Pho tượng Phật
Tác giả: Nguyễn Quốc Văn
C ho đến bây giờ anh Cu Mão vẫn chưa hoàn hồn. Anh bị kiện, bị kết án và vào tù nhanh đến mức không ai ngờ lại như vậy. Tang vật sờ sờ ra đấy, có trời mà cãi. Anh oán trời không có mắt, có miệng. Anh Cu cố ngủ. Cũng lạ, khi còn ở nhà, cứ buổi tối là mắt anh đã díp lại. Thế mà ở đây, mắt cứ thao láo. Mọi việc đã qua, càng muốn quên, nó càng bám riết lấy mình. Anh lại nhớ...
Cũng tại chị Cu cả. Hôm anh đang cày ruộng ở gần Chùa Cả, chị Cu hớt hơ hớt hải từ nhà chạy ra, vẫy nón rối rít. Anh dừng trâu "họ, họ" rồi lên đầu bờ gặp vợ. Chị Cu vừa thở, vừa quạt vừa nói:
-Bố thằng cu Ngọ này, nhà mình có khách. Bố nó cho trâu nghỉ một lát về nhà xem ất giáp ra sao. Họ nói cái gì, tôi nghe chả hiểu đầu cua tai nheo gì cả, bố nó ạ.
Anh Cu chưa kịp hỏi thì chị đã nói tiếp:
-Họ cứ khăng khăng đòi mua con lợn nhà mình.
Anh Cu xẵng:
-Hừ, lợn đang lớn mau,mua bán cái gì. Vớ vẩn...
Chị Cu đưa tay vén mấy sợi tóc bết trên gò má đỏ bừng, nhìn chồng cười:
-Vẫn biết là thế, dưng mà...
-Mà sao? Anh Cu giật giọng.
-Họ trả giá thịt hơi gấp rưỡi người ta...
-Lạ nhỉ...
Anh Cu nói đến đấy thì mặt biến sắc! Anh kêu lên: "Bỏ mẹ rồi, nó..."
Rồi anh bỏ chạy. Vắt chân lên cổ mà chạy. Mau, mau lên ! Không thì sạt nghiệp. Trời ơi, con mẹ ngu ơi là ngu...
Chị Cu còn kịp chạy xuống ruộng. Nước bắn tung toé ướt hết cả quần áo. Chị tháo cái ách cho con trâu. Chị chạy lên bờ. Ngã dúi dụi. Tay áo, ống quần dính bết bùn non. Chị nhớ nhà có cái xe đạp, cái đài anh Cu mới sắm trên tỉnh tuần trưốc, một ít tiền bỏ ống trong con lợn đất để dưới gầm giường... Chị bật khóc, le te chạy theo chồng. Cái nón cầm ở tay rơi lúc nào không nhớ. "Giời ơi là giời", chị kêu nghẹn ứ cả cổ. Muốn đứt hết hơi.
Tới sân, chị bỗng đứng sững lại. Chị lườm anh Cu, ra ý nói làm người ta hết cả hồn. Anh Cu đang cười hề hề với mấy ông lái lợn. Thấy vợ lườm mình, anh bảo: "Lệnh ông không bằng cồng bà, bu nó quyết định quách cho rồi. Gọi tôi về chỉ thêm mệt".
Mấy ông lái lợn nói theo:
-Ông nói vậy chứ không phải như vậy. Nhìn chị Cu kìa... Cả bọn phá lên cười. Lão to nhất trong bọn cười hềnh hệch: "Để cho chị ấy quyết mà ông anh tôi dìm bà xuống bùn thế kia kìa..."
