watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nguyễn Hãng - Tác phẩm-Đặng Hữu Phát ( 1920-2000) - tác giả Nguyễn văn Toại Nguyễn văn Toại

Nguyễn văn Toại

Đặng Hữu Phát ( 1920-2000)

Tác giả: Nguyễn văn Toại

NGUYỄN HÃNG -MỘT CAO SĨ

MỘT DANH NHÂN VĂN HỌC
******
Đặng Hữu Phát ( 1920-2000)

Tôi ,từ trên dưới 10 tuổi cho đến bây giờ từng nghe các bậc cha anh kể nhiều về Nguyễn Hãng ,"Người sĩ thanh cao" ,quê làng dòng ,xã Xuân Lũng như lê Quí Đôn đã viết trong Kiến văn tiểu lục . với lòng tự hào về quê hương được đánh giá là nơi văn hiến đất trung du ,cùng với niềm say mê văn học và sự kính trọng một tác giả quê nhà , tôi đã nhiều lần tìm hiểu cuộc đời ông qua con cháu họ Nguyễn Mả Nội hay còn gọi là họ quan Dật Sĩ. Tôi tự thấy có nhiệm vụ phải khảo luận về ông để giúp cho việc tìm hiểu về một danh nhân văn học của quê nhà được tương đối chính xác và thống nhất ; mà chắc rằng vị trí của ông sẽ được khẳng định mãi mãi trong văn học.


NGUỒN GỐC GIA ĐÌNH :
Theo ông Nguyễn Văn hạnh ,bạn học của tôi từ thuở lớp Dự bị (lớp hai) thời Pháp thuộc ,là cháu thế hệ thứ 18 của Nguyễn Hãng thì Ông không phải là gốc hoặc nhiều đời ở làng Dòng. Gia đình Cụ thân sinh ra Nguyễn Hãng từ dưới xuôi lên...Cũng không được truyền là từ tỉnh ,huyện nào. Chỉ biết là vợ chồng con cái bồng bế nhau lên đến đầu làng Xuân lũng rồi trú ngụ ở đó.


Có hai khả năng về vị trí xã hội của gia đình. Thứ nhất :Đó là một thầy đồ hay chữ ,qua nhiều lần long đong về khoa cử đến khi đã luống tuổi ,việc lều chõng đã mất hết hy vọng. Mở trường dưới xuôi thì mật ít ruồi nhiều ,nên phải đưa vợ con lên ngược tìm chỗ tư lương dễ dàng hơn,từ đó xây dựng tương lai. Hai là: Sau vụ án Lệ Chi viên ,gương Nguyễn Trãi còn sờ sờ ra đó ,là gia đình công thần ,tất nhiên là có liên hệ ,nếu không cao chạy xa bay ,họa chu di ấp xuống thì nòi giống cũng không còn. Cả hai khả năng ấy đều chứng tỏ rằng gia đình Nguyễn Hãng không phải loại gia đình đi tha phương cầu thực đơn thuần.


Có lẽ ,trên đường hành hương đến Xuân Lũng ,nhận thấy phong cảnh ,đất lành ,hỏi thăm lại biết là nơi văn hiến ,có tiếng vùng đất Tổ nên đã dừng chân. Nhưng không may chưa được bao lâu ,ông chồng lại mất . Mẹ góa con côi không nơi nương tựa ,phải mở ngôi hàng bán nước ở ven đê đầu làng sinh sống.


Thuở ấy ,đê tả ngạn sông Thao chắc ít người qua lại ,vì không phải là quan lộ ,cho nên cuộc sống của hai mẹ con chẳng nhẹ nhõm gì. Bình thường ra thì Nguyễn Hãng ,người con duy nhất ấy dễ trở thành đứa trẻ chăn trâu ,cắt cỏ cho nhà giàu ,hoặc ít nhất cũng phải đâm mặt vào rừng sâu hái củi ra bán chợ Dòng kiếm sống.Thế mà bà mẹ lại chọn con đường cho con đi học chứ không sa vào miếng cơm manh áo bình thường ! Với việc làm ấy ,đủ thấy bà mẹ là con nhà dòng dõi.
Không hiểu vì lý do gì tên hai Cụ thân sinh ra Nguyễn Hãng cũng không được truyền lại? Đến nay ,mộ ông Cụ vẫn còn ở xứ đồng Thần ,sau đình làng Sơn Tường hạ ,xã Xuân Huy. Ngày giỗ Cụ là ngày 14 tháng giêng âm lịch.


