watch sexy videos at nza-vids!
Truyện BÀI HỌC NGÀN VÀNG-CHƯƠNG XXIII - tác giả Thích Thiện Hoa Thích Thiện Hoa

Thích Thiện Hoa

CHƯƠNG XXIII

Tác giả: Thích Thiện Hoa

Sau khi được trả tự do, với một số vốn nhỏ nhoi do sự bán hết tư trang của hai mẹ con, bà Năm trở lại nghề buôn bán cũ trong một gian hàng nhỏ ở phố chợ. Nhưng lần này bà tự nguyện sẽ cố gắng hết sức lương thiện trong việc buôn bán. Mỗi buổi tối, sau một ngày làm việc nhọc mệt, bà vẫn không quên lên gác thắp nhang đèn, khấn vái đức Phật Quan Âm phù hộ cho bà giữ vững được lòng ngay thật, không còn bị lòng tham lam lôi cuốn vào đường tà vạy như trước. Và mỗi buổi sáng, trước khi mở cửa hàng, bà ngước lên nhìn tấm bảng sơn son thếp vàng, thầm đọc Bài học ngàn vàng: "Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó ". Ðôi khi bà vẫn còn bị ám ảnh bởi sự gian lận, muốn cân non, muốn pha trộn, nhưng bà lại thầm đọc lên "Bài học ngàn vàng" và giữ vững được lòng mình không bị sự cám dỗ của lòng tham. Ðiều khuyến khích bà rất nhiều là càng ngày bà thấy khách hàng càng đông và tỏ vẻ tin cậy mình. Tuy mỗi món hàng bán ra bà không lời được nhiều như trước, nhưng vì bà bán được nhiều món nên số lời vẫn không sút giảm hơn trước.

Ðiều đáng mừng thứ hai là Xuân, cô con gái cưng của bà mỗi ngày mỗi tỏ ra rất đảm đang và được toàn thể khách hàng mến chuộng. Thỉnh thoảng bà giao cả cửa hàng cho Xuân, để lên chùa lễ Phật, nghe Kinh, và khi trở về, bà cảm thấy trong tâm hồn được nhẹ nhàng, thư thới. Bà không thấy cái thú đếm tiền và cất giữ tiền như trước, bà tự bảo: "Mình cũng đã từng cất giữ bạc muôn, bạc ức rồi mà rốt cuộc, tay trắng cũng hoàn trắng tay, thì lo làm giàu làm có gì cho mệt xác!"

Bà thấy bà đã già rồi, nếu không lo tu nhân tích đức, mà cứ làm nô lệ đồng tiền, đếm đếm, cất cất, thu thu, phát phát, hết ngày này sang ngày khác cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, thì cũng thật là vô vị. Vì thế bà cố ý trút dần công việc bán buôn cho con gái, để rãnh thời giờ đọc sách xem kinh, nghe giảng. Thỉnh thoảng bà lên chùa phóng sinh, phóng đăng hay nhờ thầy trụ trì tổ chức các cuộc phát chẩn cho kẻ nghèo khó. Dần dần bà trở thành một đại thí chủ, và cái tên "bà Năm Cây thị" được người tật nguyền và nghèo khó mến trọng như là tên một vị ân nhân.

Một hôm bà đang ngồi xem sách trên gác thì cô Xuân, con gái bà lên báo tin có một bà khách lạ đến muốn nói chuyện với bà. Bà lật đật xếp sách đi xuống nhà. Bà không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy một bà già trạc độ 60, ăn mặc chỉnh tề ra vẻ một bà quan lễ phép đứng dậy chào bà. Bà lại ngạc nhiên hơn nữa khi nhìn thấy hai người lính bưng đặt trên bàn một cái khay có 4 lon tra và mấy gói mứt. Bà Năm chào lại, vẻ ngỡ ngàng lộ hẳn trên mặt. Bà chưa kịp hỏi chào thì bà khách, có lẽ đoán biết sự ngạc nhiên của bà, lên tiếng tự giới thiệu:

- Tôi là vợ quan Ðề đốc, hôm nay đường đột đến đây thăm bà Năm mà không kịp báo trước, thật có điều thất lễ.

- Nghe bà khách tự giới thiệu là vợ quan Ðề đốc, bà Năm không khỏi giật mình lo sợ, nhưng thấy bà khách có vẻ rất nhã nhặn và lại đem theo mấy lon trà bánh, bà đoán biết chắc không có gì đáng e ngại. Bà Năm mời bà Ðề đốc ngồi và đứng khép nép ở sau chiếc ghế ngồi. Bà khách nói vẻ thân mật:

- Xin bà cứ tự nhiên cho! Mặc dù chưa quen biết, chúng ta cứ xem nhau như chị em trong nhà. Bà ngồi, để tôi còn thưa chuyện nhiều.

Bà Năm rụt rè, xin đứng hầu chuyện nhưng bà khách đứng dậy kéo tay bà bảo ngồi xuống. Bà năm biết chắc không phải điềm dữ, nhưng trong bụng vẫn không làm sao đoán được lý do sự đến thăm viếng đột ngột của bà Ðề đốc. Bà này không để cho bà Năm phải sốt ruột chờ đợi, đi ngay vào câu chuyện.

