watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kể Chuyện Các Vua Nguyễn-Hiệp Hòa - tác giả Tôn Thất Bình Tôn Thất Bình

Tôn Thất Bình

Hiệp Hòa

Tác giả: Tôn Thất Bình

LỄ TẤN TÔN HIỆP HÒA ( 1)
Sau khi truất phế Dục Đức , Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đề nghị lên đức Từ Dũ Hoàng Thái Hậu đưa Lăng Quốc Công Hồng Dật - em ruột Tự Đức, con thứ 29 của Thiệu Trị - lên làm vua.
Được sự đồng ý của đức Từ Dũ, Tường và Thuyết cử một phái đoàn lên Kim Long rước Lăng Quốc Công vào Đại Nội để chuẩn bị làm lễ tấn tôn. Nhưng Lăng Quốc từ chối . Năn nỉ mãi chẳng được , cuối cùng phải dùng võ lực ép ông lên kiệu, rước vào Cấm Thành , hai hôm sau làm lễ tấn tôn tại điện Thái Hoà.
Tương truyền trong buổi lễ, khi các quan đương sắp hàng lạy, có một con chim đậu trên ngọn cây trước điện kêu tiếng lớn. Đến khi đọc di chiếu, lại có một đoàn dê đi qua cầu Kim Thủy. Người ta cho là điềm không tốt.
Quả nhiên, Hiệp Hòa chỉ làm vua được 4 tháng 10 ngày trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
( Theo Quốc triều chính biên )
CUỘC TRANH CHẤP GIỮA HAI THẾ LỰC
Hiệp hòa lên ngôi lúc 37 tuổi nên không cam tâm làm tên bù nhìn trong tay hai phụ chính Đại thần, chỉ chờ cơ hội thuận lợi là tìm cách thoát khỏi. Cơ hội ấy là ngày ký Hiệp Ước Harmand ( 25 - 8 - 18883 ) sau khi Pháp chiếm Thuận An. Hiệp Hòa thông đồng với hai người tin cậy của mình là Hồng Sâm, con trai Tuy Lý Vương và Hồng Phi con trai Tùng Thiện Vương . Nhà vua giao cho Tuy Lý Vương cầu viện nhà cầm quyền Pháp giúp đỡ.
Ngay từ tháng tám, Hiệp Hòa đã có ý định từng bước loại bỏ Tôn Thất Thuyết. Để dập tắt dư luận chống đối cho là mình chuyên quyền, Tôn Thất Thuyết vờ xin thôi nhiệm vụ ở Bộ Binh, vua nhân có lời xin ấy đã chuyển Thuyết sang bộ Lễ , rồi sang bộ Lại thay cho Nguyễn Trọng Hợp phái làm khâm sai ra Bắc Kỳ . Nhưng Tôn Thất Thuyết đâu cam chịu mất quyền lực có được cơ nắm quân đội. Ông không sang nhận nhiệm vụ mới ( ở Bộ Lại ) và trong thực tế vẫn tiếp tục điều hành bộ Binh. Chính từ lúc ấy Thuyết bắt đầu cảnh giác đề phòng nhà vua.
Mặt khác Hồng Sâm và Hồng Phi cậy vào sự ủng hộ của Hiệp Hòa, có lần công khai chỉ trích chính sách của hai vị Phụ Chính Tường Và Thuyết ngay giữa buổi thiết triều .
Khoảng 4 tháng sau khi lên ngôi, Hiệp Hòa nhận được một tờ mật sớ của Hồng Sâm và Hồng Phi xin giết hai quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.
Theo một số người đương thời, sau khi đọc tờ sớ , Hiệp Hòa châu phê: " Chuyển cho Trần Tiễn Thành " và sai thái giám Phạm Tác giao lại cho Hồng Phi. Nhưng viên thái giám nhầm lẫn trao cho thượng thư Phạm Như Xương. Phạm Như Xương vội chuyển ngay cho nhà vua văn thư không phải dành cho chính mình . Hiệp Hòa nổi giận phạt Phạm Tác 30 roi. Chính sự trừng phạt ấy dẫn Phạm Tác đến chỗ phản bội.
Theo nhân chứng khác , sau khi xem sớ và châu phê: " Chuyển cho Trần Tiễn Thành " , Hiệp Hòa giao cho thái giám Trần Đạt đích thân mang đến cho Trần Tiễn Thành. Theo thông lệ , tờ sớ đặt trong chiếc tráp có đóng ấn riêng. Trời chập choạng tối, viên thái giám đến cửa Nhật Tinh thì gặp Nguyễn Văn Tường đang vào cung. Thấy viên thái giám bối rối . Tường sinh nghi, bèn đoạt lấy chiếc tráp, mở ra lấy tờ sớ ghi bản án tử hình của ông ta. Nguyễn Văn tường đi thẳng đến bộ Binh, Tôn Thất Thuyết đang ở đó. Sau khi Thuyết biết rõ sự việc, ông đề nghị triệu tập ngay đình thần để xử tội trạng vua Hiệp Hòa , Trần Tiễn Thành , Hòng sâm, Hồng Phi mưu sát các viên Phụ Chính.