LẬP THÂN :
Thực ra ,con đường phấn đấu của Nguyễn Hãng không hề thuận buồm xuôi gió. Chưa nói đến ý thức và nhận thức ,ngay con đường đi lại hàng ngày ,nếu không có chí lập thân kiên cường thì cũng không dễ gì vượt qua được.


Vùng ấy có câu :"Nhất Dặm Pheo nhì Queo Dòng ". Đó là hai con đường gian khổ có tiếng. Dăm Pheo ở trên thị xã Phú Thọ ,còn Queo Dòng là quãng đường đê mà cậu bé Nguyễn Hãng phải đi hàng ngày đến trường học. Độ dài quãng ấy chỉ hơn một cây số ,mùa hạ thì nắng rát vì bờ đê không có cây to bóng mát,mùa đông thì gió lạnh hun hút từ những cánh đồng bát ngát -đồng Chiền ,đồng Đen của làng Dòng và đồng Sỏi của làng Thạch Sơn thổi tới. Lại cộng thêm gần cây số đường cái Mả Giai thường xuyên lầy lội nối từ đê vào trường xóm Hống. Nhà lại không đủ ăn ,đủ mặc. Tuy thế ,hoàn cảnh mới cũng cũng có những nguồn động viên mới tạo nên những ấn tượng tốt ngày càng sâu mạnh trong tâm hồn Nguyễn Hãng.


Trước hết là về vị trí xã hội của trường xóm Hống ,ngôi trường vừa mở với tư cách là trường qui mô đầu tiên của làng Dòng. Trong khoa thi năm Kỷ Sửu (1469) ,niên hiệu Quang Thuận ,đời Lê Thánh Tông , con trai thầy đã chiếm bảng vàng tiến sĩ và trở thành Tả thị lang bộ Lại -quan nghè Nguyễn Doãn Cung.


Thứ hai ,cùng khoa thi với Nguyễn Hãng có một bạn đồng môn,con tiến sĩ Nguyễn Doãn Cung ,tuy kém mấy tuổi ,nhưng về học lực ngang thưng ,trên đường theo đòi sách đèn có thêm bạn cùng nhau kinh sử. Với trí thông minh quán thế , Nguyễn Hãng đã lọt vào mắt xanh của gia đình thầy và chẳng bao lâu trở thành con dể quan Tả Lại.
Khoa thi Hương năm Bính tí ,niên hiệu Hồng Thuận ,đời Lê Tương Dực (1516) ,
cả anh dể lẫn em vợ đều trúng cử. Có hai điểm khác :Cuốn Hợp tuyển văn thơ Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XVII viết là "Hương cống ";mà Kiến văn tiểu lục lại viết là "Hương tiến". Trong khi các sách sử học và cuốn Niên biểu Việt Nam ,năm cuối cùng của đời Lê Tương Dực (1516) mà Hợp tuyển thơ văn... lại viết là 1515 (khác 1 năm).


HÀNH ĐẠO :
Việc học hành ,con đường lập thân thế là thêm một bước rực rỡ. Nhưng chính những kiến thức mà ông thu nhận được đã nâng cao nhận thức của ông ,đồng thời lại làm ông thêm thêm hiểu cuộc đời và chế độ một cách sâu sắc;từ đó mà có những suy nghĩ độc lập cách đi vào cuộc sống. ơn đức mấy triều vua từ khi ông ra đời ,đến nay có gì phải trả? Tương lai rồi sẽ ra sao và triển vọng như thế nào? Với cách nhìn sâu sắc ,trước khi vào thi ,trong những ngày ở Thăng Long ,qua các sĩ tử đồng khoa ,qua nhân dân, hẳn ông đã nhận thức được thực trạng của tình hình hơn là khi ở quê hương Xuân Lũng ,một địa danh cách Kinh thành những mấy ngày đường cuốc bộ!


