watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Một mình giữa đại dương-Chương 13 - tác giả Phan Quang Phan Quang

Phan Quang

Chương 13

Tác giả: Phan Quang

Mãi tới ngày 5 tháng sáu, tức là ngày thứ mười một của chuyến đi, gió mới lặng hẳn. Rất đói, mệt đến rã rời nhưng vẫn tự tin, hai chàng trai quyết định tiếp tục cuộc thử thách, bất chấp khó khăn. Lúc này ta đang ở đâu? Câu hỏi đầu tiên đặt ra. Trưa hôm đó, lần đầu sau sáu ngày gián đoạn vì sóng gió, Giắc xác định tọa độ: chiếc xuồng đang ở một nơi cách đảo Mi-noóc 150 hải lý về bắc đông bắc. Như vậy là mấy ngày qua, nó đã giạt đúng một vòng, và trở lại đúng vào điểm hôm bắt đầu gặp bão. Mấy hôm vừa qua, sóng to gió lớn bao nhiêu thì bây giờ trời yên biển lặng bấy nhiêu. Quanh xuồng, không biết cơ man nào là cá tông và hải cẩu bơi lội. Thức ăn đầy dẫy. Trông cá mà thèm rỏ dãi.
Phải làm sao kiếm cho được một ít để ăn và dự trữ. Có lẽ do cái đói thôi thúc. A-lanh nảy ra ý bắn một con cá tông. Về sau, anh cứ tự chế giễu mình về việc đó. Bắn trúng một tông là việc dễ, song kéo cho được con vật ấy lên chiếc xuồng nhỏ này là điều bất cứ ai có kinh nghiệm cũng không làm. Nhưng lúc này anh không kịp suy tính. Anh đeo kính, nhảy xuống nước, và đón khẩu súng đã nạp đạn từ tay Giắc đang ngồi đằng lái. Veo! Mũi tên có buộc dây phóng ra xuyên sâu vào thân một con cá. Hôm ấy suýt nữa thì cá bắt người chứ không phải người đánh cá. Quả vậy, con cá bị thương lặn xuống và bơi trốn, kéo theo A-lanh đang không chịu buông khẩu súng của mình. May sao, sức bền của dây có hạn, dù là dây ni-lông. Nếu không, có lẽ anh đã bị cá lôi xuống đáy biển. Vất vả lắm anh mới trèo được lên xuồng, chịu mất toi một mũi tên cùng với ý nghĩ ngông cuồng bắn cá tông. Cũng mừng là lần ấy có Giắc. Quả vậy, nếu không có bạn tiếp tay, có lẽ một mình A-lanh không đủ sức lên xuồng vì đói, mệt và nhất là thất vọng. Ba ngày nữa trôi qua, đơn điệu, nhàm chán. Vẫn không có gì ăn, ngoài món tảo, ngán tới mức không thể nuốt trôi. Thức uống cũng chỉ còn nước biển. Mọi hoạt động nhỏ nhặt nhất đều đòi hỏi một sức cố gắng phi thường của cơ thể, gây nên cảm giác đau đớn thật sự.
Đói dữ dội chuyển sang đói triền miên. Cơ thể bắt đầu sử dụng prô-tít dự trữ: quá trình tự huỷ hoại khởi sự rồi đây. Đầu óc không biết suy nghĩ. Ba phần tư thời gian trong ngày, hai anh ngủ hoặc mơ màng nửa tỉnh nửa mơ. May sao, cuộc thực nghiệm cũng sắp đạt được yêu cầu. Chiều 6 tháng sáu, sau khi bàn bạc, hai anh quyết định phát tín hiệu cấp cứu. Cần chặn một con tàu gặp trên đường, để hỏi xem người ta có nhìn thấy chiếc xuồng bị nạn không, hay là có thấy mà lờ đi. Hơn nữa, cũng cần nhờ đánh điện báo tin cho bạn bè và những người thân chắc lúc này đang hết sức nóng lòng. Như đã nói, yêu cầu chính của chuyến đi này chỉ nhằm kiểm tra vật liệu và con người. Vấn đề cố sống sót thật lâu để chờ cấp cứu không đặt ra ở Địa Trung Hải, nơi tàu bè thường xuyên qua lại, người bị nạn dễ được cứu trong một thời gian tương đối ngắn. Nơi cần tiến hành đề tài thực nghiệm này phải mênh mông vắng vẻ như Đại Tây Dương kia. Cuộc kiểm tra tiến hành đến đây cũng tàm tạm. Hai anh muốn mau chuyển đến Tăng-giê hoặc Gin-bra-ta, để từ đó kịp khởi đầu cuộc hành trình qua Đại Tây Dương trước tháng chín.



