Chương 1
Tác giả: Phan Quang
Mùa xuân năm ấy, một sáng tinh mơ A-lanh Bôm-ba đang ngủ ngon trong phòng trực ban của bác sĩ nội trú bệnh viện một thành phố ven bờ biển, thì chuông điện thoại chợt réo vang:
-Có phải bác sĩ trực đấy không ạ?
-Có việc gì vậy?
-Vừa xảy ra một vụ đắm tàu ngoài cầu cảng. Sắp có nạn nhân tới.
-Tôi đến phòng cấp cứu ngay đây. Trong bụng hơi bực vì nhỡ giấc ngủ ngon, anh mặc vội áo choàng và chạy tới trung tâm cấp cứu. Xe cứu thương chưa về. Y tá trực báo cáo : vừa được tin một chiếc tàu đánh cá, vì sương mù dày đặc, đã đi nhầm lạch và xô vào đầu con đập chắn sóng. Tàu đắm. Công việc cấp cứu đang tiến hành. Chắc chỉ ít phút nữa là có nạn nhân tới bệnh viện. Nghe tin, anh không lấy gì làm lo lắng. Trời hôm ấy rét thật nhưng biển lặng. Chỉ những hôm có gió to sóng lớn, thì rơi xuống biển ở gần chân đập mới nguy hiểm, còn bình thường rất dễ từ dưới nước trèo lên bờ, vì ở mặt ngoài con đập, có gắn sẵn những chiếc thang sắt cách nhau chừng hai mươi mét một. Có lẽ chỉ phải cấp cứu hồi sức cho những nạn nhân bị cảm lạnh hoặc tê cóng mà thôi. Có tiếng còi xe cấp cứu đến gần rất nhanh. Cổng bệnh viện được mở toang. Chiếc xe mang dấu thập đỏ khẩn trương tiến vào. Bác sĩ trực cùng kíp cấp cứu, tư thế sẵn sáng, lòng đầy tự tin, bước tới đón nạn nhân.
Nhưng... Suốt đời anh sẽ không bao giờ quên được quang cảnh bốn mươi ba người đàn ông khỏe mạnh, vạm vỡ nằm ngổn ngang, tuy có mang phao cấp cứu, nhưng đều mê man bất động. Mặc dù bệnh viện cố gắng hết sức, nhưng không một người nào được cứu sống. Hậu quả một phút nhầm lẫn về kỹ thuật của người điều khiển con tàu: 43 người chết, để lại 78 trẻ em mồ côi. Đó là giây phút quyết định, thôi thúc anh tiến hành cuộc thực nghiệm lớn, hòng góp phần tiếp sức tinh thần cho những con người chẳng may bị đắm tàu giữa biển cả có thêm cơ hội sống còn. Đắm tàu! Tai nạn ấy sẽ vẫn còn là một trong muôn vàn khổ đau của nhân loại, chừng nào con người chưa tạo đủ điều kiện vật chất để làm chủ xã hội, làm chỉ thiên nhiên. Vào khoảng giữa thế kỷ hai mươi này, hàng năm hành tinh chúng ta còn có tới hơn hai trăm nghìn người bỏ mạng vì nạn ấy. Khoảng một phần tư số đó sống sót sau khi tàu chìm, nhờ sử dụng những xuồng con cấp cứu mà bất cứ tàu nào cũng có sẵn. Tuy nhiên, phần lớn số người đã rời được chiếc tàu bất hạnh của mình lại sẽ làm mồi cho cá, sau khi trải qua nhiều ngày giờ đau đớn cùng cực về thể xác cũng như tinh thần. Lịch sử ngành hàng hải ghi chép biết bao kỷ niệm đau thương.
