watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mùa hoa điệp vàng-Mùa hoa điệp vàng - tác giả Nguyễn Quốc Văn Nguyễn Quốc Văn

Nguyễn Quốc Văn

Mùa hoa điệp vàng

Tác giả: Nguyễn Quốc Văn

T huở tôi còn đi học, tôi hay ngẩn ngơ trước sân trường, kể cả khi bạn bè đang vui chơi náo động... Ngẩn ngơ nhìn những bông điệp tháng ba nở vàng cả trời đất. Hoa lả tả rụng rơi. Chấp chới trong gió. Những lúc gió quẩn, những cánh hoa mảnh vụn bị hất ngược lên trời, bất ngờ đổ xuống, tóc đám con gái vương đầy sắc vàng của nắng. "Hoa phong lạc", điệu gió thổi hoa bay của từ khúc... Đúng rồi, thầy B.G, tóc cũng bồng bềnh như sương che khuất khuôn mặt đầy góc là góc, đã giảng bài "Tống biệt" của Tản Đà như thế. Lá đào rơi... Hoa điệp rụng... Lòng thiếu nữ trong tôi thổn thức..
Lưu, Nguyễn đã về hạ giới. Còn anh, anh đi đâu? Tôi lờ mờ biết anh đi chơi ở Củ Chi rồi đi luôn. Anh vô rừng? Tôi nhớ đó là mùa khô 1969. Và hoa điệp đã lả tả rơi cùng những giọt nước mắt tiễn biệt mối tình đầu đời của tôi..

Tôi giận anh. Tôi căm thù anh. Anh đã đánh thức trong tôi những xúc cảm thương nhớ mà trước đó tôi nào có biết. Giờ anh để lại cho tôi nếm vị đắng của sự thất vọng...

Năm ấy tôi suýt trượt tú tài.

Nhưng rồi anh Dũng, đại úy không quân, bạn của anh trai tôi đã tới. Quê gốc tôi ở Thái Bình, anh ở Sơn Tây, cả hai gia đình đều vào Nam năm 1954. Anh Dũng và anh Bình tôi đi học ở Mỹ từ năm 1964. Về nước, anh lái máy bay, anh Bình tôi đi làm thông dịch... Hai người thân nhau như anh em. Anh Dũng coi tôi như em gái.

Có hai người anh giúp sức ôn tập, tôi vô đại học chẳng mấy khó khăn.

Cuộc đời êm ả trôi qua. Năm 1974, tôi tốt nghiệp đại học và được anh Dũng nhờ bạn bè xin cho tôi dạy học ở thành phố.

Cuối cùng, tôi và anh Dũng làm lễ cưới... Tôi chưa kịp yêu anh như yêu một người yêu. Tôi đồng ý lấy anh vì cũng chưa thể chê trách anh một điều gì. Anh tốt với tôi quá. Tôi quí anh và hạnh phúc cùng anh. Tôi có một người chồng đáng kính để chăm sóc, yêu thương...

Tôi đã tưởng tượng mình không sống nổi: Anh Dũng rớt máy bay khi tôi đang mang bầu cháu Hoài Sơn... Nhớ lại những ngày ấy nhiều lúc tôi còn thoảng thốt trong những cơn ác mộng. Nỗi đớn đau không bút nào tả xiết ấy khiến tôi gầy như một con ve . Đúng hơn nữa là một con nhện ôm cái bầu to hơn người... Những ngày ấy, tôi chợt nhớ tới những bài thơ "Tống biệt" của thầy B.G, chợt nhớ tới làn điệu của bài từ khúc "Hoa phong lạc"...Và những cánh điệp vàng cuốn tung lên trời không chịu rơi xuống đất để hoá thân thành cát bụi, lả tả rơi trong những nỗi đau đớn của tôi...

Ngoài kia , súng ầm ầm vang vọng về Sài Gòn, ngày một gần. Rồi tiếng xe tăng nghiến ầm ầm trên đường phố, tiếng reo tưởng vỡ trời, vỡ đất, những người lính xa lạ, áo xanh, nón tai bèo, chân đi dép râu, súng lăm lăm trong tay vụt chạy qua nhà tôi, vun vút, rầm rập, như thác, như lũ ùa về phía Dinh Độc Lập... Giải phóng.

Ngay đêm hôm ấy, tôi sinh cháu Hoài Sơn ở bệnh viện Từ Dũ. Cả gia đình tôi, gia đình anh Dũng đã xuống tàu đi Mỹ ngay sớm hôm sau. Tất cả đều nhớ đến tôi nhưng không thể đi tìm. Đây đó vẫn còn đì đòm tiếng súng...

Tôi đã sống ngay trên mảnh đất mẹ đã sanh ra các em tôi, lớn lên từng ngày cùng những bước đi của đứa con thơ dại... Mảnh đất gắn bó đến nỗi cả hai gia đình tôi đều đề nghị bảo lãnh tôi theo tiêu chuẩn ODP, nhưng tôi đã từ chối. Hình như tâm thức báo cho tôi biết tôi vẫn đang chờ đợi một cái gì...

***

Cái tôi lờ mờ đợi chờ kia đến không ngờ.

Hoài Sơn của tôi đã học tới lớp mười. Cũng như nhiều phụ huynh khác, tôi đến trường trung học nơi cháu học, họp buổi đầu tiên.

Tôi đã ngẩn người, không sao nói nên lời khi chúng tôi gặp nhau ở hành lang một lớp học.

Kẻ bội tình giờ là hiệu trưởng một trong những trường phổ thông trung học lớn nhất thành phố.