Uy Mục ,rồi Tương Dực đều là những triều vua thối nát. Nhân dân khốn cùng ,không ngớt oán thán. Trầm trọng hơn nữa ,đó là âm mưu thoán đoạt vương quyền của Mạc Đăng Dung. Ông càng không thể quên những khổ đau mà gia đình ông đã phải nếm trải. Trước tình thế ấy ,ông buộc phải có thái độ ứng xử thật đúng với con người và cuộc đời ông. Với nhận thức tư tưởng và đạo lý ông học được thì vương triều chính thống vẫn là Lê ,do đó ,tốt và đúng hơn cả là...chờ. Với một kẻ sĩ hết lòng vì nước thời phong kiến ,vương triều chính thống với tổ quốc là một khái niệm đồng nhất -thì dù phải hy sinh tới tính mạng cũng không từ. Một là ,khi có vua mới khả thủ thì ra phù giúp. Hai là ,khi triều chính khác lên thì tùy tình hình mà xuất hay xử. Còn trước mặt là từ chối khéo léo : không vào Quốc tử Giám ! Sự kiện diễn ra như vậy ,chứ không phải như Kiến văn tiểu lục chép: "Có người khuyên ra làm quan ,Nguyễn Hãng chỉ cười mà không đáp lại".


NẠI HIÊN :
Như vậy là sau khi đỗ "Hương Tiến" ,Nguyễn Hãng đẫ trở về quê hương.Kiến văn tiểu lục chép :Sau vì nhà Mạc cướp ngôi vua nên không đi thi nữa" là không chính xác.Vì Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527 ,còn ông thì đõ Hương tiến năm 1516 ,tức là 11 năm trước.


Lần này ,Nguyễn Hãng về Xuân Lũng ,khác với cha mẹ là lên Xuân Lũng. Ông trở về gia đình riêng lúc này đã dọn vào ở xóm Chùa với học vị cử nhân. Bà vợ ông ,con quan Tả Lại chắc cũng được hưởng lộc "Võng anh đi trước võng nàng". Thật bõ cái công nuôi chồng sớm khuya đèn sách.


Quê hương ông ,làng Xuân lũng ,một làng trung du tươi đẹp ,mỗi xóm là một giang sơn riêng của dòng họ. Có núi ,tuy không cao nhưng mỗi sáng lên đỉnh núi nhìn về phía đông ,từ chân núi Tổ Hùng Vương ,mặt trời dần dần nhô lên ,tỏa sáng như nhắc nhở mọi người là mình có vinh dự được ở ngay nơi phát tích của giống nòi Hồng Lạc. Sau lưng là sông Thao lượn lờ uốn khúc ,ôm lấy mấy xóm chân đê gợi nhớ quán nước ở Queo Dòng...Nhưng Nguyễn Hãng về quê hương không phải để ở ẩn,để hưởng an nhàn ngắm sông ,nhìn núi trong lúc nước nhà đang nghiêng ngửa. Ông đã "Dựng một cái hiên nhỏ ở phía đông nhà ,đặt tên là Nại Hiên " (Lê Quí Đôn) . Nại Hiên không phải là một chái nhà hóng mát mà là ngôi trường dạy học. Đúng như các Cụ nhà Nho xưa ,nếu không "Tiến vi sư" thì "Đạt vi sư". Phía đông nhà là gia cư ông Nhạc ,trường xóm Hống ngày nào. Có lẽ cuộc đời ở Nại Hiên cũng ấm cúng. Sống với người vợ hiền thục ,sau ít năm ,ông đã có bốn người con trai,sau này thành bốn chi của dòng họ mà ông là Tổ.


