watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Sử Trung Quốc-Chương V ( 2) - tác giả Nguyễn Hiến Lê Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê

Chương V ( 2)

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê

1. Cao Tôn lên ngôi, dời đô xuống Nam.
Chiếm được kinh đô, bắt hết được hoàng tộc của Tống rồi, Kim rút quân về sau khi lập Trương Bang Xương làm Sở đế, chứ không chiếm hết luôn giang sơn của Tống vì Kim thiếu quân, thiếu người để cai trị và biết rằng người Hán không chịu hợp tác với họ, cứ để cho Tống làm một nước đàn em mỗi năm nộp cống vàng, bạc, lụa và hễ có dịp thì bắt cắt thêm đất, như tằm ăn dâu mà lại hơn.
Quần thần và dân chúng không phục Trương Bang Xương, ông ta biết thân phận khó làm bù nhìn được, nên mời bà phế hậu của Triết Tôn (lúc đó đã về ở với cha mẹ nên không bị Kim bắt) ra dự bàn việc nước, rồi cùng tôn một thân vương lên ngôi ở Quý Đức (Hà Nam ngày nay) tức vua Cao Tôn.
Cao Tôn mới đầu cũng muốn khôi phục lại các đất đã mất, nên dùng lại Lý Cương, vị danh thần đã tận lực chống giữ kinh thành, nhưng rồi nghe lời bọn gian thần chủ hoà, bãi Lý Cương mà chỉ nghĩ đến việc bôn đào, dời xuống Dương Châu, sau cùng đóng đô ở Lâm An (Hàng Châu, tỉnh Triết Giang ngày nay), từ đó sử gọi là Nam Tống.
2. Tống, Kim ghìm nhau
Xuống miền nam, nhà Tống còn kéo dài thêm được trăm rưỡi năm nữa, một trăm rưỡi năm không vẻ vang chút nào cả.
Thời Nam Tống là thời Tống và Kim ghìm nhau, không nước nào quyết tâm diệt nước kia cả, Kim vì lẽ tôi mới trình bày ở trên, Tống vì sáu, bảy ông vua đều tầm thường nếu không nhu nhược thì do dự, nghe lời bọn đại thần chủ hoà, làm lơ trước sự phẫn nộ, thoá mạ của dân chúng, chỉ muốn rửa cái nhục mất nước, tệ hơn nữa, có vua như Cao Tôn còn để cho gian thần hãm hại tôi trung nữa, y như triều Tự Đức ở nước ta khi bị Pháp xâm chiếm. Thực ra họ cũng muốn khôi phục những đất đã mất, muốn khỏi phải nộp thuế cho Kim đấy, nhưng nhút nhát không dám.
Thành thử cả hai bên đều chờ cơ hội, hễ thấy địch suy yếu hoặc chia rẽ nội bộ thì đem quân đánh, đánh mà thua thì xin hoà, chịu bỏ ít nhiều quyền lợi, nếu thắng thì yêu sách, đòi thêm quyền lợi, bạc, lụa, đất đai (trường hợp Kim), hoặc đòi rút bớt thuế hàng năm, trả lại ít đất đã chiếm (trường hợp Tống).
Trước sau ba bốn lần đánh rồi hoà, hoà rồi đánh như vậy. Xét chung thì Kim vẫn lấn Tống dần dần, Tống vẫn mất đất thêm. Chép lại những cuộc chiến nho nhỏ đó là điều vô ích, tôi chỉ kể qua ba hoà ước Tống ký với Kim.
* Cao Tôn (1127-1162) vì nghe lời gian thần Tần Cối kẻ nhất định chủ hoà (coi ở dưới) nên 1141, kí hoà ước với Kim chịu Kim phong chức cho ( nghĩa là chịu xưng thần với Kim) Khang Vương phải cắt đất ở phía Bắc Hoài Thuỷ và Đại Tán Quan nhường cho Kim, mỗi năm phải nộp 25 vạn lạng bạc và 25 vạn tấm lụa cho Kim. Kim cho chở quan tài của Huy Tôn và Thái Hậu về Tống.
* Hiếu Tôn (1163-1189) năm 1165 định lại hoà ước, gọi vua Kim bằng chú, số tiền hằng năm tế tuệ phải nộp được giảm,bạc, lục mỗi thứ 50 vạn chỉ còn 20 vạn, địa giới như cũ. Lần này Tống không thắng nhưng Kim cũng nhường một chút.
