Chương 1 -5
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Giai đoạn, trên là giai đoạn bình cũ rượu mới. Qua giai đoạn này họ phá luôn cái bình cũ, thay vào cái bình mới, và cuộc cách mạng văn hóa thực sự bắt đầu.
Trước hết phải kể vai trò của Đại Học Bắc Kinh ( cái lò của cách mạng văn hóa) mà người điều khiển là Thái Nguyên Bồi, được coi là cha của phong trào Văn Nghệ phục hưng Trung Hoa.
Thái sinh ở Giang Nam ( 1867 – 1940) nổi tiếng là thần đồng , đậu tiến sỉ, mới 25 tuổi đã được bổ vào viện Hàn Lâm, nghĩa là được Thanh đình trọng dụng lắm, nhưng khi sau cuộc Biến Pháp 100 ngày thất bại, ông xin từ chức, để làm cách mạng, gia nhập Đồng Minh Hội trước 1905, qua Đức học 4 năm về triết học, về làm bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ Tôn Văn năm 1912; khi Viên Thế Khải lên làm Lâm thời Tổng Thống thay Tôn Văn, ông rất sáng suốt biết Viên sẽ phản cách mạng, nên từ chức ngay, không hợp tác với Viên , rồi lại qua Đức và Pháp học nữa. Ít năm sau, chính quyền Bắc Kinh bổ ông làm tỉnh trưởng Chiết Giang ( quê hương ông ) . Ông từ Pháp đánh điện về từ chối.
Nhưng năm 1916, khi được mời làm viện trưởng viện Đại Học Bắc Kinh thì ông nhận liền. Ngay từ năm 1912, ông đã hô hào phải tôn trọng tự do tư tưởng, vì “ Giáo Dục “ phải ở trên chính trị ….không bị chính trị kiểm soát “ . Ông đã đem tư tưởng Âu Châu về truyền bá ở Trung Hoa.
Trước hết ông nhận chức Viện Trưởng , đại học Bắc Kinh rất hủ lậu. Sinh viên hầu hết là con các quan lớn, coi đại học chỉ là một bàn đạp để tiến lên quan trường. Vô đại học rồi thì được gọi là “đại nhân “ liền, vì dù dốt nát , lười biếng thì cũng ra trường và làm quan. Tư cách bọn “đại nhân “đó rất kém, cho nên đại học bị dân chúng coi là “ sòng bạc “ “ổ điếm “ , chưa bao giờ giới quan liêu sa đọa như thời ấy.
Thái Nguyên Bồi trừ ngay cái tệ đó, tuyển chọn giáo sư theo tài năng , chẳng kể là theo xu hướng nào, cho sinh viên được tự do tư tưởng , không buộc phải theo một đường lốI nào. Đúng là tinh thần trong các đại học Âu Mỹ. Nhờ vậy mà sinh viên đạI học Bắc Kinh đóng được vai trò cách mạng, bãi khóa, phản đốI chính quyền về vụ chịu chấp nhận 21 khoản của Nhật ( Vận động Ngũ Tử - năm 1919)
Trong số giáo sư Thái Nguyên Bồi tuyển, có hai người:Trần Độc Tú và Hồ Thích khởi động phong trào cách mạng văn học. Trần Độc Tú ( 1879 – 1942) lớn tuổi hơn, có cổ học ( thi đậu cử nhân ?) rồi qua Pháp học 4 năm (1907 – 1910) về nước dự cuộc cách mạng tân HợI, chống Viên Thế Khải. Năm 1915 ông sáng lập tờ tân Thanh Niên, đả đảo Khổng học thủ cựu, hô nào thanh niên phảI có tinh thần độc lập, phản kháng, tiên thủ, khoa học …
Hồ Thích ( 1891 – 1962) sinh ở An Huy theo đạo Tin Lành , biết về cổ học, nhưng không thi cử, năm 1910 qua Mỹ học ở đạI học Colombia tớI 1917, rất phục triết gia John Dewey, thầy của ông.
