hiện hữu ở thời này: Giáo hoàng Alexandre VI lúc nào cũng nghĩ tới lừa bịp mọi người, luôn luôn cực lực cam đoan hết lời thề thốt, thế rồi lại nuốt lời, phản bội ngay đấy. Ngài có biệt tài ở môn này, nên những sự gian trá của Ngài vẫn có người tin nghe. Vậy Vương hầu không cần phải thật có đủ cả các đức tính đã kể trên, mà chỉ cần giả dạng là ta có đầy đủ. Tôi còn dám nói thêm nếu Vương hầu thật có đủ các đức tính ấy lại chỉ có hại thôi. Tốt hơn chỉ nên giả dạng có đủ các đức tính ấy. Cũng như giả dạng nhân từ, trung tín, nhân đạo, liêm chính, ngoan đạo, để rồi khi nào hữu sự ta có thể xử trí trái ngược hẳn lại. Ta nên nhớ một Vương hầu khi mới lên ngôi không thể nhất nhất theo con đường toàn thiện được, bởi vì trong công cuộc xây dựng vững chắc uy quyền, nhiều khi bắt buộc phải hành động trái lời hứa cũ, vô nhân đạo, bất lương, phản lại lời dạy của đạo giáo. Vậy phải luôn luôn sẵn sàng quay theo chiều gió, tùy cơ ứng biến, cố đi sát con đường thiện, nhưng khi cần chớ ngại bước vào đường ác.
Bậc Vương hầu phải thận trọng lời nói, luôn luôn biểu lộ đủ năm đức tính kể trên sao cho người đối thoại cảm thấy mình giàu lòng nhân từ, trọng tín nghĩa, giữ liêm khiết và tôn sùng đạo giáo, nhất là điểm sau cùng này. Loài người đa số nhận xét bằng mắt chứ không bằng tay ít khi thâm hiểm. Ai ai cũng nhìn thấy hào quang của ta chứ ít ai hiểu tới nội tâm ta. Thiểu số biết thấu con người thật của ta cũng chẳng dám công nhiên phản đối dư luận của đa số kia, huống hồ phía đa số lại được chính quyền hỗ trợ. Muốn phê phán những hành động của con người, nhất là của các Vương hầu, không có tòa án nào quyết đoán trước được; ta chỉ có thể xét đoán do kết quả tốt xấu của nó thôi. Vương hầu phải đặt cho mình mục đích chiến thắng đối phương và nắm vững uy quyền.
Để đạt tới đích này, mọi phương tiện đều đáng được tuyên dương tán thưởng. Đa số dân chúng là những kẻ tầm thường chỉ biết nhận xét bề ngoài các sự việc; khi đã có đa số này ủng hộ rồi, là cần gì đếm xỉa tới cái tối thiểu đối lập nữa. Hiện nay tôi biết có một Vương hầu, tôi xin giấu tên luôn luôn gào thét nào Hòa Bình nào Tín Ngưỡng; nhưng thâm tâm ông chẳng ưa gì hai tiếng đó. Thực tế, tôi biết rõ nếu ông quả thật thành tâm yêu chuộng hai tiếng đó, ông đã tiêu ma cả uy quyền lẫn cơ nghiệp rồi.