Tôn Thất Bình
Vua Gia Long V
Tác giả: Tôn Thất Bình
Để chọn được nơi yên nghĩ cuối cùng, Gia Long đích thân duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo, giám sát tiến bộ thi công. Công cuộc chuẩn bị khá chu đáo. Nhà vua muốn theo cách hiệp lăng của thời trước, nên tập trung nhiều lăng mộ trong hàng
quyến thuộc ở khu vực Thiên Thọ Sơn.
Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 ngọn núi lớn nhỏ, trong đó Ddại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng.
Được giao nhiệm vụ xem xét núi non tìm phúc địa mai táng nhà c vua là đại thần Tống Phúc Lương Thượng Thư Bộ Binh Phạm như Đăng và thầy địa lý Lê Duy Thanh, con trai Lê Quý Đôn. Phải bói đến bảy lần, Lê Duy Thanh mới chọn được thế đất có long mạch tốt. Được tin , Gia Long thân hành cỡi voi đến nơi xem xét, nhưng không đồng ý, nên đã chọn nơi mai táng hiện nay. Gia Long nói với Lê Duy Thanh một cách nghiêm nghị:
- Nếu người ta đề cập đến long mạch thì nơi đây thật chíng là nơi thích hợp cho một " lăng ". Thế có phải nhà ngươi muốn giữ chổ này để chôn cho nhà ngươi phải không? ".
Duy Thanh van xin, Gia Long mới tha tội.
Trước khi khởi công, nhà vua lại khiến Hoàng Tử thứ tư bói một lần nữa, được quẻ Dư, lời chiêm rằng:
- Đại Cát Hanh
Nghĩa là rất tốt và hanh thông.
Trong những ngày thi công, khi Gia Long lên giám sát, một trận gió xoáy mạnh đột ngột làm sập ngôi nhà mà Gia Long đang trú. Gia Long nhảy vào một cái hố, bị thương ở trán và mí mắt, chân bị đập do một thanh xà nhà rơi trúng. Hai Hoàng tử thứ bảy và thứ tám là Tấn và Phổ bị trọng thương, nhiều người khác bị chết. Gia Long không trừng phạt các quan thí công, lại cấp tiến bạc, thuốc men chạy chữa và 500 tiêu chuẩn gạo cho dân làng Định Môn để giúp cho các nạn nhân bị tai nạn.
Ngày nay, đến thăm lăng Gia Long, ta sẽ thấy một khung cảnh hoành tráng bao quanh lăng mộ nhà vua. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án, ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái và bên phải, mỗi bên có 14 ngọn núi lập thế " Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ ".
Nằn chính giữa trên một quả đồi bằng phẳng là hai ngôi mộ song song: Gia Long Và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.
Hai người đã cùng chia xẻ ngọt bùi, cay đắng qua bao nhiêu năm gian truân cho đến lúc thành công, lập nên Vương Triều nhà Nguyễn.
( Theo Quốc Triều chính biên và Đại Nam thực lục )