Namm 1917, từ Mỹ, Hồ gửi về Trung Hoa bài Văn học cải lương xô nghị ( bàn về cải lương văn học) để đăng lên tờ Tân Thanh Niên của Trần Độc Tú. Bài đó làm chấn động văn dàn, không kém tiếng súng nổ ở Vũ Xưong ngày 10 – 10 – 1911. Trong bài đó ông chủ trương:
- Văn học phảI tùy thòi thay đổI
- - Văn bạch thoạI là văn chính tông của Trung Quốc và lợi khí của văn học tương lai.
Vậy là ông muốn bỏ cổ văn đã dùng trong mấy ngàn năm, lưu lại biết bao thơ văn bất hủ, mà dùng bạch thoại, tiếng nói hằng ngày của dân chúng, vì cổ văn phải họcmới hiểu được, còn bạch thoại , hễ đọc được thì ai cũng hiểu được, mà nếu không đọc được , người khác đọc lên, người dân nào nghe cũng hiểu được.
Cổ văn ở Trung Hoa thời đó so với bạch thoại cũng như tiếng La tinh ở Ý, tiếng cổ Hy Lạp ở Hy Lạp so với tiếng Ý, tiếng Hi Lạp ở thời chúng ta. Người Ý đã bỏ tiếng La Tinh, người Hy Lạp đã bỏ tiếng cổ của họ từ sáu, bảy thế kỷ trước, người Trung Hoa bây giờ vẫn chưa bỏ cổ văn. Không bỏ nó , không dùng bạch thoại thì không thể truyền bá kiến thức trong dân chúng mau được.
Sau đó ông viết hai bài nữa, chủ trương:
- Có điều gì đáng noí thì mới nói, đừng “ Vô bệnh thân ngâm “ ( Không đau mà rên ) nghĩa là văn thơ phải mạnh mẽ, đừng lãng mạn.
- Có điều gì thì nói điều ấy, muốn nói điều gì thì noí thẳng ra, tránh dùng điển , những tiếng sáo; cứ dùng những tiếng thông tục.
- Dùng lời của ta , đừng dùng lời của người, nghĩa là đừng dùng mô phỏng , nô lệ cổ nhân, người ở thời đại nào thì dùng tiếng của thời ấy.
Hồ Thích đề xướng. Trần Độc Tú hưởng ứng. Trong một bài nghị luận về văn học cách mạng, ông hô hào :
- Đả đảo lối văn điêu luyện, a dua của bọn quý tộc, kiến thiết lối văn bình dị, tả tình của quần chúng ;
- Đả đảo lối văn cổ điển, hủ bại, khoa trương ; kiến thiết lối văn tả chân, mới mẻ , thành thực.
- Đả đảo lối văn tối tăm, khó hiểu ; kiến thiết lối văn rõ ràng thông tục.
Nhiểu giáo sư ở trường đại học Bắc Kinh như tiền Huyền Đồng, Chu Thụ Nhân ( tức Lỗ Tấn ) …tán thành , phát biểu ý kiến trong tờ Tân Thanh Niên. Tờ này và trường đại học Bắc Kinh biến thành đại bản dinh của nhóm Hồ, Trần .
Dĩ nhiên, phe cổ học nhao nhao lên phản đối, mạt sát. Có người trách Thái Nguyên Bồi, bảo muốn theo chủ trương của Hồ, Trần thì cứ mời bọn phu xe , bọn bán tương ở Bắc kinh làm giáo sư đại học, cần gì phải giao con em cho Thái nữa. Thái đáp :
-« Bắc Kinh Đại Học không bỏ cố văn mà chuyên dạy bạch thoại ; vả lại bạch thoại cũng diễn được ý nghĩa sách cổ, mà những giáo sư đề xướng bạch thoại đâu có dùng ngôn ngữ của bọn kéo xe, bán tương. Còn về nhiệm vụ của ông làm viện trưởng thì ông phải theo thông lệ trên khắp thế giới là tôn trọng t ựdo tư tưởng, dù không đồng quan niệm với các giào sư, cũng phải để họ phát biểu ý kiến, nhất là hoạt động của họ ở ngoài phạm vi nhà trường, ông lại càng không có quyền can thiệp>>.
