watch sexy videos at nza-vids!
Truyện BÀI HỌC NGÀN VÀNG-CHƯƠNG III - tác giả Thích Thiện Hoa Thích Thiện Hoa

Thích Thiện Hoa

CHƯƠNG III

Tác giả: Thích Thiện Hoa

Tin đồn quan Ðề Ðốc bị xử tử mấy hôm sau lan đến biên thùy giữa hai nước Nhục Chi và Quý Lâm. Tướng giữ biên cương là Thạnh Bảo, con trai đầu của quan Ðề Ðốc, một viên tướng trẻ tuổi nhưng tài cao, được vua tin cậy cho ra trấn đóng ở biên thùy với binh hùng tướng mạnh để hầu ngăn cản ngoại xâm tứ nước Quý Lâm tràn sang.

Ðược tin dữ, Thạnh Bảo đau đớn và kinh hoàng đến ngất xỉu. Người nhà phải kêu gọi hồi lâu chàng mới tỉnh lại. Theo như tin cho biết thì ông thân Thạnh Bảo bị xử tử vì tội mưu đoạt ngôi vua, một tội rất nặng có thể bị tru di tam tộc. Chàng nghĩ thật là vô lý! Cha chàng mà lại phản vua, muốn chiếm đoạt ngai vàng! Một vị cận thần, được vua tin cậy từ trước đến nay, mà sao lại dám làm như vậy? Chắc ở bên trong còn có nhiều bí ẩn khác nữa. Nhưng điều không ai còn nghi ngờ là cha chàng đã chết thật, và đã chết về tội phế vua. Với một tội trạng như vậy, chắc chắn chàng cũng sẽ bị liên lụy, có thể bị mất chức, tù tội hay xử tử cũng nên.

Do đó, chàng phải tìm cách đối phó trước. Sự việc đã đẩy chàng vào chân tường, chàng không thể bó tay chịu chết một cách vô lý như vậy. Một mặt chàng viết mật thư cho người tín cẩn sang nước Qúy Lâm xin viện binh một mặt chàng kiểm điểm binh mã kéo rốc về Kinh đô, để hạch tội vua về việc đã giết cha chàng.

Binh hùng tướng mạnh của Thạnh Bảo rầm rộ kéo về Kinh đô, trước sự ngơ ngác của dân chúng. Phản ứng của Thạnh Bảo rất nhanh khiến vua cũng không ngờ và không kịp đối phó. Ba ngày sau, Kinh đô đã bị vây kín. Vua không còn biết làm gì hơn là đóng cửa thành, tìm kế hoãn binh để đợi cứu viện. Trong khi nóng giận, vua ra lịnh giết quan Ðề Ðốc mà quên "xét kỹ đến cái hậu quả" sẽ đến cho mình là sự trả thù của Thạnh Bảo. Ba lần vua sai sứ giả ra cầu hòa và hứa sẽ đền đáp xứng đáng việc xử tử oan quan Ðề Ðốc, nhưng Thạnh Bảo không chịu.

Ban đầu, khi mới kéo quân trở về Kinh đô, Thạnh Bảo chỉ vì nóng lòng muốn biết vì sao cha mình bị giết và nhất là để tự vệ, để phòng sự việc bất trắc có thể xảy đến cho mình. Nhưng giờ đây, sau khi thấy rõ lực lượng của mình quá mạnh, và sự cô thế của vua, cũng như sự bất lực hèn nhát của đình thần, Thạnh Bảo muốn nhân cơ hội này phế bỏ vua và chiếm luôn ngai vàng, điều mà trước kia, không bao giờ chàng dám nghĩ đến.