Chị Cu giờ mới nhìn xuống áo, xua xua tay chữa thẹn: "Không, chỉ tại con trâu. Với lại, ruộng chằm quá...". Anh Cu bảo vợ: "Đặt cho tôi nồi bảy nước. Rồi đi tắm rửa cho sạch. Trông khó coi quá!". Chị Cu cười thầm, thế mà cứ bảo bố cu Ngọ cục. Xem ra việc này bố cu cũng đáo để đấy. Tiền nó dạy người ta khôn. Lợn hơi người ta mua có mười bốn ngàn một cân, có người trả hai mươi ngàn, khờ gì mà không bán. Ô hay, hay là giá thịt nó lên? Có lẽ chẳng phải. Mới chiều qua mua cho anh Cu hai lạng thịt ba chỉ mỗi lạng cũng mới hai ngàn. Bốn ngàn thịt và hai ngàn rượu anh Cu đã say tuý luý,ngủ ngáy vang cả nhà. Ơờ, mà lúc nãy mấy bác đây nói là người làng bên, đi mua lợn làm đám cưới, đắt rẻ chẳng quan trọng. Miễn là vừa túi tiền là được... Hay là họ lừa mình. Lừa? Chẳng phải. Vì tiền anh Cu đang đếm kia. Chị đến bên cạnh, đúng là tiền thật... Thôi kệ, việc ngừơi ta, người ta lo, việc bán lợn có lợi thì vợ chồng chị bán. Ai làm gì cũng mặc. Cái bác be bé kia nói thế mà có lý: "Con lợn đang lớn, chỉ nửa tháng nữa là tiền bằng bây giờ. Chúng tôi mua có tính đến chỗ thiệt ấy của chủ". Thật mát cả lòng. Người ta cũng biết của cả chứ ai dại đâu...
Chị vừa nghĩ vừa múc nước giếng vào cái nồi bảy bằng đồng. Chị đặt lên bếp kiềng vẫn để nấu cám lợn, chất củi vào rồi quạt lửa phù phù. Xong, chị dặn anh Cu:
-Bố cu Ngọ uống nước với mấy bác, nhớ trông hộ nồi nước sôi. Tôi đi tắm đây.
Yý tứ vì nhà có khách, chị lấy quần áo bỏ vào cái rổ mang ra phía cầu ao. Chị khúc khích cười khi thấy cái rổ không phải là cái nón. Cái nón đâu nhỉ. Rõ là đa nghi cái vợ chồng nhà chị... Chị Cu tắm vội vàng rồi chạy về nhà. Mấy người mua lợn đã trói nghiến con lợn lại, đang đè ra chọc tiết vào một cái chậu thau. Họ cạo lông, mổ bụng con lợn và để bộ lòng ra ngoài. Sau đó, họ bỏ con lợn vào một cái bao tải, đầu thò ra ngoài. Chị Cu đang hái lá xương xông ngoài vườn được gọi vào cho họ mượn một cái quang tre. Anh Cu và một người nữa ra cầu ao loay hoay rửa và làm lòng lợn.
-Chị đặt thêm nồi nước . Khi nào xong lòng thì luộc. Chúng tôi khênh thịt về trước để làm cỗ -một người nói.
Người kia bảo:
-Chị nhớ nói anh Cu đánh cho chúng tôi mỗi người một bát tiết canh. Xong việc, chúng tôi đánh chén với nhau một bữa.
Con lợn có ba chục cân mà sao cái đòn gánh cứ oằn xuống. Họ khênh lợn về phía đầu làng. Ai mà để ý mấy ông lái lợn. Khoảng hơn mười hai giờ thì họ quay lại. Rượu vào lời ra, rôm rả lắm... Bốn người đàn ông đang uống rượu với lòng lợn thì sư ông bên chùa Cả hớt hải đi vào ngõ. Sư ông hỏi: anh Cu có thấy ai đi tắt từ chùa sang đây không. Anh Cu lắc đầu. Ba người kia rót rượu mời sư ông . Ông cụ trông thấy bát tiết canh còn loang lổ máu, xua xua tay rồi đi nhanh ra ngõ. Đến khoảng ba giờ chiều thì ba người đàn ông chào vợ chồng anh Cu, nói là đi về dự cưới. Ơở làng bên, vẳng theo gió đưa lại tiếng nhạc, tiếng kính thưa quan viên hai họ... Anh Cu rờ lên cằm, nhổ một sợi râu nhìn chị Cu, cười. Rồi chợt hỏi:
-Thằng Cu Ngọ đâu?
