watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Sử Trung Quốc-Chương VI (2) - tác giả Nguyễn Hiến Lê Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê

Chương VI (2)

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê

Đế quốc của Nguyên đã mở rộng lớn quá rồi mà Hốt Tất Liệt vẫn muốn mở mang thêm ở Đông Á.
Trước hết là chiến tranh xâm lăng Nhật Bản ( 1281). Chẳng may cho Mông Cổ, hạm đội của họ chưa đổ bộ lên đất Nhật thì bị giông tố phá tan tành. Trong chiến tranh đó, dân Trung Hoa phải đóng tàu và bị bắt lính. Nếu trận đó mà thắng, Mông Cổ chiếm được Nhật thì rất có lợi cho Trung Hoa; họ được thêm một thị trường. Thua trận đó , Hốt Tất Liệt vẫn chuẩn bị để vượt biển một lần nữa, nhưng từ năm 1284 họ lo xâm chiếm Việt Nam nên tạm gác Nhật Bản lại.
Hai lần họ đưa quân qua nước ta ( thời vua Trần Nhân Tôn), hai lần họ đại bại, từ 1285 đến 1288, Hưng Đạo Vương tuy thắng họ, nhưng xử nhũn, sai xứ cầu hòa, chịu nộp cống. Họ đòi vua Nhân Tôn phải qua chầu ờ Bắc Kinh, vua kiếm cớ thoái việc. Việc lằng nhằng chưa ngã ngũ thì Hốt Tất Liệt chết và vua kế vị là Thành Tôn bãi binh luôn.
Họ lại đem đại hùng binh qua ngã Vân Nam để xâm lăng Miến Điện, năm 1287, chiếm được Pagan rồi cũng phải rút về .
Năm 1292 - 1293 họ dùng hải quân tấn công Java, cùng thất trận nữa.
Theo Lombard, các học giả phương Tây còn đương tìm hiểu do nguyên nhân sâu xa nào họ thành công ở Trung Hoa mà thất bại ở Đông Nam Á.
Có điều này đáng để ý trong những chiến tranh đó là họ dùng nhiều tướng, nhiều lính Trung Hoa, chiến thuyền đều do dân Trung Hoa cung cấp hết. Có thể ngườiTrung Hoa cũng mong cho họ thành công. Nếu họ chiếm Nhật Bản, Java, Miến Điện thì dân Trung Hoa kiểm soát được những đường thương mãi miền đó và ngoại thương sẽ rất phát đạt, mà chưa biết chừng khi họ bị trục xuất ra khỏi Trung Hoa thì nhà Minh sẽ nối họ làm chủ Nhật, Miến Điện, Java.
5. Chế độ Chánh trị
Dân tộc Mông Cổ gồm l khoảng 2 triệu rưỡi người, một số lớn ở lại tổ quốc miền Hắc Long Giang, một số rải rác từ Đông qua Tây tại các Hàn Quốc ( 1) riêng ở Trung Hoa có nhiều lắm là một triệu người (kể các người Khiết Đan, Nữ Chân ... anh em với Mông Cổ), quân đội lúc đầu độ 250.000 người Hốt Tất Liệt không thể diệt hết người Trung Hoa hoặc di dư họ hết đi nơi khác được để biến Trung HoaTrung Hoa thành những đồng cỏ, thì tất nhiên phải giữ nền văn minh nông nghiệp của Trung Hoa, và theo chế độ Trung Hoa tức là theo đạo Khổng , theo tổ chức xã hội cùng văn hóa Trung Hoa. Như vậy là bắt đầu Hoa hóa rồi.
- Về hành chánh, nhà Nguyên theo chế độ Đường , Tống, triều đình gồm có ba cơ quan phân lập: Trung thư tỉnh coi về chính vụ. Khu mật vụ coi về quân vụ, ngự sử đài lãnh nhiệm vụ giám sát.
Ở địa phương thì có một sự thay đổ . Các thời trước, địa phương chỉ có lộ, phủ, châu, nhà Nguyên chia lại Trung Hoa thành 12 miền rất rộng, như miền Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô ngày nay. Sự tổ chúc về hành chánh của mỗi miền cũng hư cơ quan trung thư tỉnh ở trung ương, vì vậy mỗi miền gọi là thập nhị hành trung thư tỉnh, 12 miền gọi là thập nhị hành trung thư tỉnh, tuy trực thuộc trung ương, nhưng quyền lớn. Dưới hành trung như tỉnh có lộ, phủ, châu , huyện ...như trước. Đó là nguồn gốc của chế độ hành tỉnh đời sau, mà cũng là bước đầu của sự khuyếch trương trung ương chính quyền tới toàn cõi đế quốc. Trung Cộng và Việt Nam ngày nay đều theo chính sách đó.