Nguyễn Hãng "sinh bất phùng thời" ,cho nên ,tuy là người có tài năng ,phẩm hạnh mà lúc nào cũng lao đao ,lận đận. Việc ông trở về ở Nại Hiên là do nhãn quan sâu sắc về cuộc đời của ông. Nhưng ở quê hương Xuân Lũng xưa nay ,nhất là lớp người cao tuổi ,vẫn lý giải là do ông hiểu rất sâu về khoa "Thái ất thần kinh". Khoảng những năm 1524,1525 ,việc ông kéo dài sự chờ đợi có những dấu hiệu bất ổn. Tuy Mạc Đăng Dung chưa cướp ngôi nhưng triều chính còn gọi là Lê chỉ là hình thức. Ý đồ không vào Quốc Tử Giám dù đưới hình thức nào cũng khó lòng che giấu. Nếu không cao chạy xa bay thì tai họa ập đến sẽ vô cùng tàn khốc. Trong khi đó ,uy danh của anh em Vũ văn uyên ,Vũ Văn Mật phất cờ phù Lê ,diệt Mạc đã lan rộng cả một vùng Tây Bắc. Tin rằng với Nguyễn Hãng ,đó không phải là bóng dáng một cuộc đời no ấm,nhàn hạ mà là hình ảnh lý tưởng của một căn cứ vững vàng cho việc tôn phù ,và ông đã cất bước lên đường.


Cho đến nay ,ở Xuân Lũng vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông lên Đại Đồng. Cụ Nguyễn Văn Hào ,năm nay đã gần 90 tuổi ,vẫn thường kể với lớp trẻ :" Quan Dật sĩ người bấm số Thái ất biết nhà Mạc sắp cướp ngôi ,liền chạy lên Đại Đồng. Đến cửa Hùng Quan ,bây giờ là ngã tư sông Chảy ,nơi huyện Đoan Hùng giáp với Tuyên Quang. Bờ sông bến này cũng như mọi bờ sông khác ,nơi gần bến có ngôi hang nước của một cụ bà ; ông vào nghỉ chân ,chờ đò sang sông. Chọt bấm số Thái ất ,biết có quân Mạc đuổi theo ,ông liền nói với cụ bà cho ẩn núp. Lều nhỏ ,thấy phìa trong nhà có một cỗ hậu sự ,ông vội xin cụ bà bát nước và nén nhang ,đốt lên và thư phù vào bát nước ,rồi xin cụ bà mở nắp quan tài cho ông nằm vào trong ,nhờ cụ bà đậy nắp lại và để bát nước gác nhang lên trên. Sau đó không lâu ,quân Mạc đã rượt tới quán hàng. Chúng hỏi cụ bà thì bị từ chối. Quân Mạc lại bấm số Thái ất ,đoán rằng đối tượng cần truy tìm đã vượt sông rồi -bát nước được thư phù có giá trị như một dòng sông .Chúng đành trở về tay không.khi được báo tin là đã thật an toàn ,cụ bà mới mở nắp quan tài cho ông...
Con đường Nguyễn Hãng lên Đại Đồng gần 5 thế kỷ trước chắc là vô cùng gian khổ.


TỊCH CƯ NINH THỂ :
Với Nguyễn Hãng ,động cơ chủ yếu là sức mạnh của của ngọn cờ phù Lê,diệt Mạc mà chắc rằng trong ông ,hình ảnh tập đoàn phất cờ và châu Thu Vật ,nơi được mênh danh là "Thủ đô Tây Bắc" thật đầy sức hấp dẫn. Nhưng sau khi mừng kết quả bài phú hay ,anh em Vũ Văn Uyên ,Vũ Văn Mật đối với ông chỉ "Tiếp đãi vào bậc văn nhân" mà không biết trong bụng Nguyễn Hãng có uẩn xúc".


Như vậy ,có phải việc trả 2000 lạng bạc cho một bài văn hay ,đã là sòng phẳng chăng? hay là còn phải qua thử thách rồi mới đánh giá lại và tôn phong cũng chưa muộn? Thức lâu mới biết đêm dài ,và ông đã hiểu rõ ngọn nguồn :Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật chẳng qua là giả danh phò Lê để chống triều đình , chứ thực ra ,họ chỉ là lũ hoạt đầu ,ai mạnh chúng theo ,kể cả theo giặc Minh ,cốt đạt cái mộng "Anh húng cát cứ nhất phương".Sức hút của chính nghĩa ,của lực lượng phất cờ ,từng là điểm sáng trong tâm hồn ông ,đáng tiếc là những nét ấy
cứ mờ dần rồi tan vỡ trong vô vọng . Với tập thể võ biền đó ,ông không thể bán mình được ! Trở về quê hương ư? Cái án với họ Mạc lại càng thêm nặng.Tìm vào Thanh Hóa đường thiên sơn vạn thủy ,nếu cứ mạo hiểm thì tính mạng khó toàn. Vậy thì cùng đường tuẫn tiết ư? Vết cũ đường đời ông lại hằn lên rõ rệt. Chờ thời...Ong tìm đến một miền thôn tịch xa hẳn đường xe dấu ngựa cách Phố Cát ,Đại Đồng hàng mấy ngày đường. Đó là rừng quạch.Vào đó ,ông lại mở lớp truyền bá đạo thánh hiền và hẳn là có lập gia đình. Khi nhà Lê trung hưng trở lại nắm quyền ,đất nước tạm yên ,con cháu ông ở Xuân Lũng đã lên Đại Đồng tìm vết tích của ông. Người ta dẫn đến một miếu thờ có câu đối :