Chị Cu hiểu ý chồng, khẽ bảo: "Quên khấy mất, tôi chưa nói với bố thằng Cu, tôi cho nó sang ngoại từ khi bố Cu dắt trâu đi. Vừa về đến nhà thì họ đến... Anh Cu nháy mắt, chị hiểu ý: "Nỡm ạ, ban ngày ban mặt. Aà, bố thằng Cu xem con trâu tôi thả từ sáng ở đâu rồi. Nó mà theo trâu cái làng dưới, thì tha hồ mà tìm đến mất cả đêm..." Anh Cu nghe ra, khoác cái áo, với cái roi đi ra ngõ. Anh vừa đi vừa cười...
Sáng hôm sau, anh dắt trâu đi cày. Mới có hơn tám giờ đã thấy anh Cu về. Trên vai vác một cái gì như khúc gỗ. Kiếm cớ về nhà đây. Đến dễ ghét, chị Cu lườm chồng:
-Dửng mỡ... định cấy chậm lại à?
Anh Cu cười:
-Có tiền đây. Phúc vô đơn chí chí... hì... hì... Anh vứt cái vật trên vai xuống đất cái bịch.
- Cái gì thế, bố cu? Chị Cu thấy lạ hỏi rồi không chờ anh Cu giải thích, chị ngồi xuống, lấy cái que tre cời cời đất, reo lên:
-Một pho tượng... thế mà tôi cứ tưởng cái tút đại bác hay cái đầu tên lửa cơ đấy.
Hai vợ chồng cời hết đất bám bên ngoài pho tượng. Đẹp quá! Vợ múc nước giếng, chồng lấy cái xơ mướp cọ. Lạ quá, đồng cứ sáng lên một lát rồi lại xỉn đen lại. Anh Cu sờ tay lên trán vẻ ngẫm nghĩ.
-Đồng đen rồí!. Ôồ...
-Ôồ cái gì? Bố cu kêu toáng lên người ta đến thu mất bây giờ. Mà ồ cái gì, bố nó?
-Nó hao hao tượng bên chùa Cả sư ông quí hơn cả mả tổ ông ấy.
-Ơờ nhỉ, tôi cũng nghĩ thế... Aà, sư ông quí pho tượng ấy, chắc nó có giá lắm. Chị nhìn chồng lo lắng:
-Tôi quên chưa hỏi bố cu lấy pho tượng này ở đâu.
-Tôi đâu có lấy ở đâu. Đang cày thì bỗng.. kịch.. tôi bèn thò tay xuống, moi thế này này.. rồi lôi lên - Anh làm như đang moi đất - Rồi tôi đem về... như bu nó thấy đấy. Có dễ hơn hai chục cân.
Chị Cu bảo chồng cất pho tượngvào trong buồng. Chị nghe phong phanh cái gì ở dưới đất lâu không rỉ đều quí. Đài phát thanh hôm nọ có nói một món đồ cổ có giá trị hàng triệu đô la. Thôi một triệu tiền Việt Nam cũng là to lắm rồi. Những cả tấn thóc chứ chơi à... Chị Cu chưa kịp mừng. Ngay tối hôm ấy, công an xã và công an huyện đi cùng sư ông ập vào nhà chị. Theo đơn kiện của sư ông, rõ ràng hôm chùa Cả mất pho tượng phật quí bằng đồng đen, có rất nhiều vết chân từ chùa đi tắt qua vườn nhà anh Cu. Sáng qua, chính sư ông đã thấy...
Anh Cu bị đưa ra xử vì tội ăn cắp di sản văn hoá dân tộc. Chị Cu từ hôm đó ra đồng cứ bịt khăn kín mít, cái nón đánh rơi đã tìm lại được cứ xùm xụp trên đầu. Đi đâu cũng nghe thấy người ta đang xì xào về nhà mình. Chị tưởng như mỗi lần chị đi qua, những người ở phía sau đang chỉ trỏ vào chị mà bảo nhau: "Vợ thằng ăn trộm của chùa đấy. Thế mà cứ bảo vợ chồng nó hiền...". Ưức muốn khóc được. Nhục nhã, ê chề quá.