- Về Binh chế, có thể chia làm hai bộ: Ở triều đình là quân túc vệ trực thuộc nhà vua hoặc một đại thần do lệnh nhà vua.
Quân trấn thủ thuộc Khu mật vụ phân phối. Quân đội Hoa Bắc đưa xuống ở Hoa Nam vì Mông Cổ không tin người miền Nam.
Kỷ luật rất nghiêm, từ trên xuống duưới, hễ bất tuân lệnh thì đều bị trừng trị nặng. Khi gặp kẻ thù, họ tấn công liền, mỗi kỵ binh bắn ba bốn mũi tên, nếu không phá được quân địch thì họ rút lui, nhử cho địch đuổi theo, tới một chỗ đã đặt quân phục kích, họ quay trở lại, ba mặt đánh vào địch. Họ có nhiều mưu, có một tổ chức chặt chẽ, khí giới rất tốt, đã biết dùng đại bác nhỏ để công phá thành địch.
- Học và thi
Ở kinh đô có các trường Quốc tử học, Y học, Âm dương học.
Quốc tử học chia làm ba loại: Mông Cổ học, Hán học, Hồi học. Mông Cổ quốc tử học dạy cả toán học, dùng bộ Thông giám tiết yếu của Trung Hoa dịch ra tiếng Mông Cổ để dạy. Hán học Quốc tử học dạy Hiếu kinh, Tứ thư, Ngũ kinh ... mỗi năm thi, được điểm cao thì lên cấp trên. Hồi quốc tử dạy Hồi văn. Như vật đủ biết thời đó người theo Hồi Giáo khá đông, Mông Cổ dùng họ trong việc trị nước và giao thiệp với người nước ngoài.
Ở địa phương, mỗi lộ đều có trường dạy y học. Âm dương học, và dạy thêm chữ Mông Cổ và chữ Hồi.
Nhà Nguyên mở trường và lập thư viện nhiều hơn đời Tống. Mới đầu Hốt Tất Liệt nghe lời của Viên trung thư lệnh gốc Khiết Đan là Da Luật Sở Tài, đặt ra khoa thi cử, dùng nho thuật để tuyển nhân tài. Nhưng không lâu thì bải bỏ. Tới đời Nhân Tôn ( 1311 - 1316) dùng lại chế độ khoa cử, tuyển người theo đức hạnh, kinh thuật và kiến thức về nghề nghiệp ( kỷ thuật). Như trên tôi đã nói, có sự kỳ thị người Trung Hoa : Họ phải thi riêng, qua ba trường, còn người Mông Cổ và người Hồi chỉ qua hai trường thôi, khỏi phải qua trường từ chương của người Trung Hoa. Chấm bài thi của người Trung Hoa cũng gắt hơn, nếu đậu thì tên nêu ở một bảng riêng và không chắc gì đã được bổ dụng. Còn những công thần, thể tộc Mông và sắc mục chẳng cần phải thi cũng được làm quan.
- Thuế vụ.
Dân đời Nguyên phải nộp thuế khá nặng, ngoài những thuế đinh và điền như đời Đường , còn phải nộp thêm tơ và tiền cho nhà nước. Tơ thì cứ hai nhà mỗi năm nộp một căn cho quan, năm nhà mỗi năm nộp một càn cho tước vương, hậu phi, công chúa, công thần (như vậy là mỗi năm mỗi nhà phải nộp 1/2 + 1/5 cân tơ cho nhà nước); tiền thì mỗi nhà mỗi năm phải nộp bốn lạng bạc, hai lạng bạc thực còn hai lạng bằng hàng lụa.
Nhà Nguyên dùng một bọn tham tàn để quản lý tài chánh, chính sách thuế khóa rất hà khắc, chúng đặt ra tới bà chục thứ thuế ngoại ngạch, dân chúng rất khổ sở.
- Pháp luật
Vì có nhiều giống người nên nhà Nguyên phải dùng nhiều thứ luật: Luật Mông Cổ ; luật Hồi Hồi, luật Trung Hoa, luật Trung Hoa thì theo luật đời Đường, nhưng nghiêm khắc hơn

( 1) Nước của Kha Hản ( vua Mông Cổ )
Sử Trung Quốc
Tựa
Phần 1 Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
PHẦN II
Chương I
Chương II
Chương III
Chương III ( 2)
Chương IV
Chương V
Chương V ( 2)
Chương V ( 3)
Chương V ( 4)
Chương V ( 5)
Chương VI
Chương VI (2)
Chương VI (3)
Chương VI ( 4)
Chương VII
Chương VII(2)
Chương VII (3)
Chương VII ( 4)
Chương VII (5)
Chương VII ( 6)
Chương VII (7)
Chương 8
Chương 8 (2)
Chương 8 (3)
Chương 8 (4)
Chương 8 (5)
Chương 8 (6 )
Chương 8 (7)
Chương 8 (8)
Chương 8 (9)
Chương 8 -10
Phần IV
Chương 1
Chương 1 - 2
Chương 1 - 3
Chương 1- 4
Chương 1 -5
Chương 2
Chương 2-2
Chương 2-3
Chương 2-4
Chương 2-5
Chương 2-6
Chương 2-7
Chương 3
Chương 3-2
Chương Kết
Phụ lục