Vạn cổ Đại Đồng cao sĩ truyện
Thiên thu Xuân Lũng cố gia phong .


Có lẽ đó là câu đối ông tự làm để ghi dấu vết thực của mình. Cụ Đầu xứ Nguyễn Thế Thanh ,người dòng họ bên vợ ông ,đã giải thích : Ông tự ví mình với Nghiêm Tử Lăng một Cao sĩ thời Hán ,bạn học thời nhỏ của Hán Quang Vũ. Khi Quang Vũ lên ngôi ,ông bỏ di ẩn ,thương cày ở núi Phú Xuân và câu cá ở bến sông chân núi. Nhuyễn Hãng tự nhận là Cao sĩ và vẫn nhớ Xuân Lũng cố hương. Con cháu ông đã đưa di hài ông về quê hương và để ông an nghỉ đời đời bên cạnh người em vợ ông ở xóm Lũng Bô.


VĂN NGHIỆP :
Nguyễn Hãng không phải là một nhà văn lớn ,nói hình tượng ,không phải là một cây đại thụ. Số lượng tác phẩm của ông không nhiều. Trước hết là "Nhân tập Chích quái của Vũ Quỳnh soạn riêng ba cuốn Thiên nam vân lục" . Trong khi đó ,phần nói về tản văn chữ Hán ,cuốn Hợp thuyển văn thơ..trang 26 viết :"Nguyễn Hãng sưu tập truyện dân gian và viết lại thành sách Thiên Nam vân lục". Vậy thì bộ Thiên nam vân lục do Nguyễn Hãng sưu tập truyện dân gian hay soạn theo Chích quái Của Vũ Quỳnh? Bộ sách viết theo thể biên soạn hay có chủ ý sáng tác như Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ?Hai câu hở đó cũng là hai chuyên đề phong phú ,cần có sự nghiên cứu để giải đáp.


Thứ hai là thể phú. Theo Hợp tuyển thơ văn... thì có một bài đầu đề là Tam ngung động phú. hiện bài này cũng chỉ biết trên văn bản nên không hiều được giá trị của tác phẩm. nhưng có thể nhận xét rằng bài đó không phải làm ở quê hương Xuân Lũng. Căn cứ vào chữ "Động" tên bài thì xung quanh vùng núi Tổ chỉ thấy toàn là đồi núi đất ,thấp., không hề có hang động Còn động là là nơi cư trú của người Dao (xưa gọi là "Động Mán"). Từ rất xưa ,Xuân Lũng gọi là "Sách" ,mà không gọi là "Động" bao giờ.Khả năng ông làm bài đó ở Đại Đồng thì đúng hơn.
Như vậy ,toàn bộ văn nghiệp của Nguyễn Hãng lưu truyền từ lâu nay vẫn chỉ là hai bài phú là "Đại Đồng phong cảnh" và "Tịch cư ninh thể". Ta thường nói : Văn là người . Tôi hiểu chữ nghĩa ,trước nhất biểu hiện đầy đủ ,rõ ràng tâm hồn và con người tác giả. Đó là cách nhìn cuộc đời theo nhãn quan của người cầm bút. Nhận thức như thế thì thấy trong hai bài phú ,mặc dầu ở trong một tình thế Coi như bế tắc hoàn toàn ,nhưng dưới ngòi bút của ông phong cảnh đất nước được vẽ lên thật là vô cùng đẹp đẽ.Đây không phải là ca ngợi một cách hình thức phù phiếm hay giao đãi nhất thời mà mà đó là cách nhìn của ông về giang sơn Tổ quốc. Đây càng không phải là phong cách khoa trương của thể phú ,mà chữ nghĩa là tâm hồn ông ,là con người ông. Với ông ,đát nước bao giờ và ở đâu cũng tươi đẹp ,vì thế mà ông muốn góp phần tô điểm chứ không phải là vào luồn ra cúi để mua lấy chữ Công hầu. Cái vòng luẩn quẩn chính là ở chỗ đó. Tổ quốc thì thấy yêu ,thấy mến ,muốn đem hết lòng phục vụ. Song người đại diện thì không xứng đáng để phụng thờ ,hai nữa để hy sinh.


