watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kể Chuyện Các Vua Nguyễn-Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840) V - tác giả Tôn Thất Bình Tôn Thất Bình

Tôn Thất Bình

Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840) V

Tác giả: Tôn Thất Bình

Minh mạng trong những tiến bộ khoa học kỹ thuật phương Tây. Một lần viên quan Pháp Phillippe Vannier ( tên Việt là Nguyễn Văn Chấn ) dâng vua hai thước đồng Thái Tây tên là Đồng Nhật Khuy, chưa ai biết được phép dùng thế nào.
Minh mạng thường khảo sát, tìm tòi sử dụng trong những lúc thong thả, khi đã hiểu được cách dùng mới bảo Phan Huy Thực và Nguyễn Danh Bi rằng:
- Thước đồng này bằng, nghiêng,cao, thấp phân biệt độ số, gần thời đo được núi non, xa thời xem được trời đất, phép tài lắm .
Nhân đó mới chỉ bảo rõ ràng, khiến sự suy nghiệm sách Quốc Triều Chính biên chép:
- Tháng bốn Ngài ngự chơi cầu Bến Ngự, xem thí nghiệm tàu chạy máy hơi. Khi trước khiến Sở Võ Khố chế tạo tàu ấy, đem xe chở ra sông, giữa đường vỡ nồi nước, máy không chạy, người đốc công bị xiềng , quan bộ Công là Nguyeẽn Trung Mậu, Ngô Trung Lân vì cớ tâu không thật bị bỏ ngục. Bây giờ chế tạo lại, các máy vận động nhanh, thả xuống nước chạy mau. Ngài ban thưởng giám đốc là Hoàng Văn Lịch, Võ Huy Trinh mỗi người một cái nhẫn pha lê độ vàng, một đồng tiền vàng Phi Long hạng lớn, đốc công và binh tướng được thưởng chung 1000 quan tiền. Ngài truyền rằng:
- Tàu này mua bên Tây cũng được, nhưng muốn cho công tượng nước ta tập quen máy móc cho khéo, vậy nên chẳng kể lao phí gì.
Xem vậy, vua Minh Mạng có ý thức khuyến khích học hỏi kỹ thuật tiên tiến phương Tây, dù chỉ là những bắt chước vặt vãnh.
Năm Đinh Dậu thứ 18 ( 1837 ) đã có loại xe máy dùng để cưa ván ( bắt chước theo cách Tây ) . Minh Mạng xem, truyền:
- Xe này dùng trâu kéo, con trâu kéo quen thời dẫu gầy ốm mà kéo cũng mạnh, con trâu ở nể dầu to béo mà thở mệt kéo không nổi, cho nên ta thiệt ghét những người ở nể mà không làm việc .
( Theo Quốc triều chính biên )

Sự cấm đạo
Từ khi Minh Mạng lên ngôi, nhà vua đã có ý không cho người ngoại quốc vào giảng đạo ở trong nước. Đến năm Ất Dậu ( 1825 ) có chiếc tàu Thétis vào cửa Đà Nẳng, có một giáo sỉ tên là Rogerot đi giảng đạo các nơi, Minh Mạng lúc ấy mới có dụ cấm đạo. Trong dụ nói rằng:
- Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo.
Nhà vua sai tìm bao nhiêu giáo sỉ ở trong nước đem cả về Huế để dịch những sách Tây ra chữ Việt Nam, chủ ý không phải vì việc dịch sách, mà là để cho họ khỏi đi giảng đạo ở hương thôn.
Tuy đã ngăn cấm nhưng vẫn có người đi giảng đạo, Minh Mạng lại ra dụ lần nữa, truyền cho dân bên giáo phải bỏ đạo, ai bắt được giáo sỉ thì được thưởng. Năm ấy, có một giáo sỉ bị xử giảo, nhiều nơi cũng rối loạn vì sự bắt đạo và cấm đạo.
Năm 1835, khi thành Phiên An do Lê Văn Khôi tử thủ để chống quân triều đình bị dẹp tan, trong 6 thủ phạm phải đóng củi giải về Huế, có một linh mục người Pháp là Marchand ( cố Du ), một người khách tên là Mạch Tấn Giai và đứa con của Khôi mới lên 7 tuổi.
Đến khi về Huế thì ông Marchand và 5 người kia đều phải tội lăng trí.
Sự giết đạo càng dữ dội hơn sau vụ Lê Văn Khôi. Nhà vua một mặt cấm đạo, một mặt ban những huấn điều để khuyên dân giữ lấy đạo chính, nhưng vẫn không ngăn cấm được, chỉ khổ dân tình mà thôi. Các giáo sĩ bấy giờ cứ một niềm liều chết đi truyền đạo giáo cho được, có người phải đào hầm ờ dưới đất hàng mấy tháng để truyền đạo.
( Theo Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim )
Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Vua Gia Long ( 1802 - 1820 ) I
Vua Gia Long II
Vua Gia Long III
Vua Gia Long IV
Vua Gia Long V
Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840)
Vua Minh Mạng I
Vua Minh Mạng II
Vua Minh Mạng III
Vua Minh Mạng IV
Vua Minh Mạng ( 1820 - 1840) V
Thiệu Trị ( 1840 - 1847 )
Thiệu Trị I
Thiệu Trị ( 1840 - 1847 ) II
Tự Đức ( 1847-1883)
Tự Đức I
Tự Đức II
Tự Đức III
Tự Đức IV
Tự Đức V
Tứ Nguyệt Tam Vương ( Bốn Tháng Ba Vua )
Duc Đức
Hiệp Hòa
Kiến Phúc
Hàm Nghi ( 1884-1885)
Hàm Nghi I
Hàm Nghi II
Hàm Nghi III
Hàm Nghi IV
Đồng Khánh ( 1885- 1888)
Đồng Khánh I
Đồng Khánh II
Thành Thái ( 1889-1907)
Thành Thái I
Thành Thái II
Thành Thái III
Thành Thái IV
Những Việc Làm Của Một Vua " Điên "
Duy Tân ( 1907 - 1916 )
Duy Tân I
Duy Tân II
Duy Tân III
Duy TânIV
Duy Tân V
Duy Tân VI
Khải Định ( 1916- 1925 )
Khải Định I
Khải Định II
Bảo Đại ( 1932 1954 )
Bảo Đại I
Bảo Đại II
Mối Tình Của Cựu Hoàng Và Những Ngày Lưu Vong