watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Sử Trung Quốc-Chương 8 (9) - tác giả Nguyễn Hiến Lê Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê

Chương 8 (9)

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê

Sau hòa ước nhục nhã Tân Sửu (1901, Từ Hi bị dân chúng vạch tội, muốn mua chuộc lại lòng dân, mới chỉnh sửa đổi chính sách, bao nhiêu sắc lịnh biến pháp của Quang Tự mà năm 1898, bà hủy bỏ thì bây giờ thực hiện hết, lại lập nhiều cơ quan mới như hội nghị chính vụ xứ, thượng bộ, học bộ, luyên tân quân, chấn hưng công, thương.
Khanh Hữu Vi ghét Từ Hi nhưng vẫn chưa oán người Thanh, lập Đảng Bảo Hoàng, hi vọng ở Quang Tự, nhưng tư tưởng ông hơi thay đổi, đòi quân chủ lập hiến; Lương Khải Siêu theo Khang xuất bản tờ Tân Dân tùng báo để cổ súy lập hiến đối lập với tờ báo Dân báo của Đảng Cách mạng lúc ấy.
Năm 1905, dân Trung Hoa thấy Nhật theo Quân chủ lập hiến mà mạnh, thắng được Nga theo Quân chủ chuyên chế, nên càng tin ở chế độ lập hiến, và đòi Thanh đình phải lập hiến, chứ chỉ sửa đổi chính sách (Thanh đình gọi là tên chính: Chính sách mới) chỉ duy tân thì không đủ. Ngay một số đại thần Hán trung với thanh như Trương Chi Động, Viên Thế Khải cũng chủ trương lập hiến. Phong trào lập hiến sôi nổi trong nước, Từ Hi bất đắc dĩ phải phái năm đại thần đi Nhật, Anh, Đức để khảo sát chế độ lập hiến của ba quốc gia đó.
Năm sau họ trở về đều chủ trương lập hiến. Từ Hi xuống dụ:
“Trước hết cải cách quan chế rồi đến chính trị, khiến sĩ dân hiểu rõ quốc chính để dự bị cơ sở cho việc lập hiến, vài năm sau, xét lại tình hình, xem tiến bộ mau chóng mà định kì hạn xa gần.”
Rồi họ sửa đổi quan chế : Đặt ra Tư chính viện ở kinh sư, Tư nghị cuộc ở các tỉnh để làm cở sở cho Quốc hội và Tỉnh nghị hội, lập thẩm kê viện, thẩm phán sảnh, ban bố Hình luật mới…, nhưng một số biện pháp không thực hành được, có danh mà không thực.
Họ lại hạ chiếu lập một nội các mới bề ngoài có vẻ tiến bộ mà sự thực chỉ là để phá nguyên tắc Mãn và Hán ngang nhau, vì trong số 12 thượng thư chỉ có 4 người Hán, 1 người Mãn, 2 thị lang Mãn, 2 thị lang Hán), còn 8 người kia là Mãn, mà 5 người là hoàng tộc; vì vậy người Trung Hoa gọi nội các đó là nội các hoàng tộc.
Sau cung năm 1908, họ ban bố Hiến pháp đại cương gồm 15 điều mà điều số 1 là: Hoàng đế Đại Thanh thống trị Đế Quốc Đại Thanh, nối tiếp nhau tời vạn đời, và điều số 2 là: Hoàng đế tôn nghiêm như thần, thánh, bất khả xâm phạm. Nội dung là quyền vua rất lớn, quyền dân rất ít, nghị viện chỉ là một cơ quan tư vấn. Họ dự bị 9 năm sau mới hoàn thành hiến pháp. Rõ rang là họ không thành tâm chút nào cả.
Trong năm đó, sau khi ban bố Hiến pháp đại cương thì Quang Tự chết trước rồi Từ Hi chết sau, chỉ cách nhau có mấy giờ. Dân chúng ngờ rằng Từ Hi biết mình sắp chết, không muốn cho Quang Tự sống nên đầu độc Quang Tự.