* Nhưng đến năm 1208, đời Minh Tôn (1196-1224), Tống thấy Kim có nội loạn đem quân đánh, chẳng dè thua to, phải xin hoà, tăng tuế tuệ lên 30 vạn lạng bạc, 30 vạn tấm lụa.
Vậy trước sau Tống vẫn bị áp bức, mất thêm đất, thêm tiền, và chỉ còn giữ được lưu vực sống Dương Tử với vài tỉnh giáp biển ở miền Nam (coi bản đồ trang 321 tập một).
3. Phe chủ chiến.
Dân chúng bất bình nhất về hoà ước 1141. Lần đó Kim đưa binh vào đánh quyết lấy Hà Nam, Thiểm Tây. Ba tướng Tống là Lưu Kỳ, Hàn Thế Trung, Nhạc Phi hết sức kháng chiến. Anh hùng nhất là Nhạc Phi, ông rất phẫn uất vì rợ Kim xăm vào lưng bốn chữ "Tinh trung (nghĩa như tận trung) báo quốc". Ông khéo khuyến khích tướng sĩ, giữ quân luật nghiêm minh, đánh bại được Kim nhiều trận, người Kim rất sợ, đã núng thế, muốn xin hàng. Nhưng tại triều có Tần Cối trước bị Kim bắt về phương Bắc, rồi được vua Kim thả ra, cho về với Cao Tôn làm nội ứng, không hiểu sao Cao Tôn dùng hắn làm tể tướng. Hắn nhất định chủ hoà, Cao Tôn nghe theo. Nhạc Phi đang hăng hái đuổi quân Kim gần tới Biện Kinh thì một ngày liên tiếp nhận được 12 đạo kim bài (tín bài bằng vàng) triệu về. Nhạc Phi ức quá, khóc: "Công mười năm, một sớm phải bỏ cả", rồi hạ lệnh lui binh, nhân dân níu ngựa ông lại, chùi nước mắt, vang ông ở lại. Tướng ở chiến trường có quyền không tuân lệnh triều đình, ông quá trung với vua mà không báo quốc được, thật đáng hận biết bao. Về tới triều đình, ông bị Tần Cối bỏ ngục liền rồi chẳng xử tội gì cả, giết ông. Có sách chép là thắt cổ ông. Đời ông được đời sau chép trong truyện "Nhạc Phi". Hiện nay ở Hàng Châu, kinh đô Nam Tống, còn một ngôi đền lộng lẫy thờ ông. Quỳ trước mộ ông là hai tượng bằng sắt, tức vợ chồng Tần Cối. Cửa đền có đôi câu đối:
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch cốt vô cô chú nịnh thần
Nghĩa là:
Núi xanh may mắn được chôn xương bậc trung quân
Sắt trắng vô tội mà phải đúc bọn nịnh thần
Thời đó khiếp nhược chủ hoà đầy triều đình nhưng hạng anh hùng cũng đông, quyết sống mái với Kim. Trước Nhạc Phi, Hàn Thế Trung có Lý Cương (đã chép ở trên), Diêu Bình Trọng đốc suất quân cần vương đánh trại quân Kim. Tôn Trạch chiêu mộ nghĩa sĩ và hảo hán bốn phương, tích trữ lương thực đủ dùng trong 6 tháng, quyết ý chống với giặc, nhưng Cao Tôn không cho, ông buồn hận mà chết......
Về cuối đời Nam Tống còn nhiều anh kiệt hơn nữa, tôi sẽ chép ở sau.
4. Các đảng nghĩa quân.
Dân chúng tinh thần cũng rất cao, vì thâm oán Kim cướp đất của họ, ngạo mạn, hách dịch.
Ngay từ 1121(gần đời Huy Tôn) đã có một bạo động mà người cầm đầu là Tống Giang căn cứ địa là Lương Sơn Bạc (ở Sơn Đông ngày nay), khẩu hiệu là "Thế thiên hành đạo" chống lại triều đình, quan quân phải sợ, thanh thế rất lớn, khu vựa hoạt động rộng, từ Sơn Đông tới Hà Bắc, dân chúng theo rất đông, đủ các giới từ quan lại nhỏ, quân dân, nông dân, ngư dân, nhà sư, tiểu thương..........Cuộc bạo động đó được nhân gian truyền khẩu cho nhau nghe, sau một nhà văn đời Minh, Thi Nại Am chép lại trong bộ kiệt tác Thuỷ Hử mà hồi nhỏ chúng ta say mê đọc.
