Chương 18
Tác giả: Phan Quang
Muốn vượt Đại Tây Dương, cần có một chiếc xuồng mới. Đây là điều quan hệ sống còn. Bởi vì chiếc xuồng cũ đã đi hơn một nghìn hải lý, mà trước đó, nó đã được sử dụng suốt ba năm. Người bạn tốt của anh đã cho thửa sẵn một chiếc mới. Vấn đề là làm sao nhận được nó. Từ Tăng-giê, A-lanh lại phải làm một chuyến bay trở về Pa-ri. Bầu không khí thủ đô lúc này đang rất không thuận lợi cho cuộc thực nghiệm. Anh phải kiên nhẫn trình bày với người bạn những kết quả đầu tiên, và nhấn mạnh những lý do vì sao phải tiếp tục. Sau một buổi trao đổi gay go, người bạn mới đồng ý giao cho anh chiếc xuồng mới, nhận thẳng từ xưởng chế tạo. Tiếc thay, những ngày ở Tăng-giê đã làm cho thái độ của Giắc dần dần đổi khác. Anh không còn hứng khởi như trước. Đất liền làm nguội lạnh nhiệt tình của người đi biển rồi chăng? Bù lại, A-lanh nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu. Câu lạc bộ hàng hải đón tiếp anh nồng hậu. Một người bạn biếu anh một bộ dụng cụ câu cá.
Một người khác giúp anh liên hệ với một chuyên gia vô tuyến điện để xin một máy thu thanh. Một nhà buôn cho anh đôi ống nhòm... Điều làm anh không vui là Giắc luôn luôn tìm được lý do để hoãn ngày xuất phát. Nào là gió chưa lên, con nước chưa thuận, nào là khởi hành mùa này chưa có lợi, v.v... Biết làm sao! Giắc là nhà chuyên môn hàng hải, A-lanh buộc phải nghe lời. Một hôm tình cờ anh được một người lái xe tắc-xi cho hay một điều mà tất cả mọi người ở Tăng-giê đều đã rõ, trừ có anh. ấy là Giắc quyết định tìm đủ mọi cách ngăn không cho bạn tiếp tục làm thực nghiệm. Anh tin, không có anh, A-lanh sẽ không thể một mình vượt Đại Tây Dương. Thoạt nghe, A-lanh chán nản hết sức. Anh muốn bỏ cuộc. Nhưng rồi anh lại tự hỏi: vì sao anh tự nguyện làm cuộc thực nghiệm này? Có phải vì muốn góp phần đưa lại cuộc sống cho những người chẳng may gặp nạn hay sao? Hơn nữa, dư luận sẽ nghĩ thế nào nếu anh bỏ dở? Người ta sẽ nói:
“Đấy, rõ ràng việc ấy không thể nào thực hiện. Chả là tại lý thuyết của anh ta sai mà". Không, anh tin rằng lập luận của anh đúng. Cần phải chứng minh nó bằng thực tiễn. Phải tiếp tục cuộc thực nghiệm bất kỳ bằng giá nào. Bị bạn thúc ép, Giắc đành chấp nhận khởi hành, tuy chẳng lấy gì làm hứng thú. Giắc kiến nghị nên trở lại Địa Trung Hải. A-lanh kiên quyết phản đối. Viên sĩ quan tùy viên hải quân Mỹ ở Tăng-giê, trong tay lăm lăm tấm bản đồ đặc biệt do ngành hàng hải của hai nước Anh -Mỹ phối hợp xuất bản, miệng trích dẫn những sách hướng dẫn thật chi tiết về hướng gió thổi và dòng hải lưu, quả quyết rằng với chiếc xuồng này không thể nào đi từ đây đi Ca-da-blăng-ca, ngay chỉ đến quần đảo Ca-na-ri thôi cũng không thể nào thực hiện.