Lấy chữ ký các quan xong, Nguyễn Văn tường và Tôn Thất thuyết thân hành vào cung Diên Thọ để dâng lên Hoàng Thái hậu tờ sớ ấy, xin Hoàng Thái Hậu cho phế vua Hiệp Hòa, lập người khác, đó là Ưng Đăng, hoàng tử thứ ba của vua Tự Đức.
( Theo Phụ Chính đại thần Trần Tiễn Thành - Đào Duy Từ )
CÁI CHẾT BI THẢM
Sau khi phát giác được âm mưu của Hiệp Hòa với Hồng Sâm, Hồng Phi, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đồng tình thực hiện ngay dự án của mình. Ngay trong đêm 28 thánh 11 ( 29 tháng 10 Âm lịch ) sau khi các cửa Hoàng thành đóng kín ) vào canh hai ( 20 giờ ) , Tôn Thất Thuyết thu tất cả chìa khóa và biện minh việc ấy bằng cách báo cho vua biết là bên ngoài có những người bất mãn tụ tập. Mặt khác , Thuyết tụ tập đội cận vệ riêng của mình , do Hồng Chuyên cầm đầu ở một vị trí bên hữu ngạn sông Hương, đồng thời sai Ông Ích Khiêm và Trương Đăng đệ dẫn 50 người lình vào điện Càn Thành bắt buộc vua tự xử mình theo lệ " tam ban triều điển ", dành cho các đế vương, khanh tướng phạm tội tử hình.
Theo Đào Duy Anh, khi Hiệp Hòa biết cơ mưu bất thành, quanh mình chỉ thấy vài viên thái giám, không biết làm sao chống lại, bèn quyết định soạn sẵn tờ chiếu thoái vị , trong đó nhà vua yêu cầu được quay về tư dinh. Người ta mang kiệu đến đưa nhà vua cùng những người tùy tùng, theo lời họ nói là đi về dinh cũ của vua, nhưng trước đó , Ông Ích Khiêm và Trương Văn Để ( không phải Trương Văn Đệ - TTB ) đã được lệnh đón ở cửa Hiển Nhân để đưa kiệu về Dục Đức Đường , bấy giờ đã trở thành nhà Hộ Thành.
Ở đó , Ích Khiêm và Văn Để đưa cho Hiệp Hòa một thanh gươm, một dải lụa điều và một chén thuốc độc, yêu cầu vua chọn cái chết cho mình. Thấy vua do dự , Ông Ích Khiêm ép đổ thuốc độc vào miệng vua và bóp mũi để buộc vua phải nuốt. Thuốc công hiệu ngay và ông vua khốn khổ lăn lộn quằn quại . Đúng vào lúc đó , Đề Đốc Trần Xuân Soạn mang lệnh của Tôn Thất Thuyết bảo phải làm nhanh , người ta sợ người Pháp can thiệp để giải thoát vua, và Ông Ích Khiêm đã kết liễu mạng sống nạn nhân bằng ba thanh gỗ đập vào cổ họng, vào ngực và bụng. Cú đánh thứ nhất làm vỡ thanh quản và cú thứ ba làm lòi ruột ra
( Theo Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành - Đào Duy Từ )
Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Vua Gia Long ( 1802 - 1820 ) I
Vua Gia Long II
Vua Gia Long III
Vua Gia Long IV
Vua Gia Long V
Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840)
Vua Minh Mạng I
Vua Minh Mạng II
Vua Minh Mạng III
Vua Minh Mạng IV
Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840) V
Thiệu Trị ( 1840 - 1847 )
Thiệu Trị I
Thiệu Trị ( 1840 - 1847 ) II
Tự Đức ( 1847-1883)
Tự Đức I
Tự Đức II
Tự Đức III
Tự Đức IV
Tự Đức V
Tứ Nguyệt Tam Vương ( Bốn Tháng Ba Vua )
Duc Đức
Hiệp Hòa
Kiến Phúc
Hàm Nghi ( 1884-1885)
Hàm Nghi I
Hàm Nghi II
Hàm Nghi III
Hàm Nghi IV
Đồng Khánh ( 1885- 1888)
Đồng Khánh I
Đồng Khánh II
Thành Thái ( 1889-1907)
Thành Thái I
Thành Thái II
Thành Thái III
Thành Thái IV
Những Việc Làm Của Một Vua " Điên "
Duy Tân ( 1907 - 1916 )
Duy Tân I
Duy Tân II
Duy Tân III
Duy TânIV
Duy Tân V
Duy Tân VI
Khải Định ( 1916- 1925 )
Khải Định I
Khải Định II
Bảo Đại ( 1932 1954 )
Bảo Đại I
Bảo Đại II
Mối Tình Của Cựu Hoàng Và Những Ngày Lưu Vong