Tiếp đó xảy ra cuộc Ngũ Tứ vận động và chính cuộc biến động này đã làm cho phong trào dùng bạch thoại lên như diều. Bọn thanh niên thấy rằng muốn cải tạo quốc gia thì phải quét sạch những tư tưởng cổ hủ, muốn cảnh tỉnh đồng bào thì phải dùng bạch thoại, ngôn ngữ của đồng bào, do đó, cuộc vận động chính trị biến thành cuộc vận động văn hóa. Vô số tờ báo đề xướng tản văn hóa mọc lên ở khắp nơi, tờ nào cũng dùng bạch thoại dễ viết hơn văn ngôn ( tức cổ văn) mà bình dân hiểu được. Thành thử cuộc cách mạng chính trị mau bành trướng.
Chỉ trong ba năm ( 1919-1922) văn bạch thoại được toàn dân chấp nhận, ngay bộ Giáo Dục cũng cho dạy văn bạch thoại ở khắp nước từ 1920.
Thế là cuộc cách mạng Hồ, Trần hoàn toàn thành công. Bốn trăm triệu người khỏi phải học một từ ngữ mà được học một sinh ngữ, đỡ tốn biết bao công phu.
Từ 1921 đến 1925, có cả trăm hội văn học thành lập. Không khí thật tưng bừng. Đúng là một cuộc cách mạng. Ngọn cờ chuyển qua tay các nhà tân học ở Nhật, hoặc Âu, Mỹ về. Cái bình cũ ( văn ngôn) đã được thay bằng cái bình mới ( bạch thoại). Mà rượu cũng mới hơn, nồng hơn. Người ta cổ xúy một thứ văn học mới để truyền bá , thực hiện chủ trương dân chủ mới . Các văn nhân hăng hái áp dụng kỹ thuật phương Tây trong việc sáng tác và chỉ mới thành công về truyện ngắn. Họ mạt sát Khổng học, đả đảo đại gia đình, đề cao cá nhân, nhất là giải phóng phụ nữ, mạnh hơn các nhà văn nước ta từ 1925 đến 1938. Phụ nữ phải bỏ tục lệ bó chân đi, bỏ công việc bếp nước, may vá đi mà lo việc quốc gia, xã hội như đàn ông, nhất là phải đòi cho được quyền tự do kết hôn.
Nổi tiếng nhất, có một bút pháp sắc sảo, mạnh mẽ, cay độc nhất là Lỗ Tấn, sanh năm 1881 ở Chiết Giang, có thời gian qua Nhật học, tác giả những truyện Cuồng nhân nhật ký, Khổng Ất Ký, Chúc Phúc, AQ chính truyện …. Trong truyện cuối đã được dịch ra nhiều tiếng, ông châm biếm xã hội nông thôn Trung Hoa ở cuối đời Thanh và đầu thời cách mạng Tân Hợi.
Thứ rượu đó đã nồng lắm rồi, như khi sau đảng Cộng Sản Trung Hoa thành lập ở Thượng Hải ( 30-6- 1921), một số người cho nó còn là nhạt nhẻo, muốn thay luôn nó nữa. Trần Độc Tú là một trong số người thành lập đảng, có tư tưởng cấp tiến, chê Hồ Thích ôn hòa quá,( lúc này Hồ đã ở Mỹ về, làm giáo sư đại học Bắc Kinh), còn giữ tác phong tư bản, nên xa dần Hồ.
Kiện tướng trong nhóm là Quách Mạt Nhược, sinh năm 1892 ở Tứ Xuyên, trong một gia đình địa chủ lớn. Viết rất nhiều, rất mau về đủ loại, văn không chuốt bằng Lỗ Tấn, nhưng rất truyền cảm, hùng hồn, cuồng nhiệt. Ông lớn tiếng hô hào :
>.
Tư tưởng dó bắt nguồn ở Nga. Theo ông, lời phải bình dị, ai cũng hiểu được , lý luận phải đúng với biện chứng pháp, còn mục đích là lật đổ chế độ tư bản.
Vậy là về chính trị, vào khoảng 1927. Trung Quốc có hai đảng : Quốc dân và Cộng sản ( coi chương sau).
Thì về văn hóa cũng có hai phe : Hữu và tả.
Chỉ trong khoảng 15 năm ( từ 1912) họ đã tiến từ phong kiến lên dân chủ, rồi cộng sản.