Từ đó cuối đời Nam Tống, không biết có bao nhiêu cuộc nông dân nổi dậy, vạch tội triều đình, bỏ đất, bỏ dân, chống lại quân Kim, nhỏ thì dăm ngàn, lớn thì hàng vạn, có khi cả chục, cả trăm vạn người như đảng "Bát Tự Quân" mà khẩu hiệu là tám chữ (bát tự) xăm trên mặt: "Xích tâm báo quốc, thệ sát Kim tặc", đảng "Hồng cân quân" đội khăn đỏ, thường đánh du kích quân Kim.
Những đảng nghĩa quân đó không tỉnh nào không có, y như nước ta hậu bán thế kỷ trước. Giá triều đình Tống biết giúp đở họ một chút và khuyến khích họ thì quân Kim chắc phải trả lại Biện Kinh mà rút về phương Bắc.
5. Phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện.
Một điểm đáng ghi nữa, rất mới trong lịch sử Trung Hoa là đời Nam Tống có phong trào học sinh đại diện cho dân dâng thỉnh nguyện lên vua. Người đầu tiên có lẽ là Thái học sinh Trần Đông cầm đầu mấy vạn dân quê lại cửa khuyết xin vua Khâm Tôn dùng lại Lý Cương như trên tôi đã chép. Rồi hò hét, chửi rủa Bang Ngạn khi hắn vô triều. Triều đình sợ binh biến, miễn cưỡng chấp nhận hết thỉnh nguyện của dân, vậy mà mấy chục tên nội thị cũng bị dân chúng hành hung cho tới chết.
Từ đó học sinh ở nhiều nơi khác noi gương, cũng dâng thỉnh nguyện "thu phục đất đã mất", 'tổ chức nhân dân võ trang", "khai phóng ngôn luận", phong trào đó nổi lên là do đạo học sinh đời Tống phát triển, học sinh chịu ảnh hưởng của họ Trình, họ Chu (coi tiếp sau)
Đời Hiến Tôn (1163) thái học sinh trường Quán gồm 72 người dâng thư đòi chém bốn đại thần chủ hoà. Họ không có hậu thuẫn của dân chúng mà yêu sách hăng quá, triều đình phản ứng mạnh, cấm làm việc dâng thư ở cửa khuyết.
Đời Lí Tôn, khi Mông Cổ xâm lăng (1235) tất cả trường Thái học (như Quốc Tử giám đời sau), Vũ học (dạy võ bị), Kinh học (dạy các kinh của lão Nho, Lão.....) nối tiếp nhau bài khoá, dâng thư đòi đuổi bọn đại thần hại dân hại nước, bị triều đình đàn áp. Lần đó là lần cuối, phải đợi tới cuối đời Thanh, hạng thanh niên trí thức Trung Hoa mới lại đóng vai trò như vậy.


Bản đồ Trung Hoa thời Nam Tống
Sử Trung Quốc
Tựa
Phần 1 Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
PHẦN II
Chương I
Chương II
Chương III
Chương III ( 2)
Chương IV
Chương V
Chương V ( 2)
Chương V ( 3)
Chương V ( 4)
Chương V ( 5)
Chương VI
Chương VI (2)
Chương VI (3)
Chương VI ( 4)
Chương VII
Chương VII(2)
Chương VII (3)
Chương VII ( 4)
Chương VII (5)
Chương VII ( 6)
Chương VII (7)
Chương 8
Chương 8 (2)
Chương 8 (3)
Chương 8 (4)
Chương 8 (5)
Chương 8 (6 )
Chương 8 (7)
Chương 8 (8)
Chương 8 (9)
Chương 8 -10
Phần IV
Chương 1
Chương 1 - 2
Chương 1 - 3
Chương 1- 4
Chương 1 -5
Chương 2
Chương 2-2
Chương 2-3
Chương 2-4
Chương 2-5
Chương 2-6
Chương 2-7
Chương 3
Chương 3-2
Chương Kết
Phụ lục