Chương 4
Tác giả: Phan Quang
Các nhà khoa học đều dễ dàng nhất trí khi nghe A-lanh trình bày. Nhưng những người đi biển lại tỏ vẻ hoài nghi. Các thủy thủ có nhiều kinh nghiệm nhất được anh tham khảo ý kiến đều trả lời gần như nhau:
-Tất cả những điều anh nói nghe hấp dẫn thật đấy, song đó chỉ mới là lý thuyết. Mọi sự đều có thể tiến hành trôi chảy ở phòng thí nghiệm, khi ra ngoài khơi lại trục trặc. Đại dương có những cái khác của nó. Chúng tôi biết lắm. Sự hoài nghi này hết sức đáng quan tâm.
Bởi vì yếu tố quyết định, cửa ải đầu tiên cần vượt qua đối với người đắm tàu là diệt cho được sự hoài nghi và nỗi tuyệt vọng tự chúng là những thứ làm chết người. Nếu cái khát làm con người chết nhanh hơn cái đói, thì sự tuyệt vọng còn mang lại nguy cơ lớn hơn cả cái khát. Muốn cho lý thuyết anh trình bày có ít nhiều giá trị đối với đời sống, phải mang nó ra kiểm tra và thử thách trong thực tiễn. Bằng cách nào đây? Bằng cách tạo hoàn cảnh cho con người cách ly thế giới, bắt con người lênh đênh trên biển vắng trong khoảng thời gian từ một đến ba tháng. Phải tìm cho được một con đường trôi giạt, trên đó chiếc xuồng người đắm tàu tự nguyện ấy sẽ được các luồng gió và dòng chảy đưa tới đích một cách chắc chắn, nhưng đường phải vắng, ít gặp hoặc không gặp ai. Như vậy người tự nguyện làm thí nghiệm tránh được sự cám dỗ muốn nhờ người khác cứu vớt trước khi tới đích. Chỉ sau khi trải qua thực tiễn ấy, mới có thể quả quyết với sức thuyết phục hùng hồn nhất, là ở ngoài khơi, xa đất liền, con người vẫn có thể sống còn. Nghiên cứu lịch sử những người vượt biển đơn độc, A-lanh nhận thấy, muốn gây được ấn tượng mạnh, cần vượt đại dương. Và muốn thực hiện chuyến đi gọn trong vòng trên dưới hai tháng để rồi cập bờ chắc chắn ở một nơi nào đó, khó chọn đâu tốt hơn Đại Tây Dương. Và cuối cùng, để tránh khỏi bị cám dỗ vì những con tàu sẽ gặp trên hành trình ấy, nên đi từ Tây Ban Nha qua quần đảo Ca-na-ri, lướt ngoài khơi quần đảo Cáp Ve và cập bờ quần đảo Ăng-đi bên châu Mỹ. Chọn hành trình này, sẽ tránh được các tuyến giao thông đông đúc, vì đường thủy quốc tế từ châu Âu sang Bắc Mỹ dịch lên hơn ít nữa về phía bắc, và đường đi Nam Mỹ lại chệch quá về phía nam. Theo con đường này còn có lợi và tránh sa vào Biển Rong hoặc ống Hũ Nút, những vùng cực kỳ nguy hiểm cho các nhà hàng hải. Chẳng may lạc vào các vùng này tức là tự tìm một cái chết chắc chắn mà chẳng giúp ích gì cho ai. Những ngày ở Mô-na-cô. A-lanh làm việc hết sức say sưa. Miệt mài trong thư viện, nhưng hầu như không ngày nào anh không tranh thủ làm một chuyến ra biển trên chiếc tàu của Viện. Anh ép thử nhiều loại cá, để xem loại nào cho lượng nước ngọt lớn nhất, cũng như mùi vị nước dễ chịu hơn. Làm đi làm lại, cuối cùng anh đi đến nhận xét là dụng cụ tốt nhất để lấy được nhiều nước là cái vẫn dùng để vắt nước trái cây thông thường. Những kết quả thu được trong phòng thí nghiệm càng củng cố lòng tin của anh vào kết quả công việc đang làm. Một điều may là ít người biết đề tài nghiên cứu này cho nên anh ít bị điều ra tiếng vào. Và cũng có thể vì không mấy người tin anh sẽ thành công, do đó họ cũng chẳng buồn để ý.
