Chương 15
Tác giả: Phan Quang
Vì chút ít thức ăn ấy mà hai anh phải chịu bao nhiêu lời mỉa mai chế giễu. Một hộp sữa đặc, bốn hộp thịt, ít bánh bích quy. Dường như người ta quên rằng hai chàng đã nhịn thức ăn thông thường, mười bốn ngày đêm ròng rã. Với nước ngọt và cả rượu nho mang theo, chỉ sau mười hai ngày, những người bị nạn của chiếc La Mê-đuy-dơ đi trên chiếc bè cấp cứu đều đã chết hết. Thành tích của hai anh chưa đủ cho họ kính trọng hay sao? Dù sao thì cũng được uống một ít nước ngọt. Và gia đình, người thân đã được báo tin. Và cũng đỡ phải đấu tranh để chống lại sự cám dỗ nếu thuyền trưởng có nhã ý mời hai anh lên tàu. Ngày hôm ấy nắng đẹp, gió to, đúng theo hướng mong muốn: nam-tây nam. Đảo Mi-noóc xích lại dần dần. Đến trưa, đỉnh núi Tô-rô hiện ra, rõ hơn nhiều so với tám ngày trước. Quần đảo Ba-lê-a gồm sáu đảo, ba cái lớn nhất là Mi-noóc, Ma-gioóc và I-bi-đa. Mi-noóc là đảo xa nhất về phía đông. Có thể cập đảo này ở hai chỗ : Ma-hông, thủ phủ của đảo có nhiều gềnh đá hiểm trở, tàu bè rất khó ghé. ở đây đã từng xảy ra nhiều tai nạn, được biết nhiều nhất là vụ đắm chiếc tàu Tướng Săng-dy xảy ra năm 1910.
Bởi vậy cần phải đi vòng, bỏ qua bờ bắc. Hai người cho chiếc Ngược đời hướng về mũi tây bắc của đảo, hy vọng đến đêm thì vào được thủ phủ Ma-hông. Gió không chiều lòng họ. Xuồng bị giạt quá về phía tây. Sáng hôm sau, họ đến gần bờ bắc đảo, cách chừng dăm trăm mét. Tiếc thay, không thể cập bến ở đây, vì chỉ bờ nam của đảo mới có các bãi cát thuận tiện cho loại xuồng cao su này ghé vào. Chỉ cách bờ có một quãng, ấy thế mà họ còn phải đi quanh đi quẩn, chịu đựng gian khổ suốt ba ngày đêm nữa, mới đặt được chân lên bờ. Ngày 9 tháng sáu, xuồng giạt ngược trở lại về phía mũi tây bắc đảo. Có lúc nó vào sát bờ đến nỗi A-lanh trông rõ một con thỏ rừng chạy. Bây giờ thì không nhịn đói nữa vì vùng này lắm cá. Ngày nào A-lanh cũng câu. Cũng như thời gian sẽ lưu lại trên đảo này sau đó mỗi ngày anh đi câu chừng một giờ, và chưa lần nào trở về với ít hơn sáu ki-lô-gam cá. A-lanh cũng như Giắc đều sốt ruột. Hai anh muốn ghé đảo càng sớm càng tốt. Cuộc tập dượt ở Địa Trung Hải thế là đã đạt mục tiêu. Phải mau mau kết thúc cuộc kiểm tra này, và chuyển tới cảng Ma-la-ga hoặc Tăng-giê, tức là vùng phụ cận eo biển Gin-bra-ta, để từ đó làm nốt công việc chuẩn bị và xuất phát ra Đại Tây Dương. Hôm sau, vào lúc mặt trời sắp lặn, chiếc Ngược đời chỉ cách mũi tây bắc của đảo mấy chục mét. Gió dù rất nhẹ nó vẫn giạt được tới đây. Song lúc chiếc xuồng sắp vượt qua mũi thì gió lặng hẳn. Không có một nơi nào khả dĩ buông neo. Và khốn nạn thay, hai anh đang loay hoay thì gió từ đất lại nổi lên, đe dọa hắt chiếc xuồng trở lại khơi. Mi-noóc, mảnh đất hứa hẹn này, lại tuột khỏi tầm tay hai anh một lần nữa chăng? Lại rơi vào cái vòng quanh quẩn như tám ngày trước đây trong vịnh Va-lăng-xơ này chăng? A-lanh buông neo nổi, hy vọng hạn chế bớt tốc độ giạt về bắc. Nhưng oái oăm thay, ngoài gió, còn gặp một dòng chảy cuốn chiếc xuồng đi. Sáng hôm sau, 11 tháng sáu, hai chàng trai thất vọng nhìn nhau : xuồng của họ đã xa bờ đến mười lăm hải lý. Nhưng chẳng bao lâu sau, gió hướng biển -đất nổi lên, mang lại cho họ hy vọng và nghị lực. Chậm chạp nhưng đúng hướng, chiếc Ngược đời nhích vào bờ. Hai anh tin chắc vượt qua được mũi đầu tiên -trên hải đồ ghi là mũi Mi-noóc, -thì chỉ đi thêm một hải lý nữa thôi, sẽ gặp cảng Xiu-đa-đê-la. Còn nỗi vui nào lớn hơn khi họ trông thấy mươi chiếc thuyền đánh cá của dân địa phương từ bờ tỏa ra. Lúc này vào khoảng mười giờ sáng. Những người đánh cá cũng đã trông thấy chiếc xuồng cao su. Lúc xuồng cách bờ chừng mấy chục mét, một chiếc thuyền tiến đến, móc dây giúp kéo vào bãi. Trên bờ, khá nhiều dân đảo tụ tập đến xem. Một sĩ quan Tây Ban Nha đã đứng tuổi chờ ở hàng đầu. Trông thấy chiếc cờ cắm ở mũi xuồng, ông hỏi A-lanh, lúc này nhờ hai người giúp đang cố bước đi:
-Các ông từ đâu đến?