Mãi tới ngày 5 tháng sáu, tức là ngày thứ mười một của chuyến đi, gió mới lặng hẳn. Rất đói, mệt đến rã rời nhưng vẫn tự tin, hai chàng trai quyết định tiếp tục cuộc thử thách, bất chấp khó khăn. Lúc này ta đang ở đâu? Câu hỏi đầu tiên đặt ra. Trưa hôm đó, lần đầu sau sáu ngày gián đoạn vì sóng gió, Giắc xác định tọa độ: chiếc xuồng đang ở một nơi cách đảo Mi-noóc 150 hải lý về bắc đông bắc. Như vậy là mấy ngày qua, nó đã giạt đúng một vòng, và trở lại đúng vào điểm hôm bắt đầu gặp bão. Mấy hôm vừa qua, sóng to gió lớn bao nhiêu thì bây giờ trời yên biển lặng bấy nhiêu. Quanh xuồng, không biết cơ man nào là cá tông và hải cẩu bơi lội. Thức ăn đầy dẫy. Trông cá mà thèm rỏ dãi.
Phải làm sao kiếm cho được một ít để ăn và dự trữ. Có lẽ do cái đói thôi thúc. A-lanh nảy ra ý bắn một con cá tông. Về sau, anh cứ tự chế giễu mình về việc đó. Bắn trúng một tông là việc dễ, song kéo cho được con vật ấy lên chiếc xuồng nhỏ này là điều bất cứ ai có kinh nghiệm cũng không làm. Nhưng lúc này anh không kịp suy tính. Anh đeo kính, nhảy xuống nước, và đón khẩu súng đã nạp đạn từ tay Giắc đang ngồi đằng lái. Veo! Mũi tên có buộc dây phóng ra xuyên sâu vào thân một con cá. Hôm ấy suýt nữa thì cá bắt người chứ không phải người đánh cá. Quả vậy, con cá bị thương lặn xuống và bơi trốn, kéo theo A-lanh đang không chịu buông khẩu súng của mình. May sao, sức bền của dây có hạn, dù là dây ni-lông. Nếu không, có lẽ anh đã bị cá lôi xuống đáy biển. Vất vả lắm anh mới trèo được lên xuồng, chịu mất toi một mũi tên cùng với ý nghĩ ngông cuồng bắn cá tông. Cũng mừng là lần ấy có Giắc. Quả vậy, nếu không có bạn tiếp tay, có lẽ một mình A-lanh không đủ sức lên xuồng vì đói, mệt và nhất là thất vọng. Ba ngày nữa trôi qua, đơn điệu, nhàm chán. Vẫn không có gì ăn, ngoài món tảo, ngán tới mức không thể nuốt trôi. Thức uống cũng chỉ còn nước biển. Mọi hoạt động nhỏ nhặt nhất đều đòi hỏi một sức cố gắng phi thường của cơ thể, gây nên cảm giác đau đớn thật sự.
Đói dữ dội chuyển sang đói triền miên. Cơ thể bắt đầu sử dụng prô-tít dự trữ: quá trình tự huỷ hoại khởi sự rồi đây. Đầu óc không biết suy nghĩ. Ba phần tư thời gian trong ngày, hai anh ngủ hoặc mơ màng nửa tỉnh nửa mơ. May sao, cuộc thực nghiệm cũng sắp đạt được yêu cầu. Chiều 6 tháng sáu, sau khi bàn bạc, hai anh quyết định phát tín hiệu cấp cứu. Cần chặn một con tàu gặp trên đường, để hỏi xem người ta có nhìn thấy chiếc xuồng bị nạn không, hay là có thấy mà lờ đi. Hơn nữa, cũng cần nhờ đánh điện báo tin cho bạn bè và những người thân chắc lúc này đang hết sức nóng lòng. Như đã nói, yêu cầu chính của chuyến đi này chỉ nhằm kiểm tra vật liệu và con người. Vấn đề cố sống sót thật lâu để chờ cấp cứu không đặt ra ở Địa Trung Hải, nơi tàu bè thường xuyên qua lại, người bị nạn dễ được cứu trong một thời gian tương đối ngắn. Nơi cần tiến hành đề tài thực nghiệm này phải mênh mông vắng vẻ như Đại Tây Dương kia. Cuộc kiểm tra tiến hành đến đây cũng tàm tạm. Hai anh muốn mau chuyển đến Tăng-giê hoặc Gin-bra-ta, để từ đó kịp khởi đầu cuộc hành trình qua Đại Tây Dương trước tháng chín.
Một mình giữa đại dương
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34