Là một trí thức ,Nguyễn Hãng lên Đại Đồng là để lùi mà tiến ,tức là góp phần vào công cuộc phục hồi chính thống. Với tinh thần ấy ,Ông mong mình sẽ là một thành viên tích cực.Và ông ca ngợi như tinh thần vốn có về nơi dựng cờ cả về phong cảnh và hoàn cảnh, chứng tỏ niềm lạc quan của ông về tương lại. Nhưng vì sao đoạn cuối lại phóng bút lên như thế?Phải chăng là xu nịnh? Lần qua sách vở ,dân gian ,huyết thống...Hệ thống lại ,tuy chỉ là mấy nét đơn sơ cũng đã thấy rõ về con người Nguyễn Hãng mà không cần đặtchẳng qua cũng chỉ là tinh thần xã giao sơ kiến thường tình. Và ,sau khi thấy rõ bản chất của kẻ hào mục thô lỗ ,ông đã hành động nhất quán khi đàng hoàng " Từ tạ ra về".
Lần này ,ông tìm chốn "Tịch cư" cho "Ninh thể". Cái nhìn của ông ở đây vẫn là cái nhìn tầm cỡ, bao quát của một hành nhân trên đường đời nhìn nơi tạm dừng chân ,chứ không phải của một kẻ tha hương lữ thứ hay của một khách anh hùng cùng đường ,tuyệt lộ tìm chốn mai danh ,ẩn tích. Với ông ,không phải đó là một bản nhỏ ,xóm vắng ,mà đó là một miền ,một bộ phận của giang sơn mà ông yêu mến, nhắc một lần chưa thỏa ,ông còn nhắc lại như mmột điệp khúc cua rmột bản tình ca :"Yêu thay miền thôn tịch ! yêu thay miền thôn tích !".Miền tuyền thạch ấy có ngàn mai ,rừng trúc ,có suối chảy ,thông reo bên hàng cổ thụ lồng những tán dù mà chung quanh dải kỳ phong bao làm thành quách.Rõ ràng đó là hình ảnh một giang sơn riêng biệt cộng với những đường nét tô điểm trong toàn thể bài về những gì do bàn tay ông tự tạo và cách bố trí cuộc sống của ông hàng ngày ;cùng đời sống tinh thần phong phú ,ta thấy toát lên một bản lĩnh khác thường. Ông là một nhà Hán học ,,nhưng từ thuở hàn vi sống ở quê hương làng xóm với nhan dân ,cho nên tuy sáng tác thể phú ,thể biền văn chính thống ,mà ngôn ngữ của ông lại gần ngôn ngữ dân gian ,ts nhiều pha màu sắc hài hước ,châm biếm.


Cả hai bài phú của ông cộng lại có 155 câu dài ngắn khác nhau ,nhưng lại có rất ít điển tích ,chữ nghĩa khó hiểu dù là mượn của Trung Quốc. Cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 3 ,tr. 407 viết :"Thơ văn ông thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên ,ca tụng phong cảnh đất nước...Về mặt nghệ thuật ,so với nhiều nhà văn đương thời ,ông vượt họ. Ngôn ngữ ông dùng giản dị ,trong sáng ,giàu hình tượng ".Cũng sách trên ,trang trên viết tiếp :"ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm ,trong vắn học chữ nôm có Nguyễn Hãng và Hoàng Sĩ Khải ".
Vậy ,nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cây đại thụ của văn học thế kỷ XVI , thì Nguyễn Hãng cũng xứng đáng là một khóm phong lan quí tô điểm cho văn học thời đó và sẽ sống mãi với văn học Việt Nam.