Có một phạm nhân can tội giết người được tha bổng. Anh tên Lành. Lạ nhỉ ! Tội to thế mà còn được tha là làm sao? Anh Cu nghe phong phanh anh này bị oan. Anh kêu oan hay kháng án gì đấy. Một luật sư đã cãi cho anh trắng án. Ta cũng oan, có thể làm như thế được chứ. Không thì nhục lắm. Ra tù cũng chẳng dám về làng. Anh Cu nghĩ thế và tìm gặp Lành. Anh này rỉ tai anh nhắn vợ tìm luật sư Tâm Thiện cãi cho. Chị Cu vào thăm nuôi chồng nghe nói như vậy, thì mừng lắm. Về nhà , chị Cu gọi cậu em ruột bán cho nó con trâu. Cậu em đưa tạm cho chị hai triệu, còn bao nhiêu cậu lo dần... Chị gởi Cu Ngọ cho ông bà ngoại, nắm theo bốn nắm cơm và một lọ vừng, lên xe ra Hà Nội.. Chị tìm được nhà ông luật sư không khó lắm. Từ trong nhà một người đàn ông chừng hơn bốn chục tuổi bước ra. Ông hỏi :
-Có phải chị muốn tìm tôi?
Nghe có vẻ người dễ gần. Mặc dù vậy giọng chị Cu vẫn run run:
-Thưa ông, ông có phải là ông Thiện không ạ
-Tôi đây, tôi đây, mời chị vào nhà...
Ông rót nước mời chị uống. Thấy chị e dè, người run run, ông hỏi trước:
-Chắc chị có việc gì oan ức, muốn nhờ tôi giúp đỡ...
Nghe ông nói chị Cu òa khóc. Rồi vừa sụt sùi chị vừa kể lể câu chuyện chồng mình được pho tượng ngoài ruộng mà phải lại đi tù vì tội ăn cắp...
Ông im lặng ngồi nghe. Thỉnh thoảng, ông hỏi chị Cu một câu và ghi vào cuốn sổ tay. Lúc chị Cu ra về, ông hẹn hai hôm sau nữa sẽ về làng Chùa Cả để biết thêm các chi tiết. Chị Cu đặt cái gói vuông lên bàn, khẽ khọt:
-Thôi thì trăm sự nhờ ông, vợ chồng cháu có chút tiền mọn gọi là lộ phí xe cộ...
Ông Thiện cầm lấy gói tiền lên, bảo chị cầm lấy, mọi cái sẽ tính sau. Ông cười.
Chị Cu chào ông rồi ra bến xe ô tô. Trên xe, chị vừa mừng, vừa lo. Mừng vì ông thầy này có vẻ đức độ. Lo vì sợ ông chê gói tiền kia bé quá...
Đúng hẹn, ông Thiện về làng Chùa Cả. Ông bảo chị Cu dẫn ông ra chỗ cái ruộng anh Cu bắt được pho tượng. Ông hỏi trước đó có ai đến gặp anh Cu không. Chị Cu kể chuyện ba ông lái lợn. Chị có tỏ ý nghi ngờ sao con lợn nhà chị đã thịt rồi còn nặng đến thế. Cái đòn gánh chị gánh cả gánh cỏ nặng mới oằn được. Thế mà... Mắt ông luật sư sáng lên. Sau đó ông Thiện đi sang Chùa Cả. Sư ông dẫn ông đi xem pho tượng. Phần đế của pho tượng phật bị khuyết một góc, ông lẩm bẩm: "Sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ thế nhỉ. Hay là..." Ông hỏi sư ông trong chùa có sách nào ghi về pho tượng phật không.
-Có nhưng là sánh Nôm. Theo sư cụ đã viên tịch, bản ở đây chỉ là bản sao. Còn bản chính thất lạc từ bao giờ, sư cụ cũng không nhớ. Aà mà ông cũng đọc được chữ Nôm?
-Được, được-Ông Thiện cười-cũng gọi là võ vẽ...
