watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mùa hoa điệp vàng-Bông gạo - tác giả Nguyễn Quốc Văn Nguyễn Quốc Văn

Nguyễn Quốc Văn

Bông gạo

Tác giả: Nguyễn Quốc Văn

N ết mang tích nước chè nóng, ủ trong cái dành tre cật sơn cậy đen nháy, bên trong dồn bông cây hoa gạo. Vũ biết đó là bông lấy từ cây hoa gạo đầu làng, vì thứ bông lộ qua lớp vải hoa tím sẫm có chỗ đã thủng, trắng đến lạ lùng. Nhìn bàn tay cầm quai tích bằng đồng của Nết, Vũ quay mặt ra phía cửa. Anh bất giác nhìn thấy những bông hoa đỏ chói in trên nền trời quê đang sáng rỡ lên trước lúc hoàng hôn buông xuống.

Nết đã xuống bếp. Lửa rạ khiến má cô hồng lên.

-Thôi, anh về. Thầy cho anh về- Ông đồ nhắc.

Vũ biết là ông đuổi khéo. Anh tủi thân, đứng dậy, ấp úng chào ông đồ rồi hấp tấp đi ra cửa. Qua sân, Vũ muốn nhìn Nết đang bặm môi thổi lửa nhưng không dám. Không biết có đúng là Nết đang thổi lửa hay không (anh có dám nhìn đâu mà biết rõ)... Âấy là anh đoán thế. Đoán thế vì anh nghe vẳng bên tai những tiếng phù, phù , phù...

Vũ chả dám quay lại. Anh biết ông đồ đang nhìn theo anh, dõi từng bước chân, ngắm tướng đi... lóng nga lóng ngóng.

Ra khỏi ngõ nhà ông đồ, bỗng có tiếng người gọi: "Anh giáo". Vũ nhìn quanh quẩn và chợt nhớ đây là ngõ của bà cụ Tâm. Bà cụ có mấy người con đi bộ đội hi sinh ở Cao Lạng. Hình như hồi năm 50. Đến cuối năm 54 mới có giấy báo các con hi sinh , cụ cứ bảo là các con hi sinh ở Điện Biên Điện Biếc gì gì đấy... Nết vẫn sang trông nom giúp đỡ việc vặt lúc cô dâu út của cụ đi vắng. "Khổ, còn có thằng con út thì nó lại đi công nhân gang thép, ở mãi tỉnh Thái". Cụ thở dài thườn thượt bảo Nết thế.

-Anh giáo vào đây chơi đã- Cụ Tâm mời.

Vũ đẩy cái cổng bằng rào tre sang một bên, bước vào sân. Bà cụ lẩy bẩy bưng rá khoai lên hiên nhà, nơi có kê cái chõng nan tre.

Đã tháng ba, chiều nay gió lạnh ở đâu ùn ùn thổi về. Sao mà lắm gió. Nhìn bà cụ run vì lạnh, Vũ chạnh lòng bảo:

-Thôi u để con mang khoai vào phản mà ngồi. Ngoài này gió lắm. Rét tháng ba... Vũ giật mình dừng lại, ân hận vì lỡ lời.

Bà cụ chép miệng "phải, phải" rồi lui cui đi dò dẫm từng bưóc vào nhà. Bà như đi cả chân và tay. Cái lưng còng như dáng một con tôm. Trời ơi, sao lại giống cái bài "Bà còng đi chợ..." thế! Vũ vừa dạy lũ trẻ trong xóm. Mà kìa, đứa bé nào ở nhà sau đang ê a: "Bờ a ba huyền bà , cờ ong...". Và có tiếng rúc rích: "Thầy giáo Vũ. Thầy đến nhà cô Nết".

Vũ nhìn đồ đạc trong nhà. Giường tre, chiếu đã cũ. Chỉ có một tấm chăn đơn. Góc nhà có ba ông đầu rau. Đấy là bếp sưởi đông của cụ Tâm.

Mùa ấy bông gạo được mùa. Quả héo khô, đen sẫm, bóc ra bông được cả nắm tay chặt, trắng muốt.

Vũ gom bông gạo được cả mấy kilô.

Anh mua vải màn, tự bật bông,dàn bông, khâu mạng và trần thành một tấm chăn.

Bận với việc dạy học, làm tấm chăn, anh như thưa thớt hơn trong việc đến nhà Nết.

Rồi hết thu, vào đông. Gió năm nay to hơn, trời lạnh giá đến 8-9 độ. Bà cụ lại đốt lửa. Nhà lúc nào cũng như đang nấu cơm.

Vũ mang tấm chăn bông đến biếu cụ. Cụ Tâm nằng nặc không nhận. Nết phải chạy sang nói giúp Vũ mãi, cụ Tâm mới chép miệng, nói Vũ cũng cô đơn rét mướt, nhận sao đang tâm. Nết nhìn Vũ, cười...

Có tiếng ông đồ gọi Nết... Nết chạy ù về nhà. Rồi cô nháy Vũ, ra hiệu cho anh xin phép cụ, còn sang gặp ông đồ...

Nết lại mang tích nước chè tươi ra, rót mời bố và Vũ. Ông đồ lấy một chén trà, đưa cho Vũ, bảo khẽ

-Từ nay con cứ lại chơi... Rồi sang xuân ấm áp...

-Dạ, vâng ạ... Con biết bố thương con...

Nết tỏ ra bạo, đánh liều hỏi bố:

-Bố ơi, thế bao giờ thì mùa xuân...

-Bố nhà cô ! Lúc nào cô cậu lấy nhau thì là mùa xuân...

Bà cụ Tâm lụ khụ sang, hai tay bưng một rổ khoai luộc còn nghi ngút khói... Ông đồ nhìn bà tỏ vẻ ái ngại nhưng bỗng tủm tỉm cười sung sướng. Vũ biết vì sao ông có nụ cười ấy.
Mùa hoa điệp vàng
Sới vật
Chị Mơ xóm Ruối
Lão ăn mày
Bà cháu
Lễ vật máu
Câu cá mùa hè
Xuất xứ tập thơ "Gà gáy"
Phiên chợ tuổi thơ
Em gái một nhà văn
Cậu Còng đơm đó tép
Bắc và Tân
Chén tình
Đậu xanh đậu đỏ
Người làng hoa
Di chúc
Dao sắc
Bông gạo
Bức tranh
Thằng người trời
Mùa hoa điệp vàng
Thuật câu cá
Pho tượng Phật
Huyền thoại cà phê
Ông hạ hỏa
Gà trống
Cây cao su cụt ngọn nhiều cành
Ngôi nhà năm cửa
Tên trộm kỳ lạ
Chuyện từ bầy kiến
Thần làng muà lũ