Ngày 2 tháng bảy năm 1816, tàu La Mê-đuy-dơ xô vào một dải cát ngầm cách bờ biển châu Phi chừng 180 ki-lô-mét : 149 người gồm hành khách, thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy kịp xuống một chiếc bè kết tạm. Chiếc bè rời nơi tàu bị nạn và trôi dạt giữa Đại Tây Dương. Người ta mang được xuống bè hai thùng nước ngọt và sáu thùng rượu vang. Thế mà, mười hai ngày sau, khi có tàu đến cứu, trên bè 9 10 chỉ còn có mười lăm người sống sót, trong đó mười người đang hấp hối và cũng thở hơi cuối cùng khi vừa được vớt lên tàu. Ngày 14 tháng tư năm 1912, tàu Ti-ta-ních chẳng may đâm vào một tảng băng trôi và đắm ngay trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Đầu thế kỷ này, các phương tiện thông tin đã phát triển đến mức nhất định. Chỉ ba giờ sau khi chiếc tàu chìm hẳn, đoàn cứu nạn đầu tiên đã tới nơi. Tuy vậy, trên các xuồng cấp cứu, đã có những người chết và phát điên vì kinh hoàng. Theo các số liệu thống kê, khoảng 90% nạn nhân các vụ đắm tàu chết nội ba ngày kể từ khi xảy ra tai nạn. ấy thế mà khoa học cũng như thực tiễn đều chứng minh, cho dù có bị bỏ đói và không được uống nước, cơ thể con người ít ra cũng có thể sống tới hơn ba ngày. Lịch sử thế giới nêu biết bao gương những chiến sĩ cách mạng, người đi biển hoặc thám hiểm các vùng chưa có dấu chân người, vẫn sống còn sau một thời gian chịu đói khát dài, trong những điều kiện tưởng chừng không còn mảy may hy vọng. Tại sao có sự kiện khác biệt đó? Rõ ràng ở đây, nghị lực con người là yếu tố cực kỳ quan trọng, nếu không nói là quyết định, cho cái sống và cái chết. Hai vấn đề đặt ra:
Một, trong hoàn cảnh thiếu -thậm chí tuyệt nhiên không có -thức ăn và nước uống, giới hạn sự chịu đựng để sống còn của cơ thể con người là đến đâu?
Và hai, biển cả chứa đầy chất sống , vậy con người gặp nạn liệu có khả năng tự tổ chức cuộc sống của mình giữa biển cả mênh mông vắng vẻ trong khi chờ đợi người đến cứu?
Phần lớn những người đắm tàu chết trước khi cơ thể họ thật sự đã cạn hết mọi yếu tố và điều kiện vật chất cho phép sống còn. Thông thường, khi con tàu chìm, những người đi trên tàu cho là toàn bộ vũ trụ chìm nghỉm cùng với tàu của mình. Họ hết hy vọng, họ mất nghị lực, họ không còn mảy may chí khí đấu tranh để tồn tại. Cho dù có bước sang được một chiếc xuồng con cấp cứu, thì rồi lênh đênh trôi giạt giữa biển hãi hùng, họ sẽ buông xuôi tay. Và khi đã phó mình cho số phận, trên thực tế con người không còn sống nữa. Bị bao phủ giữa đêm đen, run rẩy trong rét mướt vì gió vì nước, kinh hoàng trước tiếng sóng gầm khi biển động cũng như trước sự im ắng vô biên lúc lặng trời, người bị nạn chết vì mất. tinh thần trước khi cơ thể họ, về mặt sinh học, thật sự kiệt quệ hoàn toàn. Bằng cách nào để nâng đỡ được tinh thần những người đắm tàu? Làm sao chứng minh cho họ thấy rằng họ có thể giữ mình khỏi chết, có thể giành cái sống một thời gian không phải ngắn, để chờ người đến cứu. Có một cách: tự nguyện làm người đắm tàu, trong những điều kiện đúng hệt như người bị nạn thật sự thường gặp, rồi tự mình tổ chức lấy cuộc sống giữa đại dương, không mong chờ sự giúp đỡ mau mắn của ai hết, chỉ trông cậy vào nghị lực, trí thông minh, sự hiểu biết và tài xoay xở của mình, qua đó thử xem giới hạn sức chịu đựng của con người là ở đâu. Một cuộc thực nghiệm đầy nguy hiểm, A-lanh Bôm-ba biết lắm. Nhiều người còn cho đó là một hành động điên cuồng, xuất phát từ lòng hiếu danh, thậm chí là một sự tự sát không hơn không kém. Nhưng, anh nghĩ, mỗi năm có hai mươi vạn người đắm tàu. Một phần tư số đó dù xuống được xuồng, bè, mảng..., sau đó vẫn phải bỏ mình. Giả dụ, nhờ kết quả cuộc thực nghiệm của anh mà một phần nhỏ trong số năm mươi nghìn người này thoát chết, thì sự kiện ấy chẳng đáng cho anh hy sinh mạng sống riêng mình hay sao, nếu quả thật cần có sự hy sinh? Đằng này, không phải anh dấn thân vào một cái chết chắc chắn mà ngược lại, anh tin ở thành công, anh bắt buộc phải thành công. Còn trở ngại do dư luận? Trước khi thắng những trở ngại ghê gớm của thiên nhiên, phải biết vượt qua những trở ngại của dư luận, những trở ngại chắc chắn là tạm thời, bởi vì khi anh thành công, thì chẳng còn ai phản đối nữa. Với niềm tin đó, A-lanh bắt tay chuẩn bị cho cuộc thực nghiệm lớn, chưa từng có tự cổ chí kim.