Sư ông dẫn ông Thiện vào phòng khách. Ông đưa cho luật sư một cuốn sách bìa đen đã sờn: "Nó đây". Ôõng Thiện bắt đầu đọc. Mới mở trang thứ nhất ông đã kêu lên: "Nó đây rồi. Nhị phật đồng đen cản thôn lân..." Sư ông lại bên ông: "Như vậy nghĩa là sao, thưa ông?"
-Có nghĩa là-Ông Thiện nói-Pho tượng trên điện thờ đang ở chùa nhà ta kia đúng là pho tượng anh Cu Mão bắt được...
-Không thể được-Sư ông kêu lên-Đó là pho tượng nó đã ăn cắp. May mà...
Ông Thiện giở trang thứ chín. Trong trang sách có đoạn đại ý: Năm một nghìn bốn trăm hai tám, dân làng Chùa Cả đào một con mương, bất ngờ thấy một cái cột đồng, đoán là quân Minh yểm vượng khí nước Nam chôn ở đây, bèn đúc hai pho tượng phật, mỗi pho dự tính là hai mươi lăm cân. Đồng được chia đều vào hai nồi nấu. Lúc đúc pho thứ nhất, khuôn hơi rộng, người thợ đã múc một gáo đồng đã nấu chảy đổ vào. Pho tượng thứ hai vì thế mà khuyết một phần đế. Pho thứ nhất để ở Chùa Cả, pho thứ hai gởi ra đền Chân Quốc... Khoảng năm kiêu binh nổi loạn, pho tượng phật ở đền Chân Quốc tự nhiên biến mất...
Sư ông chăm chú đọc theo ngón tay chỉ của ông Thiện. Rồi hỏi:
- Liệu sách có ghi lầm hoặc người xưa chuyển lầm pho tượng khuyết đế ra Chân Quốc?
-Tôi nghĩ là không lầm. Chỉ có thể là lúc loạn lạc, một người nào đó ở làng Chùa Cả này đã ra lấy pho tượng đem về đây. Tiếc là không thể đặt ở chùa được vì đã có một pho rồi. Người kia bèn dấu đi...
-Còn pho tượng không khuyết đế mà ông bảo rằng nó ở đây thì sao? Sư ông hỏi
Ông Thiện cười:
-Nó đang ở sân bay Tân Sơn Nhất...
-Sao ông biết...
- Tôi làm luật sư cho một công ty nước ngoài liên doanh với Việt Nam. Vụ này liên quan đến một nhân viên của họ...
Sư ông chăm chú nghe ông Thiện lý giải:
-Đó là một người đàn ông Pháp. Hải quan sân bay phát hiện ra pho tượng quí, bèn giữ lại. Người ta còn giữ được một cuốn sách Nôm và một bản dịch tiếng Pháp liên quan đến pho tượng. Bản chữ Nôm là một bản chụp từ một thư tịch cổ ở thư viện quốc gia. Ông xem đây, địa danh Chùa Cả không ghi tên tổng, tên phủ...
-Vậy người Pháp kia làm sao lấy được pho tượng ở đây? Sư ông hỏi, tỏ ý không hiểu.
-Sư ông còn nhớ bọn lái lợn đã mua lợn và đánh chén ở nhà anh Cu Mão không?
-Tôi nhớ... Nhưng họ có liên quan gì ở đây.
-Có đấy. Chúng chính là bọn trộm pho tượng. Nếu tôi không lầm thì hôm ấy pho tượng đã được nhét vào bụng con lợn đã mổ.
-Bọn này được thuê phải không?
-Có lẽ chúng là đồng bọn. Còn kẻ tìm ra địa danh này phải là một người có học, thậm chí rất giỏi về cổ học...
-Thế công an đã bắt được bọn chúng chưa.
-Thưa, hiện nay thì chưa.Nhưng tôi nghĩ sớm muộn gì thì cái kim trong bọc cũng sẽ lòi ra...
Điện từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: phía trong, phần rỗng của pho tượng, có một vài vết máu lợn. Pho tưọng phật tưởng vô chủ đã có địa chỉ...