-Từ nước Pháp. Viên sĩ quan đưa mắt nhìn chiếc xuồng cao su:
-Trên cái kia ư?
-Vâng.
-Từ cảng nào?
-Từ Mon-tơ Các-lô.
-Về chuyện ấy thì, thưa ngài thân mến, tôi không thể nào tin... A-lanh đưa cho ông xem một mẩu báo cắt, có bài tường thuật cảnh đoàn du hành chuẩn bị khởi hành. Viên sĩ quan già đứng nghiêm, chào theo lối nhà binh, và thốt lên:
-Hoan hô! A-lanh và Giắc yêu cầu ông xác nhận những thức ăn dự phòng hai anh mang theo vẫn nguyên dấu niêm phong. Việc đầu tiên là đánh điện báo tin cho bạn bè biết: Ngược đời đã cập bến. Và tiếp đó, hạnh phúc sao, nhấp một cốc bia ướp lạnh trong cái quán nhỏ, ven bờ biển, ngon lành hơn mọi nước thần.
Vì chút ít thức ăn ấy mà hai anh phải chịu bao nhiêu lời mỉa mai chế giễu. Một hộp sữa đặc, bốn hộp thịt, ít bánh bích quy. Dường như người ta quên rằng hai chàng đã nhịn thức ăn thông thường, mười bốn ngày đêm ròng rã. Với nước ngọt và cả rượu nho mang theo, chỉ sau mười hai ngày, những người bị nạn của chiếc La Mê-đuy-dơ đi trên chiếc bè cấp cứu đều đã chết hết. Thành tích của hai anh chưa đủ cho họ kính trọng hay sao? Dù sao thì cũng được uống một ít nước ngọt. Và gia đình, người thân đã được báo tin. Và cũng đỡ phải đấu tranh để chống lại sự cám dỗ nếu thuyền trưởng có nhã ý mời hai anh lên tàu. Ngày hôm ấy nắng đẹp, gió to, đúng theo hướng mong muốn: nam-tây nam. Đảo Mi-noóc xích lại dần dần. Đến trưa, đỉnh núi Tô-rô hiện ra, rõ hơn nhiều so với tám ngày trước. Quần đảo Ba-lê-a gồm sáu đảo, ba cái lớn nhất là Mi-noóc, Ma-gioóc và I-bi-đa. Mi-noóc là đảo xa nhất về phía đông. Có thể cập đảo này ở hai chỗ : Ma-hông, thủ phủ của đảo có nhiều gềnh đá hiểm trở, tàu bè rất khó ghé. ở đây đã từng xảy ra nhiều tai nạn, được biết nhiều nhất là vụ đắm chiếc tàu Tướng Săng-dy xảy ra năm 1910.