Mùa xuân năm ấy, một sáng tinh mơ A-lanh Bôm-ba đang ngủ ngon trong phòng trực ban của bác sĩ nội trú bệnh viện một thành phố ven bờ biển, thì chuông điện thoại chợt réo vang:
-Có phải bác sĩ trực đấy không ạ?
-Có việc gì vậy?
-Vừa xảy ra một vụ đắm tàu ngoài cầu cảng. Sắp có nạn nhân tới.
-Tôi đến phòng cấp cứu ngay đây. Trong bụng hơi bực vì nhỡ giấc ngủ ngon, anh mặc vội áo choàng và chạy tới trung tâm cấp cứu. Xe cứu thương chưa về. Y tá trực báo cáo : vừa được tin một chiếc tàu đánh cá, vì sương mù dày đặc, đã đi nhầm lạch và xô vào đầu con đập chắn sóng. Tàu đắm. Công việc cấp cứu đang tiến hành. Chắc chỉ ít phút nữa là có nạn nhân tới bệnh viện. Nghe tin, anh không lấy gì làm lo lắng. Trời hôm ấy rét thật nhưng biển lặng. Chỉ những hôm có gió to sóng lớn, thì rơi xuống biển ở gần chân đập mới nguy hiểm, còn bình thường rất dễ từ dưới nước trèo lên bờ, vì ở mặt ngoài con đập, có gắn sẵn những chiếc thang sắt cách nhau chừng hai mươi mét một. Có lẽ chỉ phải cấp cứu hồi sức cho những nạn nhân bị cảm lạnh hoặc tê cóng mà thôi. Có tiếng còi xe cấp cứu đến gần rất nhanh. Cổng bệnh viện được mở toang. Chiếc xe mang dấu thập đỏ khẩn trương tiến vào. Bác sĩ trực cùng kíp cấp cứu, tư thế sẵn sáng, lòng đầy tự tin, bước tới đón nạn nhân.
Nhưng... Suốt đời anh sẽ không bao giờ quên được quang cảnh bốn mươi ba người đàn ông khỏe mạnh, vạm vỡ nằm ngổn ngang, tuy có mang phao cấp cứu, nhưng đều mê man bất động. Mặc dù bệnh viện cố gắng hết sức, nhưng không một người nào được cứu sống. Hậu quả một phút nhầm lẫn về kỹ thuật của người điều khiển con tàu: 43 người chết, để lại 78 trẻ em mồ côi. Đó là giây phút quyết định, thôi thúc anh tiến hành cuộc thực nghiệm lớn, hòng góp phần tiếp sức tinh thần cho những con người chẳng may bị đắm tàu giữa biển cả có thêm cơ hội sống còn. Đắm tàu! Tai nạn ấy sẽ vẫn còn là một trong muôn vàn khổ đau của nhân loại, chừng nào con người chưa tạo đủ điều kiện vật chất để làm chủ xã hội, làm chỉ thiên nhiên. Vào khoảng giữa thế kỷ hai mươi này, hàng năm hành tinh chúng ta còn có tới hơn hai trăm nghìn người bỏ mạng vì nạn ấy. Khoảng một phần tư số đó sống sót sau khi tàu chìm, nhờ sử dụng những xuồng con cấp cứu mà bất cứ tàu nào cũng có sẵn. Tuy nhiên, phần lớn số người đã rời được chiếc tàu bất hạnh của mình lại sẽ làm mồi cho cá, sau khi trải qua nhiều ngày giờ đau đớn cùng cực về thể xác cũng như tinh thần. Lịch sử ngành hàng hải ghi chép biết bao kỷ niệm đau thương.