Tháng 7/1992
Đ.H.P


Chú thích:
*Đặng Hữu Phát ,người xã Xuân Lũng ,nguyên chuyên viên cao cấp bộ Văn hóa Thông tin.Trước khi nghỉ hưu ,là Giám đốc Nhà hát múa rối TW. Tác phẩm chính :"Hai con đường" truyện vừa ,chưa in ,1941. "Trả thù thầy" ,Nxb "Văn Hồng" ,Hà nội ,1945. "Lưu Bình Dương Lễ " ,"phương hoa" ,truyện nôm khuyết danh ,khảo cứu Nxb"Phổ thông" ,1958,1959. Hai vở kịch rối cạn do nhà hát múa rố TW dựng : "Hãy làm người" 1977 và "Thánh Gióng" 1978. "Bài ca về nguồn" (thơ dài ) ,Nxb VHTT,Hà nội 1995..


*Hoàng Sĩ Khải ,người làng Lại Xá huyện Lương Tài ,nay là huyên Gia lương ,tỉnh Bắc Ninh.Tiến sĩ khoa Giáp Dần (1544) ,niên hiệu Quang Hòa 4,đời Mạc Hiển Tông ,tức Mạc Phúc Hải. Có đi sứ nhà Minh. Sau ,làm đến Hộ bộ Thượng thư kiêm Quốc tử giám tế tửu ,tước Vĩnh Kiều hầu. Tác phẩm (còn lại) :"Tứ thời khúc vịnh " ca tụng vua Lê chúa Trịnh.
Nguyễn Hãng - Tác phẩm
Thay lời giới thiệu
HAI BÀI PHÚ CÙA NGUYỄN HÃNG
HAI BÀI PHÚ CÙA NGUYỄN HÃNG (tt)
TRUYỆN HỒNG BÀNG
TRUYỆN ĐẦM NHẤT DẠ
TRUYỆN BÁNH CHƯNG.
TRUYỆN TRẦU CAU
TRUYỆN BẠCH TRĨ
CHUYỆN NAM CHIẾU
TRUYỆN SĨ VƯƠNG
TRUYỆN VUA BỐ CÁI
TRUYỆN RÙA VÀNG
TRUYỆN VUỐT RỒNG
TRUYỆN TRƯNG VƯƠNG
TRUYỆN PHU NHÂN MỴ Ê
TRUYỆN PHU NHÂN CÀN HẢI
TRUYỆN GIẾNG VIỆT
TRUYỆN DƯA HẤU
TRUYỆN SÔNG TÔ LỊCH
TRUYỆN PHẠM CỰ LƯỢNG
TRUYỆN HAI ANH EM HỌ TRƯƠNG
TRUYỆN SÓC THIÊN VƯƠNG
TRUYỆN THẦN LONG ĐỖ
TRUYỆN CAO LỖ
TRUYỆN THẦN NÚI ĐỒNG CỔ
TRUYỆN LÝ PHỤC MAN
TRUYỆN XUNG THIÊN VƯONG
TRUYỆN THẦN THỔ ĐỊA ĐẰNG CHÂU
TRUYỆN THẦN BẠCH HẠC
TRUYỆN THẦN HẬU THỔ
TRUYỆN ĐẠO HẠNH, MINH KHÔNG
TRUYỆN KHỔNG LỘ GIÁC HẢI
TRUYỆN MAN NƯƠNG
TRUYỆN HÀ Ô LÔI
TRUYỆN THẦN CHÂU.
TRUYỆN CÁ MA Ở BIỂN ĐÔNG.
TRUYỆN CÁO TRẮNG CHÍN ĐUÔI
TRUYỆN QUỈ XƯƠNG CUỒNG
TRUYỆN DẠ XOA VƯƠNG
Đặng Hữu Phát ( 1920-2000)
NẠI HIÊN CƯ SĨ NHƯ TÔI BIẾT
LỜI BẠT