Bởi vậy cần phải đi vòng, bỏ qua bờ bắc. Hai người cho chiếc Ngược đời hướng về mũi tây bắc của đảo, hy vọng đến đêm thì vào được thủ phủ Ma-hông. Gió không chiều lòng họ. Xuồng bị giạt quá về phía tây. Sáng hôm sau, họ đến gần bờ bắc đảo, cách chừng dăm trăm mét. Tiếc thay, không thể cập bến ở đây, vì chỉ bờ nam của đảo mới có các bãi cát thuận tiện cho loại xuồng cao su này ghé vào. Chỉ cách bờ có một quãng, ấy thế mà họ còn phải đi quanh đi quẩn, chịu đựng gian khổ suốt ba ngày đêm nữa, mới đặt được chân lên bờ. Ngày 9 tháng sáu, xuồng giạt ngược trở lại về phía mũi tây bắc đảo. Có lúc nó vào sát bờ đến nỗi A-lanh trông rõ một con thỏ rừng chạy. Bây giờ thì không nhịn đói nữa vì vùng này lắm cá. Ngày nào A-lanh cũng câu. Cũng như thời gian sẽ lưu lại trên đảo này sau đó mỗi ngày anh đi câu chừng một giờ, và chưa lần nào trở về với ít hơn sáu ki-lô-gam cá. A-lanh cũng như Giắc đều sốt ruột. Hai anh muốn ghé đảo càng sớm càng tốt. Cuộc tập dượt ở Địa Trung Hải thế là đã đạt mục tiêu. Phải mau mau kết thúc cuộc kiểm tra này, và chuyển tới cảng Ma-la-ga hoặc Tăng-giê, tức là vùng phụ cận eo biển Gin-bra-ta, để từ đó làm nốt công việc chuẩn bị và xuất phát ra Đại Tây Dương. Hôm sau, vào lúc mặt trời sắp lặn, chiếc Ngược đời chỉ cách mũi tây bắc của đảo mấy chục mét. Gió dù rất nhẹ nó vẫn giạt được tới đây. Song lúc chiếc xuồng sắp vượt qua mũi thì gió lặng hẳn. Không có một nơi nào khả dĩ buông neo. Và khốn nạn thay, hai anh đang loay hoay thì gió từ đất lại nổi lên, đe dọa hắt chiếc xuồng trở lại khơi. Mi-noóc, mảnh đất hứa hẹn này, lại tuột khỏi tầm tay hai anh một lần nữa chăng? Lại rơi vào cái vòng quanh quẩn như tám ngày trước đây trong vịnh Va-lăng-xơ này chăng? A-lanh buông neo nổi, hy vọng hạn chế bớt tốc độ giạt về bắc. Nhưng oái oăm thay, ngoài gió, còn gặp một dòng chảy cuốn chiếc xuồng đi. Sáng hôm sau, 11 tháng sáu, hai chàng trai thất vọng nhìn nhau : xuồng của họ đã xa bờ đến mười lăm hải lý. Nhưng chẳng bao lâu sau, gió hướng biển -đất nổi lên, mang lại cho họ hy vọng và nghị lực. Chậm chạp nhưng đúng hướng, chiếc Ngược đời nhích vào bờ. Hai anh tin chắc vượt qua được mũi đầu tiên -trên hải đồ ghi là mũi Mi-noóc, -thì chỉ đi thêm một hải lý nữa thôi, sẽ gặp cảng Xiu-đa-đê-la. Còn nỗi vui nào lớn hơn khi họ trông thấy mươi chiếc thuyền đánh cá của dân địa phương từ bờ tỏa ra. Lúc này vào khoảng mười giờ sáng. Những người đánh cá cũng đã trông thấy chiếc xuồng cao su. Lúc xuồng cách bờ chừng mấy chục mét, một chiếc thuyền tiến đến, móc dây giúp kéo vào bãi. Trên bờ, khá nhiều dân đảo tụ tập đến xem. Một sĩ quan Tây Ban Nha đã đứng tuổi chờ ở hàng đầu. Trông thấy chiếc cờ cắm ở mũi xuồng, ông hỏi A-lanh, lúc này nhờ hai người giúp đang cố bước đi:
-Các ông từ đâu đến?
-Từ nước Pháp. Viên sĩ quan đưa mắt nhìn chiếc xuồng cao su:
-Trên cái kia ư?
-Vâng.
-Từ cảng nào?
-Từ Mon-tơ Các-lô.
-Về chuyện ấy thì, thưa ngài thân mến, tôi không thể nào tin... A-lanh đưa cho ông xem một mẩu báo cắt, có bài tường thuật cảnh đoàn du hành chuẩn bị khởi hành. Viên sĩ quan già đứng nghiêm, chào theo lối nhà binh, và thốt lên:
-Hoan hô! A-lanh và Giắc yêu cầu ông xác nhận những thức ăn dự phòng hai anh mang theo vẫn nguyên dấu niêm phong. Việc đầu tiên là đánh điện báo tin cho bạn bè biết: Ngược đời đã cập bến. Và tiếp đó, hạnh phúc sao, nhấp một cốc bia ướp lạnh trong cái quán nhỏ, ven bờ biển, ngon lành hơn mọi nước thần.