Ngày 2 tháng bảy năm 1816, tàu La Mê-đuy-dơ xô vào một dải cát ngầm cách bờ biển châu Phi chừng 180 ki-lô-mét : 149 người gồm hành khách, thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy kịp xuống một chiếc bè kết tạm. Chiếc bè rời nơi tàu bị nạn và trôi dạt giữa Đại Tây Dương. Người ta mang được xuống bè hai thùng nước ngọt và sáu thùng rượu vang. Thế mà, mười hai ngày sau, khi có tàu đến cứu, trên bè 9 10 chỉ còn có mười lăm người sống sót, trong đó mười người đang hấp hối và cũng thở hơi cuối cùng khi vừa được vớt lên tàu. Ngày 14 tháng tư năm 1912, tàu Ti-ta-ních chẳng may đâm vào một tảng băng trôi và đắm ngay trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Đầu thế kỷ này, các phương tiện thông tin đã phát triển đến mức nhất định. Chỉ ba giờ sau khi chiếc tàu chìm hẳn, đoàn cứu nạn đầu tiên đã tới nơi. Tuy vậy, trên các xuồng cấp cứu, đã có những người chết và phát điên vì kinh hoàng. Theo các số liệu thống kê, khoảng 90% nạn nhân các vụ đắm tàu chết nội ba ngày kể từ khi xảy ra tai nạn. ấy thế mà khoa học cũng như thực tiễn đều chứng minh, cho dù có bị bỏ đói và không được uống nước, cơ thể con người ít ra cũng có thể sống tới hơn ba ngày. Lịch sử thế giới nêu biết bao gương những chiến sĩ cách mạng, người đi biển hoặc thám hiểm các vùng chưa có dấu chân người, vẫn sống còn sau một thời gian chịu đói khát dài, trong những điều kiện tưởng chừng không còn mảy may hy vọng. Tại sao có sự kiện khác biệt đó? Rõ ràng ở đây, nghị lực con người là yếu tố cực kỳ quan trọng, nếu không nói là quyết định, cho cái sống và cái chết. Hai vấn đề đặt ra:
Một, trong hoàn cảnh thiếu -thậm chí tuyệt nhiên không có -thức ăn và nước uống, giới hạn sự chịu đựng để sống còn của cơ thể con người là đến đâu?
Và hai, biển cả chứa đầy chất sống , vậy con người gặp nạn liệu có khả năng tự tổ chức cuộc sống của mình giữa biển cả mênh mông vắng vẻ trong khi chờ đợi người đến cứu?
Phần lớn những người đắm tàu chết trước khi cơ thể họ thật sự đã cạn hết mọi yếu tố và điều kiện vật chất cho phép sống còn. Thông thường, khi con tàu chìm, những người đi trên tàu cho là toàn bộ vũ trụ chìm nghỉm cùng với tàu của mình. Họ hết hy vọng, họ mất nghị lực, họ không còn mảy may chí khí đấu tranh để tồn tại. Cho dù có bước sang được một chiếc xuồng con cấp cứu, thì rồi lênh đênh trôi giạt giữa biển hãi hùng, họ sẽ buông xuôi tay. Và khi đã phó mình cho số phận, trên thực tế con người không còn sống nữa. Bị bao phủ giữa đêm đen, run rẩy trong rét mướt vì gió vì nước, kinh hoàng trước tiếng sóng gầm khi biển động cũng như trước sự im ắng vô biên lúc lặng trời, người bị nạn chết vì mất. tinh thần trước khi cơ thể họ, về mặt sinh học, thật sự kiệt quệ hoàn toàn. Bằng cách nào để nâng đỡ được tinh thần những người đắm tàu? Làm sao chứng minh cho họ thấy rằng họ có thể giữ mình khỏi chết, có thể giành cái sống một thời gian không phải ngắn, để chờ người đến cứu. Có một cách: tự nguyện làm người đắm tàu, trong những điều kiện đúng hệt như người bị nạn thật sự thường gặp, rồi tự mình tổ chức lấy cuộc sống giữa đại dương, không mong chờ sự giúp đỡ mau mắn của ai hết, chỉ trông cậy vào nghị lực, trí thông minh, sự hiểu biết và tài xoay xở của mình, qua đó thử xem giới hạn sức chịu đựng của con người là ở đâu. Một cuộc thực nghiệm đầy nguy hiểm, A-lanh Bôm-ba biết lắm. Nhiều người còn cho đó là một hành động điên cuồng, xuất phát từ lòng hiếu danh, thậm chí là một sự tự sát không hơn không kém. Nhưng, anh nghĩ, mỗi năm có hai mươi vạn người đắm tàu. Một phần tư số đó dù xuống được xuồng, bè, mảng..., sau đó vẫn phải bỏ mình. Giả dụ, nhờ kết quả cuộc thực nghiệm của anh mà một phần nhỏ trong số năm mươi nghìn người này thoát chết, thì sự kiện ấy chẳng đáng cho anh hy sinh mạng sống riêng mình hay sao, nếu quả thật cần có sự hy sinh? Đằng này, không phải anh dấn thân vào một cái chết chắc chắn mà ngược lại, anh tin ở thành công, anh bắt buộc phải thành công. Còn trở ngại do dư luận? Trước khi thắng những trở ngại ghê gớm của thiên nhiên, phải biết vượt qua những trở ngại của dư luận, những trở ngại chắc chắn là tạm thời, bởi vì khi anh thành công, thì chẳng còn ai phản đối nữa. Với niềm tin đó, A-lanh bắt tay chuẩn bị cho cuộc thực nghiệm lớn, chưa từng có tự cổ chí kim.