Con của thuần Thân Vương (em cùng mẹ với Quang Tự) tên là Phổ Nghi, mới ba tuổi lên ngôi, hiệu là Tuyên Thống. Mẹ Phổ Nghi là thái hậu Long Dụ cũng thùy liêm chính thính chính như Từ Hi, cũng nắm quyền, xa xỉ, dâm đãng, tin dùng một tên kép hát đẹp trai, đã có hai con rồi, cho làm Thái giám, chỉ trong mấy năm tiêu 5-6 triệu lạng bạc vào việc xây cất cung điện, và sắm châu báu để làm của riêng.
Thanh đình còn đồi trụy hủ bại hơn thời Từ Hi nữa. Hai người Hán trung với họ và có tài năng nhất là Trương Chi Động và Viên Thế Khải, thì Động đã chết, mà Khải đã bị cách chức.
Năm 1909, Tư nghị cuộc các tỉnh thành lập, đại diện của dân hai lần vào kinh xin khai Quốc hội, sinh viên Bắc kinh và Thiên Tân bãi khóa để ủng hộ. Năm sau, Tư Chính viện ở Kinh Sư cũng khai hội, thông qua phải dùng kế hoãn binh, bất đắc dĩ rút ngắn kì hạn dự bị hiến pháp từ 9 năm xuống còn 6 năm, nhân dân phản đối, Thanh đình ra lệnh đàn áp.
Sinh viên du học ở Nhật và Âu châu biết rằng không còn hi vọng gì lập hiến được, quyết tâm lật nhà Thanh, và chuyển qua phe Cách mạng rất đông. Phong trào cách mạng lên mạnh.
Năm 1911, phát sinh cuộc nổi loạn hỏa xa ở Tứ Xuyên. Dân tứ xuyên góp cổ phần để làm đường xe lửa cho tỉnh. Khi hay tin chính phủ muốn quốc hữu hóa các đường xe lửa thì các sinh viên hầu hết là con cháu thương nhân, địa chủ có cổ phần trong công ty xe lửa, cầm đầu một cuộc phản Thanh mà triều đình không dẹp được.
Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của dân quân ở Vũ Xương (một trong ba thị trấn của Vũ Hán ngày nay, hai thị trấn kia là Hán Dương, Hán Khẩu); ngày 10.10.1911 (19.8 năm Tân Hợi) (1); họ thành công một cách dễ dàng, bất ngờ, các tỉnh hưởng ứng, Trung Hoa Dân Quốc thành lập, vua Thanh thoái vị (năm Tuyên Thống thứ ba). Trước kia, Thái Bình Thiên Quốc trong 14 - 15 năm, dùng hằng triệu quân mà không lật đổ được nhà Thanh. Nay chỉ một nhóm quân có mấy tuần mà kết quả rực rỡ. Nhà Thanh như một trái đã chin mùi, chỉ khẽ đụng tới là rụng.
(1) Viết tới đây tôi nhìn lên tấm lịch, thấy đúng là ngày 19 tháng 8 Nhâm Tuất (5.10.82), sau ngày khởi nghĩa đó đúng 71 năm âm lịch, thật thú vị!
Sử Trung Quốc
Tựa
Phần 1 Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
PHẦN II
Chương I
Chương II
Chương III
Chương III ( 2)
Chương IV
Chương V
Chương V ( 2)
Chương V ( 3)
Chương V ( 4)
Chương V ( 5)
Chương VI
Chương VI (2)
Chương VI (3)
Chương VI ( 4)
Chương VII
Chương VII(2)
Chương VII (3)
Chương VII ( 4)
Chương VII (5)
Chương VII ( 6)
Chương VII (7)
Chương 8
Chương 8 (2)
Chương 8 (3)
Chương 8 (4)
Chương 8 (5)
Chương 8 (6 )
Chương 8 (7)
Chương 8 (8)
Chương 8 (9)
Chương 8 -10
Phần IV
Chương 1
Chương 1 - 2
Chương 1 - 3
Chương 1- 4
Chương 1 -5
Chương 2
Chương 2-2
Chương 2-3
Chương 2-4
Chương 2-5
Chương 2-6
Chương 2-7
Chương 3
Chương 3-2
Chương Kết
Phụ lục