- Có lẽ bà còn nhớ cháu Lê Minh chứ? Nó là con nuôi của chúng tôi đấy. Chẳng nói giấu gì bà, từ ngày nó được biết cháu Xuân con bà, nó đem lòng tưởng nhớ đến nỗi sanh bệnh, nhưng nó giữ kín tâm sự không cho ai hay. Và vì càng giữ kín tâm sự, nên bịnh nó mỗi ngày mỗi trầm trọng. Lương y mặc dù hết lòng chữa trị nhưng vì không biết rõ căn bịnh nên thuốc thang đều vô hiệu. Cuối cùng đoán chắc cháu có mắc tâm bịnh, nên hôm qua tôi dỗ dành nó, nó mới chịu nói ra là nó muốn được kết tóc se tơ với cháu Xuân. Nghe nó nói tôi phải lật đật sắm chút lễ mọn sang xin bà gã cháu Xuân cho nó. Nếu trái lại thì chắc bịnh trạng nó khó lòng qua khỏi.

Thực ra, sự việc xảy ra không phải đơn giản như vậy. Bà Ðề đốc vì sợ mất lòng bà Năm, nên không tiện nói ra một vài chi tiết quan trọng. Lê Minh quả thật ban đầu đã giấu nỗi lòng thương nhớ của mình. Nhưng sau một thời gian biết không thể giấu đưọc chàng đã đem tâm sự mình thố lộ cho bà rõ. Bà nghe con nói, không khỏi kinh ngạc vì nhiều lý do:

Thứ nhất, mặc dù Lê Minh là con nuôi, nhưng dù sao cũng là con nuôi một quan Ðề đốc, vả lại chàng là người có chức tước, không thể lấy một đứa con gái thường dân.

Thứ hai, cô Xuân mặc dù thông minh và đức hạnh, nhưng lại là con một kẻ đã bị tù tội vì gian tham, do đó không thể về làm dâu con nhà ông bà Ðề đốc được.

Vì những lý do đó, ông bà Ðề đốc đã nhất thiết không tán thành một cuộc hôn nhân như vậy.

Lê Minh không thể không tuân theo sự quyết định của cha mẹ nuôi, nhưng trong lòng vẫn không làm sao xao lãng được hình ảnh yêu kiều và giọng nói thanh tao nhã nhặn của người yêu, nên sinh ốm nặng. Thấy con mỗi ngày mỗi tiều tụy đến độ nguy đến tánh mạng, bà Ðề đốc vội vã nhượng bộ và đi hỏi Xuân cho chàng.

Bà Năm cây thị nghe nói vô cùng sung sướng và hãnh diện, nhưng không lẽ bà nhận lời ngay. Bà phải làm bộ lo lắng, nhún nhường, nào là con bà còn nhỏ dại, là con một kẻ thường dân quê kịch, không xứng đáng cới một người có chức phận như Lê Minh. Vả lại bà là người có can án, không dám ngạo mạn làm thông gia với ông bà Ðề đốc.

Thấy bà Năm tìm nhiều lý do để chối từ, bà Ðề đốc tưởng rằng bà Năm còn hận về vụ bắt bớ năm xưa, nghi ngờ con bà có nhúng tay vào vụ hối lộ làm cho gia sản của bà bị tiêu tan nhưng trong vụ hối lộ ấy, chính con bà có công, chứ không có tội. Lê Minh đã sắp đặt vụ hối lộ ấy để gài bẫy bọn tham nhũng, chàng đã tố cáo vụ ấy với quan Tể tướng, giúp quan một tay đắc lực để bài trừ một số bọn tham nhũng trong triều.

Lê Minh hành động như vậy nhưng trừ ông bà Ðề đốc ra, chàng không nói cho một ai hay biết, vì sợ lộ bí mật có thể làm cho chàng bị bọn tham nhũng hãm hại.

Hôm nay, sợ bà Năm hiểu lầm hành động trước của Lê Minh mà từ chối gả Xuân cho chàng, bà Ðề đốc phải thuật rõ đầu đuôi vụ ấy cho bà Năm nghe và báo tin cho bà biết là bọn tham nhũng chia nhau gia sản của bà đều bị vào tù đền tội cả rồi.

Nghe xong câu chuyện bà Năm tỏ vẻ mừng rỡ kết luận:

- Thưa rõ ràng không sai! Trời Phật có mắt, nhân nào quả nấy.

Và để thưởng công lao diệt trừ tham nhũng của Lê Minh, bà Năm cây thị bằng lòng gả con gái cưng của bà cho chàng.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
LỜI NÓI ÐẦU
CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X
CHƯƠNG XI
CHƯƠNG XII
CHƯƠNG XIII
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XV
CHƯƠNG XVI
CHƯƠNG XVII
CHƯƠNG XVIII
CHƯƠNG XIX
CHƯƠNG XX
CHƯƠNG XXI
CHƯƠNG XXII
CHƯƠNG XXIII
CHƯƠNG XXIV
CHƯƠNG XXV
CHƯƠNG XXVI
CHƯƠNG XXVII
CHƯƠNG XXVIII
CHƯƠNG XXIX
CHƯƠNG XXX
CHƯƠNG XXXI
CHƯƠNG XXXII
CHƯƠNG XXXIII