Riêng A-lanh, anh tin là có thể được. Gần một năm ở Viện hải dương học Mô-na-cô, anh nghiên cứu kỹ các dòng hải lưu tại Đại Tây Dương. Mùa này ra biển cũng chưa phải là quá muộn. Hơn nữa, anh biết, tháng tới còn là tháng tối ưu cho việc khởi hành. Cuối cùng Giắc đồng ý, tuy vẻ mặt không vui, là sẽ xuất phát ngày Thứ hai 11 tháng tám. Thấy bạn thiếu phấn khởi, A-lanh cũng phân vân. Nhưng gió đã lên, và theo dự báo, nó sẽ tiếp tục thổi ba ngày liền theo hướng này. Đây là cơ hội quý báu để vượt ra khỏi eo biển Gi-bran-ta, eo này như một dòng sông lớn cuồn cuộn đưa nước Đại Tây Dương đổ vào Địa Trung Hải. Một chiếc thuyền Tây Ban Nha kéo chiếc Ngược đời ra khỏi bờ. A-lanh cực kỳ ngạc nhiên và lo âu nghe Giắc ra lệnh cho người lái thuyền:
-Hướng: Mũi Ma-la-ba-ta.
Từ Tăng-giê đi Ma-la-ba-ta, có nghĩa là đi về hướng đông, về Địa Trung Hải. Giắc viện cớ là phải ghé sang bên ấy chờ cho gió đỡ mạnh hơn một ít mới ra khơi được. Đúng là lúc ấy biển đang động mạnh. Nhưng, nếu không tranh thủ cơn gió to, sẽ khó ra tới được đại dương. Chiếc thuyền đánh cá vẫn đều đều kéo chiếc Ngược đời đi về hướng đông, rồi ghé vào một bãi nhỏ. Tối ấy và cả ngày hôm sau, hai anh nghỉ ở nhà một người bạn trên bờ biển. Sáng
Thứ tư, gió vẫn mạnh. Khoảng chín giờ sáng, Giắc bảo có việc cần trở lại Tăng-giê. Anh hứa sẽ quay về ngay. Hôm nay là ngày cuối cùng có gió thuận. Nhất thiết phải xuất phát chậm nhất là sáu giờ chiều. Sáu giờ, vẫn chẳng thấy Giắc đâu. A-lanh hiểu, giờ phút này nếu anh do dự, mọi việc sẽ hỏng. Với nỗi chua chát trong lòng, anh viết một mẩu giấy để lại, nhờ người quen giao cho bạn, rồi một mình một xuồng hướng Đại Tây Dương xuất phát.
Muốn vượt Đại Tây Dương, cần có một chiếc xuồng mới. Đây là điều quan hệ sống còn. Bởi vì chiếc xuồng cũ đã đi hơn một nghìn hải lý, mà trước đó, nó đã được sử dụng suốt ba năm. Người bạn tốt của anh đã cho thửa sẵn một chiếc mới. Vấn đề là làm sao nhận được nó. Từ Tăng-giê, A-lanh lại phải làm một chuyến bay trở về Pa-ri. Bầu không khí thủ đô lúc này đang rất không thuận lợi cho cuộc thực nghiệm. Anh phải kiên nhẫn trình bày với người bạn những kết quả đầu tiên, và nhấn mạnh những lý do vì sao phải tiếp tục. Sau một buổi trao đổi gay go, người bạn mới đồng ý giao cho anh chiếc xuồng mới, nhận thẳng từ xưởng chế tạo. Tiếc thay, những ngày ở Tăng-giê đã làm cho thái độ của Giắc dần dần đổi khác. Anh không còn hứng khởi như trước. Đất liền làm nguội lạnh nhiệt tình của người đi biển rồi chăng? Bù lại, A-lanh nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu. Câu lạc bộ hàng hải đón tiếp anh nồng hậu. Một người bạn biếu anh một bộ dụng cụ câu cá.