Trong khi chờ đợi giờ phút đầu hàng của vua quan trong thành. Thạnh Bảo ra một tờ hịch kể tội của vua: nào là thiếu sáng suốt, ăn chơi quá độ, không lo việc nước; nào là nhu nhược để cho bọn nịnh thần thao túng triều đình, nào là phung phí của cải nhà nước, làm cho dân đã nghèo lại càng nghèo thêm. Dân chúng ở kinh thành ban đầu còn dè dặt, chưa dám hưởng ứng, nhưng sau thấy lực lượng của Thạnh Bảo quá mạnh, mà đình thần lại không có ai đủ tài sức đương đầu với Thạnh Bảo nên đã theo về rất đông. Nhất là trong hoàng thành mỗi ngày mỗi thiếu thực phẩm, nước không đủ uống, gạo không đủ ăn. Bệnh dịch tả bắt đầu xuất hiện. Và tin đồn quân của nước Quý Lâm đã tràn vào biên thùy.

Tình hình thật là nguy ngập, đen tối. Vua vấn kế đình thần, nhưng đình thần quen ăn chơi và xem múa hát, không ai còn đủ minh mẫn và sáng kiến để hiến kế cho vua. Ðôi khi vua cũng đâm ra hối hận vì đã giết quan Ðề Ðốc. Nếu có quan Ðề Ðốc, chắc ngài không đến đỗi cô độc, nhục nhã và bất lực như thế này. Nhưng sự việc đã lỡ, hối cũng muộn rồi! Ðìều quan trọng hiện nay là làm sao tìm được một người tài trí đủ sức đẩy lui bọn giặc Thạnh Bảo. Nếu không tìm ra được thì chỉ có cách là bỏ thành trốn thoát để bảo toàn tính mạng. Ngài chỉ còn trông mong sự cứu trợ của tướng Hoàng Cái, một viên tướng có mưu lược và uy quyền đang trấn đóng ở biên thừy phía nam. Nhưng đã trên mười lăm ngày qua mà không nghe tin tức gì của Hoàng Cái cả, vua quá lo sợ. Phen này Thạnh Bảo phá được thành thì cả Hoàng tộc sẽ bị giết sạch. Dân chúng và binh lính vừa chết vì đói và vừa chết vì dịch tả. Triệu chứng rối loạn đã bắt đầu xuất hiện trong hoàng thành. Từng đoàn binh lính đã cởi bỏ quân phục để trốn lánh trong dân chúng. Ban đêm chỗ này kêu cướp, chỗ kia kêu cháy nhà. Thấy tình thế mỗi ngày mỗi nguy ngập, một đêm tối trời cua cùng hoàng gia đã theo đường hầm bí mật lén trốn ra khỏi kinh thành, đi về phí Nam là nơi đạo quân của Ðại tướng Hoàng Cái đang đóng.

Hai hôm sau, dân chúng trong thành mới hay nhà vua đã trốn thoát. Ðể tự cứu, họ đã đồng thanh mở cửa thành cho đạo quân của Thạnh Bảo kéo vào. Dân chúng hoan hô chàng và tôn chàng lên làm vua.

Ðể mua chuộc lòng dân chúng. Thạnh Bảo truyền mở các kho gạo thóc gạo còn lại của nhà vua ra phân phát cho dân; và đối với triều thần cũ, chàng ra mật chỉ dụ cho phép vị nào muốn nghỉ việc thì cứ tự do trở về quê cũ, còn vị nào muốn ở lại phục vụ quốc gia thì sẽ được thăng cấp. Hầu hết đều lục tục xin ở lại phò vua mới.

Nhưng công việc đầu tiên của Thạnh Bảo sau khi được tấn phong là tự mình kiểm điểm lại các kho ngọc vàng châu báu của tiên vương để lại. Chàng cho phá cái tủ bằng cẩm thạch để trong phòng ngủ của vua vua Ðột Quyết. Chàng thất vọng không thấy một báu vật nào ở trong hết, ngoài trừ cái đãy có đựng bài học của Ông già. Chàng tò mò mở ra xem và khinh bỉ xé trang giấy ra nhiều mảnh nhỏ. Chàng lẩm bẩm: "Xét kỹ đến hậu quả trước khi làm việc! " Sao nó lại để câu này vào đây làm gì? Nó muốn dạy ta chắc! Nếu thật nó tin vào giá trị của câu này, thì nó phải dạy nó trước đã chứ. Nó muốn dạy đạo lý nhân quả cho ta, trong khi chính nó lại không áp dụng cái đạo lý ấy. Vả lại, bài học này đâu có đúng, chính ta đây, trong khi cất binh về hỏi tội nó, thì ta chỉ nghĩ đến tự vệ, chứ ta đâu có nghĩ đến hậu quả là được ngai vàng. Ta nhắm một tiêu này, mà công việc lại đưa ta đến một mục tiêu khác! Vậy thì làm sao có thể đoán trúng được hậu quả mà phải suy nghĩ về hậu quả cho mệt trí.

