Chương 23
Tác giả: Phan Quang
Như người ta thường nói:
“họa vô đơn chí", cái rủi không thường đến một mình. Vừa lúc ấy, tín phong nổi lên, anh giương buồm, hy vọng nhờ gió thuận mau chóng tới được vùng biển quần đảo Ăng-ti. Tấm vải vừa kéo lên, thì một cơn gió cực mạnh hút qua bất thần, xé toạc suốt chiều ngang của nó. Chiếc buồm này đã thủy chung với anh, nó đã cùng anh chịu bao gian khổ. Nó đã đưa anh từ bến Mô-na-cô sang tới đảo Ca-na-ri mùa hè vừa rồi. Anh có mang theo một cánh buồm mới dự phòng, song định bụng sẽ cố dùng tấm buồm cũ cho đến khi rách nát mới thay. Ngờ đâu mới lên đường nó đã bị xé toang. Đành thả neo nổi, kìm bớt tốc độ chiếc xuồng, hạ tấm vải rách xuống, căng cánh buồm mới lên. Mỉa mai và ác độc làm sao, cánh buồm mới toanh này dùng chưa được nửa giờ, thì một cơn gió hung hãn bứt tung mọi dây chằng, hắt ngược cánh buồm lên trời như một cánh diều, rồi ném nó xuống tít đằng xa vật vờ trên ngọn sóng. Chẳng trông mong gì vớt cánh buồm mới. Suốt ngày 23 tháng mười ấy, anh cặm cụi khâu lại chiếc buồm cũ. Chỉ có mỗi một cuộn chỉ khâu thông thường và một ít kim khâu áo quần. Chẳng có cách nào khác hơn là đột đi đột lại từng mũi kim cho thật chắc. Xuồng không đủ rộng để trải cánh buồm, việc khâu vá lại càng khó khăn hơn. Cả ngày hôm đó anh vừa lúi húi khâu vá vừa tiếc lúc đang có gió thuận. Anh làm mải miết tới mức không rảnh tay lúc nào để ghi nhật ký. Đến tối mịt mới tạm xong. Vừa mệt vừa lo không biết đường khâu này có chịu nổi gió giật chăng, anh chưa dám giương buồm ngay mà chỉ thả neo nổi và đi nghỉ.
Từ bấy trở đi, thỉnh thoảng anh lại phấp phỏng nhìn cánh buồm, chỉ e nó không đủ sức chịu đựng tới cùng. Đây là cánh buồm cuối cùng. Anh biết là không nên quá lo sợ vẩn vơ, mà ngược lại, phải thường xuyên đấu tranh để khắc phục những lo âu không cần thiết. Thông thường gian lao bất ngờ trên biển khiến người ta dễ sinh ra mê tín. Và khi đã mê tín thì rất dễ trở thành yếu hèn. Người đắm tàu phải luôn luôn giữ vững tinh thần, không để cho mình quá lo âu, mới đủ sức đối phó với mọi bất trắc. Đêm hôm ấy, anh rét run vì quần áo ướt sũng. Sáng dậy, cứ mong mặt trời chóng lên cao. Anh mong mỏi nắng, mà chưa biết rằng mặt trời nhiệt đới ở đại dương rồi đây sẽ tra tấn anh cơ cực tới mức nào. Những chuyện trục trặc ấy làm cho chiếc xuồng chẳng đi được bao xa. Tai hại hơn nữa là do buông neo, khó ước lượng đã đi thêm được bao nhiêu hải lý, anh bắt đầu phạm sai lầm trong tính toán để xác định tọa độ kinh tuyến. Sự lầm lẫn này mấy tuần sau suýt làm cho anh lâm nguy vì mất tinh thần. Đây là vùng biển có tín phong mạnh. Theo lý thuyết, khi gió ra xa lục địa, tỏa rộng trên mặt đại dương, nó mới giảm dần cường độ. Lúc này sóng cao và bạc đầu. Cố nén lo âu, anh từ từ kéo cánh buồm vừa được vá lại. Chiếc Ngược đời bắt đầu lướt sóng một cách nhẹ nhàng, thì xung quanh xuất hiện những điểm xanh đậm hoặc nhạt. Đó là sống lưng đàn cá. Lúc đầu, như còn ngại ngùng, chúng chỉ lượn vòng xa xa. Chỉ cần anh làm một cử động nào đó, lập tức cả đàn cuống cuồng tản ra và ngụp xuống, biến mất tăm. ấy thế mà anh đang hết sức cần, làm sao đánh bắt cho được một con. Suốt ngày hôm ấy, anh lúi húi xoắn mũi con dao bỏ túi của mình và buộc chặt vào đầu mái chèo, làm thành một chiếc móc sắc. Hy vọng may ra có con cá nào dại dột vào đúng tầm thì cố đánh lấy một con. Đói lắm rồi. Vả chăng người đắm tàu phải biết lợi dụng tất cả những gì mình có trong tay để đánh cá. Anh có mang theo dụng cụ nhà nghề. Thông thường các xuồng cấp cứu trên các tàu lớn đều có trang bị sẵn những dụng cụ ấy.
Lý thuyết thì như vậy, nhưng lâm sự không phải lúc nào những người bị nạn cũng có sẵn những thứ cần thiết. Vì vậy anh chưa muốn dùng tới bộ đồ câu mang theo. Ngày hôm sau, 25 tháng mười, sau khi đã làm bị thương nhiều con cá, cuối cùng lưỡi dao của anh móc trúng một con đô-rát. May quá. Thế là đã có cái ăn, cái uống. Hơn nữa, có thể dùng xương cá làm lưỡi câu, như người thượng cổ từng làm (đúng là các nhà khảo cổ học đã khai quật được trong các ngôi mộ cổ nhiều loại lưỡi câu làm bằng xương cá).