Một người khác giúp anh liên hệ với một chuyên gia vô tuyến điện để xin một máy thu thanh. Một nhà buôn cho anh đôi ống nhòm... Điều làm anh không vui là Giắc luôn luôn tìm được lý do để hoãn ngày xuất phát. Nào là gió chưa lên, con nước chưa thuận, nào là khởi hành mùa này chưa có lợi, v.v... Biết làm sao! Giắc là nhà chuyên môn hàng hải, A-lanh buộc phải nghe lời. Một hôm tình cờ anh được một người lái xe tắc-xi cho hay một điều mà tất cả mọi người ở Tăng-giê đều đã rõ, trừ có anh. ấy là Giắc quyết định tìm đủ mọi cách ngăn không cho bạn tiếp tục làm thực nghiệm. Anh tin, không có anh, A-lanh sẽ không thể một mình vượt Đại Tây Dương. Thoạt nghe, A-lanh chán nản hết sức. Anh muốn bỏ cuộc. Nhưng rồi anh lại tự hỏi: vì sao anh tự nguyện làm cuộc thực nghiệm này? Có phải vì muốn góp phần đưa lại cuộc sống cho những người chẳng may gặp nạn hay sao? Hơn nữa, dư luận sẽ nghĩ thế nào nếu anh bỏ dở? Người ta sẽ nói:
“Đấy, rõ ràng việc ấy không thể nào thực hiện. Chả là tại lý thuyết của anh ta sai mà". Không, anh tin rằng lập luận của anh đúng. Cần phải chứng minh nó bằng thực tiễn. Phải tiếp tục cuộc thực nghiệm bất kỳ bằng giá nào. Bị bạn thúc ép, Giắc đành chấp nhận khởi hành, tuy chẳng lấy gì làm hứng thú. Giắc kiến nghị nên trở lại Địa Trung Hải. A-lanh kiên quyết phản đối. Viên sĩ quan tùy viên hải quân Mỹ ở Tăng-giê, trong tay lăm lăm tấm bản đồ đặc biệt do ngành hàng hải của hai nước Anh -Mỹ phối hợp xuất bản, miệng trích dẫn những sách hướng dẫn thật chi tiết về hướng gió thổi và dòng hải lưu, quả quyết rằng với chiếc xuồng này không thể nào đi từ đây đi Ca-da-blăng-ca, ngay chỉ đến quần đảo Ca-na-ri thôi cũng không thể nào thực hiện.
Riêng A-lanh, anh tin là có thể được. Gần một năm ở Viện hải dương học Mô-na-cô, anh nghiên cứu kỹ các dòng hải lưu tại Đại Tây Dương. Mùa này ra biển cũng chưa phải là quá muộn. Hơn nữa, anh biết, tháng tới còn là tháng tối ưu cho việc khởi hành. Cuối cùng Giắc đồng ý, tuy vẻ mặt không vui, là sẽ xuất phát ngày Thứ hai 11 tháng tám. Thấy bạn thiếu phấn khởi, A-lanh cũng phân vân. Nhưng gió đã lên, và theo dự báo, nó sẽ tiếp tục thổi ba ngày liền theo hướng này. Đây là cơ hội quý báu để vượt ra khỏi eo biển Gi-bran-ta, eo này như một dòng sông lớn cuồn cuộn đưa nước Đại Tây Dương đổ vào Địa Trung Hải. Một chiếc thuyền Tây Ban Nha kéo chiếc Ngược đời ra khỏi bờ. A-lanh cực kỳ ngạc nhiên và lo âu nghe Giắc ra lệnh cho người lái thuyền:
-Hướng: Mũi Ma-la-ba-ta.
Từ Tăng-giê đi Ma-la-ba-ta, có nghĩa là đi về hướng đông, về Địa Trung Hải. Giắc viện cớ là phải ghé sang bên ấy chờ cho gió đỡ mạnh hơn một ít mới ra khơi được. Đúng là lúc ấy biển đang động mạnh. Nhưng, nếu không tranh thủ cơn gió to, sẽ khó ra tới được đại dương. Chiếc thuyền đánh cá vẫn đều đều kéo chiếc Ngược đời đi về hướng đông, rồi ghé vào một bãi nhỏ. Tối ấy và cả ngày hôm sau, hai anh nghỉ ở nhà một người bạn trên bờ biển. Sáng
Thứ tư, gió vẫn mạnh. Khoảng chín giờ sáng, Giắc bảo có việc cần trở lại Tăng-giê. Anh hứa sẽ quay về ngay. Hôm nay là ngày cuối cùng có gió thuận. Nhất thiết phải xuất phát chậm nhất là sáu giờ chiều. Sáu giờ, vẫn chẳng thấy Giắc đâu. A-lanh hiểu, giờ phút này nếu anh do dự, mọi việc sẽ hỏng. Với nỗi chua chát trong lòng, anh viết một mẩu giấy để lại, nhờ người quen giao cho bạn, rồi một mình một xuồng hướng Đại Tây Dương xuất phát.