Các nhà khoa học đều dễ dàng nhất trí khi nghe A-lanh trình bày. Nhưng những người đi biển lại tỏ vẻ hoài nghi. Các thủy thủ có nhiều kinh nghiệm nhất được anh tham khảo ý kiến đều trả lời gần như nhau:
-Tất cả những điều anh nói nghe hấp dẫn thật đấy, song đó chỉ mới là lý thuyết. Mọi sự đều có thể tiến hành trôi chảy ở phòng thí nghiệm, khi ra ngoài khơi lại trục trặc. Đại dương có những cái khác của nó. Chúng tôi biết lắm. Sự hoài nghi này hết sức đáng quan tâm.
Bởi vì yếu tố quyết định, cửa ải đầu tiên cần vượt qua đối với người đắm tàu là diệt cho được sự hoài nghi và nỗi tuyệt vọng tự chúng là những thứ làm chết người. Nếu cái khát làm con người chết nhanh hơn cái đói, thì sự tuyệt vọng còn mang lại nguy cơ lớn hơn cả cái khát. Muốn cho lý thuyết anh trình bày có ít nhiều giá trị đối với đời sống, phải mang nó ra kiểm tra và thử thách trong thực tiễn. Bằng cách nào đây? Bằng cách tạo hoàn cảnh cho con người cách ly thế giới, bắt con người lênh đênh trên biển vắng trong khoảng thời gian từ một đến ba tháng. Phải tìm cho được một con đường trôi giạt, trên đó chiếc xuồng người đắm tàu tự nguyện ấy sẽ được các luồng gió và dòng chảy đưa tới đích một cách chắc chắn, nhưng đường phải vắng, ít gặp hoặc không gặp ai. Như vậy người tự nguyện làm thí nghiệm tránh được sự cám dỗ muốn nhờ người khác cứu vớt trước khi tới đích. Chỉ sau khi trải qua thực tiễn ấy, mới có thể quả quyết với sức thuyết phục hùng hồn nhất, là ở ngoài khơi, xa đất liền, con người vẫn có thể sống còn. Nghiên cứu lịch sử những người vượt biển đơn độc, A-lanh nhận thấy, muốn gây được ấn tượng mạnh, cần vượt đại dương. Và muốn thực hiện chuyến đi gọn trong vòng trên dưới hai tháng để rồi cập bờ chắc chắn ở một nơi nào đó, khó chọn đâu tốt hơn Đại Tây Dương. Và cuối cùng, để tránh khỏi bị cám dỗ vì những con tàu sẽ gặp trên hành trình ấy, nên đi từ Tây Ban Nha qua quần đảo Ca-na-ri, lướt ngoài khơi quần đảo Cáp Ve và cập bờ quần đảo Ăng-đi bên châu Mỹ. Chọn hành trình này, sẽ tránh được các tuyến giao thông đông đúc, vì đường thủy quốc tế từ châu Âu sang Bắc Mỹ dịch lên hơn ít nữa về phía bắc, và đường đi Nam Mỹ lại chệch quá về phía nam. Theo con đường này còn có lợi và tránh sa vào Biển Rong hoặc ống Hũ Nút, những vùng cực kỳ nguy hiểm cho các nhà hàng hải. Chẳng may lạc vào các vùng này tức là tự tìm một cái chết chắc chắn mà chẳng giúp ích gì cho ai. Những ngày ở Mô-na-cô. A-lanh làm việc hết sức say sưa. Miệt mài trong thư viện, nhưng hầu như không ngày nào anh không tranh thủ làm một chuyến ra biển trên chiếc tàu của Viện. Anh ép thử nhiều loại cá, để xem loại nào cho lượng nước ngọt lớn nhất, cũng như mùi vị nước dễ chịu hơn. Làm đi làm lại, cuối cùng anh đi đến nhận xét là dụng cụ tốt nhất để lấy được nhiều nước là cái vẫn dùng để vắt nước trái cây thông thường. Những kết quả thu được trong phòng thí nghiệm càng củng cố lòng tin của anh vào kết quả công việc đang làm. Một điều may là ít người biết đề tài nghiên cứu này cho nên anh ít bị điều ra tiếng vào. Và cũng có thể vì không mấy người tin anh sẽ thành công, do đó họ cũng chẳng buồn để ý.