Tôi đã toan quay lại. Anh vẫn vậy, ngang tàng như xưa, bước tới, chắn lấy lối.

Thay cho lời tự biện bạch, anh lại nói, giọng run bắn lên: "Anh khổ lắm. Anh đã quay lại nhiều lần nhưng ..."

Tôi lạnh lùng: "Tôi không biết ông. Ông lầm ai chăng...". Anh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh không lầm. Em là Mai Điệp.". "Tôi xin lỗi ông. Tôi đã có gia đình...". "Anh biết... Anh biết nhưng anh không thể..."

Tôi bỏ về. Và Hoài Sơn đã được chuyển trường mà không được tôi cho biết lý do cụ thể... Tôi chỉ bảo con. "Mẹ thấy cái trường ấy... Nó... nghiêm trang quá... Mẹ sợ...". Thằng bé cười đôn hậu: "Mẹ lẩm cẩm rồi mẹ ạ. Trường nghiêm trang là trường tốt đấy. Con lấy làm tiếc."

Điều tôi tưởng là bất hạnh lại là điều may mắn. Không gặp anh, tôi đã không bao giờ yêu anh Dũng, dù tôi rất kính trọng anh...

Anh đến. Nhiều đến mức tôi mắc cỡ mà phải tiếp. Tôi nhắc đến anh Dũng để đuổi khéo anh. Anh trầm ngâm, rồi bỗng như nói với mình: "Anh và anh Dũng có bao nhiêu là kỷ niệm vui buồn..." Tôi đã bắt đầu nghe anh... Câu chuyện như là một giấc mơ. Thật là khủng khiếp và bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Anh nói anh không thể cắt nghĩa được khi bố anh Dũng là quận trưởng cảnh sát ngụy, nhưng anh lại là một chiến sĩ quân báo? Chính anh Dũng đã giác ngộ anh và đưa anh lên chiến khu Bời Lời... Trong một trận chống càn, anh bị thương nặng. Sau đó máy bay Mỹ dội bom xuống trận địa, đồng đội không kiếm được xác. Đơn vị đã bí mật báo tin anh hy sinh cho Dũng. Không ai biết một người làm rẫy đã bắt gặp anh, chữa chạy cho anh lành vết thương rồi bí mật đưa anh trở lại với một đơn vị chủ lực... Anh đã trở về sau chiến thắng. Có điều, anh đã để lại cho chiến trường một phần thiêng liêng của cơ thể. Anh đã mất khả năng làm một người chồng bình thường...

Anh kể anh rất biết rõ hoàn cảnh của tôi. Anh rất muốn thay anh Dũng chăm sóc tôi và Hoài Sơn. Nhưng mà... anh nghĩ tôi có thể đi bước nữa... Trên đời này đâu thiếu những người đàn ông tốt bụng...

Anh kể bao năm nay anh đã đứng bên kia đường ngắm nhìn tôi và Hoài Sơn. Anh chờ mong được nhìn thấy ai đó, tất nhiên không phải anh, đến ở với tôi và Hoài Sơn. Anh đã thất vọng vì hình như trái tim tôi đã chết. Anh đã định liều... nhưng mà... còn đang lưỡng lự thì vô tình tôi đã nhận ra anh... Sau hơn hai mươi năm... Năm 1969...


***

Tôi đã khóc khi nghe anh kể .

Nghe lời anh khuyên, tôi đã cho Hoài Sơn trở lại học ở trường anh.

Khi Sơn học đến lớp 11, tôi đã kể cho cháu nghe về chuyện của bố cháu, chuyện của tôi và anh. Thằng bé tinh nghịch cười phá lên: "Con biết cả rồi. Thầy ấy đã bảo con khai lại lý lịch..."

Sau hôm nhận tấm bằng "Tổ quốc ghi công" liệt sĩ Nguyễn Tiến Dũng , Sơn giữ anh lại ăn cơm với mẹ con tôi. Trong bữa ăn, nó nhìn tôi và anh rồi ứa nước mắt nói: "Mẹ ạ, từ lâu , con đã coi thầy như cha. Con mong..."

Mắt tôi như mờ lệ... Những cánh điệp vàng ở sân trường xưa gió lại cuốn bay lên. Tôi bỗng thấy mình là một cô bé nhỏ học lớp 12 năm xưa, bẽn lẽn ngước nhìn những chùm vàng đang rắc bụi kín một góc trời xanh.

Thực ra lúc ấy, tôi giật mình, nhìn thấy những sợi tóc bạc lốm đốm mọc hai bên thái dương anh. Tôi ước khoa học có thể làm được tất cả . Không, tôi muốn nói đến khoa học của trái tim...
Mùa hoa điệp vàng
Sới vật
Chị Mơ xóm Ruối
Lão ăn mày
Bà cháu
Lễ vật máu
Câu cá mùa hè
Xuất xứ tập thơ "Gà gáy"
Phiên chợ tuổi thơ
Em gái một nhà văn
Cậu Còng đơm đó tép
Bắc và Tân
Chén tình
Đậu xanh đậu đỏ
Người làng hoa
Di chúc
Dao sắc
Bông gạo
Bức tranh
Thằng người trời
Mùa hoa điệp vàng
Thuật câu cá
Pho tượng Phật
Huyền thoại cà phê
Ông hạ hỏa
Gà trống
Cây cao su cụt ngọn nhiều cành
Ngôi nhà năm cửa
Tên trộm kỳ lạ
Chuyện từ bầy kiến
Thần làng muà lũ