Trong lúc say sưa với men chiến thắng và địa vị mới như vậy thì Thạnh Bảo được tin phi báo từ biên cương là đại quân của nước Quý Lâm đang tiến về Kinh đô. lấy danh nghĩa là giúp Thạnh Bảo diệt bạo chúa vua Ðột Quyết.

Tin báo ấy không sai. Ðạo quân của nước Quý Lâm. do một lão tướng có kinh nghiệm là Tùng Sơn đang ngày đêm tiến về Kinh đô. Ði đến đâu Tùng Sơn cũng loan báo cho dân chúng biết rằng: mình được Thạnh Bảo mời sang giúp sức. Bức thơ cầu cứu của Thạnh Bảo gởi vua Quý Lâm được viết phóng đại ra thành nhiều bản, nêu trên những tấm gỗ lớn và dựng lên ở các phố phường, chợ búa mà quân của Tùng Sơn đi qua. Và với chiêu bài ấy, đi đến đâu quân của Tùng Sơn cũng bắt dân chúng phải đón rước, thết đãi, nộp thóc gạo, thực phẩm để nuôi quân. Có nhiều nơi quân giặc ngoại bang bắt cả đàn bà, con gái, vợ con của dân chúng ra phục dịch mua vui cho chúng.

Nhân dân bắt đầu oán ghét Thạnh Bảo đã vì thù hận riêng tư, rước voi về giày mã tổ, cõng rắng cắn gà nhà. Không còn tin cậy ở cả vua cũ lẫn vua mới, họ tự động đứng lên chống quân xâm lăng, để bảo vệ xóm làng mồ mã. Quân của Tùng Sơn đần dần cảm thấy dân chúng địa phương tránh xa mình, không còn tiếp rước phục dịch nữa, mà trái lại còn tổ chức khuấy phá hậu phương mình.

Tùng Sơn, một con cáo già, mượn cớ để bảo vệ quân lính mình, đi đến đâu đều đóng đồn bót, đặt quan cai trị địa phương, truất bỏ nhóm hương lý cũ, đặt bọn hương lý mới là những tay sai ngoan ngoãn của mình. Thực ra đường từ biên thùy về Kinh đô, đi chậm lắm cũng chỉ khoảng 10 ngày là đến. Nhưng Tùng Sơn đâu có ý định đến Kinh đô gấp. Lão ta cố chần chờ để đặt cơ sở khắp nơi, và đáng lẽ thẳng đường về Kinh đô thì hắn lại đi vòng quang về phía Nam, như cố bọc hậu Kinh thành Nhục Chi.

Những tin tức ấy dồn dập được báo về cung. Thạnh Bảo vô cùng lo ngại bối rối, không biết phải đối phó ra làm sao: đêm quân ra cản không cho quân Tùng Sơn tiến vào thì không đủ sức, mà để cho quân Tùng Sơn xâm nhập mãi thì mất uy tín của mình, và cả ngai vàng nữa.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
LỜI NÓI ÐẦU
CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X
CHƯƠNG XI
CHƯƠNG XII
CHƯƠNG XIII
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XV
CHƯƠNG XVI
CHƯƠNG XVII
CHƯƠNG XVIII
CHƯƠNG XIX
CHƯƠNG XX
CHƯƠNG XXI
CHƯƠNG XXII
CHƯƠNG XXIII
CHƯƠNG XXIV
CHƯƠNG XXV
CHƯƠNG XXVI
CHƯƠNG XXVII
CHƯƠNG XXVIII
CHƯƠNG XXIX
CHƯƠNG XXX
CHƯƠNG XXXI
CHƯƠNG XXXII
CHƯƠNG XXXIII