Như người ta thường nói:
“họa vô đơn chí", cái rủi không thường đến một mình. Vừa lúc ấy, tín phong nổi lên, anh giương buồm, hy vọng nhờ gió thuận mau chóng tới được vùng biển quần đảo Ăng-ti. Tấm vải vừa kéo lên, thì một cơn gió cực mạnh hút qua bất thần, xé toạc suốt chiều ngang của nó. Chiếc buồm này đã thủy chung với anh, nó đã cùng anh chịu bao gian khổ. Nó đã đưa anh từ bến Mô-na-cô sang tới đảo Ca-na-ri mùa hè vừa rồi. Anh có mang theo một cánh buồm mới dự phòng, song định bụng sẽ cố dùng tấm buồm cũ cho đến khi rách nát mới thay. Ngờ đâu mới lên đường nó đã bị xé toang. Đành thả neo nổi, kìm bớt tốc độ chiếc xuồng, hạ tấm vải rách xuống, căng cánh buồm mới lên. Mỉa mai và ác độc làm sao, cánh buồm mới toanh này dùng chưa được nửa giờ, thì một cơn gió hung hãn bứt tung mọi dây chằng, hắt ngược cánh buồm lên trời như một cánh diều, rồi ném nó xuống tít đằng xa vật vờ trên ngọn sóng. Chẳng trông mong gì vớt cánh buồm mới. Suốt ngày 23 tháng mười ấy, anh cặm cụi khâu lại chiếc buồm cũ. Chỉ có mỗi một cuộn chỉ khâu thông thường và một ít kim khâu áo quần. Chẳng có cách nào khác hơn là đột đi đột lại từng mũi kim cho thật chắc. Xuồng không đủ rộng để trải cánh buồm, việc khâu vá lại càng khó khăn hơn. Cả ngày hôm đó anh vừa lúi húi khâu vá vừa tiếc lúc đang có gió thuận. Anh làm mải miết tới mức không rảnh tay lúc nào để ghi nhật ký. Đến tối mịt mới tạm xong. Vừa mệt vừa lo không biết đường khâu này có chịu nổi gió giật chăng, anh chưa dám giương buồm ngay mà chỉ thả neo nổi và đi nghỉ.
Từ bấy trở đi, thỉnh thoảng anh lại phấp phỏng nhìn cánh buồm, chỉ e nó không đủ sức chịu đựng tới cùng. Đây là cánh buồm cuối cùng. Anh biết là không nên quá lo sợ vẩn vơ, mà ngược lại, phải thường xuyên đấu tranh để khắc phục những lo âu không cần thiết. Thông thường gian lao bất ngờ trên biển khiến người ta dễ sinh ra mê tín. Và khi đã mê tín thì rất dễ trở thành yếu hèn. Người đắm tàu phải luôn luôn giữ vững tinh thần, không để cho mình quá lo âu, mới đủ sức đối phó với mọi bất trắc. Đêm hôm ấy, anh rét run vì quần áo ướt sũng. Sáng dậy, cứ mong mặt trời chóng lên cao. Anh mong mỏi nắng, mà chưa biết rằng mặt trời nhiệt đới ở đại dương rồi đây sẽ tra tấn anh cơ cực tới mức nào. Những chuyện trục trặc ấy làm cho chiếc xuồng chẳng đi được bao xa. Tai hại hơn nữa là do buông neo, khó ước lượng đã đi thêm được bao nhiêu hải lý, anh bắt đầu phạm sai lầm trong tính toán để xác định tọa độ kinh tuyến. Sự lầm lẫn này mấy tuần sau suýt làm cho anh lâm nguy vì mất tinh thần. Đây là vùng biển có tín phong mạnh. Theo lý thuyết, khi gió ra xa lục địa, tỏa rộng trên mặt đại dương, nó mới giảm dần cường độ. Lúc này sóng cao và bạc đầu. Cố nén lo âu, anh từ từ kéo cánh buồm vừa được vá lại. Chiếc Ngược đời bắt đầu lướt sóng một cách nhẹ nhàng, thì xung quanh xuất hiện những điểm xanh đậm hoặc nhạt. Đó là sống lưng đàn cá. Lúc đầu, như còn ngại ngùng, chúng chỉ lượn vòng xa xa. Chỉ cần anh làm một cử động nào đó, lập tức cả đàn cuống cuồng tản ra và ngụp xuống, biến mất tăm. ấy thế mà anh đang hết sức cần, làm sao đánh bắt cho được một con. Suốt ngày hôm ấy, anh lúi húi xoắn mũi con dao bỏ túi của mình và buộc chặt vào đầu mái chèo, làm thành một chiếc móc sắc. Hy vọng may ra có con cá nào dại dột vào đúng tầm thì cố đánh lấy một con. Đói lắm rồi. Vả chăng người đắm tàu phải biết lợi dụng tất cả những gì mình có trong tay để đánh cá. Anh có mang theo dụng cụ nhà nghề. Thông thường các xuồng cấp cứu trên các tàu lớn đều có trang bị sẵn những dụng cụ ấy.
Lý thuyết thì như vậy, nhưng lâm sự không phải lúc nào những người bị nạn cũng có sẵn những thứ cần thiết. Vì vậy anh chưa muốn dùng tới bộ đồ câu mang theo. Ngày hôm sau, 25 tháng mười, sau khi đã làm bị thương nhiều con cá, cuối cùng lưỡi dao của anh móc trúng một con đô-rát. May quá. Thế là đã có cái ăn, cái uống. Hơn nữa, có thể dùng xương cá làm lưỡi câu, như người thượng cổ từng làm (đúng là các nhà khảo cổ học đã khai quật được trong các ngôi mộ cổ nhiều loại lưỡi câu làm bằng xương cá).